1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng

53 872 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Với mục tiêu chính là tìm hiểu giải thuật adaboost, các đặc trưng haar-like, mô hình Cascade of Classifiers, đồng thời áp dụng vào bài toán phát hiện mặt người trong ảnh, khóa luân được

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

W—X

Lê Mạnh Tuấn

PHÁT HIỆN MẶT NGƯỜI TRONG ẢNH

VÀ ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Công Nghệ Thông Tin

Hà Nội – 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Lê Mạnh Tuấn

PHÁT HIỆN MẶT NGƯỜI TRONG ẢNH

VÀ ỨNG DỤNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Công nghệ thông tin

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Hải Châu

Trang 3

Em xin cảm ơn khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dậy, truyền đạt cho

em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, giúp cho em có một nền tảng kiến thức vững chắc để thực hiện khóa luận cũng như nghiên cứu học tập sau này

Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, anh, chị, những người đã giúp đỡ, khích lệ cũng như phê bình, góp ý, giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất

Cuối cùng, con cảm ơn bố, mẹ, những người luôn luôn quan tâm, chăm sóc cho con

cả về vật chất lẫn tinh thần, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con có thể chuyên tâm học tập, nghiên cứu Gia đình luôn là nguồn động viên, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con

Hà nội, ngày 24 tháng 5 năm 2009

Lê Mạnh Tuấn

Trang 4

Trong khóa luận này em xin nêu một trong những phương pháp để phát hiện khuôn mặt trong ảnh, sau đấy mở rộng ra với phát hiện mặt người trong video và webcam Sau khi đã xem xét các hướng tiếp cận khác nhau, em chọn phương pháp tiếp cận học máy bằng Adaboost và mô hình Cascade of classifiers Điểm mạnh của Adaboost là tốc độ phát hiện khuôn mặt khá nhanh Kết quả thử nghiệm cho thấy chương trình đạt độ chính xác khá cao với các ảnh mặt người được chụp trực diện bằng máy kĩ thuật số

Trang 5

MỤC LỤC

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH THUẬT NGỮ vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MẶT NGƯỜI 3

1 Giới thiệu về bài toán xác định mặt người trong ảnh 3

2 Định nghĩa bài toán xác định mặt người 3

3 Những khó khăn và thách thức đối với bài toán xác định mặt người 3

4 Các ứng dụng của xác định mặt người 4

4.1 Xác minh tội phạm 4

4.2 Camera chống trộm 4

4.3 Bảo mật 4

4.4 Lưu trữ khuôn mặt 4

4.5 Các ứng dụng khác 5

5 Xác định phạm vi đề tài 5

Chương 2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 7

1 Các phương pháp chính để xác định mặt người 7

1.1 Hướng tiếp cận dựa trên tri thức 8

1.2 Hướng tiếp cận dựa trên đặc trưng không thay đổi 10

1.3 Hướng tiếp cận dựa trên so sánh khớp mẫu 13

1.4 Hướng tiếp cận dựa trên diện mạo 16

Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 23

1 Tổng quan về Adaboost 23

1.1 Tiếp cận Boosting 23

1.2 Adaboost 24

1.3 Các đặc trưng Haar-Like 28

1.4 Cascade of Classifiers 31

Trang 6

1.5 Cascade of boosting classifiers 33

Chương 4 XÂY DỰNG ỨNG DỤNG 34

1 Sơ lược về OpenCV 34

2 Tổng quan về một hệ thống phát hiện mặt người trong ảnh 35

3 Phân tích – thiết kế hệ thống phát hiện mặt người 35

3.1 Phân tích 35

3.2 Thiết kế hệ thống 36

3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 38

3.4 Thiết kế giao diện 39

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 41 

Trang 7

False alarm Là tỉ lệ nhận dạng sai của các bộ phân loại

Feature

(đặc trưng)

Các thông tin giúp nhận biết đối tượng

Haar-like feature Các đặc trưng của đối tượng trong ảnh Các đặc trưng này

thường được định nghĩa bằng các tính toán với tổng điểm ảnh của một vùng nào đó trên bức ảnh

Hit rate Là tỉ lệ nhận dạng đúng của bộ phân loại

Max false alarm Đạt được tỉ lệ sai này thì bộ phân loại được xây dựng thành

công, tỉ lệ sai này là một giá trị bé, có thể chấp nhận được trong bài toán phân loại

Ngưỡng là giá trị ranh giới giữa các lớp, giá trị của ngưỡng

có thể điều chỉnh được thường được chọn từ thực nghiệm (Người ta thử bộ nhận dạng với các giá trị ngưỡng khác nhau

để chọn ra ngưỡng cho tỉ lệ nhận dạng đúng tốt nhất)

Weak classifier

(bộ phân loại yếu)

Bộ phân loại đơn giản có độ chính xác khoảng 50%

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Một phương pháp xác định khuôn mặt điển theo hướng tiếp cận top-down .8

Hình 2: Phương pháp chiếu 10

Hình 3: Một mẫu khuôn mặt 15

Hình 4: các vector quan sát để huấn luyện cho HMM 20

Hình 5: Các trạng thái ẩn 21

Hình 6: Xác định khuôn mặt bằng HMM 21

Hình 7: Boosting 24

Hình 8 : 4 đặt trưng Haar-like cơ bản 28

Hình 9: Các đặc trưng mở rộng của các đặc trưng Haar-like cơ sở 29

Hình 10: Cách tính Integral Image của ảnh 30

Hình 11:Ví dụ cách tính nhanh tổng các điểm ảnh của vùng D trên ảnh 30

Hình 12: Ví dụ cách tính nhanh tổng điểm ảnh của vùng D trên ảnh với các đặc trưng xoay 45o 30

Hình 13: cascade of classifiers 32

Hình 14: Cascade of boosting classifiers 33

Hình 15: Cấu trúc cơ bản của OpenCV 34

Hình 16: Tổng quan về hệ thống phát hiện mặt người trong ảnh 35

Hình 17: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống 36

Hình 18: Biểu đồ phân rã chức năng .38

Hình 19: Sơ đồ thực thể quan hệ ( ERM ) 39

Hình 20: Giao diện của chương trình 40

Trang 9

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

3 ML Maximum-Likelihood Phương thức cực đại khả năng

4 PCA Principal Component Analysis Phân tích thành phần chính

5 PDF Probility Density Hàm mật độ xác xuất

6 RSAT Rotated Summed Area Table Mảng hai chiều dùng để tính

nhanh các đặc trưng xoay 45o

7 SAT Summed Area Table Mảng hai chiều dùng để tính

nhanh các đặc trưng haar-like cơ bản

Trang 10

MỞ ĐẦU

Công nghệ thông tin đang được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Với một hệ thống máy tính, chúng ta có thể làm được rất nhiều việc, tiết kiện thời gian và công sức Điển hình như công việc nhận dạng mặt người Ngày xưa, muốn tìm kiếm một

kẻ tình nghi trong siêu thị hay sân bay, các nhân viên an ninh phải tìm kiếm trên từng màn hình camera theo dõi Ngày nay, công việc đấy đã được làm tự động nhờ các hệ thống nhận dạng mặt người Phát hiện mặt người trong ảnh là một phần quan trọng của hệ thống nhận dạng mặt người đó, giải quyết tốt việc phát hiên mặt người sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác của việc nhận dạng khuôn mặt

Phát hiện mặt người cũng là một bài toán nhận dạng đơn giản, hệ thống chỉ cần phân loại đối tượng đưa vào có phải mặt người hay không phải mặt người Ở mức độ cao hơn, sau khi đã phát hiện được khuôn mặt, các khuôn mặt đó sẽ được so sánh với các khuôn mặt có trong dữ liệu để nhận dạng xem khuôn mặt đấy là của ai (thường áp dụng trong nhận dạng khuôn mặt của người nổi tiếng hoặc của tội phạm đang bị truy nã)

Bài toán phát hiện mặt người được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1990s, và đã

có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát hiện khuôn mặt trong ảnh, tuy nhiên cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm các hướng tiếp cận mới, các thuật toán mới nhằm nâng cao hiệu suất của việc phát hiện khuôn mặt cũng như việc nhận dạng mặt người

Với mục tiêu chính là tìm hiểu giải thuật adaboost, các đặc trưng haar-like, mô hình Cascade of Classifiers, đồng thời áp dụng vào bài toán phát hiện mặt người trong ảnh, khóa luân được trình bầy trong bốn chương với bố cục như sau:

Chương 1: Tổng quan về các phương pháp xác định mặt người : Giới thiệu tổng

quan về bài toán xác định mặt người trong ảnh, các ứng dụng và những khó khăn của bài

toán, đồng thời xác định phạm vi của đề tài

Chương 2: Các công trình nghiên cứu : Nêu chi tiết bài toán phát hiện mặt người,

các hướng tiếp cận giải quyết bài toán, các nghiên cứu và thành quả đạt được của các nhà

Trang 11

Chương 3: Cơ sở lý thuyết : Đi sâu vào hướng tiếp cận dựa theo thuật toán học

máy adaboost Giới thiệu về các đặc trưng haar-like của khuôn mặt, cách tính các đặc trưng haar-like Tiếp theo là giới thiệu về mô hình cascade of classifiers và cách áp dụng

vào bài toán phát hiện mặt người trong ảnh

Chương 4: Xây dựng ứng dụng : Xây dựng một chương trình demo về phát hiện mặt người trong ảnh Nêu lên các phân tích – thiết kế về chương trình

Cuối cùng là kết luận và hướng phát triển: Tóm tắt những kết quả đạt được, những hạn chế và nêu lên các hướng phát triển trong tương lai

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

XÁC ĐỊNH MẶT NGƯỜI

1 Giới thiệu về bài toán xác định mặt người trong ảnh

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bài toán nhận dạng mặt người Các nghiên cứu đi từ bài toán đơn giản, từ việc nhận dạng một mặt người trong ảnh đen trắng cho đến mở rộng cho ảnh mầu và có nhiều mặt người trong ảnh Đến nay các bài toán xác định mặt người đã mở rộng với nhiều miền nghiên cứu như nhận dạng khuôn mặt, định vị khuôn mặt, theo dõi mặt người hay nhận dạng cảm xúc mặt người… Phát hiện mặt người trong ảnh là phần đầu tiên của một hệ thống nhận dạng mặt người Các hệ thống nhận dạng khuôn mặt được bắt đầu xây dựng từ những năm 1970, tuy nhiên do còn hạn chế về các luật xác định mặt người nên chỉ được áp dụng trong một

số ứng dụng như nhận dạng thẻ căn cước Nó chỉ được phát triển mạnh mẽ từ những năm

1990 khi có những tiến bộ trong công nghệ video và ngày nay thì các ứng dụng của xác định mặt người đã trở nên phổ biến trong cuộc sống

2 Định nghĩa bài toán xác định mặt người

Xác định khuôn mặt người là một kỹ thuật máy tính để xác định các vị trí và kích thước của các khuôn mặt người trong các ảnh bất kì Kỹ thuật này nhận biết các đặc trưng của khuôn mặt và bỏ qua những thứ khác như: tòa nhà, cây cối, cơ thể …

3 Những khó khăn và thách thức đối với bài toán xác định mặt người

Việc xác định khuôn mặt người có những khó khăn nhất định như:

• Hướng của khuôn mặt đối với máy ảnh, như: nhìn thẳng, nhìn nghiêng hay nhìn

từ trên xuống Cùng trong một ảnh có thể có nhiều khuôn mặt ở những tư thế khác nhau

• Sự có mặt của các chi tiết không phải là đặc trưng riêng của khuôn mặt người, như: râu quai nón, mắt kính, …

Trang 13

• Sự biểu cảm của khuôn mặt : sự biểu cảm có thể làm thay đổi đáng kể các đặc trưng và thông số của khuôn mặt, ví dụ như khuôn mặt của cùng một người sẽ rất khác khi người đấy cười, tức giận hay sợ hãi …

lý con người tốt hơn

4.2 Camera chống trộm

Các hệ thống camera sẽ xác định đâu là con người và theo dõi xem con người đó có làm gì phạm pháp không, ví dụ như lấy trộm đồ, xâm nhập bất hợp pháp vào một khu vực nào đó

4.4 Lưu trữ khuôn mặt

Xác định mặt người có thể được ứng dụng trong các trạm rút tiền tự động (ATM) để lưu trữ khuôn mặt của người rút tiền Hiện nay có những người bị người khác lấy trộm thẻ ATM và mã PIN, và bị rút tiền trộm, hoặc có những chủ tài khoản đi rút tiền nhưng lại báo với ngân hàng là bị mất thẻ và bị rút tiền trộm Nếu lưu trữ được khuôn mặt của người rút tiền, ngân hàng có thể đối chứng và xử lý dễ dàng hơn

Trang 14

• Tìm kiếm và tổ chức dữ liệu liên quan đến con người thông qua khuôn mặt người trên nhiều hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ thật lớn, như internet, các hãng truyền hình, …

Ví dụ: tìm các đoạn video có tổng thống Bush phát biểu, tìm các phim có diễn viên Tăng Thanh Hà đóng, tìm các trận đá bóng có Công Vinh đá, …

• Kiểm tra trạng thái người lái xe có ngủ gật, mất tập trung hay không, và hỗ trợ thông báo khi cần thiết

• Tương lai sẽ phát triển các loại thẻ thông minh có tích hợp sẵn đặc trưng của người dùng trên đó, khi bất cứ người dùng khác dùng để truy cập hay xử lý tại các

hệ thống sẽ được yêu cầu kiểm tra các đặc trưng khuôn mặt so với thẻ để biết nay

có phải là chủ thẻ hay không

• Hãng máy chụp hình Canon đã ứng dụng bài toán xác định khuôn mặt người vào máy chụp hình thế hệ mới để cho kết quả hình ảnh đẹp hơn, nhất là khuôn mặt người

5 Xác định phạm vi đề tài

Trong đề tài này, tôi tập trung vào việc xác định khuôn mặt trong ảnh, video hoặc webcam Từ đấy lưu khuôn mặt tìm được vào CSDL để phục vụ cho các mục đích khác ( chẳng hạn như nhận dạng mặt người hoặc ghép khuôn mặt vào bức ảnh khác … ) Do các điều kiện khó khăn đã nêu ở trên ( mục 3 chương 1) tôi xin đưa ra những giả định và rành buộc sau để giảm độ phức tạp của bài toán:

• Các khuôn mặt được chụp thẳng hoặc góc nghiêng không đáng kể (bé hơn 10o)

• Phông nền của ảnh không quá phức tạp

• Ảnh được chụp trong điều kiện ánh sáng bình thường

Trang 15

• Đối với video hoặc webcam, do có thể tách thành các xử lý trên ảnh nên với những video phức tạp hay webcam quá kém, chương trình sẽ không thực hiện được tốt nhất có thể

Trang 16

Chương 2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1 Các phương pháp chính để xác định mặt người

Dựa vào tính chất của các phương pháp xác định mặt người trên ảnh, các phương pháp này được chia thành bốn loại chính, tương ứng với bốn hướng tiếp cận khác nhau Ngoài ra cũng có rất nhiều nghiên cứu mà phương pháp xác định mặt người không chỉ dựa vào một hướng mà có liên quan đến nhiều hướng

• Hướng tiếp cận dựa trên tri thức: Dựa vào các thuật toán, mã hóa các đặc trưng và quan hệ giữa các đặc trưng của khuôn mặt thành các luật Đây là hướng tiếp cận theo kiểu top-down

• Hướng tiếp cận dựa trên đặc trưng không thay đổi: Xây dựng các thuật toán để tìm các đặc trưng của khuôn mặt mà các đặc trưng này không thay đổi khi tư thế khuôn mặt hay vị trí đặt camera thay đổi Hướng tiếp cận này là hướng tiếp cận theo kiểu bottom-up

• Hướng tiếp cận dựa trên so sánh khớp mẫu: Dùng các mẫu chuẩn của khuôn mặt (các mẫu này được định nghĩa bằng tay trước hoặc được tham số hóa bằng mộ hàm số) để mô tả các khuôn mặt hay các đặc trưng của khuôn mặt Mẫu này được

sử dụng để phát hiện khuôn mặt bằng cách quét nó qua ảnh và tính toán giá trị tương đồng cho mỗi vị trí Việc xuất hiện một khuôn mặt tại một vị trí nào đó trong ảnh phụ thuộc vào giá trị tương đồng của điểm đó so với mẫu chuẩn

• Hướng tiếp cận dựa trên diện mạo: Trái ngược với hướng tiếp cận dựa trên khuôn mẫu, các mô hình (hay các mẫu) sẽ được học từ một tập ảnh huấn luyện mà thể hiện tính chất tiêu biểu của sự xuất hiện của mặt người trong ảnh Sau đó hệ thống (mô hình) sẽ xác định mặt người Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi tiếp cận theo các phương pháp học máy

Trang 17

1.1 Hướng tiếp cận dựa trên tri thức

1.1.1 Tư tưởng

Trong hướng tiếp cận này, các phương pháp xác định mặt người được xây dựng dựa vào các luật, các luật này phụ thuộc vào tri thức của các tác giả nghiên cứu về bài toán xác định khuôn mặt Dễ dàng xây dựng các luật cơ bản để mô tả các đặc trưng của khuôn mặt và các quan hệ tương ứng Ví dụ, một khuôn mặt thường có hai mắt đối xứng qua trục thẳng đứng giữa khuôn mặt và có một mũi một miệng Các quan hệ đặc trưng có thể

là quan hệ về vị trí và khoảng cách tương đối Khó khăn của hướng tiếp cận này đó là làm thế nào để chuyển các tri thức của con người về khuôn mặt sang các luật cho máy tính một cách hiệu quả Nếu các luật này quá chi tiết, chặt chẽ thì sẽ có thể xác định thiếu các khuôn mặt có trong ảnh, nhưng nếu các luật quá tổng quát thì sẽ dẫn đến xác định sai khu vực không phải là khuôn mặt thành khuôn mặt Ngoài ra cũng khó để mở rộng phạm vi của bải toán để xác định các khuôn mặt có nhiều tư thế khác nhau

1.1.2 Các nghiên cứu

Có nhiều cách để xây dựng chương trình xác định mặt người theo hướng tiếp cận dựa trên tri thức Thông thường chương trình sẽ được xây dựng theo hướng dựa vào một phương pháp nào đấy chọn ra các ứng viên trong bức ảnh trước, sau đó sẽ áp dụng các luật để xác định ứng viên nào là khuôn mặt, ứng viên nào không phải là khuôn mặt Quá trình này có thể được áp dụng nhiều lần để giảm sai sót

 

Hình 1: Một phương pháp xác định khuôn mặt điển theo hướng tiếp cận top-down

Trên hình 1, Các luật được xây dựng dựa vào tri thức của người nghiên cứu về các đặc trưng của khuôn mặt (ví dụ như cường độ phân phôi và sự khác nhau ) của các vùng trên khuôn mặt

Trang 18

Yang và Huang đã sử dụng hướng tiếp cận dựa trên tri thức để xác định khuôn mặt [7] Hệ thống của hai tác giả bao gồm ba mức luật Đầu tiên các ông sử dụng một khung cửa sổ để quét trên bức ảnh và thông qua một số tập luật để xác định các ứng viên có thể

là mặt người, ví dụ như tìm phần trung tâm của khuôn mặt (phần tối hơn trong hình 1) Tiếp theo, dùng một tập luật để mô tả tổng quát hình dáng khuôn mặt, lọc các ứng viên ở mức một thành một tập các ứng viên mới có xác xuất là khuôn mặt cao hơn Cuối cùng, các ông lại dùng một tập luật khác để xem xét ở mức chi tiết các đặc trưng khuôn mặt ( có thể là đặc trưng về mắt, mũi, miệng … ), từ đó lọc ra các ứng viên chính xác nhất Có thể nói cách làm của hai ông là một cách làm mịn dần để đạt được kết quả tốt nhất, mặc dù tỷ

lệ chính xác chưa cao, nhưng đây là tiền đề cho nhiều nghiên cứu sau này

Có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp chiếu để xác định khuôn mặt Kotropoulos và Pitas đưa ra một phương pháp gần tương tự với Yang và Huang Đầu tiên, các vùng của khuôn mặt được định vị bởi phương pháp chiếu (đã được Kanade sử dụng thành công) để xác định biên của khuôn mặt Với I(x,y) là giá trị xám của một điểm trong ảnh có kích thước m x n ở tại vị trí (x,y), các hàm để chiếu ảnh theo phương ngang

và thẳng đứng được định nghĩa như sau:

Dựa trên biểu đồ hình chiếu ngang, khi xét biểu đồ biến thiên của HI hai ông tìm được hai cực tiểu địa phương tương ứng với hai đỉnh đầu bên trái và bên phải của khuôn mặt Còn theo hình chiếu dọc, xét biến thiên và tìm cực tiểu địa phương của VI cũng cho

ta các vị trí của miệng, đỉnh mũi và hai mắt Các đặc trưng này đủ để xác định khuôn mặt Hình 2.a cho một ví dụ về cách xác định như trên Cách xác định này có tỷ lệ xác định chính xác là 86.5% cho trường hợp chỉ có một khuôn mặt trực diện và hình nền không phức tạp Nếu hình nền phức tạp như hình 2.b thì rất khó tìm Còn nếu ảnh có nhiều khuôn mặt (hình 2.c) thì sẽ không xác định được

Trang 19

1.2 Hướng tiếp cận dựa trên đặc trưng không thay đổi

Tiếp cận dựa trên các đặc trưng không thay đổi là tiếp cận theo kiểu bottom up Dựa trên thực tế, chúng ta cố gắng tìm ra những đặc điểm không thay đổi khi của khuôn mặt khi ở các tư thế khác nhau và các điều kiện môi trường như ánh sáng khác nhau Đã có rất nhiều nghiên cứu về hướng tiếp cận này, các đặc điểm không thay đổi được tìm thấy như lông mày, mắt, mũi, miệng hay các đường viền trên tóc … Trên cơ sở các đặc trưng này, các nhà nghiên cứu xây dựng lên một mô hình thống kê mô tả quan hệ của các đặc trưng

và từ đó xác định sự xuất hiện của khuôn mặt trong bức ảnh Khó khăn của hướng tiếp cận này đó là phải mô tả các đặc trưng không thay đổi và quan hệ giữa chúng phù hợp với điều kiện ánh sáng, độ nhiễu hay bị che khuất

1.2.1 Các đặc trưng của khuôn mặt

Có rất nhiều nghiên cứu về các đặc trưng của khuôn mặt Có thể dựa vào các đặc trưng như hai mắt, hai lỗ mũi, miệng, phần nối giữa mũi và miệng … hoặc dựa vào đường viền của khuôn mặt

Leung đã đưa ra một mô hình xác xuất để xác định khuôn mặt trong ảnh có hình nền phức tạp dựa trên việc tìm kiếm các đặc trưng không thay đổi của khuôn mặt trong ảnh, sau đó dùng đồ thị ngẫu nhiên để xác định khuôn mặt Tư tưởng của phương pháp này đó

là xem bài toán xác định khuôn mặt như là bài toán tìm kiếm với mục tiêu là tìm thứ tự các đặc trưng không thay đổi của khuôn mặt Dùng năm đặc trưng (hai mắt, hai lỗ mũi, phần nối giữa mũi và miệng) để mô tả một khuôn mặt Đồng thời tính quan hệ khoảng cách cho tất cả các cặp đặc trưng (như mắt trái, mắt phải), sau đấy dùng phân bố Gauss để

Trang 20

mô hình hóa Một mẫu khuôn mặt được đưa ra thông qua trung bình tương ứng cho một tập đa hướng, đa tỷ lệ của bộ lọc đạo hàm Gauss Từ một ảnh, các đặc trưng của ứng viên được xác định bằng cách so khớp từng điểm ảnh khi lọc tương ứng với vector mẫu Hai ứng viên có đặc trưng đứng đầu sẽ được chọn để tìm kiếm cho các đặc trưng khác của khuôn mặt Từ các đặc trưng không thay đổi, các đặc trưng khác sẽ được xác định thông qua sự đánh giá xác xuất khoảng cách giữa các đặc trưng, hơn nữa phương sai của phép thống kê này có thể được tính toán trước để xác định các đặc trưng với xác xuất lớn Tỷ lệ chính xác của phương pháp này là 86%

Bên cạnh tính khoảng cách liên quan để mô tả quan hệ giữa các đặc trưng như Leung Kendall [4], Mardia and Dryden [12] dùng lý thuyết xác suất thống kê về hình dáng Dùng hàm mật độ xác suất (Probility Density Function - PDF) qua N điểm đặc trưng, tương ứng (xi, yi) là đặc trưng thứ i với giả sử là phân bố Gauss có 2N-chiều Các tác giả áp dụng phương thức cực đại khả năng (Maximum-Likelihood - ML) để xác định

vị trí khuôn mặt Một thuận lợi của phương pháp này là các khuôn mặt bị che khuất vẫn

có thể xác định được Hạn chế phương pháp này đó là không xác định được nhiều khuôn mặt trong cùng một ảnh

Không dùng phương pháp xác xuất, Sirohey đưa một phương pháp khác xác định khuôn mặt từ một ảnh có hình nền phức tạp [10], gọi là phương pháp dựa trên cạnh Ông dùng phương pháp Candy [9] và heuristics loại bỏ các cạnh để còn lại duy nhất một đường bao xung quanh khuôn mặt Dùng một hình ellipse để bao khuôn mặt, tách biệt vùng đầu và hình nền Tỷ lệ chính xác của thuật toán là 80%

Graf đưa ra một phương pháp khác để xác định đặc trưng, từ đó xác định khuôn mặt trong ảnh xám [8] Dùng bộ lọc để làm nổi các biên, các phép toán hình thái học (morphology) được dùng để làm nổi bật các vùng có cường độ cao và hình dáng chắc chắn (như mắt) Thông qua histogram để tìm các đỉnh nổi bật để xác định các ngưỡng chuyển ảnh xám thành hai ảnh nhị phân Tiếp theo, ông xác định các ứng viên khuôn mặt nhờ vào các thành phần đều xuất hiện trong cả hai ảnh nhỉ phân, sau đó phân loại xem các ứng viên có phải là khuôn mặt không Phương pháp được kiểm tra và cho kết quả tốt trên các ảnh chỉ có đầu và vai của người Tuy nhiên phương pháp này còn một vấn đề đấy là

Trang 21

Park dùng Gaze để tìm ứng viên góc mắt, miệng và tâm mắt Ông xây dựng SVM (Support Vector Machine) đã được học trước đó để xác định các vị trí ứng viên có phải là góc mắt, miệng, và tâm mắt hay không để theo vết con mắt người

Juan và Narciso xây dựng một không gian màu mới YCg’Cr’ để lọc các vùng là ứng viên khuôn mặt dựa trên sắc thái của màu da người Sau khi có ứng viên, hai ông dùng các quan hệ về hình dáng khuôn mặt, mức độ cân đối của các thành phần khuôn mặt để xác định khuôn mặt người Tương tự, Chang và Hwang cũng dùng không gian mầu Ycg’Cr’ với tỷ lệ chính xác hơn 80% trong ảnh xám

Jin xây dựng một bộ lọc để xác định ứng viên khuôn mặt người theo màu da người

Từ ứng viên này tác giả xác định khuôn mặt người theo hình dáng khuôn mặt và các quan

hệ đặc trưng về thành phần khuôn mặt, với mắt phải được chọn làm gốc tọa độ để xét quan hệ Tỷ lệ chính xác cho khuôn mặt chụp thẳng trên 80%

1.2.2 Kết cấu của khuôn mặt

Khuôn mặt con người có những kết cấu riêng biệt mà có thể dùng để phân loại so với các đối tượng khác Từ kết cấu của khuôn mặt xây dựng lên một bộ phân loại, gọi là kết cấu giống khuôn mặt (face-like texture)

1.2.3 Mầu sắc da

Thông thường các ảnh màu không xác định trực tiếp trên toàn bộ dữ liệu ảnh mà các tác giả dùng tính chất sắc màu của da người (khuôn mặt người) để chọn ra được các ứng viên có thể là khuôn mặt người (lúc này dữ liệu đã thu hẹp đáng kể) để xác định khuôn mặt người

1.2.4 Đa đặc trưng

Gần đây có nhiều nghiên cứu sử dụng các đặc trưng toàn cục như: màu da người, kích thước, và hình dáng để tìm các ứng viên khuôn mặt, rồi sau đó sẽ xác định ứng viên nào là khuôn mặt thông qua dùng các đặc trưng cục bộ (chi tiết) như: mắt, lông mày, mũi, miệng, và tóc Tùy mỗi tác giả sẽ sử dụng tập đặc trưng khác nhau

Trang 22

1.3 Hướng tiếp cận dựa trên so sánh khớp mẫu

1.3.1 Tư tưởng của so sánh khớp mẫu

Trong hướng tiếp cận dựa trên so sánh khớp mẫu, các mẫu chuẩn của khuôn mặt (thường là khuôn mặt được chụp thẳng) sẽ được xác định trước hoặc được biểu diễn thành một hàm với các tham số cụ thể Từ ảnh đầu vào, ta tính các giá trị tương quan so với các mẫu chuẩn về đường viền khuôn mặt, mắt, mũi và miệng Thông qua các giá trị tương quan này mà hệ thống sẽ quyết định có hay không có tồn tại khuôn mặt trong ảnh Hướng tiếp cận này có lợi thế là rất dễ cài đặt, nhưng không hiệu quả khi tỷ lệ, tư thế, và hình dáng thay đổi

1.3.2 Xác định các mẫu

Sakai đã cố gắng thử xác định khuôn mặt người chụp thẳng trong ảnh [20] Ông dùng vài mẫu con (sub template) về mắt, mũi, miệng, và đường viền khuôn mặt để mô hình hóa một khuôn mặt Mỗi mẫu con được định nghĩa trong giới hạn của các đoạn thẳng Các đoạn thằng trong ảnh được trích bằng cách xem xét thay đổi của hệ số góc và

so khớp các mẫu con Đầu tiên tìm các ứng viên thông qua mối tương quan giữa các ảnh con và các mẫu về đường viền Sau đó, so khớp với các mẫu con khác Hay nói một cách khác, giai đoạn đầu xem như là giai đoạn sơ chế để tìm ứng viên, giai đọan thứ hai là giai đoạn tinh chế để xác định ứng viên có phải là khuôn mặt hay không Ý tưởng này được duy trì cho đến các nghiên cứu sau này

Craw đưa ra một phương pháp xác định khuôn mặt người dựa vào các mẫu về hình dáng của các ảnh được chụp thẳng (dùng vẻ bề ngoài của hình dáng khuôn mặt) Đầu tiên dùng phép lọc Sobel (Phép lọc Sobel dựa vào tích vô hướng của hai vector gradient) để tìm các cạnh Các cạnh này sẽ được nhóm lại theo một số ràng buộc Sau đó, tìm đường viền của đầu, quá trình tương tự được lặp đi lặp lại với mỗi tỷ lệ khác nhau để xác định các đặc trưng khác như: mắt, lông mày, và môi Sau đó Craw mô tả một phương thức xác định dùng một tập có 40 mẫu để tìm các đặc trưng khuôn mặt và điều khiển chiến lược

dò tìm

Một số nhà nghiên cứu sử dụng hình chiếu như các mẫu để xác định khuôn mặt người Silhouettes dùng PCA (phân tích thành phần chính – Principal Component

Trang 23

để xác định khuôn mặt người Phương pháp này định nghĩa một số giả thuyết để mô tả các khả năng của các đặc trưng khuôn mặt Với một khuôn mặt sẽ có một tập giả thuyết, gọi

là lý thuyết DepsterShafer Dùng một nhân tố tin cậy để kiểm tra sự tồn tại hay không của các đặc trưng của khuôn mặt, và kết hợp nhân tố tin cậy này với một độ đo để xem xét có hay không có khuôn mặt trong ảnh

Sinha dùng một tập nhỏ các ảnh bất biến trong không gian ảnh để mô tả không gian các mẫu ảnh [15, 16] Tư tưởng chính của ông dựa vào sự thay đổi mức độ sáng của các vùng khác nhau của khuôn mặt (như hai mắt, hai má, và trán), (quan hệ về mức độ sáng của các vùng còn lại thay đổi không đáng kể) Sau đấy xác định các cặp tỷ số của mức độ sáng của một số vùng (một vùng tối hơn hay sáng hơn) cho ta một lượng bất biến khá hiệu quả Ông lưu sự thay đổi độ sáng của các vùng trên khuôn mặt trong một tập thích hợp với các cặp quan hệ sáng hơn – tối hơn giữa các vùng nhỏ Một khuôn mặt được xác định nếu nó thỏa mãn tất cả các cặp sáng hơn – tối hơn Ý tưởng này xuất phát từ sự khác biệt của cường độ giữa các vùng kề cục bộ trên ảnh, sau này nó được mở rộng trên cơ sở biến đổi wavelet để xác định người đi bộ, xác định xe hơi, xác định khuôn mặt Ý tưởng của Sinha còn được áp dụng trong các nghiên cứu về thị giác của robot Hình 3 cho thấy mẫu khuôn mặt với 16 cùng và 23 quan hệ Các quan hệ này được dùng để phân loại, có

11 quan hệ thiết yếu (các mũi tên màu đen) và 12 quan hệ xác thực (các mũi tên mầu xám) Mỗi mũi tên là một quan hệ Một quan hệ của hai vùng thỏa mãn mẫu khuôn mặt khi tỷ lệ giữa hai vùng vượt qua một ngưỡng và một khuôn mặt được xác đinh khi có 23 quan hệ thỏa mãn điều kiện trên

Trang 24

Hình 3: Một mẫu khuôn mặt

Mẫu khuôn mặt có kích thước 14 x 16 pixel được

sử dụng trong phương pháp định vị khuôn mặt của Sinha Mẫu gồm 16 vùng trên khuôn mặt và 23 quan hệ ( các mũi tên)

Một số phương pháp khác như của Froba và Zink lọc cạnh ở độ phân giải thấp rồi dùng biến đổi Hough để so khớp mẫu theo hướng cạnh để xác định hình dáng khuôn mặt

ở dạng chụp hình thẳng ở dạng xám Tỷ lệ chính xác trên 91% Ngoài ra Shu và Jain còn xây dựng ngữ nghĩa khuôn mặt Ngữ nghĩa xây dựng theo hình dáng và vị trí các thành phần khuôn mặt Hai ông từ bộ ngữ nghĩa này tạo một đồ thị quan hệ để dễ dàng so khớp khi xác định khuôn mặt người …

số hạn chế đó là các mẫu biến dạng phải được khởi tạo trong phạm vi gần với các đối tượng mà nó xác định

Trang 25

morphology để làm nổi bật cạnh lên Tiếp theo dùng một đường gấp khúc có n điểm ảnh (giá trị n nhỏ) để tìm và ước lượng các đọan cong nhỏ Mỗi khuôn mặt được xấp xỉ bằng một ellipse và biến đổi Hough, rồi tìm một ellipse nổi trội nhất Các ứng viên sẽ có bốn tham số mô tả nột ellipse (để xác định khuôn mặt) Với mỗi ứng viên, một phương thức tương tự như phương thức mẫu biến dạng được dùng để xác định các đặc trưng ở mức chi tiết Nếu tìm thấy số lượng đáng kể các đặc trưng khuôn mặt và thỏa mãn tỷ lệ cân đối thì xem như đã xác định được một khuôn mặt Lam và Yan cũng dùng đường gấp khúc để xác định vị trí đầu với thuất toán greedy để cực tiểu hóa hàm năng lượng [11]

Thay vì dùng đường gấp khúc thì Huang và Su [6] dùng lý thuyết dòng chảy để xác định đường viền khuôn mặt dựa trên đặc tính hình học Hai ông dùng lý thuyết tập hợp đồng mức (Level Set) để loang từ các khởi động ban đầu để có được các khuôn mặt người

Lanitis mô tả một phương pháp biểu diễn khuôn mặt người với cả hai thông tin: hình dáng và cường độ [12] Bắt đầu bằng các tập ảnh được huấn luyện với các đường viền mẫu như là đường bao mắt, mũi, cằm/má đã được gán nhãn(phân loại) Ông dùng một vector các điểm mẫu để mô tả hình dáng Sau đó dùng một mô hình phân bố điểm (Point Distribution Model – PDM) để mô tả vector hình dáng qua toàn bộ các cá thể Dùng cách tiếp cận như của Kirby và Sirovich [14] để mô tả cường độ bề ngoài của hình dáng đã được chuẩn hóa Để tìm kiếm và ước lượng vị trí khuôn mặt cũng như các tham số về hình dáng ông sử dụng một mô hình PDM có hình dáng như khuôn mặt (xác định khuôn mặt bằng mô hình hình dáng tích cực - Active Shape Model - ASM) Các mảnh của khuôn mặt được làm biến dạng về hình dáng trung bình rồi trích lấy các tham số cường

độ Sau đấy các tham số hình dáng và cường độ được dùng để phân loại và xác định khuôn mặt

1.4 Hướng tiếp cận dựa trên diện mạo

1.4.1 Tư tưởng của hướng tiếp cận dựa trên diện mạo

Trái ngược với hướng tiếp cận dựa trên so sánh khớp mẫu (các mẫu đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa trước), các mẫu trong hướng tiếp cận này được học từ một tập ảnh mẫu Có thể nói hướng tiếp cận dựa trên diện mạo áp dụng các kỹ thuật theo hướng xác suất thống kê và học máy để tìm những đặc tính liên quan của khuôn mặt và không phải là khuôn mặt Các đặc tính đã được học ở trong hình thái các mô hình phân bố hay các tham

Trang 26

số của một hàm số nên có thể dùng các đặc tính này để xác định khuôn mặt người Đồng thời, bài toán giảm số chiều thường được quan tâm để tăng hiệu quả tính toán cũng như hiệu quả xác định

Trong hướng tiếp cận này, phương pháp xác xuất tiếp tục được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng Một bức ảnh hoặc một vector (đặc trưng cho bức ảnh) được xem như một biến ngẫu nhiên Biến ngẫu nhiên này sẽ được xác định là có mô tả các đặc tính của khuôn mặt hay không thông qua các xác xuất có điều kiện p(x/face) và p(x/nonface) Có thể dùng bộ phân loại Bayesian để phân loại các ứng viên là khuôn mặt hay không phải khuôn mặt Tuy nhiên, việc cài đặt bộ phân loại Bayesian với số chiều x lớn là một điều khá khó khăn, do đó có rất nhiều nghiên cứu theo hướng tiếp cận này quan tâm tới việc tham số hóa hay không tham số các xác xuất p(x/face) và p(x/nonface)

Một các tiếp cận khác trong hướng tiếp cận dựa trên diện mạo là tìm một hàm biệt

số ví dụ như các hàm mô tả mặt phẳng hay siêu phẳng quyết định (các ranh giới) để phân biệt hai lớp khuôn mặt và không phải khuôn mặt Thông thường, một bức ảnh được chiếu vào không gian có số chiều ít hơn rồi sau đó dùng một hàm biệt số (dựa trên các độ đo khoảng cách) để phân loại hoặc xây dựng một mặt quyết định phi tuyến bằng mạng neural

đa tầng Ngoài ra có thể dùng SVM (Super Vector Machine) và các phương thức kernel chiếu các mẫu vào không gian có số chiều cao hơn để dữ liệu bị rời rạc hoàn toàn và từ đó

có thể sử dụng mặt phẳng phân loại để phân loại các mẫu là khuôn mặt hay không phải là khuôn mặt[5]

1.4.2 Một số phương pháp cụ thể trong hướng tiếp cận dựa trên diện mạo

Có rất nhiều phương pháp học máy được sử dụng trong hướng tiếp cận dựa trên diện mạo Trong phần này chỉ nêu ra một số phương pháp cùng những nghiên cứu liên quan đến phương pháp đấy Riêng phương pháp adaboost sẽ được trình bầy trong phần sau của báo cáo

a Adaboost

Adaboost được đánh giá là phương phát tiếp cận nhanh nhất trong các thuật toán học máy Nó thường được kết hợp với các mô hình cascade of classifiers để tăng tốc độ phát hiện khuôn mặt trong ảnh Tư tưởng của thuật toán adaboost đấy là kết hợp các bộ phân

Ngày đăng: 18/02/2014, 00:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] A. Lanitis, C.J. Taylor, and T.F. Cootes, “An Automatic Face Identification System Using lexible Appearance Models”, Image and Vision Computing, vol. 13, no. 5, pp.393-401, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Automatic Face Identification System Using lexible Appearance Models
[3] A. Yuille, P. Hallinan, and D. Cohen, “Feature Extraction from Faces Using eformable Templates”, Int’l J. Computer Vision, vol. 8, no. 2, pp. 99-111, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feature Extraction from Faces Using eformable Templates
[4] D.G. Kendall, “Shape Manifolds, Procrustean Metrics, and Complex Projective Shapes”, Bull. London Math. Soc., vol. 16, pp. 81-121, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shape Manifolds, Procrustean Metrics, and Complex Projective Shapes
[5] E. Osuna, R. Freund, and F. Girosi, “Training Support Vector Machines: An Application to Face Detection” Proc. IEEE Conf. Computer Vision and Pattern Recognition, pp. 130-136, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Training Support Vector Machines: An Application to Face Detection
[6] Fuzhen Huang and Jianbo Su, “Multiple Face Contour Detection Using adaptive Flows”, Sinobiometrics 2004, LNCS 3338, pp. 137-143, Springer-Verlag Berlin eidelberg, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multiple Face Contour Detection Using adaptive Flows
[7] G. Yang and T. S. Huang, “Human Face Detection in Complex Background”, Pattern Recognition, vol. 27, no. 1, pp. 53-63, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Face Detection in Complex Background
[8] H.P. Graf, T. Chen, E. Petajan, and E. Cosatto, “Locating Faces and Facial Parts”, Proc. First Int’l Workshop Automatic Face and Gesture Recognition, pp. 41-46, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Locating Faces and Facial Parts
[9] J. Canny, “A Computational Approach to Edge Detection”, IEEE Trans. Pattern Analysis and Machine Intelligence, vol. 8, no. 6, pp. 679-698, June 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Computational Approach to Edge Detection
[10] J. Sobottka and I. Pitas, “Segmentation and Tracking of Faces in Color Images” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Segmentation and Tracking of Faces in Color Images
[11] K. Lam and H. Yan, “Fast Algorithm for Locating Head Boundaries,” J.Electronic Imaging, vol. 3, no. 4, pp. 351-359, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fast Algorithm for Locating Head Boundaries
[12] K.V. Mardia and I.L. Dryden, “Shape Distributions for Landmark Data”, Advanced Applied Probability, vol. 21, pp. 742-755, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shape Distributions for Landmark Data
[13] Ming-Hsuan Yang, David Kriegman, and Narendra Ahuja, "Detecting Faces in Images: A Survey", IEEE Transactions on Pattern Analysis and Machine Intelligence (PAMI), vol. 24, no. 1, pp. 34-58, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Detecting Faces in Images: A Survey
[14] M. Kirby and L. Sirovich, “Application of the Karhunen-LoeveProcedure for the Characterization of Human Faces”, IEEE Trans. Pattern Analysis and Machine Intelligence, vol. 12, no. 1, pp. 103-108, Jan. 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Application of the Karhunen-LoeveProcedure for the Characterization of Human Faces
[15] P. Sinha, “Object Recognition via Image Invariants: A Case Study”, Investigative Ophthalmology and Visual Science, vol. 35, no. 4, pp. 1735-1740, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Object Recognition via Image Invariants: A Case Study
[16] P. Sinha, “Processing and Recognizing 3D Forms,” PhD thesis, Massachusetts Inst. of Technology, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Processing and Recognizing 3D Forms
[17] P. Viola and M. J. Jones, “Robust Real-Time Face Detection”, International Journal of Computer Vision 57(2), 137-154, Kluwer Academic Publishers, Netherlands, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Robust Real-Time Face Detection
[18] T.F. Cootes and C.J. Taylor, “Locating Faces Using Statistical Feature Detectors”, Proc. Second Int’l Conf. Automatic Face and Gesture Recognition, pp. 204-209, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Locating Faces Using Statistical Feature Detectors
[19] T.K. Leung, M.C. Burl, and P. Perona, “Finding Faces in Cluttered Scenes Using Random Labeled Graph Matching”, Proc. Fifth IEEE Int’l Conf. Computer Vision, pp. 637-644, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Finding Faces in Cluttered Scenes Using Random Labeled Graph Matching
[20] T. Sakai, M. Nagao, and S. Fujibayashi, “Line Extraction and Pattern etection in a Photograph”, Pattern Recognition, vol. 1, pp. 233-248, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Line Extraction and Pattern etection in a Photograph

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2 HMM Hidden Markov Model Mơ hình Markov ẩn - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
2 HMM Hidden Markov Model Mơ hình Markov ẩn (Trang 9)
Hình 1: Một phương pháp xác định khuơn mặt điển theo hướng tiếp cận top-down. - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 1 Một phương pháp xác định khuơn mặt điển theo hướng tiếp cận top-down (Trang 17)
Hình 2: Phương pháp chiếu - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 2 Phương pháp chiếu (Trang 19)
Hình 3: Một mẫu khuơn mặt - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 3 Một mẫu khuơn mặt (Trang 24)
Một giả thuyết quan trọng của mơ hình Markov ẩn là các mẫu cĩ thể được xem như các tiến trình ngẫu nhiên cĩ tham số và các tham số này được  ước lượng chính xác - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
t giả thuyết quan trọng của mơ hình Markov ẩn là các mẫu cĩ thể được xem như các tiến trình ngẫu nhiên cĩ tham số và các tham số này được ước lượng chính xác (Trang 29)
Hình 5: Các trạng thái ẩn - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 5 Các trạng thái ẩn (Trang 30)
vùng đặc trưng khuơn mặt với các trạng thái của mơ hình. - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
v ùng đặc trưng khuơn mặt với các trạng thái của mơ hình (Trang 30)
Hình 7: Boosting - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 7 Boosting (Trang 33)
Hình 8: 4 đặt trưng Haar-like cơ bản - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 8 4 đặt trưng Haar-like cơ bản (Trang 37)
Hình 11:Ví dụ cách tính nhanh tổng các điểm ảnh của vùng D trên ảnh - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 11 Ví dụ cách tính nhanh tổng các điểm ảnh của vùng D trên ảnh (Trang 39)
Hình 10: Cách tính Integral Image của ảnh - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 10 Cách tính Integral Image của ảnh (Trang 39)
Hình 13: cascade of classifiers - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 13 cascade of classifiers (Trang 41)
Hình 13 minh họa sự huấn luyện của một cascade gồm N stages. Ở mỗi stage, weak classifier tương ứng sẽ được huấn luyện sao cho độ chính xác của nĩ là h và false alarm  - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 13 minh họa sự huấn luyện của một cascade gồm N stages. Ở mỗi stage, weak classifier tương ứng sẽ được huấn luyện sao cho độ chính xác của nĩ là h và false alarm (Trang 41)
Cascade of boosting classifiers là mơ hình cascade of classifiers với mỗi classifier được xây dựng bằng  Adaboost sử dụng haar-like - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
ascade of boosting classifiers là mơ hình cascade of classifiers với mỗi classifier được xây dựng bằng Adaboost sử dụng haar-like (Trang 42)
Hình 15: Cấu trúc cơ bản của OpenCV - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 15 Cấu trúc cơ bản của OpenCV (Trang 43)
Hình 16: Tổng quan về hệ thống phát hiện mặt người trong ảnh - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 16 Tổng quan về hệ thống phát hiện mặt người trong ảnh (Trang 44)
Hình 17: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Như vậy các chức năng chương trình bao gồm:   - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 17 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Như vậy các chức năng chương trình bao gồm: (Trang 45)
3.2. Thiết kế hệ thống - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
3.2. Thiết kế hệ thống (Trang 45)
Hình 18: Biểu đồ phân rã chức năng. - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 18 Biểu đồ phân rã chức năng (Trang 47)
chiếu đến bảng ẢNH GỐC. - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
chi ếu đến bảng ẢNH GỐC (Trang 48)
Hình 20: Giao diện của chương trình - phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
Hình 20 Giao diện của chương trình (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w