1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

19 724 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Đề tài : Xác định quyền năng nhận tiền gửi. thực trạng và hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng và đề xuất ý kiến về quy định hiện hành về quyền năng này trên cơ sở thực tiễn huy động tiền gửi từ năm 2012 trở lại đây. 1 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….2 NỘI DUNG……………………………………………………………… 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG……………………………………………… 2 1. Tiền gửi…………………………………………………………… 2 a. Khái niệm…………………………………………………………………….2 b. Các loại tiền gửi…………………………………………………………… 3 2. Huy động vốn bằng tiền gửi…………………………………………4 3. Ý nghĩa của việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động nhận tiền gửi……………………………………………………………….4 II. QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG…………………………………………………………………5 1. Các loại tiền gửi mà các TCTD được phép huy động…………….5 2. Giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với từng loại hình TCTD………………………………………………… 6 3. Trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi……………………………………………………………… 9 III. THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC TCTD TỪ NĂM 2012 TRỞ LẠI ĐÂY 1. Thực trạng………………………………………………………… 10 2. Hoạt động nhận tiền gửi của các TCTD……………………………11 IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT…………………………………………………… 15 KẾT LUẬN………………………………………………………………….16 2 LỜI MỞ ĐẦU Việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng là nghiệp vụ thường xuyên và được xem là quan trọng nhất để tổ chức tín dụng có thể phát triển bền vững phục vụ lợi ích cho các cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội. Ngay từ khi nền sản suất hàng hóa sơ khai hình thành, nhu cầu xuất hiện ngành nghề kinh doanh tiền tệ cũng ra đời, qua thời gian hình thành nên các tổ chức tín dụng. Cho đến ngày nay xuất hiện nhiều loại hình tổ chức tín dụng với những nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng. Ở nước ta, khoản 1 điều 4 luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định : “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”. Năm 2012 là năm kinh tế đầy biến động với tỷ lệ lạm phát gia tăng, tăng trưởng trì trệ, ảnh hưởng sâu sắc tới các tổ chức tín dụng. Theo đó, nhiều tổ chức tín dụng là ngân hàng lâm vào tình trạng có nguy cơ mất thanh khoản yêu cầu đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi tăng cao. Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế vĩ mô để khắc phục những tình trạng này song vẫn còn nhiều khó khăn trong nền kinh tế. Trong bài tập này, tôi đi sâu phân tích và làm rõ vấn đề : “Xác định quyền năng nhận tiền gửi. thực trạng và hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng và đề xuất ý kiến về quy định hiện hành về quyền năng này trên cơ sở thực tiễn huy động tiền gửi từ năm 2012 trở lại đây.” NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tiền gửi a. Khái niệm Khoản 9 điều 20 luật các TCTD 1997 có đưa ra định nghĩa về “tiền gửi” như sau : “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn 3 trả cho người gửi tiền.” Bên cạnh đó, khoản 1 điều 2 nghị định 70/2000/NĐ-CP về việc giữa bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửa của khách hàng cũng nêu khái niệm : “Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (kể cả tiền gửi tiết kiệm) và các hình thức tiền gửi khác”. Mặc dù khái niệm “tiền gửi” được định nghĩa ở 2 văn bản luật khác nhau nhưng khái niệm này thực chất vẫn mang tính chất liệt kê, chưa nêu rõ được bản chất. Đến luật TCTD 2010 cũng chưa đưa ra được một định nghĩa về tiền gửi. b. Các loại tiền gửi * Tiền gửi không kỳ hạn : là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào tổ chức tín dụng để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền đang chờ thanh toán, không phải là tiền mà khách hàng để dành nên họ có thể rút ra để sử dụng hoặc thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Với loại tiền gửi này, người gửi tiền có thể là tổ chức cá nhân. Mục đích gửi tiền là để giữ hộ hoặc để chờ thanh toán. Người gửi tiền có thể rút tiền hoặc sử dụng bất kỳ lúc nào mình muốn. Loại tiền gửi này có thể được hưởng lãi thấp hoặc không được hưởng lãi, lãi suất hiện nay là 2%/ 1 năm. Ngoài ra, người gửi tiền có thể sử dụng các phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt để chi trả như séc, ủy nhiệm chi và các lệnh chi khác. * Tiền gửi có kỳ hạn : là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thỏa thuận với tổ chức tín dụng về thời gian rút tiền Với loại tiền gửi này, người gửi cũng có thể là tổ chức, cá nhân. Lãi suất của tiền gửi có kì hạn rất cao. * Tiền gửi tiết kiệm : là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân, được gửi vào tổ chức tín dụng để quản lý hộ, cất giữ hộ để hưởng lãi theo định kỳ. Có 2 loại tiền gửi tiết kiệm : - tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : gần giống tiền gửi không kỳ hạn, chỉ khác : 4 Người gửi là cá nhân và người gửi tiền không được sử dụng các phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt để chi trả tiền trong tài khoản. - tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : giống như tiền gửi có kỳ hạn, chỉ khác ở chủ thể gửi tiền là cá nhân 2. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi Đây là 1 hình thức huy động vốn chủ yếu của tổ chức tín dụng, và đó là hình thức huy động vốn đặc trưng đặc thù mà chỉ tổ chức tín dụng mới có hình thức này. Hoạt động “nhận tiền gửi” được quy định tại khoản 3 điều 4 luật các TCTD, theo đó : “nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. So với luật TCTD 1997, luật TCTD 2010 có thêm các hình thức nhận tiền gửi là : “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu”. 3. Ý nghĩa của việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi Việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Cụ thể : Thứ nhất, hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, giúp TCTD sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thanh khoản. Đồng thời qua đó nhà nước quản lý hiệu quả các hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đơn cử như việc các tổ chức tín dụng khi huy động vốn bằng nhận tiền gửi không kỳ hạn thì không thể sử dụng số vốn này để cho vay trung và dài hạn được mà phải sử dụng theo một tỷ lệ nhất định do ngân hàng nhà nước quy định. Bên cạnh đó, quy định loại tiền gửi nhằm xác lập dự trữ bắt buộc tăng khả năng thanh toán của các TCTD. Ngoài ra, việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi giúp người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp với 5 khả năng nguồn vốn, mục đích và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền quy định mức lãi suất gửi tiền … II. QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1. Các loại tiền gửi mà các TCTD được phép huy động Tại khoản 9 điều 20 luật các TCTD 2003 có giải thích về khái niệm tiền gửi : “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”. Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể về từng loại tiền gửi trên. Việc quy định đó do các TCTD tự xác định lấy bằng nghiệp vụ của mình để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tổ chức mình. Việc pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này gây ra khá nhiều bất cập trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên như cách tính lãi suất tiền gửi, thời hạn gửi tiền… Điều 92 luật các TCTD 2003 cũng quy định : “1. Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn theo quy định của luật này và quy định của Ngân hàng nhà nước. 2. Căn cứ luật này và luật Chứng khoán, Chính phủ quy định việc phát hành trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn của tổ chức tín dụng”. Ngoài ra điều 1 quyết định 432/2000/QĐ-NHNN về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của tổ chức tín dụng quy định : “Cho phép các tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của dân cư theo các quy định tại Quyết định này nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn bằng vàng, bằng tiền để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.” 6 2. Giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với từng loại hình TCTD Các tổ chức tín dụng đều có quyền huy động vốn song về phạm vi trong quá trình huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác nhau là khác nhau. Pháp luật hiện hành quy định như sau : • Với tổ chức tín dụng là ngân hàng : Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Khoản 1, 2 điều 98 quy định về các hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại, bao gồm : “1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.” Ngoài ra, quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước cũng ban hành rõ quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Theo đó, về đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm : “1. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 2. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú.” ( điều 3 ). Về phạm vi tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau ( khoản 1, điều 4 ). • Với tổ chức tín dụng phi ngân hàng : Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ 7 thanh toán qua tài khoản của khách hàng 1 . Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Theo điều 108 luật các tổ chức tín dụng 2010, công ty tài chính được thực hiện quyền nhận tiền gửi dưới những hình thức sau : “a) Nhận tiền gửi của tổ chức; b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;” Tương tự, công ty cho thuê tài chính được thực hiện quyền : “1. Nhận tiền gửi của tổ chức. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.” ( điều 112 ) Theo luật TCTD 2010, phạm vi quyền nhận tiền gửi của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính bị hạn chế so với phạm vi quyền nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại. Theo đó, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi từ tổ chức mà không được nhận tiền gửi từ các đối tượng là các cá nhân. Bên cạnh đó, phạm vi huy động vốn của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cũng bị thu hẹp hơn, chỉ nằm trong khuôn khổ của “tổ chức”, còn phạm vi huy động vốn của ngân hàng thương mại rộng hơn, trong khuôn khổ “trong và ngoài nước”. Việc pháp luật quy định hạn chế về đối tượng của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là tiêu chí nhằm phân biệt rõ ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng qua hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân, nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. • Qũy tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã Khoản 1 điều 118 luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động nhân tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, quỹ tín dụng nhân dân được “Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây : a) nhân tiền gửi của thành viên, b) nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Dựa theo mục tiêu của quỹ 1 Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, đại học Luật Hà Nội, NXB công an nhân dân, năm 2012, tr. 15 8 tín dụng nhân dân chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển. Vởi vậy nên đối tượng và phạm vi cho vay của quỹ tín dụng nhân dân hẹp hơn so với ngân hàng thương mại, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Cụ thể, đối tượng ở đây là “ thành viên”, nếu không phải là thành viên thì phải theo quy định của Ngân hàng nhà nước, và chỉ được nhân tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Bên cạnh đấy, quỹ tín dụng nhân dân không được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu trái phiếu để huy động vốn như ngân hàng thương mại và công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Các quỹ tín dụng nhân dân hợp thành ngân hàng hợp tác xã. Theo quy định tại điều 117 luật tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động của ngân hàng hợp tác xã. Theo đó ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác giống như ngân hàng thương mại nhưng sau khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Hiện tại chưa có ngân hàng hợp tác xã nào đí vào hoạt động. • Tổ chức tài chính vi mô Khoảng 1 Điều 19 luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về huy động vốn bằng nhân tiền gửi của tổ chức tài chính vi mô. Theo đó, Tổ chức tài chính vi mô được nhân tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức : a) Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô; b) Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán’’. Hiện tại ở Việt nam chỉ có duy nhất một tổ chức tài chính vi mô “Tình thương”(TYM) trực thuộc hội liên hiệp phụ nữ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ nghèo thông qua hỗ trợ tín dụng và tiết kiệm, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 9 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động tương tự như hoạt động của ngân hàng thương mại, trừ các hoạt động góp vốn, mua cổ phần. Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung ứng một số dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế cho khách hàng tại Việt nam theo quy định về pháp luật về ngoại hối. Như vậy, với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối mới được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân. Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước cũng cũng ban hành rõ quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Theo đó, “việc nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối” ( khoản 5 điều 4 ) 2. Trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi Trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi được quy định chung tại điều 10 luật các tổ chức tín dụng 2010. Theo đó, các nghĩa vụ mà TCTD phải thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền như sau : - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh; - Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu, hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. - Phải đảm bảo bí mật số dư tiền gửi cho khách hàng, từ chối việc điều tra, phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi, trừ những trường hợp mà pháp luật quy định. - Phải thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi 10 [...]... nhánh ngân hàng nước ngoài Theo đó, các ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển tiền gửi liên ngân hàng được xác định lại thành tiền vay liên ngân hàng Những ngân hàng trước nay đi gửi sẽ chuyển thành người cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng Điều này giảm thiểu rủi ro khá lớn cho ngân hàng Ví dụ như ngân hàng A gửi tiền vào liên ngân hàng và ngân. .. KHẢO * Ebook - Luật ngân hàng nhà nước 2010 - Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Luật bảo hiểm tiền gửi - Giáo trình luật ngân hàng, trường đại học Luật Hà Nội, NXB công an nhân dân 2012 - Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam số 432/2000/QĐ-NHNN về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của các TCTD - Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước... chung và ngành ngân hàng nói riêng Ngân hàng được xem là trái tim của nền kinh tế Ngân hàng có vững mạnh thì kinh tế mới phát triển Hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi lại được xem là hoạt động mang tính chất nòng cốt để duy trì và phát triển các hoạt động ngân hàng giúp ích cho các mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước Song trong năm 2012, tình trạng nợ xấu của hàng loạt ngân hàng đã khiến... việc trích lập sẽ dẫn đến việc lợi nhuận cả các ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể, có thể lên đến hàng chục tỷ đổng c Lãi suất Chính việc siết chặt thị trường liên ngân hàng kể từ đầu tháng 9/2012 đã buộc các ngân hàng phải tăng huy động vốn ở thị trường dân cư và tổ chức kinh tế nhằm đảm bảo được thanh khoản, nhất là đối với ngân hàng nhỏ Bởi vậy, các ngân hàng đồng loại tăng lãi suất, tính đến cuối năm... gửi tại ngân hàng nhà nước một số tiền gửi được xác định đối với từng loại TCTD Cũng theo Điều 14 Luật ngân hàng nhà nước: “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 2 Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 3 Ngân hàng Nhà... thấy tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng vào năm 2012 Nhiều thông tin xấu về khả năng mất thanh khoản của các ngân hàng đã gây ra việc người dân ồ ạt đến rút tiền, gây rủi ro cho nhiều ngân hàng và ảnh hưởng đến việc lưu thông tiền lệ trong nền kinh tế Hàng loạt ngân hàng rơi vào tình trạng này như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) xuất phát từ thông tin xấu từ việc nguyên tổng giám đốc Nguyễn Đức Kiên ( Bầu Kiên... mấy khả quan Đến đầu năm 2013, ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 08/2013/TTNHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhanh ngân hàng nước ngoài : Điều 1 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân bao... 12,5 – 13%/năm Việc tăng lãi suất của ngân hàng nhằm khuyết khích người dân gửi tiền vào để tăng khả năng thanh khoản Mặc dù các ngân hàng đồng loại tăng lãi suất để khuyết khích người dân gửi tiền, song một thực tế cho thấy khoản lãi suất ngân hàng vẫn không phù đắp được mức chênh lệch của đồng tiền khi bị mất giá do lạm phát gây nên Nên thay vì gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất ưu đãi, người dân... quy định tại điều 131 Luật các TCTD thì TCTD chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động) Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, NHNN đã quy định cụ thể hơn về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong các hoạt động ngân hàng của các TCTD theo... dụ như ngân hàng A gửi tiền vào liên ngân hàngngân hàng B vay lại khoản tiền ấy từ liên ngân hàng Như vậy, doanh nghiệp A sẽ khó có thể 13 kiểm soát được rủi ro của khoản vay đó dễ dẫn đến hai trường hợp Thứ nhất là nguy cơ nợ xấu Thứ hai là tránh được kiểu sở hữu chéo lẫn nhau giữa các ngân hàng thông qua việc vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng Thời hạn cho vay trong thông tư cũng thay đổi nhằm . loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác thiểu rủi ro khá lớn cho ngân hàng. Ví dụ như ngân hàng A gửi tiền vào liên ngân hàng và ngân hàng B vay lại khoản tiền ấy từ liên ngân hàng. Như vậy, doanh

Ngày đăng: 18/02/2014, 19:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w