1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chế tạo xúc tác cho phản ứng tổng hợp phụ gia bảo quản biodiezel

58 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

ỏn tt nghip GVHD: GS.TS. inh Th Ng 1 SV: Nguyn Th Kim Phng_HD1001_Trng i hc dõn lp Hi Phũng Bộ giáo dục và đào tạo tr-ờng đại học dân lập hải phòng đồ án tốt nghiệp ngành: Hoá dầu Ng-ời h-ớng dẫn: GS.TS Đinh Thị Ngọ Sinh viên : Nguyễn Thị Kim Ph-ợng Hải phòng - 2010 ỏn tt nghip GVHD: GS.TS. inh Th Ng 2 SV: Nguyn Th Kim Phng_HD1001_Trng i hc dõn lp Hi Phũng Bộ giáo dục và đào tạo tr-ờng đại học dân lập hải phòng Nghiên cứu chế tạo xúc tác cho phản ứng tổng hợp phụ gia bảo quản biodiezel đồ án tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành: hoá dầu Ng-ời h-ớng dẫn: GS.TS Đinh Thị Ngọ Sinh viên : Nguyễn Thị Kim Ph-ợng Hải phòng - 2010 Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 3 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng LỜI CẢM ƠN Đề tài tổng hợp phụ gia chống oxy hóa trong biodiesel trên xúc tác bentonit biến tính bằng phản ứng alkyl hóa toluen với isopropyl bromua là một đề tài mới, bentonit biến tính từ bentonit thuận hải có giá thành thấp và có nhiều ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài này có ý nghĩa rất lớn trong việc chống oxy hóa trong biodiesel, mục đích làm tăng chu kỳ cảm ứngbảo quản. Đây là đề tài mới, có nhiều vấn đề giải quyết nên em gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có sự hƣớng dẫn tận tình của GS.TS Đinh Thị Ngọ về phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ vấn đề chuyên môn, em đã hoàn thành tốt bản đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn cô. Ngoài ra, các anh chị cán bộ phòng thí nghiệm cũng nhƣ các anh chị nghiên cứu sinh, cao học đã giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ngành Hoá dầu trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đồ án này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em thực hiện thành công đồ án này. HP, ngày 10 tháng 7 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Phƣợng Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 4 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 5 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT…………………………………………….4 1.1. Tổng quan về nhiên liệu diezel………………………………………………….4 1.1.1. Tiềm năng và nhu cầu sử dụng nhiên liệu hoá thạch…………………….4 1.1.2. Nhiên liệu diezel khoáng……………………………………………………5 1.1.3. Thành phần hoá học của nhiên liệu diezel………………………………….6 1.1.4. Yêu cầu chất lượng của nhiên liệu diezel……………………………………6 1.1.5. Khí thải của nhiên liệu diezel……………………………………………….9 1.1.6. Xu hướng hoàn thiện chất lượng của diezel……………………………….9 1.2. Biodiezel…………………………………………………………………………11 1.2.1. Khái quát chung………………………………………………………….11 1.2.2. Giới thiệu về biodiezel…………………………………………………….11 1.2.3. Các đặc điểm của biodiezel… 13 1.3. Giới thiệu về khoáng sét……………………………………………………….16 1.3.1. Thành phần và cấu trúc của khoáng sét…………………………………16 1.3.2. Sự thay thế ion và sự tích điện trong mạng lưới của sét………………….19 1.3.3. Giới thiệu về bentonit………………………………………………………20 1.4. Tổng quan về phụ gia chống oxy hoá………………………………………….30 1.4.1. Phụ gia chống oxy hoá…………………………………………………….30 1.4.2. Quá trình ức chế………………………………………………………….31 1.4.3. Phân loại phụ gia ức chế oxy hoá……………………………………… 32 CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………35 2.1. Tổng hợp xúc tác (bentonit biến tính)……………………………………………35 2.1.1. Nguyên liệu, hoá chất và dụng cụ…………………………………………35 2.1.2. Phương pháp hoạt hoá bentonit bằng HCl……………………………….35 2.1.3. Cách tiến hành thí nghiệm…………………………………………………36 2.2. Phƣơng pháp biến tính bentonit…………………………………………………36 2.3. Điều chế phụ gia…………………………………………………………………37 2.3.1. Điều chế isopropyl bromua……………………………………………… 37 2.3.2. Tiến hành phản ứng alkyl hoá toluen bằng isopropyl bromua với xúc tác bentonit biến tính………………………………………………………………….37 2.4. Các phƣơng pháp xác định thành phần cấu trúc và tính chất của bentonit………38 2.4.1. Phƣơng pháp phân tích thành phần hoá học (EDX)………………………38 2.4.2. Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X (XRD)…………………………………… 38 Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 6 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng 2.4.3. Phƣơng pháp xác định diện tích bề mặt riêng…………………………….39 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………………41 3.1. Tổng hợp xúc tác……………………………………………………………….41 3.1.1. Phƣơng pháp nhiễu xạ Rơnghen (X-Ray)…………………………………41 3.1.2. Khảo sát sự phân bố bề mặt của Ben-Fe 3+ ……………………………….43 3.2. Tổng hợp phụ gia chống oxy hoá isopropyl toluen với xúc tác Ben-Fe + ……….44 3.3. Xác định cấu trúc sản phẩm bằng phƣơng pháp GS-MS………………………45 3.4. Thử nghiệm tính năng của phụ gia chống oxy hoá khi pha vào biodiezel…… 47 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………51 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….52 Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 7 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng MỞ ĐẦU Các nguồn năng lƣợng đang đƣợc sử dụng hiện nay trên thế giới đều là năng lƣợng hoá thạch nhƣ: than đá, dầu mỏ, hạt nhân,… Trong đó, năng lƣợng từ dầu mỏ là quan trọng nhất, chiếm 65% năng lƣợng sử dụng trên thế giới. Trong khi đó, than đá chiếm 20 – 22% và 8 – 12% từ năng lƣợng hạt nhân. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày càng tăng làm cho các nguồn năng lƣợng hoá thạch ngày càng cạn kiệt, do đó đòi hỏi cần phải tìm ra nguồn năng lƣợng thay thế. Đây là vấn đề có tính chiến lƣợc sống còn của toàn thế giới và từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, thế giới đang có xu hƣớng diezel hoá động cơ vì động cơ diezel có nhiều ƣu điểm hơn động cơ xăng(tỷ số nén cao nên công suất lớn hơn khi sử dụng cùng một lƣợng nhiên liệu), nhiên liệu diezel có giá thành thấp hơn xăng, nguồn cung cấp lại nhiều và đa dạng hơn. Do đó, nhiên liệu diezel sẽ đƣợc sử dụng ngày càng nhiều hơn động cơ xăng. Tuy nhiên, việc làm sạch diezel khoáng lại rất khó khăn và tốn kém. Từ đó, ngƣời ta đã tìm ra một hƣớng đi mới để giải quyết vấn đề môi trƣờng đặt ra đó là phát triển nhiên liệu sinh học, gọi tắt là biodiezel. Nhƣng biodiezel lại dễ dàng bị oxy hoá nên không thể bảo quản lâu loại nhiên liệu này. Vì thế ngƣời ta đã nghiên cứutổng hợp ra phụ gia chống oxy hoá nhằm bảo quản biodiezel. Trong đề tài này em nghiên cứutổng hợp phụ gia chống oxy hoá biodiezel trên xúc tác bentonit biến tính từ bentonit thuận hải có giá thành thấp và có nhiều ở Việt Nam bằng phản ứng alkyl hoá toluen với isopropyl bromua. Đây là đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc chống oxy hoá biodiezel với mục đích làm tăng chu kỳ cảm ứngbảo quản nguồn nhiên liệu này. Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 8 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU DIEZEL: 1.1.1. Tiềm năng và nhu cầu sử dụng nhiên liệu hoá thạch [1,6, 9]: Theo dự báo của tập đoàn BP thì trữ lƣợng dầu mỏ đã thăm dò trên toàn thế giới là 150 tỷ tấn. Năm 2003, lƣợng dầu mỏ tiêu thụ trên toàn thế giới là 3,6 tỷ tấn. Vì thế, nếu không phát hiện ra mỏ dầu nào nữa thì nguồn dầu mỏ này sẽ bị cạn kiệt trong vòng 45 năm tới. Trong khi đó, với sự bùng nổ dân số và sự tăng lên không ngừng của các phƣơng tiện giao thông (trong đó dự kiến đến năm 2050 sẽ có 1 tỷ ôtô các loại) thì giá dầu sẽ bị đẩy lên cao sẽ tạo nên sự khủng hoảng nhiên liệu trên toàn thế giới. Nƣớc ta tuy không phải là nƣớc có tiềm năng dầu khí lớn nhƣng chúng ta đã phải khai thác và xuất khẩu dầu thô, còn hầu hết sản phẩm dầu mỏ tiêu dùng trong nƣớc thì vẫn phải nhập khẩu. Đó là vấn đề cần phải suy nghĩ và tìm ra giải pháp để giải quyết triệt để trong tƣơng lai. Năm 2003, mức tiêu thụ năng lƣợng ở nƣớc ta là 205 kg/ngƣời, chỉ bằng 20% mức bình quân của thế giới, trong đó xăng dầu dùng cho giao thống vận tải chiếm 30% nhu cầu năng lƣợng của cả nƣớc. Với việc xuất xây dựng ba nhà máy lọc dầu là: LD1 (Vũng Quýt - Quảng Ngãi), LD2 (Nghi Sơn – Thanh Hoá) và LD3 (Long Sơn – Vũng Tàu) thì tƣơng lai chúng ta có thể đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu năng lƣợng cho đất nƣớc, đồng thời có thể hạn chế đƣợc việc nhập khẩu các sản phẩm dầu. Bảng 1.1 - Sản phẩm của các nhà máy lọc dầu (nghìn tấn) (Theo Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Khoa học & Công nghệ) LD1 (2008) LD2 (2011 – 2012) LD3 (2017 – 2018) Tổng số trƣớc 2020 Xăng 2000 2100 2100 6200 Diezel 3400 2180 2180 7760 Keroxen 0 200 200 400 JA1 280 200 200 680 FO 120 270 270 660 Tổng số xăng dầu 5800 4950 4950 15700 Tổng số xăng và diezel 5400 4280 4280 13960 Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 9 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng Từ bảng số liệu trên ta thấy: đến trƣớc năm 2020, khi cả ba nhà máy lọc dầu với công suất 20 – 22 triệu tấn cùng đi vào hoạt động sẽ cung cấp 15 – 16 triệu tấn xăng và diezel, trong khi đó nhu cầu về năng lƣợng của nƣớc ta vào khoảng 27 – 28 triệu tấn. Nhƣ vậy, ngay cả khi ba nhà máy cùng đi và hoạt động thì nƣớc ta vẫn trong tình trạng thiếu nguồn năng lƣợng đáng kể. Cho nên việc đáp ứng nhu cầu năng lƣợng trong nƣớc vẫn là vấn đề cần quan tâm và phải không ngừng tìm kiếm giải pháp để đƣa đất nƣớc thoát khỏi cảnh nhập nhiên liệu từ nƣớc ngoài trong bối cảnh giá nhiên liệu không ngừng tăng cao. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì nó sẽ ảnh hƣởng rất xấu đến sự phát triển nền kinh tế của nƣớc ta. Dƣới đây là những số liệu về cân đối nhiên liệu xăng và diezel ở nƣớc ta: Bảng 1.2 – Cân đối nhiên liệu xăng và diezel đến 2020 (Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Khoa học & Công nghệ) Tổng nhu cầu (nghìn tấn) Khả năng cung cấp trong nƣớc (nghìn tấn) Thiếu (nghìn tấn) Mức tiêu thụ (kg/ng/năm) 2001 5143 0 5140 (100%) 2005 8629 700 (condensate) 7930 (92%) 104 2008 5400 (LD1) 2010 12869 6100 6796 (52,7%) 146 2012 4280 (LD2) 2015 16230 10380 5850 (36%) 174 2018 4280 (LD3) 2020 19546 14660 4904 (25%) 196 1.1.2. Nhiên liệu diezel khoáng: Do động cơ diezel có tỷ số nén cao hơn động cơ xăng nên có công suất lớn hơn khi sử dụng cùng một lƣợng nhiên liệu. Mặt khác, nhiên liệu diezel lại có giá thành thấp hơn xăng do ít phải trải qua quy trình chế biến phức tạp và nguồn nhiên liệu diezel lại nhiều và đa dạng. Vì có nhiều ƣu điểm nhƣ vậy nên hiện nay trên thế giới đang có xu hƣớng diezel hoá động cơ. Mặc dù vậy, động cơ diezel cũng tồn tại những nhƣợc điểm nhƣ: cấu tạo phức tạp, hình dáng cồng kềnh. Nhƣng nhờ có những ƣu điểm nhƣ trên mà động cơ diezel và nhiên liệu diezel vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi trên thực tế. Vì vậy, việc hoàn thiện phẩm cấp và chất lƣợng của nhiên liệu diezel có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất thiết bị, tuổi thọ của động cơ và bảo vệ môi trƣờng, bao gồm: - Giảm lƣợng khí NO x và muối rắn trong khí thải động cơ bằng cách tuần hoàn khí thải, sử dụng xúc tác. Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đinh Thị Ngọ 10 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng - Giảm thiểu hàm lƣợng lƣu huỳnh trong thành phần nhiên liệu xuống dƣới 0,5% khối lƣợng. - Giảm hàm lƣợng hydrocacbon thơm là những cấu tử có trị số xetan thấp và cũng là những chất độc hại với sức khoẻ con ngƣời trong thành phần khí thải xuống dƣới 20% thể tích. 1.1.3. Thành phần hoá học của nhiên liệu diezel [1, 3, 6, 7, 9, 12, 18]: Trong quá trình chƣng cất dầu mỏ thành các phân đoạn ta thu đƣợc phân đoạn dầu diezel có nhiệt độ sôi từ 250 – 350 0 C có chứa hydrocacbon với số nguyên tử cacbon từ C 16 – C 22 . Phần lớn trong phân đoạn này là n-parafin và iso-parafin, còn hydrocacbon thơm chiếm không nhiều. Các n-parafin mạch dài có nhiệt độ kết tinh cao, chúng là nguyên nhân gây mất ổn định của phân đoạn ở nhiệt độ thấp. Trong phân đoạn diezel,ngoài naphten và thơm hai vòng là chủ yếu thì những hợp chất ba vòng bắt đầu tăng lên và đã bắt đầu xuất hiện các hợp chất có cấu trúc hỗn hợp giữa naphten và thơm. Hàm lƣợng các hợp chất chứa S, N và O bắt đầu tăng nhanh. Các hợp chất của lƣu huỳnh chủ yếu ở dạng dị vòng disulfur. Các hợp chất chứa oxy ở dạng axit naphtenic có nhiều và đạt cực đại ở phân đoạn này. Ngoài ra còn có những hợp chất dạng phenol nhƣ dimetylphenol. Nhựa cũng xuất hiện nhƣng còn ít và trọng lƣợng phân tử cũng thấp, chỉ vào khoảng 300 – 400 đ.v.C. 1.1.4. Yêu cầu chất lượng của nhiên liệu diezel: Để động cơ diezel làm việc ổn định thì nhiên liệu diezel phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lƣợng sau: a. Phải có khả năng tự bốc cháy phù hợp: Tính chất này đƣợc đánh giá qua trị số xetan. Trị số xetan là một đơn vị quy ƣớc đặc trƣng cho khả năng tự bốc cháy của nhiên liệu diezel, nó đƣợc đo bằng phần trăm thể tích của n-xetan có trong hỗn hợp của nó với α-metyl naphtalen và có khả năng tự bốc cháy tƣơng đƣơng khả năng tự bốc cháy của nhiên liệu thí nghiệm ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp chuẩn bao gồm hai hydrocacbon là n-xetan (C 16 H 34 ) có khả năng tự bốc cháy tốt với trị số xetan quy định là 100 và α-metyl naphtalen (C 11 H 10 ) có khả năng tự bốc cháy kém với trị số xetan quy định là 0. Trị số xetan đƣợc xác định theo tiêu chuẩn ASTM D613. Trị số xetan cao quá hoặc thấp quá đều gây nên những vấn đề không tốt cho động cơ. b. Có khả năng tạo hỗn hợp cháy tốt: Khả năng bay hơi tốt và phun trộn tốt đánh giá qua thành phần phân đoạn, độ nhớt, tỷ trọng và sức căng bề mặt. * Thành phần chưng cất phân đoạn: Thành phần chƣng cất phân đoạn có ảnh hƣởng lớn đến tính năng của động cơ diezel, đặc biệt là các động cơ tốc độ chung bình và tốc độ cao, đồng thời ảnh hƣởng đến [...]... việc nghiên cứu tính chất hấp phụ của bentonit là cần thiết * Vai trò của bentonit trong một số phản ứng tổng hợp hữu cơ: Trong những phản ứng tổng hợp hữu cơ thƣờng sử dụng các axit lỏng làm chất xúc tác nhƣ: H2SO4, H3PO4, các sunfat axit, benzosunfonic axit hay naphtalensunfonic Về sau thì ngƣời ta sử dụng xúc tác axit rắn nhƣ: Al2O3, Zeolit, Aluminosilicat Bentonit cũng đƣợc coi là một chất xúc tác. .. 1.4 Tổng quan về phụ gia chống oxy hóa: 1.4.1 Phụ gia chống oxy hóa: Phản ứng oxy hóa là phản ứng mà trong đó oxy kết hợp với các chất khác, hoặc nói rộng hơn, bất cứ phản ứng nào trong đó có sự trao đổi điện tử Quá trình oxy hóa là một khía cạnh hóa học quan trọng của sự bôi trơn khi mà oxy không khí có thể tác dụng với các hợp phần của dầu bôi trơn ở những điều kiện vận hành khác nhau Hầu hết các hợp. .. những phụ gia đƣợc sử dụng (h.3.1) và do môi trƣờng Tất cả những yếu tố này có thể thay đổi thành phần các sản phẩm oxy hóa và tốc độ tạo thành chúng Hình 1 cho thấy tác dụng của các chất ức chế oxy hóa vừa làm giảm mức độ oxy hóa vừa kéo dài chu kỳ cảm ứng * Phản ứng ức chế: ROO + Inh H ROOH + Inh ROO + Inh InhOOR (hợp chất không hoạt động) Mức độ oxy hóa Phản Dầu không có ứng chất ức chế ức chế Dầu... việc quá 90-95oC, hiệu ứng xúc tác của các kim loại trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xúc tiến quá trình oxy hóa Ở những điều kiện này ngƣời ta sử dụng các chất ức chế làm giảm hiệu ứng xúc tác của kim loại Tiêu biểu cho phụ gia nhóm này là dithiophotphat Các dithiophotphat còn có tác dụng phân hủy các peroxyt và hydroperoxyt ở nhiệt độ trên 90-95oC nên chúng ức chế phản ứng oxy hóa xảy ra theo... bền, chịu tác động của oxy không khí tạo ra những gốc peroxyt (ROO-), mà sau đó lại tác động với dầu chƣa bị oxy hóa tạo thành hạt nhân phản ứng mới và hydro peroxyt (ROOH) Những hydro peroxyt này không bền lại sinh ra các gốc mới để phát triển phản ứng Các hydroperoxyt tham gia vào các phản ứng tiếp theo tạo thành các ancol, xeton, andehyt, axit cacboxylic và những hợp chất chứa oxy khác Những hợp chất... các hóa chất phản ứng với các gốc khơi mào, các gốc peroxyt và hydroperoxyt để tạo thành các hợp chất không hoạt động - Nhóm thứ 2 gồm những hợp chất hóa học có tác dụng phân hủy những hợp chất trên thành hợp chất kém hoạt động Ở nhiệt độ khoảng dƣới 90oC quá trình oxy hóa xảy ra chậm và chất ức chế thuộc nhóm thứ nhất (các chất tiêu hủy gốc tự do) rất có tác dụng Các ví dụ của nhóm phụ gia này là ankyl... độ oxy hóa Phản Dầu không có ứng chất ức chế ức chế Dầu có chất ức chế oxy hóa Chu kỳ cảm ứng II Thời gian oxy hóa Chu kỳ cảm ứng I Hình 1.8: Tác dụng của phụ gia ức chế oxy hóa đến quá trình oxy hóa nhiên liệu Có một điều rõ ràng là trong quá trình ức chế oxy hóa, chất phụ gia dầu vẫn bị tiêu hao.Ngƣời ta thƣờng sử dụng 2 loại chất ức chế oxy hóa sau: 35 SV: Nguyễn Thị Kim Phƣợng_HD1001_Trƣờng Đại học... lớn, độ phân tán lớn Hạt càng nhỏ bề mặt riêng càng lớn và độ phân tán lớn Vì vậy, bentonit đƣợc coi là một chất xúc tác axit rắn tự nhiên trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ Hiện nay montmorillonit (bentonit) có mang kim loại, muối kim loại là tác nhân phản ứng đƣợc sử dụng nhiều trong tổng hợp hữu cơ Ví dụ: montmorillonit có mang nitrat sắt(III) (gọi tắt là clayfen), montmorillonit có mang nitrat đồng(II)... loại phụ gia ức chế oxy hóa: Dầu khoáng có thể chứa một số chất ức chế tự nhiên, thƣờng là các hợp chất chứa lƣu huỳnh Bản chất và hàm lƣợng của chúng phụ thuộc vào chủng loại dầu thô, phƣơng pháp và mức độ xử lý dầu Tuy nhiên, phần chủ yếu các chất ức chế là các hóa chất tổng hợp Thông thƣờng chúng gồm những loại sau: * Các dẫn xuất của phenol: Chúng là những gốc tự do hoặc chất ức chế gốc vì chúng phản. .. bằng diezel khoáng Nhƣ thế, biodiezel thu đƣợc có những tính chất hoàn toàn phù hợp cho việc sử dụng vào động cơ diezel * Cracking xúc tác dầu thực vật: Việc làm này sẽ tạo ra các alkan, cycloalkan, alkylbenzen…Tuy nhiên, quá trình cracking dầu thực vật đòi hỏi phải tiến hành ở nhiệt độ thấp bởi dầu thực vật không chịu đƣợc nhiệt độ cao, cho nên việc chọn ra xúc tác thích hợp là việc không đơn giản, . giáo dục và đào tạo tr-ờng đại học dân lập hải phòng Nghiên cứu chế tạo xúc tác cho phản ứng tổng hợp phụ gia bảo quản biodiezel . gia chống oxy hoá nhằm bảo quản biodiezel. Trong đề tài này em nghiên cứu và tổng hợp phụ gia chống oxy hoá biodiezel trên xúc tác bentonit biến tính

Ngày đăng: 18/02/2014, 02:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN