1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng

109 86 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Tòa Nhà 7 Tầng
Tác giả Trịnh Hữu Đạt, Bùi Thế Dũng, Nguyễn Văn Bảo
Người hướng dẫn TS. Hoàng Dũng, Phó Hiệu Trưởng Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Hệ Thống Điện
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Thành phố Kon Tum
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Cung cấp điện là một ngành khá quan trọng trong xã hội loài người, cũng như trong quá trình phát triển nhanh của nền khoa học kỹ thuật nước ta trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước Vì thế, việc thiết kế và cung cấp điện là một vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với ngành điện nói chung và mỗi sinh viên đã và đang học tập, nghiên cứu về lĩnh vực nói riêng Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được nhựng thành tựu to lớn trong phát triển kinh.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Cung cấp điện là một ngành khá quan trọng trong xã hội loài người, cũng như trong quá trình phát triển nhanh của nền khoa học kỹ thuật nước ta trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước Vì thế, việc thiết kế và cung cấp điện là một vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với ngành điện nói chung và mỗi sinh viên đã và đang học tập, nghiên cứu về lĩnh vực nói riêng

Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được nhựng thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội Số lượng các nhà máy công nghiệp, các hoạt động thương mại, dịch vụ… gia tăng nhanh chóng, dẫn đến sản lượng điện sản xuất và tiêu dùng của nước ta tăng lên đáng kể và dự báo là sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới Do đó mà hiện nay chúng ta đang rất cần đội ngũ những người am hiểu về điện để làm công tác thiết kế cũng như vận hành, cải tạo sữa chữa lưới điện nói chung trong đó có khâu thiết

kế cung cấp điện là quan trọng.Nhằm giúp sinh viên cũng cố kiến thức đã học ở trường vào việc thiết kế cụ thể Nay chúng em được môn đồ án cung cấp điện giao cho nhiệm

vụ là “Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng ĐH Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum”

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Hoàng Dũng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ĐH Đà Nẵng Phân hiệu tại Kon Tum đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp

đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Chúng em xin chân thành cám ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện

Trịnh Hữu Đạt Bùi Thế Dũng Nguyễn Văn Bảo

Trang 2

MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TÒA NHÀ 7 TẦNG

1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH

 Công trình là tòa nhà hành chính 7 tầng thuộc cơ sở 1 trường Đại Học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum

 Công trình có thiết kế chiều dài 30.55m và chiều ngang 18.9m

 Công trình bao gồm 1 tầng 1 và 6 tầng lầu, mỗi tầng có chiều cao 3m

 Các văn phòng làm việc có tải điện như: Máy tính, máy in, điều hòa, máy photo… Ngoài ra còn thang máy, động cơ bơm nước sinh hoạt và cứu hỏa Tất cả sẽ được tính toán chi tiết ở phần sau

Trang 3

2 Ý NGHĨA CỦA NGHIỆM VỤ THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN

 Độ tin cậy cấp điện: Mức độ tin cậy cung cấp điện phụ thuộc vào yêu cầu của phụ tải với công trình quan trọng cấp quốc gia phải đảm bảo liên tục cấp điện ở mức cao nhất Những đối tượng như nhà máy, xí ngiệp, tòa nhà cao tầng… Tốt nhất là dùng máy phát điện dự phòng khi mất điện sẽ dùng máy phát

 Chất lượng điện: Được đánh giá qua hai chỉ tiêu tần số và điện áp, điện áp trung

và hạ chỉ cho phép trong khoảng ±5% do thiết kế đảm nhiệm Còn chỉ tiêu tần số

do cơ quan điện lực quốc gia điều chỉnh

 An toàn điện: Công trình cấp điện phải có tính an toàn cao cho người vận hành, người sử dụng thiết bị và cho toàn bộ công trình

 Kinh tế: Trong quá trình thiết kế ta phải đưa ra nhiều phương án rồi chọn lọc trong các phương án đó có hiệu quả kinh tế cao

Trang 4

CHƯƠNG 1: TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO TÒA NHÀ THEO TỪNG

PHÒNG CHỨC NĂNG

1.1 TÍNH CHẤT CỦA VIỆC THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT

 Đảm bảo độ rọi đầy đủ trên bề mặt làm việc

 Phải có sự tương phản giữa các mặt cần chiếu sáng và nền, mức độ chiếu sáng và

1.2.1 Nghiên cứu đối tượng chiếu sáng

 Hình dạng, kích thước, các bề mặt, các hệ số phản xạ, đặc điểm phân bố các đồ đạc, thiết bị …

 Mức độ bụi, ẩm, rung ảnh hưởng của môi trường

 Các điều kiện về khả năng phân bố và giới hạn

 Đặc tính cung cấp điện (nguồn 3 pha, 1 pha)

 Loại công việc tiến hành

 Độ căng thẳng công việc

 Lứa tuổi người sử dụng

 Các khả năng và điều kiện bảo trì …

1.2.2 Lựa chọn độ rọi yệu cầu

 Độ rọi là độ sáng trên bề mặt được chiếu sáng Độ rọi được chọn phải đảm bảo nhìn mọi chi tiết cần thiết mà mắt nhìn không mệt mỏi Theo Liên Xô (cũ) độ rọi tiêu chuẩn là độ rọi nhỏ nhất tại một điểm trên bề mặt làm việc Còn theo Pháp, Mỹ độ rọi tiêu chuẩn là độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc

- Các giá trị độ rọi tiêu chuẩn trong thang độ rọi:

0.2;0.3;0.5;1;2;3;5;7;10;20;30;50;75;100;150;200;300;400;500;600;750;1000;1250;2000;2500;3000;3500;4000;4500;5000 lux

- Khi lựa chọn giá trị độ rọi phải dựa trên thang độ rọi, không được chọn

giá trị ngoài thang độ rọi ví dụ chọn E=200lx hoặc E=300lx không được

chọn E= 250 lx

 Việc chọn độ rọi phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Loại công việc, kích thước các vật, sự sai biệt của vật và hậu cảnh

Trang 5

- Lứa tuổi người sử dụng

- Hệ chiếu sáng, loại nguồn sáng lựa chọn

1.2.3 Chọn hệ sáng

 Với hệ chiếu sáng chung, không những bề mặt làm việc được mà tất cả mọi nơi trong phòng được chiếu sáng Trong trường hợp này đèn được phân bố phía trên với độ cao cách sàn tương đối Trong hệ chiếu sáng này có hai phương thức đặt đèn chung và khu vực

 Trong hệ chiếu sáng chung đều: Khoảng cách từ các đèn trong một dãy được đặt cách đều nhau, đảm bảo các điều kiện chiếu sáng mọi nơi như nhau

 Trong hệ chiếu sáng khu vực: Khi cần phải thêm những phần chiếu sáng mà những phần này chiếm diện tích khá lớn, tại chỗ làm việc không sử dụng các đèn chiếu sáng tại chỗ Các đèn dược chọn đặt theo sự lựa chọn hệ chiếu sáng:

- Yêu cầu của đối tượng chiếu sáng

- Đặc điểm, cấu trúc căn nhà và sự phân bố thiết bị

- Khả năng kinh tế, điều kiện bảo trì

1.2.4 Chọn nguồn sáng

Chọn nguồn sáng phụ thuộc vào:

 Nhiệt độ màu của nguồn sáng theo biểu đồ Kruithof

Hình 1a Biểu đồ Kruithof

 Các tính năng của nguồn sáng, đặc tính ánh sáng, màu sắc tuổi thọ đèn

 Mức độ sử dụng (liên tục hay gián đoạn), nhiệt độ môi trường, kinh tế chọn nhiệt độ màu Tm: biểu đồ Kruithof cho phép lựa chọn bóng đèn theo độ rọi yêu cầu trong môi trường tiện nghi Chọn chỉ số màu Ra:chiếu các đèn khác nhau lên cùng một vật, ta sẽ thấy vật có màu khác nhau Sự biến đổi này do phát xạ phổ khác nhau của các bóng đèn, được đánh giá qua độ sai lệch màu và gán cho một chỉ số màu Ra

Với các các đèn có:

Ra<50: các màu của vật bị chiếu hoàn toàn thay đổi

R

Trang 6

70<Ra< 80: sử dụng nơi thông thường, ở đó sự thể hiện màu có thể chấp nhận được

Ra>80: sử dụng nơi đòi hỏi sự thể hiện màu quang trọng

1.2.5 Chọn bộ đèn

 Tính chất môi trường xung quanh

 Các yêu cầu về sự phân bố ánh sáng, sự giảm chói

 Các cấp bộ đèn đã được phân chia theo tiêu chuẩn IEC

1.2.6 Lựa chọn chiều cao treo đèn

 Tùy theo đặc điểm đối tượng: Loại công việc, loại bóng đèn, sự giảm chói,

bề mặt làm việc

 Ta có thể phân bố các đèn sát trần (h’=0) hoặc cách trần một khoảng h’ Chiều cao bề mặt làm việc có thể trên độ cao 0.8m so với mặt sàn (mặt bàn) hoặc ngay trên sàn tùy theo công việc Khi đó độ cao treo đèn so với bề mặt làm

việc: htt =H-h’-0.8

 Ta cần chú ý rằng chiều cao htt đối với đèn huỳnh quang không vượt quá 4m Nếu không độ sáng trên bề mặt làm việc sẽ không đủ Còn đối với các đèn thủy ngân cao áp, đèn halogen kim loại… Nên treo trên độ cao từ 5m trở lên

để tránh chói

1.2.7 Xác định các thông số kĩ thuật chiếu sáng

 Tính chỉ số địa điểm: Đặc trung cho kích thước hình học:

K = a b

htt (a + b) (1.0)

Trong đó: a là chiều dài

b là chiều rộng của căn phòng

ℎ𝑡𝑡 là chiều cao H tính toán

 Tính hệ số bù: Có thể chọn giá trị hệ số bù tùy thuộc vào loại bóng đèn và mức độ bụi của môi trường hoặc tính theo công thức

d = 1

δ1δ2 (1.1)

 Chọn hệ số suy giảm quang thông 𝛿1tùy theo loại bóng đèn

 Chọn hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn 𝛿2; tùy theo mức độ bụi bẩn, loại kí hậu, mức độ kín của bộ đèn

 Tính tỉ số treo:

J = h’

h’ + htt (1.2) Trong đó: h’ là chiều cao từ mặt đèn đến trần

Trang 7

 Dựa trên các thông số; loại bộ đèn, tỷ số treo, chỉ số địa điểm, hệ số phản xạ trần tường, sàn …

 Trong trường hợp loại bộ đèn không có bảng các giá trị hệ số sử dụng, thì ta xác định cấp của bộ đèn đó, rồi tra giá trị có ích trong bảng tra từ đó xác định hệ số sử dụng U

U = ηdud + ηiui (1.3)

Trong đó: - ηd, ηi: là hiệu suất trực tiếp và gián tiếp của bộ đèn

- ud, ui: là hệ số có ích ứng với nhóm trực tiếp và gián tiếp

1.2.8 Xác định quang thông tổng yêu cầu

Trang 8

1.2.10 Phân bố các bộ đèn dựa trên các yếu tố yêu cầu đề ra

 Phân bố cho độ rọi đồng đều và tránh chói, đặc điểm kiến trúc dối tượng, phân bố dồ đạc

 Thõa mãn nhu cầu về khoảng cách tối đa giữa các dây và giữa các bóng đèn trong một dãy dễ dàng vận hành và bảo trì

 Ta phân bố các bộ đèn sao cho khoảng cách trong một dãy là:

Ldọc < Ldọc max (Nếu các khoảng cách đó vượt quá mức cho phép thì phải phân bố lại.)

 Chọn khoảng cách từ dãy đèn ngoài cùng đến tường bằng (0,3 -0,5)

1.3 ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÊN TA TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO CÁC TẦNG VÀ TỪNG PHÒNG CHỨC NĂNG RIÊNG

Vì đây là tòa nhà làm việc nên các tầng và phòng có cùng màu sơn, nền gạch và trần nhà:

- Trần: màu trắng (hệ số phản xạ 0,75)

- Tường: màu xanh và trắng (hệ số phản xạ 0,45)

- Sàn: gạch (hệ số phản xạ 0,2)

(Tra bảng 2 trang 192 Tài liệu tham khảo số [1])

1.3.1 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO CÁC PHÒNG Ở TẦNG 1

a Tính số bộ đèn cho phòng đào tạo, phòng kế hoạch tài chính và phòng hành chính tổng hợp (do có kích thước và thông số tương đương như nhau)

 Các thông số:

Chiều dài a= 7,2m Chiều rộng b= 7,8m Chiều cao H= 3m Diện tích S= 56,16 m2

 Độ rọi yêu cầu: (200-500lx) dành cho nơi làm việc, ta chọn Etc = 300 lx

 Chọn hệ chiếu sáng: chung đều

 Chon nhiệt độ màu: Tm (0K) = 3000-3200 theo đồ thị đường cong Kruithof

 Chọn bóng đèn loại: Tm = 3200 có Ra = 85, công suất định mức Pdm = 27 W

pballas=27+25%.27=31,75W và có quang thông fd = 750 lm

 Chọn bộ đèn loại: Đèn máng 3 bóng tán quang (âm trần) Comet 3x9, có cấp

Trang 9

K = ab

htt(a + b) =

7,2.7,82,2 (7,2 + 7,8) = 1,7

(Tra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196)

b Tính số bộ đèn chiếu sáng cho hành lang :

Vì các tầng có cùng diện tích hành lang như nhau vì vậy ta chỉ tính chiếu sáng cho một tầng (còn các tầng còn lại thì như nhau) :

 Độ rọi yêu cầu : Etc = 100 lx

 Chọn hệ chiếu sáng : chung đều

 Chon nhiệt độ màu : Tm (0K) = 2500 theo đồ thị đường cong Kruithof

Trang 10

 Chọn bóng đèn led dowlight âm trần 15W D189 : Tm =3000 có Ra = 85, có cấp

bộ đèn B, hiệu suất của đèn 0,8 công suất định mức Pdm = 15 W và có quang thông fd = 500 lm

 Chọn số bóng đèn trong 1 bộ :1 bóng, quang thông của bóng là 500lm

 Hệ số sử dụng :

U = ηdud+ ηiui = 0,8.0,91 = 0,72 (Trong đó : nd = 0,8, ud = 0,91)

(Tra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196)

c Tính số bóng đèn cho khu vực đại sảnh:

Trang 11

 Chọn hệ chiếu sáng: Chung đều

 Chọn nhiệt độ màu: Tm (0K) = 2700 theo đồ thị đường cong Kruithof

 Chọn bóng đèn led dowlight âm trần 15W D189: Tm =3000 có Ra = 85, có cấp bộ đèn B, hiệu suất của đèn 0,8 công suất định mức Pdm = 15 W và có quang thông

 Hệ số sử dụng:

U = ηdud + ηiui = 0,8.0,87 = 0,7 (Trong đó: nd = 0,8 ; ud = 0,87)

(Tra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196)

=>Để phù hợp cho bố trí đèn cho khu vực đại sảnh ta chọn 24 bộ

 Kiểm tra sai số quang thông :

d Tính số bộ đèn cho khu vực phòng vệ sinh:

 Do các tầng có cùng diện tích phòng vệ sinh như nhau vì vậy ta chỉ

tính chiếu sáng cho một tầng (còn các tầng còn lại thì như nhau)

 Có các thông số:

Chiều dài a=4,2m

Chiều rộng b=7,2m

Trang 12

Chiều cao H=3m

Diện tích S=30,24m2

 Độ rọi yêu cầu: Etc = 150 lx

 Chọn hệ chiếu sáng: chung đều

 Chon nhiệt độ màu: Tm (0K) = 2700 theo đồ thị đường cong Kruithof

 Chọn bóng đèn led build tròn 15W: Tm =3000 có Ra = 85, có cấp bộ đèn B, công suất định mức Pdm = 15W và có quang thông fd = 1300 lm

 Chọn số đèn /1 bộ: 1 bóng ; quang thông các bóng trên 1 bộ là: 1300 lm

(Tra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196)

f Tính số bộ đèn cho khu vực cầu thang, ban công, nhà vệ sinh:

Vì cầu thang và ban công có diện tích nhỏ nên ta không cần tính chiếu sáng cho hành lang cầu thang mà ta chọn Tại cầu thang ta chọn 1 bóng đèn led ốp trần vuông có công suất 15W đặt tại phần giao nhau giữa tầng 1 và tầng 2 và 1 bóng đèn led ốp trần vuông đặt tại phần giao nhau giữa cầu thang tầng 1 và 2

Trang 13

Bảng 1.0 Bố trí đèn ban công, cầu thang, nhà vệ sinh

1.3.2 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO CÁC PHÒNG Ở TẦNG 2

a Tính số bộ đèn cho phòng đối ngoại, phòng Giám Đốc (do có kích thước

và thông số tương đương như nhau):

Vì phòng Đối ngoại và phòng Giám Đốc có diện tích giống phòng hành chính tổng hợp nên ta lấy số liệu tương tự:

 Độ rọi yêu cầu : Etc = 300 lx

 Chọn hệ chiếu sáng : chung đều

 Chon nhiệt độ màu :

Tm (0K) = 3000-3200 theo đồ thị đường cong Kruithof

 Chọn bóng đèn loại :

Tm = 3200 có Ra = 85, công suất định mức Pdm = 27 W

pballas=31,75W và có quang thông fd = 750 lm

 Chọn bộ đèn loại: Đèn máng 3 bóng tán quang (âm trần) Comet 3x9, có cấp

bộ đèn là B, có hiệu suất: 0,8 chọn số đèn /1 bộ: 3 bóng, quang thông các bóng trên 1 bộ là: 3 x 750 lm

 Phân bố bộ đèn: Cách trần h' =0

 Bề mặt làm việc:0,8m

 Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt =2,2m

 Chỉ số địa điểm:

Trang 14

K = ab

htt(a + b) =

7,8.7,22,2 (7,8 + 7,2) = 1,7

b Tính số bộ đèn cho phòng phó Giám Đốc, phòng đảng ủy và phòng nghỉ (do

có kích thước và thông số tương đương như nhau):

 Độ rọi yêu cầu : Etc = 300 lx

 Chọn hệ chiếu sáng: chung đều

 Chon nhiệt độ màu:

Tm (0K) = 3000-3200 theo đồ thị đường cong Kruithof

 Chọn bóng đèn loại:

Tm = 3200 có Ra = 85, công suất định mức Pdm = 27

pballas=31,75W và có quang thông fd = 750 lm

 Chọn bộ đèn loại: Đèn máng 3 bóng tán quang (âm trần) Comet 3x9, có cấp

bộ đèn là B, có hiệu suất: 0,8 chọn số đèn /1 bộ: 3 bóng đèn ; quang thông các bóng trên 1 bộ là: 3 x 750 lm

 Hệ số bù: d=1,25

Trang 15

 Tỉ số treo: j= 0

 Hệ số sử dụng:

U=ηdud + ηiui = 0,8.1 = 0,8 (Trong đó: nd = 0,8, ud = 1)

(Tra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196)

 Quang thông tổng:

Φtổng =EtcSd

300.28,08.1,250,8 = 13162 lm

 Phòng đoàn thanh niên

 Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục

=>Vì các phòng có diện tích tương đương nhau và có thông số như phòng phó Giám Đốc ở tầng 2 nên các phòng trên ta bố trí mỗi phòng 3 bộ bóng đèn

b Tính số bóng đèn cho các phòng:

 Phòng Công tác HSSV

 Phòng họp

 Phòng Hợp Tác Quốc Tế và Nghiên Cứu Khoa Học

=>Vì các phòng có diện tích tương đương nhau và có thông số như phòng đối ngoại ở tầng 2 nên các phòng trên ta bố trí mỗi phòng 9 bộ bóng đèn

c Tính số bộ đèn cho khu vực hành lang ban công bên ngoài:

- Vì khu vực hành lang ban công bên ngoài có diện tích nhỏ nên ta không cần tính chiếu sáng cho hành lang ban công Tại hành lang ban công ta chọn 8 bóng đèn led ốp trần vuông có công suất 15W đặt tại hai khu vực ban công mỗi bên

ba bóng đèn

1.3.4 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO CÁC PHÒNG Ở TẦNG 4

a Tính số bộ đèn cho phòng khoa Kinh tế và Hội trường (do có kích thước và

thông số tương đương như nhau)

 Các thông số:

Chiều dài a= 12,35 m

Chiều rộng b= 7,2 m

Chiều cao H= 3 m

Trang 16

Diện tích phòng S=88,92 m2

 Độ rọi yêu cầu : Etc = 300 lx

 Chọn hệ chiếu sáng : chung đều

 Chon nhiệt độ màu : Tm (0K) = 3000-3200 theo đồ thị đường cong Kruithof

 Chọn bóng đèn loại: Tm = 3200 có Ra = 85, công suất định mức Pdm = 27

pballas=31,75W và có quang thông fd = 750 lm

 Chọn bộ đèn loại: Đèn máng 3 bóng tán quang (âm trần) Comet 3x9, có cấp

bộ đèn là B, có hiệu suất: 0,8 chọn số đèn /1 bộ: 3 bóng, quang thông các bóng trên 1 bộ là: 3 x750 lm

Trang 17

1.3.5 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO CÁC PHÒNG Ở TẦNG 5 (Có diện tích và

số phòng tương đương như tầng 4)

 2 phòng họp (có diện tích tương đương phòng Khoa sư phạm): Ta bố trí 9 bộ bóng đèn

 2 phòng đa phương tiện (diện tích tương đương phòng Khoa kinh tế): Ta bố trí

12 bộ bóng đèn

1.3.6 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO CÁC PHÒNG Ở TẦNG 6 (Có diện tích và

số phòng tương đương như tầng 4)

 2 phòng máy tính(có diện tích tương đương phòng Khoa sư Phạm): Ta bố trí 9

bộ bóng đèn

 2 phòng máy tính(diện tích tương đương phòng Khoa kinh tế): Ta bố trí 12 bộ bóng đèn

1.3.7 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO CÁC PHÒNG Ở TẦNG 7

Vì 5 phòng ở tầng 7 đều có kích thước và thông số tương đương nhau nên ta chỉ tính cho 1 phòng

 Độ rọi yêu cầu: Etc = 300 lx

 Chọn hệ chiếu sáng: chung đều

 Chon nhiệt độ màu: Tm (0K) = 3000-3200 theo đồ thị đường cong Kruithof

 Chọn bóng đèn loại: Tm = 3200 có Ra = 85, công suất định mức Pdm = 27

pballas=31,75W và có quang thông fd = 750 lm

 Chọn bộ đèn loại: Đèn máng 3 bóng tán quang (âm trần) Comet 3x9, có cấp bộ đèn là B, có hiệu suất: 0,8

 Chọn số đèn /1 bộ: 3 bóng ; quang thông các bóng trên 1 bộ là: 3 x750 lm

 Phân bố bộ đèn: cách trần h' =0

 Bề mặt làm việc:0,8m

 Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt =2,2m

 Chỉ số địa điểm:

Trang 18

K = ab

htt(a + b)=

7,8.7,22,2 (7,8 + 7,2) = 1,7

Trang 19

Phòng khảo thí và đàm bảo chất lượng giáo dục 3

Phòng hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học 9

Trang 21

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp công thức tính toán chiếu sáng

Trang 22

Bảng 1.3 Đại lượng chiếu sáng

Trang 23

CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO TÒA NHÀ 7 TẦNG

2.1 LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 1

Các thiết bị điện trong phòng sau khi có các số liệu thiết bị do khách hàng cung cấp

ta có bảng tên các thiết bị cần dùng, thiết bị chiếu sáng được tính toán ở phần tính toán chiếu sáng ta lập được bảng sau:

Bảng 2.1 Phân bố thiết bị tầng 1

Tên thiết bị

Phòng

Đèn (bộ) Máy tính

Máy lạnh

Máy

in Máy fax

Máy photo

Ổ cắm

Bơm sinh hoạt

Bơm cứu hỏa

Trang 24

Hình 2.a Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 1

2.2 LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 2

Các thiết bị điện trong phòng sau khi có các số liệu thiết bị do khách hàng cung cấp

ta có bảng tên các thiết bị cần dùng thiết bị chiếu sáng được tính toán ở phần tính toán chiếu sáng ta lập được bảng sau:

Bảng 2.2 Phân bố thiết bị tầng 2

Tên thiết bị

Phòng

Đèn (bộ)

Máy tính

Máy lạnh

Máy

in

Máy fax

Máy chiếu

Tủ lạnh

Ổ cắm

Trang 25

Hình 2.b Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 2.

Trang 26

2.3 LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 3

Các thiết bị điện trong phòng sau khi có các số liệu thiết bị do khách hàng cung cấp

ta có bảng tên các thiết bị cần dùng thiết bị chiếu sáng được tính toán ở phần tính toán chiếu sáng ta lập được bảng sau:

Bảng 2.3 Phân bố thiết bị tầng 3

Tên thiết bị Phòng

Đèn (bộ)

Máy tính

Máy lạnh

Máy

in

Máy chiếu

Ổ cắm

Phòng công nghệ thông tin

Trang 27

Hình 2.c Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 3

2.4 LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 4

Các thiết bị điện trong phòng sau khi có các số liệu thiết bị do khách hàng cung cấp

ta có bảng tên các thiết bị cần dùng thiết bị chiếu sáng được tính toán ở phần tính toán chiếu sáng ta lập được bảng sau:

Bảng 2.4 Phân bố thiết bị tầng 4

Tên thiết bị

Phòng

Đèn (bộ)

Máy tính

Máy lạnh

Máy

in

Máy photo

Máy chiếu

Ổ cắm

Trang 28

Hình 2.d Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 4

2.5 LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 5

Các thiết bị điện trong phòng sau khi có các số liệu thiết bị do khách hàng cung cấp ta

có bảng tên các thiết bị cần dùng thiết bị chiếu sáng được tính toán ở phần tính toán chiếu sáng ta lập được bảng sau:

Trang 29

Hình 2.e Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 5

Trang 30

2.6 LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 6

Các thiết bị điện trong phòng sau khi có các số liệu thiết bị do khách hàng cung cấp ta

có bảng tên các thiết bị cần dùng thiết bị chiếu sáng được tính toán ở phần tính toán chiếu sáng ta lập được bảng sau:

Trang 31

Hình 2.f Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 6

2.7 LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 7

Các thiết bị điện trong phòng sau khi có các số liệu thiết bị do khách hàng cung cấp

ta có bảng tên các thiết bị cần dùng thiết bị chiếu sáng được tính toán ở phần tính toán chiếu sáng ta lập được bảng sau:

Bảng 2.7 Phân bố thiết bị tầng 7

Tên thiết bị

Phòng

Đèn (bộ)

Máy tính

Máy lạnh

Máy

in

Máy photo

Ổ cắm

Trang 32

Hình 2.g Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 7

Hình 2.h Mô phỏng không gian tầng mái

Trang 33

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN

3.1 TÍNH CHẤT PHỤ TẢI ĐIỆN

Phụ tải điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do vậy xác định chính xác phụ tải tính toán là rất quang trọng và khó khăn nếu phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế sẽ làm giảm phụ tải các thiết bị điện, có thể đẫn đến cháy nổ và nguy hiểm nếu phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế thì dẫn đến việc lựa chọn các thiết bị sẽ lớn gây ra lãng phí Việc phân nhóm phụ tải của phân xưởng dựa vào các yếu tố sau:

- Các thiết bị trong cùng một nhóm có cùng chức năng

- Công suất của nhóm phụ tải tương đối đồng đều

- Phân nhóm theo khu vực gần nhau thì cùng một nhóm

- Số nhóm không nên quá nhiều

3.1.1 Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm

Ta có công thức:

Ptt = M W0

Tmax (3.1) Trong đó:

Tmax: Là thời gian sử dụng công suất lớn nhất trong một năm W0: Mức tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm (kWh/đvsp) M: Số lượng sản phẩm trong năm

- Ưu điểm cho kết quả khá chính xác

- Nhược điểm chỉ chỉ giới hạn cho một số thiết bị như: quạt gió, bơm nước máy nén khí vv…

3.1.2 Xác định phụ tải tính toán theo công suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất

Trang 34

Cosϕ =∑ Pdi cos ϕ

n n=1

knc: Hệ số nhu cầu sử dụng của nhóm thiết bị đặc trưng

kdt: Hệ số đồng thới (0,85÷ 1)

- Ưu điềm: Đơn giản thuận tiện, sử dụng phổ biến

- Nhược điểm: Không chính xác vì hệ số vì hệ số sử dụng phải tra sổ tay, không phụ thuộc vào chế độ vận hành cũa mỗi thiết bị trong nhóm

3.1.4 Cách xác định phụ tải công trình theo hệ số cực đại (𝐤𝐦𝐚𝐱) và công suất trung bình 𝐏𝐭𝐛 (phương pháp số thiết bị hiệu quả)

Cách tính như sau:

Công suất tính toán:

Ptt = kmax ksd ∑ Pi (3.8) Trong đó:

𝑘𝑚𝑎𝑥: Hệ số cực đại của công suất tác dụng

ksd: Hệ số sử dụng, lấy từ đồ thị phụ tải, được tính bằng biểu thức:

ksd =P1 ksd1+ P2 ksd2+ ⋯ + Pn ksdn

P1+ P2+ ⋯ Pn (3.9) Trong đó:

- 𝑘𝑠𝑑𝑛: Hệ số sử dụng của thiết bị thứ n

- 𝑃𝑛: Công suất sử dụng của thiết bị thứ n

- Ưu điểm của phương án này là cho kết quả có độ chính xác khá cao vì khi xác định số thiết bị hiệu quả chúng ta đã xét tới các yếu tố quang trọng như: ảnh hưởng của các thiết bị trong nhóm về công suất cũng như vận hành

* Kết Luận: Vì công trình của ta là tải cố định ít thay đổi, nguồn cung cấp với công suất tương đối nhỏ cho nên áp dụng phương pháp 4 là xác định phụ tải theo công

Trang 35

Bảng 3.0 Tổng hợp công thức tính toán xác định phụ tải

vị

3.1

Phụ tải tính toán theo công suất tiêu thụ điện năng

Ptt = MW0

Tmax

W 3.2

Phụ tải tính toán theo công suất phụ tải trên một đơn vị diện tích

Ptt = P0 S

3.3

Phụ tải tính toán theo công suất đặt

∑n Pdin=1

=P1.cosϕ1+ P2cosϕ2+ … + Pncosϕn

Ptb

Ptt = kmax ksd ∑ Pi W

3.9 Hệ số sử dụng ksd = P1 ksd1+ P2 ksd2+ ⋯ + Pn ksdn

P1+ P2+ ⋯ Pn

Trang 36

3.2 ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÊN TA TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG RIÊNG

Ta xác định các thông số sau:

- Hệ số sử dụng:

Ta chọn ksd=0,9 cho các thiết bị đèn led

ksd =0,8 cho các thiết bị văn phòng ksd =0,75 các động cơ (thang máy, bơm nước chữa cháy, quạt…)

- Hệ số đồng thời kdt: Hệ số kdt thường được dùng cho một nhóm tải (được nối cùng với tủ phân phối chính hoặc tủ phân phối phụ)

- Việc xác định đòi hỏi sự hiểu biết chi tiết của người thiết kế về mạch và điều kiện vận hành của từng tải riêng biệt trong mạng, do vậy khó có thể xác định chính xác cho từng trường hợp

- Trong trường hợp này ta chọn hệ số kdt =0,8 dành cho các tủ phân phố chính và phụ dành cho công trình chung cư, tòa nhà cao tầng

- Sau khi lập phương án tải cho các phòng ở các tầng, các thông số ksd đèn và được tra theo tiêu chuẩn IEC, chọn cos theo mạng điện quốc gia là 0.85, ta tiến hành lập bảng số liệu và tính toán

3.2.1 TẦNG 1

a Phòng đào tạo:

Dựa theo các số liệu tính toán trong chương 1 và chương 2, ta có thể tạo bảng tổng hợp với các thông số đã tính toán và chọn trước đó ứng với từng tầng, từng phòng chức năng với những con số cụ thể để có một cái nhìn trực quan hơn về

số lượng thiết bị, công suất thiết bị… Phục vụ cho tính toán các chương sau đó Tương ứng với từng phòng với các tầng khác nhau ta có từng bảng tổng hợp khác nhau, những phòng có cấu trúc tương tự và số thiết bị tương tự nhau sẽ được tính và tổng hợp chung và sẽ có chú thích tương ứng

Ứng với số liệu trước đó, ta có bảng bố trí thiết bị cho phòng này như sau:

Bảng 3.1 Bố trí thiết bị phòng đào tạo

Trang 37

b Phòng kế hoạch tài chính:

Dựa theo các số liệu tính toán trong chương 1 và chương 2, ta có thể tạo bảng tổng hợp với các thông số đã tính toán và chọn trước đó ứng với từng tầng, từng phòng chức năng với những con số cụ thể để có một cái nhìn trực quan hơn về số lượng thiết bị, công suất thiết bị… phục vụ cho tính toán các chương sau đó Tương ứng với từng phòng với các tầng khác nhau ta có từng bảng tổng hợp khác nhau, những phòng có cấu trúc tương tự và số thiết bị tương tự nhau sẽ được tính và tổng hợp chung và sẽ có chú thích tương ứng

Ứng với số liệu trước đó, ta có bảng bố trí thiết bị cho phòng này như sau:

Bảng 3.2 Bố trí thiết bị kế hoạch tài chính

Trang 38

c Phòng tổ chức hành chính:

Dựa theo các số liệu tính toán trong chương 1 và chương 2, ta có thể tạo bảng tổng hợp với các thông số đã tính toán và chọn trước đó ứng với từng tầng, từng phòng chức năng với những con số cụ thể để có một cái nhìn trực quan hơn về số lượng thiết bị, công suất thiết bị… phục vụ cho tính toán các chương sau đó Tương ứng với từng phòng với các tầng khác nhau ta có từng bảng tổng hợp khác nhau, những phòng có cấu trúc tương tự và số thiết bị tương tự nhau sẽ được tính và tổng hợp chung và sẽ có chú thích tương ứng

Ứng với số liệu trước đó, ta có bảng bố trí thiết bị cho phòng này như sau:

Trang 39

1406,7 0.95 Phòng kế

Trang 40

 Kết Luận

Sau khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau:

Bảng 3.5 Tổng hợp tính toán công suất tầng 1

Chiếu sáng chung bao gồm chiếu sáng hành lang, ban công, cầu thang, nhà vệ sinh…

Ngày đăng: 05/05/2022, 21:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ths. Dương Lan Hương, Kỹ Thuật Chiếu Sáng năm 2008, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Chiếu Sáng năm 2008
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
[4] Phan Thị Thanh Bình –Dương Lan Phương – Phan Thị Thu Vân, Hướng dẫn đồ án môn học thiết kế cung cấp điện năm 2002, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đồ án môn học thiết kế cung cấp điện năm 2002
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
[5] Chủ biên Nguyễn Xuân Phú , Giáo trình cung cấp điện 2010, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cung cấp điện 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
[6] Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo quốc tế IEC, Tái bản lần thứ 3, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo quốc tế IEC
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - 2004
[7] Ngô Hồng Quang, Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện tử 0,4-500 kV năm 2002, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện tử 0,4-500 kV năm 2002
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
[8] Nguyễn Công Hiền, Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng, Xuất bản tháng 9/2006, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
[9] Hồ Văn Nhật Chương, Bài tập kỹ thuật điện cao áp , Xuất bản năm 2003, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập kỹ thuật điện cao áp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
[10] Quy chuẩn xây dựng việt nam số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, QCXDVN 02:2009/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn xây dựng việt nam số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
[3] Giá điện của EVN năm 2017, https://nhadautu.vn/gia-ban-buon-dien-cua-evn-nam-2017-duoc-phep-bao-nhieu-d2014.html Link
[2] Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 9206:2012, Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây Dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1a. Biểu đồ Kruithof - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 1a. Biểu đồ Kruithof (Trang 5)
(Tra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196) Hệ số bù:  d=1,25  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
ra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196) Hệ số bù: d=1,25 (Trang 10)
Bảng 1.0. Bố trí đèn ban công, cầu thang, nhà vệ sinh. Khu vực  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 1.0. Bố trí đèn ban công, cầu thang, nhà vệ sinh. Khu vực (Trang 13)
(Tra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196) Quang thông tổng:    - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
ra Tài liệu tham khảo số [1] bảng 9 trang 196) Quang thông tổng: (Trang 18)
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp công thức tính toán chiếu sáng - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp công thức tính toán chiếu sáng (Trang 21)
1.3 Hệ số sử dụng U=ηd ud + ηi ui - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
1.3 Hệ số sử dụng U=ηd ud + ηi ui (Trang 21)
Hình 2.b. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 2. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 2.b. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 2 (Trang 25)
Hình 2.c. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 3. 2.4. LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 4  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 2.c. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 3. 2.4. LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 4 (Trang 27)
Hình 2.d. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 4. 2.5. LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 5  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 2.d. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 4. 2.5. LẬP PHƯƠNG ÁN TẢI CHO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẦNG 5 (Trang 28)
Hình 2.e. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 5. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 2.e. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 5 (Trang 29)
Bảng 2.6. Phân bố thiết bị tầng 6. Tên thiết bị  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 2.6. Phân bố thiết bị tầng 6. Tên thiết bị (Trang 30)
Bảng 2.7. Phân bố thiết bị tầng 7. Tên thiết bị  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 2.7. Phân bố thiết bị tầng 7. Tên thiết bị (Trang 31)
Hình 2.f. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 6. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 2.f. Mô phỏng không gian phân bố thiết bị tầng 6 (Trang 31)
Bảng 3.4. Tổng hợp chiếu sáng tầng 1. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 3.4. Tổng hợp chiếu sáng tầng 1 (Trang 39)
Sau khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau: - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
au khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau: (Trang 40)
Bảng 3.11. Tổng hợp chiếu sáng tầng 2. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 3.11. Tổng hợp chiếu sáng tầng 2 (Trang 46)
Sau khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau: - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
au khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau: (Trang 47)
Bảng 3.13. Bố trí thiết bị phòng công nghệ thông tin và truyền thông. STT  Tên thiết bị Số  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 3.13. Bố trí thiết bị phòng công nghệ thông tin và truyền thông. STT Tên thiết bị Số (Trang 48)
Sau khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau:  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
au khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau: (Trang 58)
Bảng 3.28. Bố trí thiết bị phòng đa phương tiện. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 3.28. Bố trí thiết bị phòng đa phương tiện (Trang 60)
Bảng 3.31. Bố trí thiết bị phòng máy tính1 và phòng máy tính 4. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 3.31. Bố trí thiết bị phòng máy tính1 và phòng máy tính 4 (Trang 62)
Sau khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau:  - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
au khi tính toán và tổng hợp công suất từng phòng chức năng ta được bảng sau: (Trang 64)
Bảng 3.39. Tổng hợp thiết bị văn phòng của 7 tầng - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 3.39. Tổng hợp thiết bị văn phòng của 7 tầng (Trang 68)
Bảng 3.41. Tổng công suất. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 3.41. Tổng công suất (Trang 69)
Hình 4a. Mạch điện được cung cấp từ máy biến áp và máy phát. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 4a. Mạch điện được cung cấp từ máy biến áp và máy phát (Trang 74)
Bảng 4.2. Tổng hợp công thức tính toán chương 4. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Bảng 4.2. Tổng hợp công thức tính toán chương 4 (Trang 76)
Hình 4b. Sơ đồ nguyên lý máy biến áp. - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 4b. Sơ đồ nguyên lý máy biến áp (Trang 79)
Hình 5c. Bản vẽ bán kính bảo vệ của kim thu sét 5.6. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHO TÒA NHÀ - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 5c. Bản vẽ bán kính bảo vệ của kim thu sét 5.6. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHO TÒA NHÀ (Trang 99)
Hình 5d. Bản vẽ hệ thống chôn cọc và kim thu sét - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 5d. Bản vẽ hệ thống chôn cọc và kim thu sét (Trang 101)
Hình 5e. Bản vẽ cọc của hệ thống nối đất - Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hệ Thống Điện  Thiết kế hệ thống cung cấp điện tòa nhà 7 tầng
Hình 5e. Bản vẽ cọc của hệ thống nối đất (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w