1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ninh bình, thực trạng và giải pháp

122 686 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Luận văn Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng giải pháp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Với một số quốc gia, du lịch được coi là một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên không hợp lý thiếu khoa học để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội mà môi trường tài nguyên du lịch ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu những tác động tiêu cực, nó đã đang trong quá trình cạn kiệt, suy thoái những tác động tiêu cực của thiên tai ngày càng tăng diễn ra ở nhiều nơi. Du lịch là một ngành có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường. Trong phát triển du lịch môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển hoạt động, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Một trong những loại hình du lịch mới ra đời chiếm được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên nguồn lực địa phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn đảm bảo phát triển cộng đồng dân cư địa phương điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang phát triển. Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng thế mạnh của du lịch Việt Nam. Mặc vậy đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái còn ở mức sơ khai, tự phát. Trước đây thậm chí ngay cả thời điểm hiện tại, thuật ngữ du lịch sinh thái vẫn đang được hiểu một cách “lờ mờ”, không rõ ràng. Người ta lạm dụng những từ mang ý nghĩa vì môi trường như: “xanh - green”; tiền tố “sinh thái - eco” để ghép với một danh từ khác như: Chương trình du lịch sinh thái - eco tour, lữ hành sinh thái - eco travel, nghỉ hè sinh thái - ecovation du lịch sinh thái - eco - tuorism mà không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) ý nghĩa đích thực của nó. Ý tưởng của các nhà đầu tư, chủ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch này là tích cực. Nhưng kiến thức về môi trường sinh thái cách thể hiện sự phục vụ của họ đôi khi lại trái ngược với các nguyên tắc, đặc điểm trong phát triển du lịch sinh thái. Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng cách thủ đô Hà Nội không xa, có một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Có thể nói, ít có địa phương nào trên cả nước với diện tích đất không rộng, người không đông nhưng lại tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị như Ninh Bình: Khu di tích danh thắng Tam Cốc- Bích Động, Kinh đô cũ của hai triều Đinh - Lê, Nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đã đạt đến mức độc đáo quý hiếm. Trong những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh nói chung du lịch nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể nhưng trên thực tế nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của tỉnh. Một số chỉ tiêu về kinh tế: Như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm chạp, đặc biệt là các chỉ tiêu về du lịch như: số lượng du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ du lịch còn nhỏ bé. Hầu hết các hoạt động du lịch của tỉnh chỉ dừng lại ở việc khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có mà chưa có sự đầu tư để phát triển bền vững. Hoạt động du lịch sinh thái bước đầu đã đi vào hoạt động nhưng vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Nguyên nhân là do các cấp, các ngành, đơn vị, cá nhân làm du lịch chưa thật sự hiểu rõ về du lịch sinh thái những lợi ích mà nó mang lại, không chú trọng đầu tư (cả về cơ sở hạ tầng, nhân lực kiến thức khoa học), thiếu quy hoạch, chiến lược phát triển, hoặc quy hoạch chưa đồng bộ, chưa tiến hành khảo sát kỹ lưỡng toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như các điều kiện khác để phát triển DLST. Với những tiềm năng sẵn có của tỉnh Ninh Bình việc chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế du lịch đặc biệt là phát triển DLST không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của tỉnh mà còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp để phát triển DLST là cần thiết, không chỉ với lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Do vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng giải pháp” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học cả trong nước quốc tế nghiên cứu về du lịch phát triển du lịch trong đó có du lịch Ninh Bình: - “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 1995-2010”, Viện nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. - Trần Đức Thanh, “Cơ sở khoa học trong việc thành lập các bản đồ phục vụ quy hoạch du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam (Lấy ví dụNinh Bình)”. Luận án PTS, Hà Nội 1995- 170 trang. - Vũ Tuấn Cảnh (Chủ trì) “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 1998-2000. (Tài liệu lưu trữ tại viện nghiên cứu phát triển du lịch. Tổng cục du lịch Việt Nam.) - Trần Quốc Nhật, “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, luận án thạc sỹ kinh tế,1996. - Lê Thạc Cán “Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận, kinh nghiệm thực tiễn.” Nxb KH KT, Hà Nội 1994. - Phạm Trung Lương “Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch của Việt Nam”. Tuyển tập báo cáo hội thảo lần thứ nhất về “đánh giá tác động môi trường” Trung tâm khoa học tự nhiên công nghệ quốc gia, Hà nội 6-7/6/1997. - Phan Trung Lương, “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam.” Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội, 1998 - Kreg Lindberg Dolnal E-Hawkins (1999), “du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch quản lý” - Tổng cục du lịch Việt Nam “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010” tháng 10/2001. - một số công trình khoa học, bài viết khác. Nhìn chung các công trình nghiên cứu các bài viết trên chỉ đề cập đến vấn đề du lịch dưới các góc độ phạm vi rộng hẹp khác nhau. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống toàn diện về phát triển du lịch sinh tháiNinh Bình. Đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng giải pháp” không trùng lắp với bất cứ luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố. 3. Mục tiêu nhiệm vụ của luận văn * Mục tiêu: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái, đưa ra những phương hướng các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh tháiNinh Bình tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. * Nhiệm vụ: + Nghiên cứu tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái + Phân tích đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số địa phương trong nước một số quốc gia trên thế giới. + Đề xuất phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh tháiNinh Bình. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu Du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 1995 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng, nhà nước về phát triển du lịch - Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Đóng góp của luận án - Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái. - Đánh giá tiềm năng thực trạng du lịch sinh tháiNinh Bình từ đó đề xuất phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái của tỉnh. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển du lịch, đặc biệt phát triển du lịch sinh tháitỉnh Ninh Bình dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, luận văn có 3 chương, 9 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH SINH THÁI 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái Cho đến nay, du lịch sinh thái đã đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí sức khoẻ cộng đồng thông qua giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử nghỉ ngơi giải trí. Là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế giới, ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia bởi đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn đến việc “xanh hoá” ngành du lịch thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi cộng đồng đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Do tạo được sự quan tâm của xã hội nên nhiều tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình du lịch này, mỗi tổ chức cá nhân khi nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa của riêng mình: - Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến nay vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế đưa ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương” [12, tr.11]. Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ đến thăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, cả cuộc sống của cư dân địa phương. - Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du lịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương những người bản địa phục vụ tại đó" [12, tr.11]. Ở định nghĩa này cũng đề cập đến địa điểm có thể tổ chức các tuor du lịch sinh thái, đó là các khu vực tự nhiên hoang dã, điều quan trọng là giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên đặc biệt là mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng cư dân địa phương những người bản địa làm việc trực tiếp trong ngành du lịch. - Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation): Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường công tác bảo tồn đối với người dân bản địa du khách đến thăm [12, tr.11]. Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng như những đặc điểm của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tuor du lịch, mục đích chuyến đi của du khách đặc biệt là việc giáo dục nâng cao nhận thức cho du khách cùng với nó là trách nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn giữ gìn môi trường tự nhiên môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới thăm quan. Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999 tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương" [36, tr. ]. Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh thái, nó mang đầy đủ những ý nghĩa nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu ứng dụng thực tế việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Mặc có thể khác nhau về diễn đạt cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm: Thứ nhất, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa. Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá xã hội. Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao có trách nhiệm với môi trường. Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương. Ngày nay, người ra rất hay xử dụng thuật ngữ du lịch sinh thái để giới thiệu, quảng bá cho các điểm du lịch, tuor du lịch bởi vậy khi xem xét, đánh giá chúng ta cần phải dựa vào các đặc trưng của mỗi loại hình du lịch để có thể phân biệt đúng về hoạt động du lịch đó là Du lịch sinh thái hay là du lịch dựa vào thiên nhiên vì các loại hình này có hình thức tương đối giống nhau nếu không hiểu rõ bản chất người ta sẽ dễ bị nhầm lẫn. 1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự * Phân biệt DLST với DL tự nhiên (nature tourism): Du lịch tự nhiên, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) là loại hình du lịch với động cơ chính của khách du lịch là quan sát cảm thụ tự nhiên. Khái niệm du lịch tự nhiên cho thấy nó mang một ý nghĩa rất rộng bao trùm cả DLST các loại hình du lịch khác. Theo đó, bất cứ hoạt động du lịch nào liên quan đến thiên nhiên đều được coi là du lịch tự nhiên. Kèm theo đó không có yêu cầu mang tính trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư địa phương hoặc ràng buộc nào khác đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. DLST đòi hỏi tính trách nhiệm cao đối với môi trường cộng đồng cư dân địa phương. * Phân biệt DLST với du lịch mạo hiểm (adventure tourism): Theo tổ chức du lịch Quebec, Canada: du lịch mạo hiểm là hoạt động thể chất ngoài trời hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực tự nhiên nhất định (khu vực hoang dã, tách biệt hoặc đặc thù…). Những hoạt động này thường có tính mạo hiểm mức độ rủi ro tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (sự cách ly, các tính chất địa lý…) bản chất của các hoạt động các phương tiện vận tải được sử dụng. Khái niệm này cho thấy đây là loại hình du lịch đến với thiên nhiên. Điểm chú ý là loại hình du lịch này không chú ý đến việc tìm hiểu về hệ sinh thái mà khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ mục đích mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, thậm chí sẵn sàng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ. Loại hình du lịch mạo hiểm nhằm chứng tỏ khả năng chinh phục tự nhiên của con người, nó hoàn toàn khác với DLST vì DLST đi tìm sự hoà hợp, cùng chung sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên (các hệ sinh thái có các loài động thực vật cùng cư ngụ trong đó) * Phân biệt DLST với các loại hình du lịch có chọn lựa (alternative tourism): Du lịch có chọn lựa là loại hình du lịch mới, được đưa ra nhằm thúc đẩy sự trao đổi thông qua du lịch giữa các thành viên của các cộng đồng khác nhau. Nó tìm kiếm sự hiểu biết, gắn kết bình đẳng giữa các thành viên tham gia trong đó. Đây là một tập hợp các loại hình du lịch được đưa ra để phân biệt du lịch đại trà (Du lịch truyền thống). Du lịch đại trà đã dần bộc lộ các tác hại [...]... dẫn du khách Theo đó DLST đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương 1.1.4 Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới một số loại hình du lịch sinh thái thịnh hành ở Việt Nam * Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới: Tuỳ vào điều kiện môi trường sinh thái của các quốc gia mà người ta phát triển các loại hình DLST khác nhau, các loại hình du lịch sinh thái rất đa dạng và. .. lịch, tận dụng lợi thế so sánh, phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang nói riêng của đồng bằng sông Cửu Long nói chung * Thừa Thiên - Huế: Sự giàu có cả về tài nguyên nhân văn tài nguyên tự nhiên của Thừa Thiên - Huế là tiền đề quan trọng để phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch chữa bệnh, du lịch giải trí, du lịch nghiên cứu Các tài nguyên... nguyên du lịch Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST nó cũng tham gia vào việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, quyết định tính nhịp điệu của dòng khách, thị trường khách du lịch Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch sinh thái Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn hiệu quả hoạt động du lịch càng... nhỏ những du khách cần đến chúng như một điều kiện cho chuyến đi của mình 1.3 Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI * Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường phát triển du lịch bền vững: Chức năng của du lịch nói chung DLST nói riêng là mang lại sự vui chơi giải trí, phục hồi sức khoẻ cho con người Với DLST còn là giáo dục du khách ý thức bảo vệ môi trường thấy rõ môi trường sinh thái là yếu... động du lịch, quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được quan tâm sát sao Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái trong dài hạn - Từ vị trí điều kiện thuận lợi của mình, Tiền Giang tranh thủ đầu tư khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của tỉnh, phối hợp nối tuyến với các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh lân cận với thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, ... thức du lịch đúng đắn mà DLST thực hiện có thể bằng nhiều cách khác nhau: phương pháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ hướng dẫn viên tới khách du lịch, các tờ giới thiệu, tờ bướm thông tin về du lịch, các mô hình, mô phỏng, các phương tiện nghe nhìn Thứ tư, Dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên nhân văn du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa Khi du lịch phát triển và. .. hành du khách quan tâm từng bước đi vào khai thác 1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI * Nhận thức của xã hội: Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, văn hóa, xã hội ở các nước có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, để Du lịch. .. thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 15,53% trong giai đoạn 2000-2005, dự kiến tăng 17% trong giai đoạn 2005-2010, chiếm 16% tổng GDP khu vực thương mại - dịch vụ của tỉnh Để DLST Tiền Giang phát triển đạt được những kết quả trên thì ngành du lịch đã thực hiện các biện pháp: - Xã hội hoá hoạt động du lịch, thực hiện mối liên kết giữa ngành du lịch nhân dân (điển hình tại khu du lịch Thới sơn)... hình du lịch hấp dẫn như là các tuor du lịch trên sông nước Cửu Long, du ngoạn trên thuyền tại sông Hồng Loại hình du lịch này đang phát triển mạnh thu hút nhiều du khách đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến thăm quan vùng sông nước miền Tây Nam bộ Ở miền Bắc, các công ty lữ hành của Hà Nội đã tổ chức tuor du lịch đi thuyền trên sông Hồng thăm quan phong cảnh hai bên sông, trong chuyến đi du khách... sinh: Đây là loại hình du lịch sinh thái phổ biến thu hút nhiều nhóm thị trường khách khác nhau Đặc biệt là các nhà nghiên cứu, học sinh sinh viên, khách du lịch nước ngoài Những địa điểm thu hút nhiều du khách là: Rừng quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì ở Miền Bắc; Cát Tiên ở miền nam; Bạch Mã ở Miền Trung… + Du lịch sinh thái biển: ở nước ta thời gian gần đây bắt đầu phát triển một số loại hình du . toàn diện về phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình. Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp không. về du lịch sinh thái + Phân tích và đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái

Ngày đăng: 19/02/2014, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Đức ánh (2002), “Du lịch Ninh Bình phát triÓn bÒn v÷ng”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Du lịch Ninh Bình phát triÓn bÒn v÷ng”, "Tạp chí Du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Đức ánh
Năm: 2002
2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình (2001), Nghị quyết số 03-NQ/TƯ về phát triển du lịch từ nay đến 2010, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 03-NQ/TƯ về phát triển du lịch từ nay đến 2010
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình
Năm: 2001
3. Nguyễn Thái Bình (2003), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, "Tạp chí Du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thái Bình
Năm: 2003
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội "Đảng toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1991
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội "Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội "Đảng toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội "Đảng toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
8. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội "đại biểu lần thứ XVIII
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Năm: 2000
9. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội "đại biểu lần thứ XIX
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Năm: 2005
10. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xãhội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2004
13. Phan Quang Huy (2002), “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, "Tạp chí Du lịch Việt Nam
Tác giả: Phan Quang Huy
Năm: 2002
14. Đinh Trung Kiên (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới"”, Tạp chí Du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Năm: 2003
15. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, "Tạp chí Du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa Lệ
Năm: 2003
16. Kreg Lindberg và Donald E.Hawkins (1999), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kreg Lindberg và Donald E.Hawkins (1999)
Tác giả: Kreg Lindberg và Donald E.Hawkins
Năm: 1999
17. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam (2002) Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái, những vấn "đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Lê Văn Minh (2005), ”Đa dạng sinh học với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (11), tr.24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí du lịch Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Minh
Năm: 2005
20. Bùi Xuân Nhàn (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”," Tạp chí Du lịch Việt Nam
Tác giả: Bùi Xuân Nhàn
Năm: 2003
21. Bích Nhung (2003), “Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (6), tr.34 - 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”," Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam
Tác giả: Bích Nhung
Năm: 2003
23. “Nghị quyết số 41-NQ/TƯ Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 41-NQ/TƯ Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
24. Trần Phương (2003), “Bảo tồn văn hoá duyên hải để phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuËt, (6), tr. 41- 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn văn hoá duyên hải để phát triển du lịch”, "Tạp chí Văn hoá Nghệ thuËt
Tác giả: Trần Phương
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tớch rừng tự nhiờn ở Ninh Bỡnh [39] - phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ninh bình, thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 Diện tớch rừng tự nhiờn ở Ninh Bỡnh [39] (Trang 51)
Bảng 2.2: Cơ cấu khỏch sạn, nhà nghỉ theo lónh thổ thời điểm12/2005 [41] - phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ninh bình, thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Cơ cấu khỏch sạn, nhà nghỉ theo lónh thổ thời điểm12/2005 [41] (Trang 61)
Bảng 2.3: Nguồn nhõn lực của du lịch Ninh Bỡnh (1995 -2005) [41] - phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ninh bình, thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Nguồn nhõn lực của du lịch Ninh Bỡnh (1995 -2005) [41] (Trang 65)
Bảng 2.4: Tỡnh hỡnh phỏt triển về du khỏch từ năm 1995-2005 [41] - phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ninh bình, thực trạng và giải pháp
Bảng 2.4 Tỡnh hỡnh phỏt triển về du khỏch từ năm 1995-2005 [41] (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w