CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ MẠNG HẠ ÁP CHO TÒA NHÀ 7 TẦNG
4.5. PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY
4.5.1. Nguồn cung cấp.
Trong hệ thống cung cấp điện nói chung có quan hệ mật thiết với phụ tải, cấp điện áp, sơ đồ cung cấp điện, bảo vệ, tự động hóa và chế độ vận hành. Do đó phải xem xét toàn diện khi xác định nguồn điện. Khi có nhiều phương án thì việc chọn nguồn điện phải dựa trên cơ sở tính toán và so sánh kinh tế kĩ thuật.
Tùy theo quy mô của hệ thống cung cấp điện và nguồn điện có thể là: Nhà máy nhiệt điện, thủy điện trạm phát diezen, trạm biến áp khu vực, trạm biến áp trung gian hoặc các trạm phân phối và trạm biến áp phân xưởng.
Do đây là công trình cao tầng, điện áp cung cấp cho phụ tải là 400/220 V, trạm biến áp lấy điện từ lưới điện 22kV. Vì vậy để phù hợp với thực tế ta chọn máy biến áp có cấp điện áp 22kV/0,4kV.
4.5.2. Phương án đi dây trong tòa nhà.
Với sự bố trí các phụ tải trong phòng làm việc và phòng máy tính ta chọn sơ đồ đi dây dạng tia và dạng phân nhánh
a. Dạng tia.
Ưu điểm: Nối dây rõ ràng, mỗi tủ có một đường dây riêng. Nếu có sự mất điện thì chỉ có ở đó tác động, các tủ khác không ảnh hưởng. Độ tin cậy tương đối cao, dễ dàng tự động hóa điều khiển cũng như sữa chữa.
Nhược điểm: Tốn nhiều dây dẫn, áp dụng cho mạng tủ phân phối.
Trang 81
b. Dạng phân nhanh.
Hình 4d. Đi dây dạng phân nhánh.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí
Nhược điểm: Các tầng, các phòng phụ thuộc lẫn nhau, không đảm bảo cung cấp điện liên tục
Sau khi xác định xong vị trí đặt các tủ động lực và các tủ phân phối, ta tiến hành vẽ sơ đồ đi dây:
Các thiết bị có công suất lớn thì đi dây riêng
Các thiết bị có công suất vừa và nhỏ đặt gần nhau thì có thể đi liên thông với nhau