1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cuối kỳ đề tài các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp việt nam

18 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔITRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Bùi Dương Lâm

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sống luôn luôn vận động không ngừng và mỗi người trong cuộc sống muốn tồn tại buộc phải thay đổi để bắt kịp và thích nghi với sự biến đổi liên tục ấy Trong nền kinh tế cũng vậy, chúng luôn luôn hoạt động chứ không hề “dậm chân tại chỗ”, thậm chí là vận động theo xu hướng tăng tiến đi lên chứ không hề đi ngược lại Cũng chính vì lẽ đó mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi phải có hướng đi và chiến lược phát triển đúng đắn Để đáp ứng dòng chảy của thời gian, thị trường luôn biến động, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến không ngừng ra đời để đáp ứng nhu cầu của con người, các doanh nghiệp muốn có chỗ đứng và vị thế cạnh tranh trên thương trường bắt buộc phải có sự thay đổi để bắt kịp với xu hướng thị trường cũng như nhu cầu con người không ngừng thay đổi Để làm được điều ấy buộc mỗi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ càng, những cách thức và lộ trình thay đổi phù hợp với tình hình hiện tại cũng như vẫn giữ các giá trị cốt lõi tồn tại bên trong doanh nghiệp Thay đổi chính là chiếc chìa khóa giúp các doanh nghiệp thành công và giữ được chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Tuy nhiên, để nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi là một vấn đề khó và việc tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy sự thay đổi lại càng khó khăn hơn Hiểu được mối bận tâm và lo lắng đối với doanh nghiệp, bài tiểu luận sẽ tiến hành làm rõ vấn đề này đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi cho các doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam.

Trang 4

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.Khái niệm 1.1 Tổ chức

Tổ chức được hiểu là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định.

Tổ chức chính là một tập thể có mục tiêu chung từ trước và hoạt động để đạt được mục tiêu chung.

1.2 Sự thay đổi trong tổ chức

Là quá trình cải tổ mọi hoạt động của tổ chức một cách chủ động phù hợp với môi trường bên trong và bên ngoài để điều chỉnh tổ chức đi theo hướng phát triển chung và bền vững.

Hay nói cách khác, sự thay đổi trong tổ chức là quá trình điều chỉnh sVa đổi tổ chức để thích ứng với những áp lực của môi trường hoạt đô Wng và gia tăng nănglực hoạt đô Wng (năng lực cạnh tranh) của tổ chức.

Thay đổi là để duy trì sức sống mới cho tổ chức, nếu không thay đổi tổ chức sẽ bị già cỗi suy tàn theo thời gian và mất đi năng lực cạnh tranh, cuối cùng và bị khai trừ ra khỏi thị trường.

2.Nguyên nhân sự thay đổi trong chức

Các yếu tố bên ngoài không ngừng thay đổi, buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp đối phó và thay đổi kịp thời nhằm bắt kịp xu hướng đồng thời giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường bên cạnh đó các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp cũng tác động không ít buộc các doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi để giữ vững cũng như xây dựng hệ thống giá trị doanh nghiệp vững mạnh Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi của doanh nghiệp được kể đến như sau:

Yếu tố bên ngoài

Sự thay đổi và phát triển của các yếu tố công nghệ - kỹ thuật Những điều chỉnh về các chính sách kinh tế

Áp lực khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới hay các sản phẩm thay thế ra đời Yêu cầu thị trường luôn biến đổi cũng như nhu cầu vô hạn của phía khách hàng,…

Yếu tố bên trong

Sự thay đổi về nguồn nhân lực trong tổ chức Cấu trúc tổ chức có sự thay đổi

Trang 5

Sự thay đổi công việc trong tổ chức,…

Tất cả những yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đều là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của doanh nghiệp.

3.Mô hình lãnh đạo sự thay đổi

Trong tổ chức tồn tại các nhà lãnh đạo có tư duy và tư tưởng khác nhau là nhà lãnh đạo sự thay đổi và nhà quản trị theo xu hướng duy trì hiện tại.

Những đặc trưng tương phản giữa nhà quản trị sự thay đổi và nhàquản trị theo xu hướng duy trì hiện trạng

Nhà lãnh đạo sự thay đổi: có xu hướng tin tưởng về khả năng của tổ chức, có

niềm tin vào tương lai, có hướng nhìn xa trông rộng, nắm bắt cơ hội tốt nhất để đưa doanh nghiệp phát triển cao và xa hơn trong tương lai thông qua sự sáng tạo và đổi mới các yếu tố cần thiết phù hợp với thị trường cũng như nguồn lực trong doanh nghiệp.

Nhà quản trị theo xu hướng duy trì hiện tại: những nhà lãnh đạo này có xu

hướng cảm thấy bất an trước sự thay đổi, họ chỉ ủng hộ hiện tại mà không có cái nhìn xa hơn trong tương lai từ đó có 1 hướng đi hết sức bị động khi chứng kiến sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Doanh nghiệp có nhà lãnh đạo sự thay đổi sẽ có hướng đi tốt hơn, không ngừng sáng tạo vàđổi mới giúp doanh nghiệp dễ dàng thay đổi và thích ứng để thành công.

4.Các dạng của sự thay đổi

Trang 6

Có 4 dạng chủ yếu về sự thay đổi bao gồm: thay đổi tiệm tiến, thay đổi về chất, thay đổi phản ứng và thay đổi đón đầu.

Thay đổi tiệm tiến

Là sự thay đổi ở mức độ vừa phải trong phạm vi khuôn khổ hiện tại của tổ chức Đó là sự gia tăng từng bước quá trình điều chỉnh cải tiến các hệ thống và các công việc hiện hữu nhằm làm cho chúng thích ứng với các cơ hội vừa xuất hiện Lợi ích của việc thay đổi ở dạng này là thay đổi từng bước thông qua các cải tiến liên tục mà không phá bỏ và làm lại hệ thống.

Sự thay đổi tiệm tiến thường xảy ra ở các lĩnh vực: phát triển sản phẩm, quy trình làm việc, công nghệ và hệ thống làm việc…

Thay đổi về chất

Là thay đổi tận gốc hay thay đổi phá vỡ khuôn khổ hiện hành nó dẫn đến một sự tái định hướng cơ bản và toàn diện của tổ chức Thông thường việc thay đổi thay cách này chỉ điều ban hành vì chỉ thị dưới quyền của các nhà quản trị cấp cao.

Thay đổi phản ứng

Là thay đổi nhằm phản ứng với những sự kiê Wn mới xuất hiê Wn.

Thay đổi đón đầu

Là sự chủ đô Wng thay đổi để đón nhâ Wn mô Wt thời cơ hay mô Wt xu hướng mới Việc lựa chọn dạng thay đổi sẽ được tiến hành phù hợp với nhu cầu của thị trường đồng thời cũng phải phù hợp với nguồn lực và sản phẩm, dịch vụ của công ty.

5.Những thay đổi cơ bản trong doanh nghiệp

Sự thay đổi là một điều không hề dễ dàng và nhiều tổ chức đang rất khó khăn trong việc thay đổi để dẫn đến sự thành công Đối với nhu cầu thị trường, định hướng, tầm nhìn của công ty mà sẽ lựa chọn thay đổi những khía cạnh phù hợp cho sự tồn tại và phát triển bao gồm các sự thay đổi chính như:

Thay đổi sản phẩm: là sự thay đổi đầu ra sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang có

Đây là cách thức chủ yếu mà các doanh nghiệp thay đổi nhằm thích ứng với sự thay đổi trong thị trường, công nghệ, đối thủ cạnh tranh,…Thông thường sự thay đổi và sản phẩm sẽ đi kèm với thay đổi công nghệ.

Thay đổi công nghệ: là sự thay đổi trong quy trình sản xuất của tổ chức Sự thay đổi

này được tạo ra nhằm tăng hiệu suất tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

Trang 7

Thay đổi con người và văn hóa: Là sự thay đổi liên quan đến cách thức mà nhân viên

suy nghĩ, hay nói một cách khác đó là sự thay đổi về tư duy thông qua các chương trình đào tạo và phát triển đồng thời thực hiện việc phát triển tổ chức.

6 Những yếu tố cản trở sự thay đổi trong tổ chức

Để tiến hành thay đổi trong một doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng vì thế khi tiến hành thay đổi cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ các yếu tố gây cản trở đối với sự thay đổi của doanh nghiệp Một số yếu tố gây cản trở sự thay đổi được kể đến:

Lo sợ điều chưa biết: Không hiểu điều gì đang xảy ra và sắp đến

Gián đoạn thói quen: Cảm thấy bối rối khi thấy cách thức thực hiện công việc theo kiểu cũ bị kết thúc

Mất sự tự tin: Cảm thấy thiếu khả năng thực hiện tốt công việc theo cách thức làm việc mới

Mất kiểm soát: Cảm thấy rằng sự việc được thực hiện bởi người khác chứ không phải bởi mình hay do mình

Cảm nhận thời điểm không thích hợp: cảm thấy bị áp đặt bởi tình huống này hay những gì đang thay đổi quá nhanh

Quá tải công việc: Không có năng lực thể chất hay cảm xúc để cam kết thay đổi Mất thể diện: Cảm thấy không thích hợp hay hổ thẹn vì cách thức “cũ” không còn là một cách thức tốt nhất

Thiếu mục đích: Không nhìn thấy lý do sự thay đổi và /hay không hiểu được cái lợi ích của nó

Tìm hiểu được nguyên nhân này sẽ giúp các nhà quản trị có hướng giải quyết và đối phó trong quá trình thay đổi của tổ chức.

7.Quá trình thực hiện sự thay đổi

Sự thay đổi sẽ được tiến hành thông qua từng bước chứ không vội vã mà phải qua sự xem xét rõ ràng và cụ thể.

Trang 8

Mô hình quá trình sự thay đổi

PHẦN 2: THỰC TRẠNG SỰ THAY ĐỔI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM1.Sự thay đổi của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH (TH True Milk) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH (TH True Milk) được xây dựng vào năm 2008 vàchính thức cung cấp sản phẩm sữa đến tay người tiêu dùng lần đầu tiên vào năm 2010 Mặc dù ra đời trễhơn so với các ông lớn trong ngành sữa Việt Nam như Vinamilk và Nutifood, công ty vẫn phát triển theođịnh hướng phát triển riêng mà mình đã đề ra là cung cấp dòng sản phẩm “sữa tươi sạch” một cách đúngnghĩa Sau hơn 10 năm gia nhập vào thị trường Việt Nam, tính đến năm 2021, TH True Milk đã có một chỗđứng vững chắc trong lòng khách hàng của như chiếm được một thị phần nhất định trong ngành sữa ViệtNam.

- Bên cạnh đó, với những tầm nhìn chiến lược đã đưa TH True Milk từ con số 0 vươn lên dẫn đầu trong phân khúc sữa tươi, vẽ lại “bản đồ sữa Việt” với hàng loạt các trang trại nuôi bò sữa không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.

1.2 Sự thay đổi của TH True Milk1.2.1 Thay đổi công nghệ sản xuất

- TH True Milk ra đời với 1 phương châm mang đến một sản phẩm “sữa tươi sạch” vàghi được dấu ấn nhất định trong tâm trí của người tiêu dùng Trước khi TH True Milk xuất hiện, thươnghiệu sữa Việt Nam vẫn chưa có mặt trên thị trường thế giới Từ xuất phát điểm đó, TH đã tạo ra cuộc cáchmạng đầu tiên - đó là cuộc cách mạng sữa tươi sạch, mở ra con đường mới cho ngành sữa Việt Nam TH đãtrở thành nhà tiên phong khi ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Tập đoàn TH bắt đầu xây dựngDự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa trị giá 1,2 tỷ USD Năm 2015 sau 5 năm đi vào hoạt động, Tậpđoàn TH đã ghi dấu ấn với trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á lúc bấygiờ.

Trang 9

Trang trại nuôi bò sữa của TH True Milk

- Điểm khác biệt trong quá trình sản xuất sữa của TH chính là đã áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất, khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch bao gồm công nghệ chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống quản lý bò sữa tiên tiến nhất thế giới Afifarm của Israel; quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; quy trình, thiết bị xV lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan,… Bò sau khi được chăn nuôi với được vắt sữa hoàn toàn tự động Sau khi vắt, sữa sẽ được chuyển đến bình thu gom sữa trung gian bằng hệ thống đường ống Inox và chuyển xuống các phễu lọc, đột ngột làm lạnh xuống dưới 4 độ C và được chuyển ngay đến bồn bảo quản sữa Dòng sữa tinh túy ấy được vận chuyển tới chế biến tại Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH và phân phối qua các kênh truyền thống, hiện đại cùng chuỗi cVa hàng TH true Mart của tập đoàn trên cả nước.

- Cùng với tiến trình phát triển trang trại, TH true MILK đã có một bước tiến cao hơn trong tiến trình hướng tới sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường với sản phẩm sữa tươi organic tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ TH cũng đã trở thành trang trại đầu tiên tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi và sản xuất sữa organic theo các tiêu chuẩn quốc tế này.

1.2.2 Sự thay đổi hướng đi và trách nhiệm xã hội

- Không chỉ phát triển ở thị trường nước ngoài, TH True Milk còn đầu tư xây dựng các trang trại trong nước, ở các vùng sâu vùng xa, những nơi có địa hình trắc trở và hẻo lánh như Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn, nơi mà trước đó các công ty khác không có xu hướng xây dựng các trang trại tại nơi này mà các nhà đầu tư nông nghiệp không mấy mặn mà gắn bó với nơi đây.

- Tại Nghệ An và Kon Tum, TH True Milk xây dựng các trang trại với quy mô đầu tư lần lượt là 1,2 tỷ USD và 2.544 tỷ đồng với mong muốn tạo ra nơi nuôi và sản xuất sữa với quy mô lớn, đồng thời TH True Milk cũng hướng tới xây dựng trang trại ở Kon Tum trở thành trang trại bò sữa và nơi chế biến sữa tươi sạch lớn nhất khu vực Tây Nguyên Có thể nói sự thay đổi nơi sản xuất ở những vùng xa xôi này đã đem lại sức sống mới và làm sống dậy vùng đất khô cằn này.

-Vấn đề gặp phải là đất đai ở đây khô cằn, khí hậu nắng nóng rất khó cho việc chăn nuôibò sữa Tuy nhiên việc TH True Milk chọn nơi này là có lý do, việc làm này nhằm hướng tới mục tiêu làgóp phần xây dựng và phát triển nền kinh đó ở những địa phương này Việc xây dựng trang trại và nhà máytại nơi này đã tạo được công ăn việc làm cho rất nhiều lao động nghèo nơi nhà máy được xây dựng, "Chúngtôi luôn muốn hướng đến việc làm thế

Trang 10

nào để đưa bà con nông dân gần xa và các tỉnh nghèo khó phát triển, xóa đói giảm nghèo Và xóa đói giảm nghèo bền vững nhất là đưa họ vào một phương thức canh tác sản xuất." – Bà Thái Hương nói Có thể nói bà mang dáng dấp của 1 vị “lãnh đạo xu hướng thay đổi” thông qua đó góp phần mang đến sự thành công cho công ty.

Nhận xét: Có thể thấy TH True Milk đã có những nhận định rõ ràng và mục tiêu cụ thể

trong hành trình thay đổi của mình Công ty tiến hành thay đổi từ việc nhập sữa từ nước ngoài sang việc xây dựng những trang trại bò sữa với quy mô lớn để cung cấp những nguồn sữa tươi sạch nhất đến tay người tiêu dùng Không những dừng lại ở đó, công ty còn thay đổi suy nghĩ, không ngại khó khăn nhằm hướng tới sự phát triển cộng đồng Chính vì những sự thay đổi mang tính tích cực ấy đã đưa TH True Milk từ một thương hiệu sữa mới trong ngành sữa Việt Nam trở thành một lựa chọn tin cậy trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng cũng như có một chỗ đứng vững chắc và

2.Sự thay đổi Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên ( Biti’s)2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

-Công ty TNHH Sản Xuất Hàng Tiêu Dùng Bình Tiên hay còn được biết đến với cái tên Biti’s ban đầu chỉ là 2 hợp tác xã là Bình Tiên và Vạn Thành, được thành lập bởi Vưu Khải Thành vào năm 1982 tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Khởi đầu là một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên sản xuất các loại dép cao su với số công nhân chỉ có 20 người, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay Biti’s đã có thể tự tin khẳng định vị thế của mình không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn vươn ra thế giới.

- Hiện nay công ty Biti’s sở hữu mạng lưới tiêu thụ phát triển dày đặc cả trong và ngoài nước với hơn 1500 trung gian phân phối bán lẻ và xuất khẩu sản phẩm sang 40 quốc gia trên toàn thế giới Ngoài ra, Biti’s cũng được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers, Lotto,… tin tưởng và được lựa chọn trở thành đối tác gia công cùng nhiều đơn hàng giá trị lớn.

2.2 Sự thay đổi của Biti’s:

2.2.1 Sự thay đổi công nghệ sản xuất EVA Đài Loan:

- Cuối năm 1989, khi Ông bà Vưu Khải Thành tìm kiếm được cơ hội sang Đài loan, thấy được sản xuất giày dép từ chất liệu EVA và có thể thay thế cho loại dép cao su đã không còn được ưa chuộng thời đó Sau khi về nước, ông bắt tay vào xây dựng lên dây chuyền sản xuất mới Không lâu sau, sản phẩm dép xốp Biti’s đã chiếm được thị trường tiêu thụ trong nước, hàng nhập lậu của Thái lan và Trung Quốc cũng không còn chỗ đứng Việc thay đổi công nghệ này đã đưa đến sự thành công cho Biti’s lúc bấy giờ.

Ngày đăng: 10/05/2022, 06:11

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Mô hình lãnh đạo sự thay đổi - tiểu luận cuối kỳ đề tài các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp việt nam
3. Mô hình lãnh đạo sự thay đổi (Trang 5)
Mô hình quá trình sự thay đổi - tiểu luận cuối kỳ đề tài các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp việt nam
h ình quá trình sự thay đổi (Trang 8)
3.2 Tình hình hiện tại của Chương Dương - tiểu luận cuối kỳ đề tài các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp việt nam
3.2 Tình hình hiện tại của Chương Dương (Trang 13)
w