Giáo án sử 9: Phong trào nông dân yên thế
Trang 1Tuần 25 Ngày soạn: 12.2.2011
Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO
MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức HS cần nắm
-Nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế
-Những đặc điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần
Vương
2 Tư tưởng Giáo dục cho HS
-Lòng biết ơn những anh hùng dân tộc
-Học tập tinh thần chiến đấu của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế
3 Kĩ năng
-Sử dụng bản đồ, tư liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử
II CHUẨN BỊ
1.GV: Giáo án, SGK, máy chiếu, laptop, tranh ảnh, tài liệu liên quan, bản đồ hành chính Việt Nam thế
kỉ XIX, lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.
2.HS: Bảng cá nhân, sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Yên Thế
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 Bài cũ
-Trình bày diễn biến khởi nghĩa Ba Đình?
-Điểm giống nhau và khác giữa khởi nghĩa Ba Đình và Bãi Sậy?
-Ý nghĩa của phong trào Cần Vương?
2 Giới thiệu bài mới Cùng với phong trào Cân vương, phong trào tự vệ vũ trang của nhân dân ta
cuối thế kỉ XIX đã gây cho thực dân Pháp không ít khó khăn, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và phong trào của đồng bào dân tộc miền núi Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
3 Dạy – học bài mới
Hoạt động của thầy và tro Nội dung kiến thức cần đạt
-GV giới thiệu phim -> HS quan sát
H:Vì sao lại bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
-HS trả lời -> GV chốt, ghi bảng
I.KHỞI NGHĨA YÊN THẾ 1884 – 1913 1.Nguyên nhân
-Kinh tế nông nghiệp sa sút, nông dân đói khổ, phiêu tán
-Pháp xâm lược, Yên Thế là mục tiêu bình định -> đánh pháp để giữ đất, làng
Trang 2-GV giới thiệu lược đồ phong trào nông dân Yên Thế
H:Vì sao nghĩa quân lại chọn Yên Thế làm căn cứ?
+ Khí hậu khác nghiệt.Thông với nhiều tỉnh ở vùng rừng núi Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Tam Đảo rất thuận tiện cho nghĩa quân, phía
trước là vùng đồng bằng rộng lớn Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh,
Hà Nội…,
H:Em nhận xét ntn về căn cứ Yên Thế?
-HS trả lời – GV chốt
H:Với địa thế đó thì thuận lợi gì cho cách đánh của
nghĩa quân?
-HS trả lời -> GV nhận xét, chốt: Lợi dụng địa hình, địa
vật để đánh du kích, vận động
H:Em biết gì về Hoàng Hoa Thám?
-GV giới thiệu về Hoàng Hoa Thám
Chuyển ý: Cuộc khởi nghĩa diễn ra ntn?
H: Cuộc khởi nghĩa qua mấy giai đoạn?
-HS nêu trong SGK (3 giai đoạn) Mỗi giai đoạn diễn ra
như thế nào chúng ta lần lượt tìm hiểu.
H:Trong giai đoạn thứ nhất khởi nghĩa diễn ra ntn?
-HS nêu sgk
-GV dùng lược đồ tường thuật: Như: Đề Nắm, Bá Phức, Đề
Chung… , (chiếu ngọn lửa xung quanh Yên Thế)
H:Điều gì xảy ra khi hoạt động không liên kết?
-HS trả lời -> GV chốt: Dễ bị pháp bẽ gãy (đoàn kết thì sống, chia
rẽ thì chết), Pháp nhiều lần tấn công lên Yên Thế -> 4.1892 Đề Nắm
hi sinh giao lại toàn quyền cho Đề Thám
-Trong hoàn cảnh như vậy Đề Thám đã liên kết các toán nghĩa binh
lại đoàn kết chống Pháp
Chuyển ý: Dưới sự lãnh đạo của Đề Thám nghĩa quân
Yên Thế chiến đấu như thế nào để giữ đất, giữ làng (giai
đoạn 2)
H:Diễn biến của giai đoạn thứ 2 cuộc khởi nghĩa ntn?
-GV tường thuật: Để tiêu diệt nghĩa quân, Pháp tăng cường lực
lượng tân công lên Yên Thế, dùng tên việt gian Lê Hoan để dụ dỗ,
mua chuộc, ám sát thủ lĩnh Yên Thế -> đều thất bại (Hố Chuối, Cao
Thượng, Đồng Hom)
-9.1894 nghĩa quân phối hợp với công nhân đường sắt Hà Nội –
2.Diễn biến.
a Giai đoạn: 1884 – 1892
-Chưa có sự chỉ huy thống nhất, lãnh tụ là
Đề Nắm
b Giai đoạn: 1893 – 1908
Vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám
Trang 3Lạng Sơn bắt sống tên Sét – nay (một tên điền chủ khét tiếng)
-Pháp bỏ tiền chuộc tên Set – nay (15.000 đ), rút khỏi
Yên Thế và trả cho nghĩa quân 4 tổng: : Nhã Nam, Mục Sơn,
Yên Lễ, Hữu Thượng (chiếu 4 tổng)
H:Trong thời gian hòa hoãn Pháp có âm mưu gì?
-Pháp: ráo riết lập đồn bốt, mở đường bao quanh căn cứ (chiếu
tranh ảnh đồn bốt của Pháp ở Yên Thế) đồng thời cho người vào dụ
dỗ,mua chuộc Mở cuộc tấn công trở lại -> Lực lượng Đề Thám suy
yếu
H: Để bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài với
Pháp HHT đã làm gì?
-Ta:… (Chiếu đồn Phồn Xương )
Trong suốt 11 năm hòa hoãn tinh thần nghĩa quân không nao núng
trước những cám dỗ và vũ lực của Pháp Tiếng vang của Yên Thế đã
thu hút các nhà yêu nước đến với Yên Thế (chiếu ảnh ……)
-Thảo luận cặp: Vì sao Pháp lại 2 lần chấp nhận hòa
hoãn với Đề Thám?
-Pháp tấn công nhiếu lần, LL
hao mòn
-Tương quan LL giữa nghĩa
quân và Pháp chênh lệch
-Bắt được tên điền chủ Sét-nay
-Chuẩn bị mọi mặt để chiến
đấu lâu dài với Pháp
-Tấn công nhiếu -> không thắng, LL lại hao mòn
-Dụ dỗ, mua chuộc các thủ lĩnh -Chuộc tên Sét - nay
-Xd hệ thống đồn bốt xung quanh Yên Thế bao vây
-Thời gian hòa hoãn chưa kết thúc đầu 1909 Pháp tấn công Yên Thế
Chuyển ý: Vì sao đầu năm 1909 pháp lại tấn công lên
Yên Thế? (Giai đoạn 3)
H:Tại sao Pháp tấn công Yên Thế?
-HS trả lời -> GV nhận xét, bổ sung, chốt.
-Tháng 1 năm 1909, khoảng 15.000 Pháp và ngụy ồ ạt tấn công vào
căn cứ Yên Thế Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui về
Phúc Yên – Vĩnh Yên - Bắc Ninh – Tam Đảo, Thái Nguyên, trên
đường di chuyển vẫn tổ chức chiến đấu gây cho pháp nhiều tổn thất
Cuối 1909 hầu hết các tướng lĩnh bị hi sinh hoặc rơi vào tay giặc,
Đề Thám phải rút vào vùng rừng núi Yên Thế tiếp tục chống Pháp
Ngày 10 tháng 2 năm 1913 do tay sai chỉ đường Đề Thám bị sát hại
tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 KM Để uy hiếp tinh thần đấu tranh
của nhân dân Pháp chặt đầu của Đề Thám cùng thuộc hạ bêu ở Nhã
Nam, Bắc Ninh Hành động của Pháp như lửa đổ thêm dầu -> Phong
c.Giai đoạn 3: 1909 – 1913
-Đầu 1909 Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế
-Lực lượng nghĩa quân hao mòn -10.02.1913 Đề Thám hi sinh -> phong trào tan rã
Trang 4trào kháng vẫn tiếp tục phát triễn mạnh mẽ các em sẽ học bài sau.
THẢO LUẬN NHÓM ( 2 phút): Em nhận xét gì về
cuộc khởi nghĩa Yên Thế (thời gian, quy mô, thành
phần, tính chất)?
Thời gian Dài nhất (gần 30 năm)
Quy mô Diễn ra địa bàn tương đối rộng
Thành phần Nông dân
Tính chất Tính dân tộc, nhân dân sâu sắc
H:Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại?
-HS trả lời -> GV chốt, ghi bảng: Chỉ lôi kéo một bộ phận
nông dân, phong trào Cần Vương tan rã, Pháp tập trung lực lượng để
đàn áp, dụ dỗ, mua chuộc các thủ lĩnh nghĩa quân, bao vây chặn
đường tiếp viện, không có giai cấp tiến tiến lãnh đạo, lực lượng hao
mòn, bị cô lập, lưc lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, bó hẹp trong địa
bàn địa phương
H:Tuy thất bại song có ý nghĩa ntn?
-HS trả lời -> GV chốt, nhận xét, ghi bảng
-GV tích hợp tư tưởng HCM: Cũng vì vậy mà khi đánh giá
các phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX, trước khi xuất
dương tìm đường cứu nước mới, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành
(sau này là Bác Hồ, là Hồ Chí Minh) đã nhận định rằng: phong
trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn mang
“cốt cách phong kiến” và chính vì hạn chế đó, đặt trong bối cảnh
Việt Nam lúc đó, phong trào khởi nghĩa không thể không thất bại
trước sức tấn công dồn dập và ác liệt của kẻ thù là thực dân Pháp
đang ở trong thế áp đảo.
-Chuyển ý: Cùng với khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX với chính
sách bình định ở vùng trung du và miền núi thì phong trào kháng
chiến của các dân tộc ít người cũng diễn ra mạnh mẽ
-Gv chiếu lược đồ -> HS quan sát
H:Quan sát lược đồ nhận xét về quy mô phong trào
chống Pháp của đồng bào miền núi?
-HS trả lời (Diễn ra hầu khắp cả nước)-> GV chốt
H: Hãy kể tên các phong trào tiêu biểu?
-HS trả lời -> GV chiếu lược đồ
-GV liên hệ ở TN: Lâm Đồng phong trào của Trương Quyền có
sự liên kết với các dân tộc ở Nam Cát Tiên, Đạ Tẻ… phong trào Mụ
Cọ ở Di Linh, đồng bào Mạ ở Bảo Lộc…
H: Nhận xét gì về phong trào chống Pháp của đồng
3.Nguyên nhân thất bại: Pháp còn mạnh,
cấu kết với PK Nghĩa quân lực lượng mỏng, yếu, cách tổ chức, lãnh đạo yếu
4.Ý nghĩa của phong trào Yên Thế.
-Thể hiện tinh thần chống Pháp của giai cấp nông dân
-Góp phần làm chậm quá trình xâm lược của Pháp
II.PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA BÀO MIỀN NÚI
1.Quy mô: Khắp Nam Kì, trung Kì, Tây
Nguyên, Tây Bắc
Trang 5bào miên núi?
-Số lượng nhiều, nhiều dân tộc tham gia, phạm vi cả nước
-Lãnh đạo các tù trưởng dân tộc
-Hình thức đấu tranh : vũ trang
H: Vì sao Pháp lại đưa quân tấn công vùng trung du,
miền núi?
-Có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu
H: Phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc
miền núi có đặc điểm và tác dụng?
-HS trả lời -> Gv nhận xét, ghi bảng
*Sơ kết: Trong phong trào chống Pháp của nhân dân ta
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào chống Pháp
của nông dân Yên Thế được xem là nổi bật nhất, làm cho
Pháp khốn đốn suốt gần 30 năm.
2 Đặc điểm: Nổ ra muộn, bền bỉ và kéo dài 3.Tác dụng: Trực tiếp góp phần làm chậm
quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp
4 Củng cố
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
Địa bàn hoạt động Yên Thế -Bắc Giang Rộng (Thanh – Nghệ - Tĩnh – Quảng
Bình – Quảng Trị )
-Quyết liệt nhất, ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp đến xâm lược đến đầu thế kỉ XX
-Không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần Vương, mà là phong trào đấu tranh tự phát của người dân để
tự vệ bảo vệ quyền lợi thiết thực của mình để giữ đất, làng
H: Để tưởng nhớ công lao của HHT nhân dân ta đã làm gì?
-HS trả lời -> GV: chiếu hình ảnh về các lễ hội ở Bắc Giang
5 Dặn do
-Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị nội dung bài Lịch sử địa phương Lâm Đồng
-Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các bài học.