Trong cuộc đời mỗi con người, gia đình luôn là nơi che chở cho ta khi gặp những giây phút yếu lòng, và là một chốn để trở về sau tháng ngày rong ruổi bôn ba giữa dòng đời tấp nập. Có thể nói, ai ai trong chúng ta cũng đều cần có một gia đình, vì gia đình là bến đỗ cuối cùng, là chỗ dựa kiên cố và vững chắc nhất, là chốn bình yên trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, luôn bên cạnh ta những lúc khó khăn và thất bại. Theo các nghiên cứu cho rằng cái nôi của gia đình là sự kết hợp giữa nhà trường và xã hội, qua đó tạo nên nên môi trường giáo dục cần thiết cho sự hoàn thiện và hình thành nên tài năng và nhân cách của mỗi con người. Gia đình là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nước trên thế giới. Càng quan tâm đến con người, chúng ta càng phải suy nghĩ về nó, vì gia đình là tế bào của xã hội, phản ánh một cách chân thực các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Mặc dù trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…nhưng bên cạnh đó ta cũng đang chứng kiến những thay đổi của gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày một gia tăng, con cháu đối xử tệ bạc với ông bà, cha mẹ, anh chị em tranh chấp tài sản thừa kế, bạo hành trẻ em…Liệu đây có phải là sự khủng hoảng của gia đình, và liệu đây có phải là những quy luật tất yếu, khách quan của cuộc sống và của cơ chế thị trường hay không? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em chọn chủ đề “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay” làm đề tài bài tiểu luận với mong muốn được nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này.