Nghiên cứu Gia đình và Giới Số 1 - 2008 Một vài xu hướng của văn học nữ thế kỉ XX tại Pháp
Nguyễn Giáng Hương
Đại học sư phạm - khoa học xã hội và nhân văn Lyon - Pháp
Tóm tắt: Sự xuất hiện của dòng văn học của các tác giả nữ là một trong những biểu hiện của sự vươn lên và khẳng định vị trí của phụ nữ trên văn đàn Pháp Trong bối cảnh mà định kiến xã hội đối với các hoạt động văn học nghệ thuật của phụ nữ là phổ biến thì bản thân các tác giả nữ và những vấn để mà họ quan tâm là biểu hiện sinh động của cuộc tranh luận về vấn đề nữ quyền Dựa trên việc phân tích nội dung tác phẩm của một số tác giả nữ tiêu biểu của văn học Pháp thế kỷ XX, tác giả trình bày một số xu hướng, luận điểm về vấn đề phụ nữ, về quyền bình đẳng nam nữ và đấu tranh giải phóng phụ nữ Với những quan điểm và cách lý giải khác
nhau, những tác phẩm này là biểu hiện sinh động và cụ thể
của một số trường phải nữ quyển, được trình bày dưới nhiều hình thức, bao gồm cả chính luận và sáng tác văn học, trong đó có tác phẩm Giới thứ hai của Simone de Beauvoir (1908-
1986) và một số tác phẩm khác
Từ khóa: Văn học nữ; Nữ quyền
Từ nhiều thế kỉ, phụ nữ sinh ra bị coi là giới thứ hai sau nam giới, sự _ bất bình đẳng nam nữ luôn tồn tại và tiếp diễn Cuộc đấu tranh đòi quyền
- bình đẳng giới cho đến nay vẫn là một cuộc đấu tranh dai dẳng, chứa
đựng bên trong nhiều luồng tư tưởng phức tạp Phụ nữ ở kháp nơi trên thế
Trang 2Nguyễn Giáng Hương 57
khả năng của nữ giới trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh
vực văn chương Phụ nữ viết về phụ nữ: điều này không những khẳng định năng lực sáng tạo của nữ giới mà còn góp phần tác động sâu sắc về mặt nhận thức và tư tưởng - phương diện căn bản của công cuộc đấu tranh
bình đẳng giới Từ góc nhìn văn chương, cuối thé ki XIX dau thé ki XX đánh dấu sự lên ngôi của phụ nữ trong các sáng tác nghệ thuật Cũng lúc
này, những quan điểm ấu trĩ về văn học nữ như một sự thoái hoá của nền văn học lớn của đàn ông bị lung lay Mảng văn học nữ được nhắc đến từ nhiều thập niên trước, đặc biệt được chú ý đến trong nhiều năm gần đây
ở các hội thảo, các công trình khoa học và là đối tượng nghiên cứu của
các khoa ngành trong các trường đại học tại Pháp và trên thế giới Bài viết giới thiệu một số quan điểm và khuynh hướng của các nữ tác giả Pháp thế kỷ XX về vấn dé phụ nữ, được tiếp cận từ góc độ văn học
- Về văn học nữ
Văn học nữ hiển nhiên được định nghĩa như một mảng văn học do phụ nữ viết Bên cạnh đó, khái niệm này cũng mang theo những hàm nghĩa riêng của nó Khi nói tới văn học nữ là nói tới một loại văn học bị chê bai, đả kích Là thứ văn học đối lập với nền văn học lớn của nam giới Đứng trên phương diện này, hai khái niệm “phụ nữ” va “nha van” được xem như hai khái niệm không thể đi đôi với nhau, tức là: là phụ nữ
thì không thể là nhà văn và một nhà văn thì không thể là một phụ nữ
Nhưng ngược lại kể từ thập kỉ 60, thuật ngỡ “văn học nữ” cũng trở thành
một biểu hiện phản kháng của người phụ nữ trong lĩnh vực văn chương
nói riêng và trong xã hội nói chung Ở thời kì này, những đặc trưng và cách thức sáng tạo nghệ thuật của người phụ nữ đặc biệt được quan tâm và nhấn mạnh
Văn học nữ không phải là một thể loại văn học, xếp ngang hàng với
thể loại thơ, tiểu thuyết hay kịch vì nó bao trùm tất cả những thứ đó Hay nói cách khác, cũng giống như nam giới, các nữ nhà vãn viết ở mọi
thể loại: thơ, kịch, tùy bút, tiểu thuyết, truyện ngắn Mặt khác, cũng
không thể coi đây là một đòng văn học như dòng văn học hiện thực, đồng văn học hiện sinh vì một đòng văn học gắn với một thời kì lịch sử
nhất định Trong khi đó, văn học nữ tồn tại và phát triển xuyên suốt
Trang 358 Nghiên cứu Gia đình và Giới Quyển 18, số 4, tr 56-B7
Sévigné: thế kỉ XVIII với Manon Roland; thế kỉ XiX với quý bà de Sta “1, Desbords Valmore, nữ bá tước de Ségur, Flora Tristan; thế kỉ XX với Colette, Simone de Beauvoir, Marguerite Duras, Héléne Cixous.v.v 6
những thế kỉ trước, các nữ văn sĩ chủ yếu thuộc tầng lớp quý tộc hay tư sản Chỉ từ sau bộ luật Ferry (1881) về miễn phí giảng dạy ở bậc tiểu
học, văn chương mới bắt đầu mở rộng đến những tầng lớp xã hội khác Tuy nhiên, cũng như trong các lĩnh vực xã hội khác, phụ nữ trong hoạt động sáng tạo văn chương luôn bị coi nhẹ nếu không muốn nói là bị lên
án, chế giễu Văn học nữ bị đánh giá như một sự suy đồi của cả một nền văn học Pháp vốn được coi là một nên văn học đồ sộ và tiêu biểu của
châu Âu Người ta lo sợ rằng sự tham gia của người phụ nữ vào lĩnh vực: văn chương sẽ làm mất đi giá trị chung của những người cầm bút và sự
mất giá này rồi sẽ lây lan đến những ngành khác Những nữ nhà văn được ám chỉ bằng từ “bas-bleu” có nghĩa là “nữ văn sĩ rờm”” Theo cuốn
Những nữ nhà văn của ching ta (Jean de Bonnefon, Emile Faguet, ttr tước de Broc, Paul Flat - 1809), phái nữ viết văn là trái với quy luật, trái
với tự nhiên và là mầm mống của sự thoái hoá trong xã hội và trong văn
đàn Baudelaire khi nói về George Sand viết rằng: “Người đàn bà Sand là một kẻ trung thực vô đạo đức Bà ta luôn luôn giáo huấn đạo đức
Nhưng những điều bà ta làm trước kia toàn là phi đạo đức Hơn nữa bà
ta chưa bao giờ là một người nghệ sĩ Bà ta có phong cách viết trôi chảy, của giới tư sản Bà ta ngu ngốc, bà ta thô kệch, bà ta ba hoa”; bà ta “có
đạo đức” trong những tư tưởng đạo đức, lý hiận của bà sâu sắc và tình cảm của bà ta chỉ tỉnh tế như là một bà giữ cửa hay như những cô gái
bao [ ] Nếu có một vài người đàn ông phải lòng cái hố tiêu này, thì
đây đúng là một minh chứng cho sự xuống cấp của nam giới thế kỉ này” điái tim ở trần, 1887)
Vẻ vấn đề sáng tác, đàn ông được xem như độc quyền về tri thức, lý
trí, Những tác phẩm của họ mang tầm vóc của cả một thời đại và có giá trị vĩnh hằng Trong khi đó, người phụ nữ dù là viết nhưng chỉ giới hạn
chủ yếu trong một số thể loại nhất định như tự truyện, tiểu thuyết tình
cảm, giáo dục Khuynh hướng tình cảm là khuyết điểm lớn nhất trong
những tác phẩm của họ Khuynh hướng này ngăn cản mọi dụng ý về tư tưởng và nghệ thuật, khiến cho các tác phẩm của phụ nữ phần nhiều
mang tính ngây thơ, tự phát Mặt khác, những nhà văn nữ thường không
tránh khỏi chủ đề về tình dục, giới tính Họ dường như viết để quyến rũ
chứ không phải vì bất kì một dự định văn học lớn lao nào Về luận điểm
Trang 4Nguyễn Giáng Hương 59 tài năng khi nghe theo những cảm xúc cá nhân, có thể viết chúng ra nhưng rất hiếm khi có khả năng viết nên một cuốn sách vượt ra ngoài những tình cảm ấy” (Tác phẩm và con người, 1887) Nhìn chung, sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động sáng tác văn chương là một hiện
tượng quái gở bởi quan niệm người phụ nữ chỉ có chức năng duy nhất là làm vợ làm mẹ luôn là một định đề cơ bản Tuy nhiên đến cuối thế kỉ
XIX, càng bài xích phụ nữ bao nhiêu thì phong trào giải phóng phụ nữ
càng lớn bấy nhiêu, trong đó phải kể đến những gương mặt tiêu biển như
Marguerite Durand, Hubertine Auclert, Jeanne Denoir Những thành kiến, những quan niệm về người phụ nữ và đạo đức, vị trí xã hội của họ được đưa ra tranh cãi Vào thế kỉ XX, các phong trào phụ nữ càng phát
triển mạnh mẽ và có nhiều thành công đáng kể Văn học nữ vì vậy cũng
thay đổi vượt bậc và là một vũ khí quan trọng của chủ nghĩa phụ nữ luận (le féminisme) Nhiều tác phẩm ra đời vừa mang tính văn học lại vừa mang tính xã hội, có giá trị khoa học cao và trở thành kim chỉ nam cho
các hoạt động nữ quyền tại Pháp và trên thế giới
2 Văn học nữ thế kỉ XX
Phong trào phụ nữ tại Pháp bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ thứ XV nhưng
phải thực sự đến thế kỉ XX mới có những thắng lợi đáng kể, đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của nữ giới Nếu như năm 1850, luật Falloux được thông qua bắt
buộc những tỉnh trên 500 dân phải mở trường tiểu học cho học sinh nữ
thì đến năm 1925, học sinh nam và nữ được hưởng cùng một chế độ và nội dung giáo dục như nhau Năm 1907, phụ nữ có quyền tự do sử dụng tiền lương của mình Và đặc biệt vào năm 1944, trước làn sóng đấu tranh biểu tình của phụ nữ tại Pháp và trên toàn châu Âu, chính phủ Pháp đã thông qua việc phụ nữ cũng có quyền và nghĩa vụ bầu cử như nam giới Tuy nhiên, thực tế cho thấy phải đến năm 2000 phụ nữ mới thực sự có vị trí tương đối ngang hàng với đàn ông trong các hoạt động chính trị
Bởi nếu như đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ về mặt pháp lý đã
khó thì công cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng lại càng khó khăn dai dẳng
hơn Chính vì vậy, từ sau chiến tranh thế giới thứ II và việc thông qua
Trang 560 Nghiên cứu Gia định và Giới Quyển 18, số 4, tr 56-67
Xu hướng trung hoà
Năm 1949, tác phẩm Giới thứ hai của Beauvoir ra mắt công chúng
như một quả bom phát nổ Simone de Beauvoir (1908-1986) là một nhà
lý luận của chủ nghĩa nữ quyên, mội nhà văn nữ tiêu biểu của thế kỉ XX Tác phẩm Giới thứ hai được coi là tác phẩm lý luận dẫn đường cho phong trào phụ nữ hiện đại Lần đầu tiên những vấn đề về cơ thể, sinh
lý, những cụm từ như “dữ liệu sinh học”, “đồng tính” được nhắc đến đã
gây nên một cú sốc trong công chúng và giới báo chí nhất là khi bộ môn
giáo dục giới tính vẫn còn chưa được biết đến Đây là một công trình mang tính khoa học, xã hội và lịch sử xoay quanh nhận định: “Thế giới này luôn luôn thuộc về phái manfi” Những cơ sở vật chất và tư tưởng
dựa trên đó duy trì sự thống trị về mặt xã hội của đàn ông đối với phụ
nữ đã được đưa ra phân tích Trước tiên, bà mổ xẻ những dữ liệu sinh học
để cho thấy sự khác biết giữa con cái và con đực trong tự nhiên và những thiệt thòi của con cái so với con đực cùng loại Tương tự như vậy, ở loài
người phụ nữ sinh ra nhỏ bé yếu đuối hơn đàn ông, vì vậy nam giới có
vị trí cao hơn trước hết vì họ có sức mạnh Bà khẳng định rằng: “Mọi lịch sử của phụ nữ đều do đàn ông tạo nên [ ] ngay từ đầu với sức
mạnh về thể chất họ cũng có luôn uy thế về tỉnh thần, họ đã tạo ra những
giá trị, những tập quán, những tôn giáo; và không bao giờ người phụ nữ
cãi lại đế chế đó” Để chứng minh điều đó, Beauvoir đã tổng kết điều
kiện sống về mọi mặt kể cả đời sống tâm lý, tình cảm của người phụ nữ qua từng thời kì lịch sử từ thời cổ đại đến hiện đại, đưa ra nên tảng lịch
sử xã hội hình thành một người phụ nữ: những xuyên tạc, áp bức đối với :
trẻ em gái, quan niệm về hôn nhân và sự phục tùng, về thiên chức làm
mẹ Lo
Beauvoir két luận rằng vấn đề bất bình đẳng nam nữ không do tự
nhiên quyết định mà là một vấn đẻ về văn hoá: “Cuối cùng một xã hội không phải là một loài: [ ] Không phải với cơ thể sinh học, mà với cơ thể sinh học gắn chặt với những điều cấm kị, những luật lệ mà chủ thể
ý thức về bản thân và tự hoàn thiện: chính dựa trên những giá trị mà cá nhân nâng cao phẩm cách “Thực tế, người phụ nữ là một thực thể xã hội được cấu thành bởi những đặc trưng vẻ tâm lý, không phải về sinh lý Từ,
đó bà nhận định nếu như bất bình đẳng nam nữ không do tự nhiên quy
định thì việc giải phóng phụ nữ dẫn đến bình đẳng giữa nam và nữ là
hoàn toàn có thể Beauvow phân biệt hai loại nhụ nữ: “phụ nữ bí cưỡng
Trang 660 Nghiên cứu Gia đình và Giới Quyền 18, sd 4, tr 56-67
Xu hướng trung hoà
Năm 1949, tác phẩm Giới thứ hai của Beauvoir ra mắt công chúng
như một quả bom phát nổ Simone de Beauvoir (1908-1986) là một nhà
lý luận của chủ nghĩa nữ quyền, một nhà văn nữ tiêu biểu của thế kỉ XX
Tác phẩm Giới thứ hai được coi là tác phẩm lý luận dẫn đường cho
phong trào phụ nữ hiện đại Lần đầu tiên những vấn để về cơ thể, sinh
lý, những cụm từ như “dữ liệu sinh học”, “đồng tính” được nhắc đến đã
gây nên một cú sốc trong công chúng và giới báo chí nhất là khi bộ môn giáo dục giới tính vẫn còn chưa được biết đến Đây là một công trình
mang tính khoa học, xã hội và lịch sử xoay quanh nhận định: ““Thế giới
này luôn luôn thuộc vẻ phái mạn PP, Những cơ sở vật chất và tư tưởng
dựa trên đó duy trì sự thống trị về mặt xã hội của đàn ông đối với phụ nữ đã được đưa ra phân tích Trước tiên, bà mổ xẻ những dữ liệu sinh học để cho thấy sự khác biết giữa con cái và con đực trong tự nhiên và những
thiệt thồi của con cái so với con đực cùng loại Tương tự như vậy, ở loài người phụ nữ sinh ra nhỏ bé yếu đuối hơn đàn ông, vì vậy nam giới có
vị trí cao hơn trước hết vì họ có sức mạnh Bà khẳng định rằng: “Mọi
lịch sử của phụ nữ đều do đàn ông tạo nên [ ] ngay từ đầu với sức
mạnh về thể chất họ cũng có luôn uy thế vé tinh thần, họ đã tạo ra những giá trị, những tập quán, những tôn giáo; và không bao giờ người phụ nữ
cãi lại đế chế đó” Để chứng minh điều đó, Beauvoir đã tổng kết điều
kiện sống về mọi mặt kể cả đời sống tâm lý, tình cảm của người phụ nữ qua từng thời kì lịch sử từ thời cổ đại đến hiện đại, đưa ra nền tảng lịch
sử xã hội hình thành một người phụ nữ: những xuyên tạc, áp bức đối với trẻ em gái, quan niệm về hôn nhân và sự phục tùng, về thiên chức làm
me me,
Beauvoir két luận rằng vấn để bất bình đẳng nam nữ không do tự
nhiên quyết định mà là một vấn đề về văn hoá: “Cuối cùng một xã hội
không phải là một lồi: [ ] Khơng phải với cơ thể sinh học, mà với cơ
thể sinh học gắn chặt với những điều cấm kị, những luật lệ mà chủ thể
ý thức về bản thân và tự hoàn thiện: chính dựa trên những giá trị mà cá
nhân nâng cao phẩm cách “Thực tế, người phụ nữ là một thực thể xã hội được cấu thành bởi những đặc trưng về tâm lý, không phải về sinh lý Từ
đó bà nhận định nếu như bất bình đẳng nam nữ không do tự nhiên quy
Trang 7Nguyễn Giáng Hương 61 lập khi đi làm: “chính khi đi làm người phụ nữ mới có nhiều khả năng
vượt qua khoảng cách với nam giới; chỉ có công việc mới đảm bảo một
sự tự do cụ thể” Tuy nhiên, hai loại phụ nữ này đù sao vẫn có một đặc
điểm chung là “bị chia đôi giữa mong muốn nghề nghiệp và lo âu về
khuynh hướng giới tính” Bà hướng tới hình mẫu một người “phụ nữ tự đo”, tức là người phụ nữ không bị ép buộc phải hi sinh khuynh hướng phụ nữ của mình để đạt được vị trí cao trong đời sống chính trị xã hội
Điều này chỉ có thể được thực hiện trong một xã hội mà chính nó cũng
được giải phóng, đó là một xã hội không có giai cấp vì vấn đề bất bình
đẳng nam nữ bắt nguồn chính trong lòng một xã hội có giai cấp Theo quan điểm trung hoà về giới, Beauvoir đấu tranh chống'lại mọi
tư tưởng về sự khác biệt giữa nam và nữ Bà cho rằng nhân loại bao gồm
có đàn ông và phụ nữ là như nhau, đó là một sự ngang hàng của tạo hoá
Thực tế cho thấy ngay cả khi có những thay đổi về mặt thiết chế, luật lệ thì người phụ nữ vẫn chỉ “đội lốt đàn ông” nhưng bản thân bên trong vẫn chỉ là giống cái chịu thua kém giống kia Để có sự bình đẳng tuyệt đối,
“họ [phụ nữ] phải thay da đối thịt và giành lấy bộ cánh của chính mình”, tức là “phụ nữ [phải] là một người đàn ông như những người khác” Tuy
nhiên, để đạt tới sự trung hoà về giới này, một số giá trị của người phụ
nữ được đề cao ngang hàng với nam giới nhưng ngược lại những đặc trưng nữ tính cũng sẽ bị phủ nhận Vì vậy, phong trào phụ nữ những năm 70 theo khuynh hướng này bị đánh giá là đã không chú trọng đến những thế mạnh riêng chỉ có ở phái nữ Mặc dù vậy, tác phẩm Giới thứ hai của Simone đe Beauvoir vẫn được đánh giá là một tác phẩm có vai trò quan
trọng Với tác phẩm này, Beauvoir được coi là người phụ nữ trí thức của thời đại, “nữ triết gia đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của đàn ong” (Trang nhất số 20 báo Paris Match) :
Sau đó, bà tiếp tục cuộc đấu tranh với các hoạt động tích cực như việc kí vào Kiến nghị 343 (Kiến nghị in trên tạp chí Pháp Le Nouvel Observateur ngày 5 tháng tư năm 1971) được kí bởi 343 phụ nữ khẳng định họ đã từng phá thai và sản sàng chịu những truy cứu hình sự ngay kể cả hình phạt bỏ tù, tham gia vào phong trào giải phóng phụ nữ, cho
ra mắt trên tạp chí Temps Modernes mục “chủ nghĩa giới tính tầm
thường”
Về mặt văn học, tác phẩm Giới thứ hai trở thành tác phẩm mở đường, cuốn “Kinh thánh” của nhiều thế hệ nhà văn Nó đã có tầm ảnh hưởng
Trang 86® Nghiên cứu Gia đỉnh và Giới Quyển 18, số 1, tr 56-67
mình sáng tác vì Simone de Beauvoir đã là điều này trước đấy Vào thập niên 50 xuất hiện những nữ tiểu thuyết gia tập trung viết về nhu cầu giải
phóng phụ nữ và về những áp bức đối với người phụ nữ Những nhà văn nữ thuộc dòng văn học này có thể chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm Colette Audry, Christine Rochefort, Claire Etcherelli, chịu ảnh
hưởng rất lớn từ Simone de Beauvoir; nhóm thứ hai gồm những người
nhu Benoite Groult, Marie Cardinal, Francoise Mallet Joris, Francoise
d’Eaubonne Nhin chung, dong van hoc nay lên án hình mẫu gia đình truyền thống - bố đi làm, mẹ ở nhà
Trong tác phẩm Những vần thơ gửi tới Sophie của Christiane
Rochefort, nhân vật Céline chán chồng, rời bỏ chồng và tìm hạnh phúc
bên người bạn gái Cuốn tiểu thuyết không những phủ định tính vững
chắc của nền tảng gia đình truyền thống mà còn tôn thờ ý niệm chạy
trốn: người phụ nữ khi chán nản cuộc sống gia đình thì chạy trốn là giải
pháp duy nhất Mặt khác xu hướng này còn đề cao vai trò của trình độ học vấn và việc làm trong quá trình giải phóng của người phụ nữ Lấy
Annie Ernaux 1am vi du: ban than ba dat dén trình độ thạc sĩ văn chương (Agrégée de lettres modernes); tac phdm Vi tri cha bà mô tả việc nghiên cứu học tập giúp người phụ nữ tự giải phóng mình khỏi những gò bó của
nguyên tắc xã hội và đạt tới vị trí một người phụ nữ tri thức như thế nào
Ngoài ra, dòng “văn học giải phóng” còn nêu lên những mong muốn
bình đẳng giới của người phụ nữ cũng như những vấn đề về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản Có thể kể đến, chẳng hạn, tác phẩm Người phụ
nữ mệt nhoài của Beauvoir đi đầu với dự đoán về một sự tìm kiếm chủ nghĩa nữ quyền ngay trong lòng cuộc sống thường nhật, hay Marie
Cardinal đi sâu vào chủ để giáo dục giới tính trong cuốn Những từ để
nói lên điều đó và vấn đẻ phá thai được phân tích trong cuốn Sự kiện của Annie Ernaux
Xu hướng khác biệt
Từ sau những năm 60-70, bên cạnh xu hướng trung hòa, trong văn
học xuất hiện một xu hướng mới là “xu hướng khác biệt” Đây là xu hướng để cao sự khác biệt về giới như một cách để nâng cao giá trị của
người phụ nữ Hai gương mặt tiêu biểu của xu hướng này là Antoinette
Fouque va Héléne Cixous
Antoinette Fouque (1936), nha phan tam hoc, chinh tri gia, nha bién tập được đánh giá là gương mặt tiêu biểu trong phong trào phụ nữ cuối
thế kỉ XX Bà khẳng định khuynh hướng khác biệt của mình với tác
Trang 9Nguyễn Giáng Hương 63 những điều kiện của phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội Tác phẩm trước hết là một định đề về sự tồn tại của hai giới: “Có hai giới Đó là một sự thật mà lịch sử cần phải cơi đó là nguyên tắc t:ứ tư, bên cạnh nguyên tắc tự do, bình đẳng và bác ái, [ ]” Fouque nhấn mạnh rằng phần lớn các
quan điểm triết học đều khẳng định sự khác nhau cơ bản mang tính tự
nhiên giữa nam và nữ Nhân loại gồm hai giới phân biệt trong đó một giới đã bị lãng quên Cũng giống như § de Beauvoir, Fouque cho rằng coi thường phụ nữ là một vấn đẻ lịch sử phổ biến Vị trí thấp kém của người phụ nữ do xã hội quy định, không phải là một quy luật tự nhiên Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Beauvoir và Fouque là ở chỗ theo
Fouque, người ta có thể đạt đến sự bình đẳng bằng cách đưa ra những
khác biệt của phụ nữ so với đàn ông Bà đặc biệt nhấn mạnh đến tính từ “cái” (femelle) để bày tỏ quan điểm tạo hoá ban tặng cho người phụ nữ những thiên chức đặc biệt mà người đàn ông không thể nào có, trong đó
có thiên chức làm mẹ Bà khẳng định: “Cơ thể người mẹ, bộ phận tử
cung là môi trường đầu tiên của một con người Dù sinh ra là con gái hay con trai thì người đàn bà vẫn là nguồn thương yêu đầu tiên” “Coi phụ nữ như một người đàn ông là đã “làm khô cần người phụ nữ, làm nghèo đi một phần của nhân loại”
Đồng thời, Fouque lên án mạnh mẽ thuyết phân tâm học của Freud mà trong đó ông nhìn người phụ nữ như loại người thứ hai sau đàn ông
Lý thuyết của ông tôn thờ biểu tượng dương vật, biểu tượng của mọi sức
mạnh Theo ông, một con người sinh ra đầu tiên đã cơ bản hình thành là
nam ; một số cơ thể phát triển đầy đủ với bộ phận dương vật Số còn lại
không hình thành dương vật sẽ là nữ Như vậy, phụ nữ chỉ là một người
đàn ông bị thiến không có dương vật Họ bị xem như một sinh thể thiếu hụt, không đầy đủ và vì thế luôn có tâm lý “thèm muốn dương vật” Bộ
phận sinh dục nam hướng ra phía ngoài bản thân đã mang theo sự độc lập chủ động, ngược lại phần sinh dục nữ nội hướng vì vậy nên bị động và luôn phải phụ thuộc vào nam giới Phủ nhận ý kiến trên, Fouque
khẳng định phụ nữ cũng là một con người hoàn chỉnh như đàn ông bằng
cách nhấn mạnh đến những bộ phận sinh dục nữ như dạ con, tử cung và tâm lý “thèm muốn tử cung” của đàn ông Cơ thể đàn bà không những là đối tượng gây khoái cảm cho đàn ông mà mặt khác còn là nơi chứa
Trang 1064 Nghiên cứu Gia đình và Giới Quyển 48, số 1, tr 56-67
phía bên trong cơ thể mà thu nhận một cơ thể ban đầu vào cơ thể mình, để rồi đưa nó ra phía trước và ra bên ngoài bằng việc sinh ra nó”
Tác phẩm Có hai giới tính: lý luận về khoa học phụ nữ còn là nền tảng cho phụ nữ luận bởi tính chính trị xã hội của nó Tác phẩm lên án
đã tình trạng bạo lực đối với người phụ nữ Ở Pháp, trung bình mỗi năm
có một người phụ nữ bị giết và 4000 phụ nữ bị cưỡng hiếp Tác phẩm lên
án ngày làm việc đúp của người phụ nữ: làm việc ở cơ quan và nội trợ trong gia đình; tố cáo tình trạng chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ Sự xuất hiện của tác phẩm này cũng kéo theo sự ra đời của hàng loạt các
cơ quan vì mục đích bảo về quyền lợi của phụ nữ: tổ chức Phong Trào
Giải Phóng Phụ Nữ - MLF (1968), Nha xuat ban Phu Nữ (1974) cùng với sự ra đời cùa những tủ sách Phụ Nữ, Thời Đại của Phụ Nữ ở các
nhà xuất bản Paris Về vấn để bình đẳng giới, Fouque cho rằng điều
quan trọng không phải là hoán vị vai trò của nam và nữ rhà cần phải có
sự trao đổi, chia sẽ giữa hai giới Để cao phụ nữ, nhưng bà không có cái
nhìn thù hằn với đàn ông, bà vẫn nhận ra được những chức năng và vai trò của đàn ông trong quan hệ giữa nam và nữ Tuy nhiên, nhận định ấy vẫn còn hạn chế vì khuynh hướng chính của Fouque vẫn là tôn thờ hình tượng đàn bà, cho rằng đây mới chính là tuyệt tác của tạo hoá
Gương mặt quan trọng thứ hai của xu hướng khác biệt là Hélène
Cixous (1937) Bát đầu sáng tác cách đây bốn mươi năm, Cixous đã có một sự nghiệp đồ sộ với khoảng năm mươi đầu sách chủ yếu được xuất
ban ở các nhà xuất ban Grasset, Gallimard, Des femmes và Galilée Bà còn là nhà soạn kịch với những tác phẩm đã được dàn dựng và trình diễn
tại Nhà hát Mặt trời Bà đã viết 23 tập thơ, 6 tùy bút và nhiều bài viết có giá trị, gây ảnh hưởng lớn Cixous được coi là nhà văn lớn nhất hiện còn
sống trong làng văn học Pháp Với những tác phẩm văn học giàu tính trí
tuệ tiêu biểu là bài viết Cái cười của con sứa trong LArc số 45 năm 1975, Hélène Cixous khẳng định một tính cách phụ nữ điển hình Bà phê
phán những luận điểm của Simone de Beauvoir “Với quan điểm trung
hồ, người phụ nữ khơng tồn tại vì “phụ nữ là một người đàn ông như
bao người khác” (Beauvoir, Giới thứ hai, 1949) Như vậy cũng có nghĩa
là giá trị của nữ giới đã bị hạ thấp ảnh hưởng bởi thuyết phân tâm học,
những tác phẩm văn học của bà đồng thời cũng là những nghiên cứu về
Trang 11Nguyễn Giáng Hương 65
hướng văn học cơ thể của mình khi khẳng định: '“Thể xác này là của bạn, hãy nắm lấy nó” (Cái cười của con sứa, 1975) Văn chương xuất phát từ cơ thể và phụ nữ viết bằng cơ thể của mình: “Phụ nữ là những cơ thể Không còn cơ thể thì không còn văn chương” Bà đi ngược lại văn học
lý lẽ bởi lý lẽ là một quyền lực điển hình của đàn ông mà họ dùng để
đàn áp phụ nữ Không theo một chuẩn mực, quy định nào về lý lẽ, Cixous thể hiện quan điểm bằng lối viết hóm hỉnh với nghệ thuật chơi
chữ phong phú Mặt khác bà còn bày tỏ những suy nghĩ về ý nghĩa và khó khăn khi người phụ nữ viết, một trong những hoạt động mà bà coi là góp phần to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ Bà lên
án những quan niệm cuối thế kỉ XIX về văn học nữ như là một sự quá
đà, một dòng văn học què quặt Bà khẳng định khả năng nghiên cứu, sáng tạo của người phụ nữ, đề cao giá trị thẩm mĩ của văn học nữ và kết luận rằng phụ nữ không phải là nhà văn loại hai sau đàn ông Hélène Cixous quan niệm viết văn là một hoạt động nghệ thuật mở, mang tính
xã hội sâu sắc, phụ nữ cần phải viết về phụ nữ để khuyến khích những người phụ nữ khác viết: “Tôi viết về phụ nữ: phụ nữ cần phải viết về phụ
nữ như đàn ông đã viết về đàn ông” (Cái cười của con sứa, 1975) Theo bà, văn chương cũng là một vũ khí quan trọng trong công cuộc giải phóng phụ nữ Vì vậy, phụ nữ phải dùng cây bút để đấu tranh tư tưởng, giải phóng chính mình và giải phóng cho nữ giới nói chung
Duras giữa xu hướng khác biệt và thuyết đàn ông lý tưởng Marguerite Duras là bút danh của nhà văn, nhà biên kịch Marguerite
Germaine Marie Donnadieu (1914-1996) Sự nghiệp của bà nổi tiếng bởi
sự phong phú trong các loại hình sáng tác nghệ thuật Bà có những đổi
mới trong thể loại tiểu thuyết, hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân
khấu kịch với vai trò là người viết lời thoại, nhà biên kịch, đạo diễn Trong làng văn học Pháp, Duras hiện lên như một huyền thoại không
những vì sự nghiệp sáng tác đồ sộ của bà mà còn vì những tư tưởng sâu sắc về thân phận người phụ nữ trong xã hội đương thời Những quan
điểm theo chủ nghĩa nữ quyền, những phê phán về sự khinh miệt phụ nữ được thể hiện một cách hàm ẩn, tinh tế Duras vẫn giữ nguyên hình ảnh
phụ nữ truyền thống, đó là người phụ nữ ở nhà, chăm sóc con cái Những nhân vật nữ chính kết hôn mà không hề có tình yêu, phải chịu một nhịp sống đơn điệu, tẻ nhạt, lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác đến mức
chan nản, tuyệt vọng Và ngoại tình được xem như là biểu hiện duy nhất
Trang 12é6 Nghiên cứu Gia đình và Giới Quyển 18, số 1, tr 56-67
Bên cạnh hình ảnh người vợ trong gia đình, nhân vật người đàn bà ăn
mày cũng được khắc hoa khá rõ nét trong một số tác phẩm của Duras đặc biệt là trong cuốn Ngài phó lãnh sự Nhân vật người đàn bà hiện lên là một kẻ khốn khổ Bi kịch bắt đầu khi người phụ nữ ấy mang thai và bị mẹ đuổi ra khỏi nhà Như vậy, không chỉ có người đàn ông phải chịu
trách nhiệm cho nỗi khốn cùng ấy mà cũng có phần của người mẹ - một người phụ nữ Người đàn bà ăn mày sinh ra một đứa bé gái, cái đói đã
khiến bà ta phải bỏ rơi đứa bé sau khi nghĩ cả đến việc giết đứa con của
chính mình Đến lượt chính bà lại gây nên bất hạnh cho con gái mình Hình ảnh người mẹ luôn bị phê phán trong các tác phẩm của Duras bởi theo bà chính người mẹ cũng có một phần trách nhiệm trong bi kịch của cuộc đời người con gái Hay nói cách khác, nỗi khổ của người phụ nữ cũng chính là do người phụ nữ tạo nên từ thế hệ này sang thế hệ khác
Khuynh hướng khác biệt của Duras thể hiện ở những quan niệm về
thân xác của các nhân vật nam và nữ Phần lớn các nhân vật nữ đều là những người mẹ bởi họ đang thực hiện thiên chức cơ bản của đàn bà Duras ca ngợi sự sinh nở, cơ thể người phụ nữ cũng chính là một nơi chốn mà không bao giờ có ở đàn ông Về mặt trí tuệ, Duras khẳng định sự khác biệt trong lối viết văn của hai giới Nếu như đàn ông viết theo lý thuyết, theo chuẩn mực thì đàn bà viết bằng lòng ham muốn: “Đàn ông
là con cừu, đàn bà là kẻ điên” (Những người đàn bà ba hoa, 1974) Phụ
nữ luôn có xu hướng bứt phá, điên loạn Từ đó, bà hướng tới một luận điểm: tương lai là của phụ nữ, nam tính chỉ là một thứ bệnh tật, đàn ơng
như một lồi đang dần tuyệt chủng cho phụ nữ lên ngôi Điều này giải thích vì sao các nhân vật nam trong tác phẩm của Duras đều phần lớn
mang những đặc điểm nữ tính Tuy nhiên, khuynh hướng khác biệt này
không đi đến tận cùng với sự thù ghét đàn ông, bà khẳng định: “Chúng ta yêu cái phần ngược lại của chúng ta, yêu phương thuốc của chúng ta,
yêu địa ngục của chúng ta” (Suzanna Andler, 1982)
Văn học của Duras còn là một sự kiếm tìm hình mẫu người đàn ông lý tưởng Hình mẫu ấy chỉ thực sự xuất hiện qua hình ảnh nhân vật Joseph trong Dép ngãn Thái Bình Dương, một người đàn ông đẹp, khoẻ mạnh, rắn rồi, dũng cảm, khéo léo, hiên ngang, không chịu khuất phục đến mức xấc xược Đó là một người thợ săn hung bạo trong rừng, khi săn các con thú nhưng cũng là người đàn ông dịu dàng biết chính phục
và yêu thương phụ nữ Nhưng hình ảnh người đàn ông ấy chỉ xuất hiện
Trang 13Nguyễn Giáng Hương 67
Duras sau này đều khơng hồn hảo Hoặc đó là người đàn ông thô bạo, trịch thượng, tuôn ở tư thế của kẻ sở hữu trong mối quan hệ với phụ nữ, trong quan hệ tình dục, họ luôn là kẻ chủ động Hoặc đó là người đàn Ông mang một phần nữ tính vẻ tính cách và ngoại hình: đáng vẻ yếu ớt, tinh thần mỏng manh, bất lực trước sự ngoại tình của vợ thậm chí rơi
nước mắt trước những tình huống khó khăn Bằng cách đó, Duras -
muốn xoá mờ biên giới giữa hai giới nam và nữ Nhưng những hình ảnh đàn ông không hoàn hảo ấy ấy đồng thời cũng thể hiện một khát khao tìm kiếm người đàn ông lý tưởng của Duras
Đi cùng với lịch sử phát triển của chủ nghĩa nữ quyền, văn học nữ ở
Pháp cũng phát triển và là một vũ khí tư tưởng quan trọng của công cuộc giải phóng phụ nữ, hướng tới sự bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực Tuy
còn nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của người phụ nữ và vấn đề bình đẳng nam nữ nhưng tất cả các tác phẩm, các nghiên cứu đều góp phần lật ngược những quan niệm nam quyền ấu trĩ, khẳng định vị trí của
phụ nữ trong xã hội đương thời Trong lĩnh vực văn chương, bản thân
những tác giả nữ cũng đã khẳng định trí tuệ, khả năng sáng tạo của họ
Đó cũng là những minh chứng thật nhất vẻ tài năng của người phụ nữ
trong văn học cũng như trong mọi lĩnh vực khác "Tài liệu tham khảo
Barbey d’Aurevilly, Jules Amédée 2006 Oeuvre critique II, Les oeuvres et les hommes Paris : Les Belles lettres Trang 166-167
Baudelaire, Charles 1996 Fusées; Mon coeur mis a nu; La Belgique désha- billée Paris: Gallimard Trang 99
Beauvoir, Simone de 2004 Le Deuxiéme sexe 1 Paris: H Champion Trang 78, 111, 222
Beauvoir, Simone de 2004 Le Deuxiéme sexe 2 Paris: H Champion Trang 587, 608, 645
Duras, Marguerite 1974 Les parleuses Paris : éditions de Minuit Trang 64 Duras, Marguerite 1982 Suzanne Andler; Des journées entiéres dans les arbres, Yes, peut-étre; Le Shaga; Un homme est venu me voir Paris: Gallimard Trang 85
Fouque, Antoinette 2004 Il y a deux sexes: essais de féminologie Paris:
Gallimard Trang I, XXI, 60, 292