1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ.doc

75 359 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 334,5 KB

Nội dung

Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm rađời sớm ở nước ta Đây là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, nó ít mang tínhchất kinh doanh thương mại mà chủ yếu là tính nhân dạo và nhân văn caocả.

Kể từ khi ra đời đến nay, nó đã góp phần làm ổn định đời sống cho cánbộ công nhân viên chức Nhà nước, quân nhân, những người lao động làmviệc trong các thành phần kinh tế của đất nước; ổn định chính trị – xã hội,thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Hiện nay, được sự quan tâm của Nhà nước mà chính sách BHXH ngàycàng được thực hiện tốt và hiệu quả hơn với các đối tượng tham gia nóitrên Để việc thực hiện BHXH tồn tại và phát huy được tác dụng của nócần phải có một quỹ BHXH và quỹ đó phải hoạt động đúng mục đích tức làcơ quan BHXH phải thực hiện tốt công tác thu – chi quỹ BHXH.

Qua thời gian thực tập tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ em thấyBHXH huyện Giao Thuỷ đã đạt được những kết quả thiết thực về hoạtđộng thu – chi quỹ BHXH như: Chi đúng người, đúng đối tượng, kịp thời;thu quỹ BHXH ngày càng tăng v.v…Tuy nhiên bên cạnh dó vẫn còn mộtsố tồn tại nhất định như: Thu BHXH chưa dứt điểm, số nợ đọng vẫn còn,một vài cơ sở còn trốn nộp BHXH làm cho hoạt động quỹ BHXH tại phòng

Trang 2

BHXH huyện Giao Thuỷ chưa đạt được kết quả cao, tăng gánh nặng chongân sách nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý

thu – chi quỹ BHXH như vậy, em đã chọn đề tài : “Thực trạng thu - chiquỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định)” với mong

muốn được góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện công tác quản lýthu – chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ nói riêng và tronghệ thống BHXH Việt Nam nói chung.

Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, do thời gian và nhận thức cònnhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong đượcsự chỉ bảo của các thầy cô giáo Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới thầygiáo PGS.TS Hồ Sĩ Sà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2004Sinh viên: Trần Văn Phác

Trang 4

lao động nhưng sau đó đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người laođộng có một số thu nhập nhất định để họ trang trải khi không may gặpnhững khó khăn đó.

Trong thực tế, nhiều khi các rủi ro trên không xẩy ra và người chủkhông phải chi ra đồng nào nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họphải bỏ ra một khoản tiền rất lớn mà họ không muốn Do đó mâu thuẫnchủ thợ càng trở nên vô cùng gay gắt Khi những mâu thuẫn này kéo dàiNhà nước phải đứng ra can thiệp bằng cách: buộc giới chủ phải có tráchnhiệm hơn đối với người lao động mà mình sử dụng, thể hiện ở việc phảitrích ra một phần thu nhập của mình để hình thành quỹ Sau đó dùngnguồn quỹ này để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ, khi người laođộng không may gặp những rủi ro và sự cố bất ngờ Đồng thời Nhà nướcđứng ra bảo trợ cho quỹ Bằng cách đó cả chủ và thợ đều thấy mình có lợivà tự giác thực hiện, cuộc sống của người lao động được đảm bảo.Ngườichủ được bảo vệ việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh đượcnhững xáo trộn không cần thiết.

Mối quan hệ ba bên nêu trên được thế giới quan niệm là BHXH chongười lao động Như vậy BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người laođộng, bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy độngtừ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tàitrợ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và giađình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm

Trang 5

đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theoquy định của pháp luật hoặc tử vong…

2 - Sự cần thiết phải có hệ thống BHXH

Trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản xuất hàng ngày,mặc dù không muốn nhưng người lao động không thể tránh khỏi hết nhữngrủi ro bất ngờ xảy ra như: ốm đau; bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp…Tất cả những nguyên nhân đó xảy ra đều ít nhiều làm ảnh hưởngđến đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân cũng như gia đình; ngườithân của họ.

Muốn khắc phục được khó khăn do các rủi ro nêu trên gây ra, ngườilao động cần phải được sự bảo trợ của tập thể số đông Đặc biệt để ngườilao động yên tâm tham gia sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế đấtnước thì nhà nước cần phải can thiệp vào nhằm làm giảm bớt những khókhăn cho người lao động trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạnlao động – bệnh nghề nghiệp, chết, mất việc làm khi về già…Từ đó BHXHđược ra đời như một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hộiđều cảm thấy cần phải tham gia hệ thống BHXH này.

II VAI TRÒ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA BHXH

1 – Vai trò của BHXH

1.1) Đối với người lao động

Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang ngày càng hoàn thiện quátrình công nghiệp hoá- hiện đại hoá thì những "rủi ro" như ốm đau, tai nạn

Trang 6

lao động- bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm…lại diễn ra một cáchthường xuyên và ngày càng phổ biến hơn, phức tạp hơn Khi những rủi ronày xảy ra sẽ gây khó khăn cho người lao động vế cả vật chất lẫn tinh thần,ảnh hưởng không tốt cho cả cộng đồng.

Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhànước, BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho cá nhân những người lao động gặpphải rủi ro, bất hạnh bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế,những điều kiện lao động thuận lợi…giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâmcông tác, tạo cho họ một niềm tin vào tương lai Từ đó góp phần quantrọng vào việc tăng năng suất lao động cũng như chất lượng công việc choxí nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nó chung.

1.2) Đối với người sử dụng lao động

Để có được sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người và sự pháttriển của xã hội thì cần phải có người tạo ra sản phẩm và nhờ vào quá trìnhlao động sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người, cho xã hội.Những người biết vận dụng sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, đó chínhlà những người chủ sử dụng lao động Muốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh được đảm bảo thì người chủ phải tạo được mối quan hệ tốt vớingười lao động, giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm củamình đối với người lao động thật tốt để họ yên tâm lao động sản xuất và cóniềm tin vào cuộc sống từ đó họ lao động sản xuất hăng hái hơn, tạo ranhiều sản phẩm tốt hơn làm cho quá trình sản xuát kinh doanh của ngườichủ sử dụng lao động hoạt động đạt kết quả cao Muốn vậy người chủ sử

Trang 7

dụng lao động phải tham gia đóng BHXH cho những người lao động củamình để có thể đảm bảo những khoản chi trả cần thiết, kịp thời đến ngườilao động khi họ gặp những rủi ro bất chắc Việc tham gia đóng góp BHXHcho người lao động của người chủ sử dụng lao động là góp vào quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn,nâng cao năng suất, hiệu quả lao động sản xuất của doanh nghiệp cũng nhưnâng cao thu nhập cho người lao động và góp vào việc phát triển nền kinhtế của đất nước.

1.3) Đối với xã hội

Thứ nhất, cần phải khẳng định rằng hoạt động BHXH là một hoạt

động dịch vụ, cơ quan BHXH là một “doanh nghiệp” sản xuất ra nhữngdịch vụ “ bảo hiểm” cho người lao động, một loại dịch vụ mà bất cứ aicũng cần đến (không phải chỉ cán bộ, công nhân viên chức mới cần) Nếucác doanh nghiệp này càng sản xuất ra nhiều loại bảo hiểm (đáp ứng đadạng các nhu cầu) thì giá trị của những sản phẩm dịch vụ này cũng đượctính trực tiếp vào tổng sản phẩm xã hội.

Thứ hai, với tư cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của

Nhà nước, BHXH sẽ “ bảo hiểm” cho người lao động, hoạt động BHXH sẽgiải quyết những “ trục trặc”, “ rủi ro” xảy ra đối với những người laođộng, góp phần tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khảnăng sáng tạo của sức lao động Sự góp phần này tác động trực tiếp đếnviệc nâng cao năng suất lao động cá nhân, đồng thời góp phần tích cực củamình vào việc nâng cao năng suất lao động xã hội Với sự trợ giúp của

Trang 8

người lao động khi gặp phải rủi ro bằng cách tạo ra thu nhập thay thế thìBHXH đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia làm tăng sựtiêu dùng cho xã hội.

Thứ ba, với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung, BHXH tác động mạnh

mẽ tới hệ thống tài chính ngân sách Nhà nước, tới hệ thống tín dụng tiền tệngân hàng Chính vì vậy, đặt ra một yêu cầu cho quỹ BHXH phải tự bảotồn và phát triển quỹ bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hìnhthức đầu tư phát triển phần “ nhàn rỗi” của quỹ Phần này có tác độngkhông nhỏ tới sự phát triển đất nước, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuấtkinh doanh mới, việc làm mới góp phần quan trọng trong việc tạo ra việclàm cho người lao đông Từ đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệpcủa đất nước, góp phần tăng thu nhập cá nhân cho người lao động nói riêngvà tăng tổng sản phẩm quốc nội cũng như tổng sản phẩm quốc dân nóichung.

Thứ tư, BHXH góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, là công

cụ phân phối lại thu nhập giữa những nguời tham gia BHXH Sự phân phốilại thu nhập này được tiến hành thông qua hai cách: Phân phối lại theochiều ngang giữa người khoẻ và người già, người đang làm việc với ngườiđã nghỉ hưu, người trẻ tuổi với người lớn tuổi, giữa nam với nữ, ngườiđang hưởng trợ cấp với người chưa hưởng trợ cấp; phân phối lại theochiều ngang là mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội, giữanhững người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp BHXH không baohàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của người giàu chia cho

Trang 9

người nghèo một cách võ đoán Ý tưởng của BHXH nhiễu điều phủ lấy giágương, là đoàn kết tương trợ, phát huy tính tự thân, sống hoà nhập có tìnhcó nghĩa giữa các nhóm, các giới bạn trong cùng cộng đồng với nhau màvốn là tiềm lực của dân tộc ta đã được lịch sử chứng minh.

2.2) Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải BHXHđối với người lao động, người lao động cũng phải tự bảo hiểm cho mình.

Đây là mối quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường, trong đó Nhànước có vai trò quản lý vĩ mô mọi hoạt động kinh tế xã hội trên phạm vi cảnước Với vai trò này Nhà nước có trong tay mọi điều kiện vật chất của

Trang 10

toàn xã hội, đồng thời cũng có mọi công cụ cần thiết để thực hiện vai tròcủa mình Cùng với sự tăng trưởng sự phát triển kinh tế xã hội, cũng cónhững kết quả bất lợi không mong muốn Những kết quả bất lợi này trựctiếp hoặc gián tiếp sẽ dẫn đến những rủi ro cho người lao động Khi xảy ratình trạng như vậy nếu không có BHXH thì Nhà nước vẫn phải chi Ngânsách để giúp đỡ người lao động dưới một dạng khác Sự giúp đỡ đó chẳngnhững làm cho đời sống người lao động ổn định mà còn làm cho sản xuấtkinh tế xã hội của đất nước ổn định Vì vậy, khi trong xã hội loài ngườixuất hiện BHXH – một dạng đảm bảo đời sống tiến bộ hơn đối với ngườilao động- so với các dạng giúp đỡ truyền thống thì Nhà nước càng có điềukiện và càng có trách nhiệm tổ chức và tham gia dạng hoạt động đó.

Đối với người sử dụng lao động, mọi khía cạnh đặt ra cũng tương tựnhư trên nhưng chỉ trong phạm vi một số doanh nghiệp Ở đó giữa ngườilao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ rất chặt chẽ Người sửdụng lao động muốn ổn định và sản xuất kinh doanh thì ngoài việc chăm lođầu tư để có máy móc thiết bị hịên đại, công nghệ tiên tiến còn phải chămlo tay nghề và đời sống của người lao động mà mình sử dụng Khi ngườilao động làm việc bình thường thì phải trả lương (trả công) thoả đáng chongười lao động Khi họ gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp trong đó có rất nhiều trường hợp gắn với quá trình lao động, vớinhững điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp thì phải có trách nhiệmBHXH cho họ Chỉ có như vậy người lao động mới yên tâm tích cực lao

Trang 11

động sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế chodoanh nghiệp.

Đối với người lao động khi gặp những rủi ro không muốn và khôngphải hoàn toàn hay trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết đó là rủi rocủa bản thân Vì thế, nếu muốn được BHXH tức là muốn nhiều người kháchỗ trợ cho mình, là dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người khác thì tựmình phải gánh chịu trực tiếp và trước hết đã Điều đó có nghĩa là bản thânngười lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm chomình.

2.3) BHXH phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để hìnhthành lên quỹ BHXH

Ở nguyên tắc trên đã thấy rõ tính khách quan của trách nhiệm phảitham gia BHXH đối với người lao động của cả ba bên (Nhà nước, người sửdụng lao động và người lao động) trong nền kinh tế thị trường Biểu hiệncụ thể của trách nhiệm này là đóng phí BHXH đầu kỳ Nhờ sự đóng góp đómà phương thức riêng có của BHXH là dàn trải rủi ro theo nhiều chiều, tạođiều kiện để phân phối thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang mớiđược thực hiện Hơn nữa nó còn tạo ra mối quan hệ ràng buộc chặt chẽgiữa trách nhiệm với quyền lợi góp phần phòng chống những hiện tượngnhiễu trong hệ thống hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho mọi người cóliên quan này.

2.4) Phải tuân theo quy luật số lớn

Trang 12

BHXH là một trong các nguyên tắc, các cơ chế an toàn xã hội, trướchết là sự trợ giúp cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc bịmất thu nhập tạm thời khi họ bị ốm đau, thai sản… hoặc hết tuổi lao độngtheo quy định của pháp luật Trong cả cuộc đời của người lao động thườngthì thời gian lao động dài hơn thời gian người lao động bị tạm thời mất khảnăng lao động hoặc thời gian từ khi hết tuổi lao động đến lúc chết Vả lạitất cả những người tham gia BHXH cùng một lúc có nhu cầu bảo hiểm, vìvậy nguyên tắc trước hết của BHXH là lấy số đông bù số ít, lấy quãng đờilao động có thu nhập để bảo hiểm cho khi giảm hoặc mất khả năng laođộng.

2.5) Kết hợp giữa các loại lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứngnhu cầu BHXH

Trong BHXH cả ba bên tham gia: Người sử dụng lao động, người laođộng và Nhà nước đều nhận được nhiều lợi ích Nhưng lợi ích nhận đượckhông phải luôn luôn như nhau, thống nhất với nhau mà trái lại có lợi íchcó lúc lại mâu thuẫn với nhau Chẳng hạn việc tăng mức trợ cấp hoặc tăngthời hạn nghỉ làm việc và hưởng trợ cấp BHXH sẽ rất có lợi cho người laođộng nhưng lại gây khó khăn cho người chủ sử dụng lao động, nếu giảmhậu quả bất lợi cho người sử dụng lao động thì Nhà nước lại phải gánhchịu.

2.6) Mức trợ cấp BHXH phải đảm bảo thấp hơn tiền lương khi đang đilàm, nhưng cũng phải lớn hơn mức lương tối thiểu

Trang 13

Trợ cấp BHXH nói ở đây là loại trợ cấp thay thế cho tiền lương nhưtrợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí tuổi già chứ không phải là trợ cấp bù đắphoặc trợ cấp BHXH Như đã biết, tiền lương là khoản tiền mà người sửdụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc nhất định.Nghĩa là, chỉ người lao động có sức khoẻ bình thường, có việc làm bìnhthường và thực hiện công việc nhất định mới có tiền lương Khi đã bị ốmđau, tai nạn hay tuổi già không thực hiện được công việc nhất định hoặckhông việc làm mà trước đó có tham gia BHXH thì chỉ có trợ cấp BHXHvà trợ cấp đó không thể bằng tiền lương tạo ra được Còn nếu cố tìm cáchtrả trợ cấp BHXH bằng hoặc cao hơn tiền lương thì không một người laođộng nào phải cố gắng có việc làm và tích cực làm việc để có lương màngược lại họ sẽ cố gắng ốm đau, thai sản để hưởng trợ cấp Hơn nữa cáchlập quỹ, phương thức dàn trải rủi ro của BHXH cũng không cho phép trảtrợ cấp BHXH bằng tiền lương lúc đang đi làm Vì trả trợ cấp bằng tiềnlương thì chẳng khác gì bị rủi ro đem rủi ro của mình dàn trải hết chonhững người khác.

Như vậy, mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đangđi làm Tuy nhiên do mục đích, bản chất và cách làm của BHXH thì mứctrợ cấp thấp nhất cũng không thể thấp hơn mức sống tối thiểu hàng ngày.Chỉ khi đó BHXH mới có tính nhân văn cao cả.

2.7) Kết hợp giữa BHXH bắt buộc với BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội áp dụng hình thức bắt buộc để đảm bảo quy luật sốlớn và số có hệ số an toàn cao nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao

Trang 14

động Tuy nhiên, có những trường hợp, người lao động muốn hưởng trợcấp hưu trí ở mức cao hơn mức được hưởng dưới hình thức bắt buộc, hoặckhi cân nhắc thấy họ đóng thêm vào BHXH cũng là một hình thức gửi tiềntiết kiệm, và có khi còn lợi hơn gửi vào ngân hàng, thì họ sẽ có nhu cầuđóng phí BHXH nhiều hơn mức quy định Chính vì vậy, khi đáp ứng nhucầu đó cũng thực hiện được đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người laođộng đồng thời quy luật số lớn vẫn được tôn trọng.

2.8) Phải đảm bảo tính thống nhất BHXH trên phạm vi cả nước, đồngthời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành

Hệ thống BHXH của một nước thường gồm nhiều bộ phận cấu thành.Trong đó bộ phận lớn nhất do Nhà nước tổ chức và bảo hộ đặc biệt baotrùm toàn bộ những người hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước và nhữngngười lao động thuộc những khu vực kinh tế quan trọng của đất nước Cácbộ phận nhỏ hơn do các đơn vị kinh tế và tư nhân tổ chức ra để bảo hiểmcho một số đối tượng hạn chế do pháp luật quy định Trong bộ phận doNhà nước tổ chức còn có thể có một số bộ phận BHXH chuyên ngành như:BHXH đối với công chức, BHXH đối với quân nhân hưởng lương và mộtsố bộ phận BHXH theo ngành kinh tế có tính chất đặc thù (đường sắt, khaithác mỏ ) Các bộ phận BHXH đựơc tổ chức như thế nào, nhiều hay ít làdo đi ều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và do Nhà nước quy định Ở nước tado những diều kiện kinh tế xã hội chưa cho phép các tổ chức và cá nhânthực hiện BHXH mà chỉ có BHXH của Nhà nước.

Trang 15

Để BHXH hoạt động có hiệu quả nhất thiết phải bảo đảm tính thốngnhất trên những vấn đề lớn hoặc cơ bản nhất để tránh tuỳ tiện, tính cục bộhoặc những mâu thuẫn nảy sinh Đồng thời cũng phải có cơ chế để mỗi bộphận cấu thành có thể năng động trong hoạt động để chúng có thể bù đắp,bổ xung những ưu điểm cho nhau.

2.9) BHXH phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điềukiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển cụ thể

BHXH của một nước gắn rất chặt với trạng thái kinh tế, với các điềukiện kinh tế xã hội, với cơ chế và trình độ quản lý đặc biệt là với sự điềuchỉnh, sự đồng bộ của nền pháp chế của nước đó Trong tình hình nước ta,kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đang hình thành, nhiều mặt kinhtế xã hội đang chuyển động mạnh Vì vậy, việc xây dựng và phát triểnBHXH phải bảo đảm chắc chắn, tính toán thận trọng và có bước đi phùhợp.

III QUỸ BHXH

1 – Vai trò của quỹ BHXH

Trong đời sống kinh tế xã hội, có rất nhiều loại quỹ khác nhau như:quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương, quỹ tiềnthưởng, quỹ phúc lợi, quỹ tiết kiệm Tất cả các loại quỹ này đều có mộtđiểm chung là tập hợp các phương tiện tài chính cho những hoạt động nàođó theo mục tiêu định trước Quỹ lớn hay quỹ nhỏ biểu thị khả năng về mặtphương tiện và vật chất để thực hiện công việc cần làm.

Trang 16

Tất cả các quỹ đều không chỉ tồn tại với một khối lượng tĩnh tại mộtthời điểm mà luôn biến động tăng lên ở đầu vào với các nguồn thu và giảmđi ở đầu ra với các khoản chi như một dòng chảy liên tục Để đảm bảo chođầu ra ổn định, người ta thiết lập một lượng dự trữ Bởi vậy, để nắm vàđiều hành được một quỹ nào đó thì không phải chỉ nắm được khối lượngcủa nó tại một thời điểm nhất định, mà quan trọng hơn là phải nắm đượclưu lượng của nó trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo những quan niệm về quỹ nói chung như trên, thì quỹ BHXH làtập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hìnhthành một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhà nướcđể chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặcmất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.

Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng đồng thời là một quỹ dựphòng, nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điềukiện hay cơ sở vật chất quan trọng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXHtồn tại và phát triển.

Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyếtnhững rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúpcho việc dàn trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thờigian, đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng laođộng, tiết kiệm chi cho cả ngân sách Nhà nước và ngân sách gia đình

2 – Nguồn quỹ BHXH

Trang 17

Quỹ BHXH tập trung những đóng góp bằng tiền của những ngườitham gia BHXH hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho nhữngngười được hưởng BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thunhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.

Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dựphòng; nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao và là điềukiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thốngBHXH tồn tại và phát triển.

Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo khả năng giải quyết nhữngrủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp choviệc giàn trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thờigian, đồng thời giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng laođộng, tiết kiệm chi cho cả Ngân sách nhà nướcvà ngân sách gia đình.

Quỹ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

- Thứ nhất, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao

động và Nhà nước, đây là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ.

- Thứ hai, là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được

tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lời.

- Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm

luật lệ về BHXH Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều đượchình thành từ các nguồn nêu trên Tuy nhiên phương thức đóng góp và mứcđóng góp của các bên tham gia có khác nhau

Trang 18

2 - Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho hai mực đich sau đây:- Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH

- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH

Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXHđược sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn địnhcuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặprủi ro Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ chức này đã nêu lên trongcông ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ:

1 Chăm sóc y tế2 Trợ cấp ốm đau3 Trợ cấp thất nghiệp4 Trợ cấp tuổi già

5 Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp6 Trợ cấp gia đình

7 Trợ cấp sinh đẻ 8 Trợ cấp khi tàn phế

9 Trợ cấp cho người còn sống ( trợ cấp mất người nuôi dưỡng) 9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH Tuỳ điều kiệnkinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyếnnghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được ba chế độ.Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3), (4), (5), (8), (9) Mỗichế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế

Trang 19

xã hội tài chính, thu nhập, tiền lương v.v…Đồng thời tuỳ từng chế độ khixây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân củaquốc gia, nhu cầu dinh dưỡng; xác suất tử vong…

Tuy nhiên, cơ sở để xác định điều kiện hưởng BHXH phải tính đếnmột loạt các yếu tố liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng nhưtừng chế độ BHXH cụ thể Chẳng hạn khi xác định điều kiện hưởng trợ cấpBHXH tuổi già phải dựa vào cơ sở sinh học là tuổi đời và giới tính, củangười lao động là chủ yếu Bởi vì tuổi già để hưởng trợ cấp hưu trí của mỗigiới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác biệt nhất định Do đó, conhững nước quy định: Nam 60 tuổi và Nữ 55 tuổi sẽ được nghỉ hưu Nhưngcũng có những nước quy định: Nam 65 tuổi và Nữ 60 tuổi.v.v…Hoặc khixác định điều kiện hưởng trợ cấp cho chê độ tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp phải tính đến các yếu tố như: Điều kiện và môi trường lao động;bảo hộ lao động v.v…Các yếu tố này thường có quan hệ và tác động qualại với nhau ít nhiều ảnh hưởng đến điều kiện BHXH của từng chế độ vàtoàn bộ hệ thống các chế độ BHXH.

Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp BHXH nói chung phụthuộc vào từng trường hợp cụ thể và thời gian đóng phí BHXH của ngườilao động trên cơ sở tương ứng giữa đóng và hưởng Đồng thời mức trợ cấpcòn phụ thuộc vào khả năng thanh toán chung của từng quỹ tài chínhBHXH; mức sống chung của các tầng lớp dân cư và người lao động.Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp này không cao hơn mức tiền lương hoặctiền công khi người lao động đang làm việc và nó chỉ bằng một tỷ lệ phần

Trang 20

trăm nhất định so với mức tiền lương hay tiền công Ở các nước kinh tếphát triển do mức lương cao nên tỷ lệ này thường thấp và ngược lại ởnhững nước đang phát triển do mức tiền lêong còn thấp nên phải áp dụngmột tỷ lệ khá cao Ví dụ, ở pháp mức trợ cấp hưu trí chỉ bằng 50% mứclương cao nhất ( với điều kiện đóng BHXH đủ 37,5 năm ), ốm đau đượchưởng trợ cấp bằng 50% tiền lương, thời gian nghỉ ốm được hưởng trợ cấpkhông quá 12 tháng Sinh con được hưởng trợ cấp BHXH bằng 90% tiềnlương trong vòng 16 tuần v.v…Còn ở Philipin, mức trợ cấp hưu trí từ 42%đến 102%, tuỳ thuộc từng nhóm lương khác nhau, ốm đau được hưởng65%, sinh con được nghỉ 45 ngày và được trợ cấp bằng 100% tiền lươngv.v…

Tuy vậy, việc các nước quy định trợ cấp BHXH bằng tỷ lệ phần trămso với tiền lương hay tiền công thường dẫn đến bội chi quỹ BHXH Vì vậy,một số nước đã phải tìm cách khắc phục như: trả ngay 1 lần khi nghỉ hưu,hoặc suốt đời đóng theo tỷ lệ phần trăm của một mức thu nhập quy định vàhưởng cũng theo tỷ lệ phần trăm của mức quy định.

Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH cònđược sử dụng cho chi phí quản lý như: Tiền lương cho những người làmviệc trong hệ thông BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm vàmột số khoản chi khác… Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi.Mục đích đầu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ.Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn, có lợinhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế- xã hội

Trang 21

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH THU CHI QUỸ BHXH TẠI PHÒNG BHXH HUYỆN GIAO THUỶ

Trang 22

I VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ BHXH HUYỆN GIAO THUỶ

Phòng BHXH huyện Giao Thuỷ được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9năm 1995 cùng với sự chia cắt hành chính của huyện Xuân Thuỷ thành huyện XuânTrường và huyện Giao Thuỷ Phòng BHXH huyện Giao Thuỷ chủ yếu thực hiện việcthu – chi thuần tuý mà không kinh doanh loại hình bảo hiểm nào.

Phòng BHXH huyện Giao Thuỷ có tất cả 7 cán bộ viên chức, trong đó ôngNguyễn Công Hoan là Giám Đốc, bà Chu Thị Vân Ánh là Kế toán kiêm bộ phận chi,bà Đặng Thị Dung phụ trách bộ phận hành chính, bà Phạm Thị Vóc và ông NguyễnThành Lý phụ trách bộ phận thu, ông Trần Hải Triều phụ trách bộ phận chính sách,ông Trần Mạnh Hùng phụ trách bộ phận y tế tự nguyện.

BHXH huyện Giao Thuỷ chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Nam Định, cócon dấu và tài khoản riêng.

Sơ đồ vị trí của BHXH huyện Giao Thuỷ:

Nam ĐịnhBHXH Việt Nam

BHXHGiao Thuỷ

Trang 23

BHXH huyện Giao Thuỷ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ BHXHtỉnh Nam Định giao cho gồm:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXHtỉnh Nam Định phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Theo dõi, đốc thu BHXH 20% so với tổng quỹ lương (hiện nay là 23%do y tế nhập vào 3%) trong đó thu 15% của chủ sử dụng lao động (hiện naylà 17%) và 5% của người lao động (hiện nay là 6%);

- Chi trả các chế độ nghỉ ốm, thai sản cho đối tượng tham gia đóng gópBHXH;

- Tổ chức việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, cả việc chi pháp lệnhngười có công;

- Theo dõi tăng, giảm hàng tháng để lập danh sách chi trả lương hưu và trợcấp theo quy định;

- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giảiquyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét giải quyết; - Tiếp nhận, báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Nam Định các trường hợphưởng lạc trợ cấp BHXH, điều chỉnh lương hưu.

- Đối chiếu tờ khai với hồ sơ gốc để triển khai cấp sổ BHXH.

Hiện nay BHXH huyện Giao Thuỷ do có sự sáp nhập của BHYT nêncó một số nhiệm vụ và quyền hạn của BHYT như: cấp thẻ BHXH, tuyêntruyền, vận động, điều hành…

Trang 24

II TÌNH HÌNH THU BHXH HUYỆN GIAO THUỶ

1 - Thu BHXH

1.1) Những vấn đề chung về thu quỹ BHXH

Thu quỹ BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH cùng với sự phốihợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở các quy định của pháp luậtnhằm tạo ra các nguồn tài chính tập trung (quỹ BHXH tập trung), từ việcđóng góp của các bên tham gia BHXH và những nguồn tài chính bổ xungkhác.

Thu quỹ BHXH là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt độngBHXH nói chung, nó đảm bảo cho sự tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệtập trung và tạo ra nguồn tài chính để có thể tiến hành các hoạt độngBHXH Do đó mà việc đóng góp vào BHXH của các bên tham gia BHXHlà sự tất yếu trong hoạt động BHXH, vì những lý do sau:

- Việc đóng góp quỹ BHXH đánh dấu sự đóng góp của những ngườitham gia BHXH, là cơ sở để đo sự đóng góp của các bên tham gia BHXH.

- Tạo ra được nguồn tài chính tập trung từ đó có thể tiến hành thốngnhất các hoạt động BHXH.

- Nguồn thu của BHXH được hình thành từ ba nguồn chủ yếu: đónggóp của người lao động, người sử dụng lao động và phần hỗ trợ từ Ngânsách Nhà nước; nguồn thu này phản ánh rõ nét quan hệ ba bên trongBHXH, là cơ sở để tạo ra các quan hệ khác trong BHXH.

- Thực chất, quan hệ ba bên trong BHXH là mối quan hệ về lợi ích dosự đóng góp vào BHXH của các bên tham gia là mối quan hệ về lợi ích, từ

Trang 25

việc tham gia đóng góp BHXH các bên tham gia BHXH đều tìm kiếmđược lợi ích cho mình, người sử dụng lao động tìm kiếm lợi ích từ việc họsẽ bỏ ra ít chi phí hơn khi người lao động không may gặp phải những rủiro, người lao động được tìm kiếm lợi ích từ việc họ được hưởng các quyềnlợi khi họ không may gặp phải những rủi ro, Nhà nước đạt được mục tiêuổn định được xã hội, ổn định được mối quan hệ lợi ích giữa người lao độngvà người sử dụng lao động trong xã hội để người lao động yên tâm thamgia sản xuất thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển.

Từ đó có thể nói rằng, thu BHXH là một phần quan trọng không thểthiếu được của hoạt động BHXH.

1.2) Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Giao Thuỷ

Giao Thuỷ là một huyện có địa hình rất phức tạp: một mặt giáp vớibiển, một mặt lại giáp với Sông Hồng nên ở đây tồn tại nhiều ngành nghềkhác nhau như: làm nông nghiệp (phần lớn), khu vực giáp với biển thì nhândân lại đánh bắt và nuôi thuỷ sản xuất khẩu (nhưng chưa có đủ quy mô lớnđể trở thành công ty hay doanh nghiệp, mà hầu hết là tư nhân tự đứng ralàm lấy với số lao động là con em trong gia đình họ) hoặc kinh doanh dulịch; bãi tắm (Quất Lâm), làm muối…

Trên địa bàn huyện Giao Thuỷ hiện nay chưa có khu công nghiệp nàomà chỉ có một vài xí nghiệp; công ty có quy mô đủ lớn (đi thuê lao động)ngoài các doanh nghiệp nhà nước có trên địa bàn, đó là: Xí nghiệp muốiBạch Long, Công ty cổ phần xây dựng đường biển Hồng Hà, Công ty cổ

Trang 26

phần xây dựng đường biển Trường Giang Các xí nghiệp hay công ty nàynằm rải rác trong huyện Giao Thuỷ mà không tập trung một chỗ.

Công tác thu BHXH ở BHXH huyện Giao Thuỷ ít nhiều gặp phải khókhăn do địa hình phức tạp và mức độ tập trung của các nhà máy; xí nghiệpnày Hơn thế nữa trụ sở của BHXH huyện Giao Thuỷ lại đặt ở đầu huyện,nên bước đầu công tác thu BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là độingũ cán bộ chuyên môn còn quá ít hoặc nếu có thì trình độ chưa thực sựtốt Tuy vậy BHXH huyện Giao Thuỷ vẫn cố gắng hoàn thành các chỉ tiêuvề thu BHXH mà BHXH tỉnh Nam Định giao phó BHXH huyện GiaoThuỷ đã tiến hành lập danh sách chi tiết từng đơn vị; cơ quan tham giaBHXH, từng cá nhân Bên cạnh đó BHXH huyện Giao Thuỷ còn lập bảnglương chi tiết của từng cá nhân, quỹ lương của từng công ty hay xí nghiệpđể làm căn cứ thu quỹ BHXH Tại mỗi xã trong huyện, BHXH huyện GiaoThuỷ đặt một ban có trách nhiệm thu – chi và báo cáo các trường hợp có sựthay đổi mức đóng góp hay mức hưởng BHXH Gần đến mỗi kỳ báo cáo;tổng kết, BHXH huyện Giao Thuỷ đã cử cán bộ đến các cơ sở còn nợ đongtiền BHXH hoặc dùng các biện pháp thông tin khác như: gọi điện thoại,nhắn tin qua đài truyền thanh huyện Giao Thuỷ để đôn đốc, thu kịp thời,tránh tình trạng nợ đọng lâu dài.

Vì vậy BHXH huyện Giao Thuỷ đã đạt được các chỉ tiêu về thuBHXH, mức thu tăng nhanh rõ rệt, như năm 1995 chỉ có 633.124.098đồng, thì đến năm 1996 con số đó là 1.251.624.005 đồng (tăng gần gấp

Trang 27

đôi), tinhd đến năm 2003 BHXH huyện Giao Thuỷ đã thu được6.282.523.923 đồng.

2 - Những nguồn thu BHXH

Thông thường, quỹ BHXH được hình thành từ nguồn sau:

- Thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn thu chủyếu, quan trọng nhất cho bất cứ quỹ BHXH của bất kỳ quốc gia nào, nó làcơ sở chủ yếu để hình thành nên quỹ BHXH và tạo ra nguồn tài chính đểthực hiện những chế độ BHXH; nhưng trong quá trình quản lý sự đóng gópcủa người tham gia BHXH cũng phức tạp và khó khăn nhất Nguồn thu nàycó tầm quan trọng đặc biệt, nó là nền tảng để có thể thực hiện được chínhsách BHXH Thông thường, nguồn thu này được hình thành như sau:

+ Người lao động tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH trên cơ sởtiền lương; tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia mà phần đóng góp củangười lao động có khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở là tiền lương củangười lao động làm căn cứ để tính toán số tiền người lao động phải đónggóp vào quỹ BHXH Theo Điều lệ BHXH hiện hành quy định người laođộng phải đóng góp bằng 6% tiền lương tháng( trước đây là 5%)

+ Người sử dụng lao động tham gia đóng góp BHXH cho người laođộng trong đơn vị mình; thông thường phần đóng góp của người sử dụnglao động dựa trên tổng quỹ lương Theo Điều lệ BHXH hiện hành quy địnhngười sử dụng lao động phải đóng góp bằng 17% (trước đây là 15%) tổngquỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị.

Trang 28

- Thu từ việc hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước chủ yếu là để đảm bảocho các hoạt động BHXH diễn ra được đều đặn, bình thường, tránh nhữngxáo trộn lớn trong việc thực hiện BHXH Nguồn thu từ việc hỗ trợ củaNgân sách Nhà nước cho quỹ BHXH đôi khi là khá lớn, việc hỗ trợ chohoạt động BHXH của Nhà nước là hoạt động thường xuyên và liên tục đểđảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính sách nói riêng và hoạt động BHXHnói chung.

- Thu từ lãi đầu tư của hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹđược hình thành từ công việc đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi vào các chươngtrình kinh tế – xã hội, những hoạt động đầu tư khác đem lại hiệu quả Từnguồn quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư, quỹ BHXH thu được phần lãi đầu tưđể bổ xung vào nguồn quỹ BHXH.

- Ngoài những nguồn thu trên thì quỹ BHXH còn có một số nguồn thukhác để bổ xung vào quỹ BHXH; nói chung, những nguồn thu này khônglớn, không ổn định Chủ yếu là những nguồn thu từ việc nhận sự hỗ trợ củacác tổ chức nước ngoài, từ những hoạt động từ thiện, từ hoạt động thanh lýnhượng bán tài sản cố định Nguồn thu này thường chiếm một tỷ trọng rấtnhỏ trong tổng số thu của quỹ BHXH.

3 - Những nguyên tắc trong thu BHXH

Căn cứ pháp luật và các văn bản dưới luật thì thu BHXH phải đảmbảo theo nguyên tắc là phải đảm bảo đúng đối tượng và đúng mức thu,

Trang 29

đồng thời phải đảm bảo tính công bằng giữa các đơn vị tham gia BHXH.Muốn thu đúng và thu đủ thì cần phải quán triệt những vấn đề sau đây:

- Các cơ quan, các doanh nghiệp đóng BHXH thì phần đóng góp phảidựa trên quỹ lương, quỹ lương này bao gồm toàn bộ là lương cứng và cáckhoản phụ cấp vào lương, đồng thời quỹ lương này phải chi trả cho tất cảcác đối tượng tham gia đóng góp BHXH.

- Đối với người lao động cơ chế thu là 6% cũng bao gồm cả lương cứngvà các khoản phụ cấp ngoài lương khác.

- Quyết toán thu BHXH thường vào cuối năm nhưng trong năm đó sốngười tham gia và số đơn vị tham gia BHXH luôn biến động, vì vậy khiquyết toán phải căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chứ không tính vàomức bình quân.

- Thu BHXH phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoánthu để được hưởng hoa hồng.

- Về nguyên tắc cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từng quý,từng năm nhưng đến cuối năm quyết toán, tất cả các số thu phải ăn khớpvới nhau và phải thực sự cân đối: giữa người lao động, người sử dụng laođộng, loại hình doanh nghiệp, loại hình thu.

Ngoài việc thu đúng của người lao động và người sử dụng lao động,BHXH phải lập kế hoạch và lập dự toán trước phần ngân sách Nhà nướccấp bù vào đầu tháng, đầu quý, đầu năm sau đó mới được quyết toán.

Lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi BHXH, về nguyên tắc phải được bù đắp vàoquỹ để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ, phần trích ra chi cho các mục

Trang 30

đích khác như chi cho khen thưởng, chi quản lý và những khoản chi khácphải tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật Các khoản tài trợcủa các tổ chức, các quỹ từ thiện, đặc biệt là các khoản nợ của người thamgia phải được hạch toán riêng, các khoản nợ đòi được phải tính tới lãi suất.

4 - Tổ chức quản lý thu BHXH

4.1) Quản lý đối tượng tham gia BHXH

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một phần quan trọng trong côngtác thu của BHXH, đặc biệt là nguồn thu từ người lao động và người sửdụng lao động (kể cả những người đang được cử đi học, đi thực tập, côngtác và điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặctiền công của cơ quan đơn vị đó) làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổchức kinh tế – xã hội theo quy định tại Điều lệ BHXH Việt Nam, bao gồm:

- Các doanh nghiệp nhà nước;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặtvăn phòng đại diện ở Việt Nam (trừ những trường hợp tuân theo nhữngđiều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kếthoặc tham gia có những quy định khác);

- Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sửdụng từ 10 lao dộng trở lên (hiện nay BHXH đã áp dụng với các doanhnghiệp có dưới 10 lao động);

- Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan của Đảng, đoàn thể từtrung ương đến địa phương (chỉ tới cấp huyện);

Trang 31

- Các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp,cơ quan Đảng, đoàn thể;

- Các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ trong lực lượng vũ trang; BộQuốc phòng, Bộ Công an đóng cho nhân dân, Công an nhân dân thuộc diệnhưởng sinh hoạt phí theo điều lệ BHXH đối với sỹ quan, công an nhân dânban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ban hành ngày 15/07/1995 của Thủtướng Chính phủ;

- Cán bộ xã, phường, thị trấn được hưởng sinh hoạt phí tại Nghị địnhsố 09/ 1998/ NĐ-CP ban hành ngày 23/ 01/ 1998 của Thủ tướng Chínhphủ;

- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đilàm việc có thời hạn ở nước ngoài đóng cho người lao động theo Nghị địnhsố 152/ 1999/ NĐ-CP ban hành ngày 20/ 09/1999 của Thủ tướng chínhphủ.

Từ những đối tượng phải thu BHXH như trên, để thực hiện công tácquản lý đối tượng tham gia BHXH cần phải thực hiện tốt một số công tácsau:

- Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộphận và cá nhân để quản lý, theo dõi đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhântham gia BHXH Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làmcho việc thu BHXH được dễ dàng, thu triệt để, tránh hiện tượng thu thiếu,bỏ qua không thu Việc phân cấp, phân công quản lý đối tượng tham giaBHXH phải đạt được yêu cầu của công tác thu BHXH đề ra; ví dụ như

Trang 32

BHXH của Việt Nam thực hiện công tác quản lý đối với BHXH các tỉnh,thành phố.

- Tiến hành ghi sổ BHXH cho những người lao động để theo dõi, ghichép kịp thời toàn bộ diễn biến quá trình đóng BHXH của họ theo từngthời gian (tháng, quý, năm), mức đóng và đơn vị đóng, ngành nghề côngtác để sau này làm căn cứ xét hưởng các chế độ BHXH cho họ.

4.2) Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Căn cứ cơ bản để tiến hành hoạt động thu BHXH của người lao độnglà tiền lương tháng, đối với người sử dụng lao động là tổng quỹ lương củanhững người lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp tổ chức.Chính vì vậy, để tiến hành tốt công tác thu BHXH một phần quan trọngkhông thể thiếu được là phải quản lý tốt quỹ tiền lương làm căn cứ đóngBHXH của tổ chức, doanh nghiệp

Mức thu BHXH đối với người tham gia BHXH được quy định tại điều36, Điều lệ BHXH Việt Nam hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày26/01/1995 của Chính phủ, theo đó người sử dụng lao động đóng 15% (naylà 17%) tổng quỹ tiền lương tháng của người lao động trong đơn vị thamgia BHXH, người lao động đóng bằng 5% (nay là 6%) tiền lương tháng.

Theo quy định hiện hành, tiền lương và quỹ lương của những ngườitham gia BHXH là căn cứ để đóng BHXH, tuỳ theo từng khu vực công tác,lĩnh vực công tác mà có những mức đóng khác nhau, cụ thể:

- Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội,hội quần chúng, tiền lương tháng của người lao động và quỹ tiền lương của

Trang 33

các đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị Địnhsố 35/NQ/UBTVQHK9 ban hành ngày 17/05/1993 của Uỷ Ban Thường VụQuốc Hội Khoá 9, Quyết Định số 69/QĐTW ngày 17/05/1993 của Ban BíThư, Nghị Định số 25/CP ngày 17/05/1993 của Chính Phủ, Quyết Định số574/TTG ban hành ngày 25/11/1993 của Thủ tướng Chính Phủ và NghịĐịnh số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính Phủ.

- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiền lương tháng của ngườilao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động được xác định theo cácquy định tại Nghị Định số 26/CP ngày 23/05/1995 của Chính Phủ.

- Các đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động,việc đóng góp BHXH tính trên tổng quỹ lương hàng tháng, bao gồm tiềnlương theo hợp đồng đã ký kết với người lao động có tham gia BHXH theocác quy định và lương của người giữ chức vụ không áp dụng chế độ hợpđồng lao động.

- Riêng khối Quốc phòng – An ninh, Bộ Quốc phòng và Bộ Công anđóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những quân nhân, công annhân dân hưởng lương; còn quân nhân, công an nhân dân đóng bằng 5%tổng mức lương tháng Mức thu BHXH đối với quân nhân, công an nhândân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí đóng bằng 2% mức lương tối thiểu theotổng số quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công anđóng.

- Đối với người lao dộng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nếungười lao động đã có quá trình tham gia BHXH ở trong nước thì đóng bằng

Trang 34

15% mức lương tháng đã đóng BHXH trước khi ra nước ngoài làm việc;người lao động chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng BHXHhàng tháng bằng 15% của hai lần mức lương tối thiểu của công nhân viênchức trong nước.

- Mức thu đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5% mức sinh hoạtphí hàng tháng; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đóng bằng 10% mứcsinh hoạt phí hàng tháng tính trên tổng mức sinh hoạt phí của những ngườitham gia BHXH.

4.3) Quản lý tiền thu BHXH

Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước, đượcquản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, quỹ BHXH có thểnói là hạt nhân của hoạt động BHXH Do đó, cần phải quản lý chặt chẽnhững nguồn thu của BHXH, bên cạnh đó cũng phải tăng cường quản lýđối với số tiền BHXH thu được để hình thành quỹ.

Quỹ BHXH cần được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam, vì vậytất cả sự đóng góp của người tham gia BHXH đều phải tiến hành chuyển vềBHXH Việt Nam để hình thành quỹ BHXH tập trung Để thực hiện nguyêntắc trên các đơn vị BHXH các tỉnh (thành phố), huyện được mở các tàikhoản chuyên thu BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, cácđơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để thu tiền nộp BHXH ở khu vực quản lýcủa mình và định kỳ chuyển số tiền thu được lên cấp trên, từ đó tiền thuBHXH được tập trung thống nhất tại một cơ quan cao nhất là BHXH ViệtNam Trong quá trình thu BHXH và lưu chuyển số tiền thu BHXH từ đơn

Trang 35

vị cơ sở lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụng tiềnthu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác, việc quy định như vậy nhằmtránh những thất thoát tiền thu BHXH của các đơn vị, thống nhất nguyêntắc quan trong quá trình hình thành, quản lý quỹ BHXH.

4.4) Mô hình tổ chức quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Giao Thuỷ

BHXH huyện Văn Giang thực hiện công tác thu BHXH dựa theonguyên tắc chung của BHXH Việt Nam và thông qua một số biểu mẫu sau:

- Danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH – mẫu C45-BH- Các đơn vị nộp danh sách lên BHXH huyện sau đó chuyển tiền thu lênNgân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện và Kho bạc.

Danh sách lao động tăng giảm (khi có sự biến động về lương, người) mẫu C48-BH - dùng điều chỉnh quỹ trước, mẫu C47-BH - dùng điều chỉnhtrong quỹ.

Sau khi hết 3 tháng, BHXH quyết toán theo quỹ mẫu C46 BH đốichiếu

Cũng như các cơ quan BHXH huyện khác, BHXH huyện Giao Thuỷthực hiện quy trình quản lý thu BHXH đối với từng đơn vị sử dụng laođộng theo sơ đồ sau:

Số phải thu kỳ trước

chuyển sang

Tổng số phải thu trong kỳSố phải thu

trong kỳ

Chứng từnộp

C48-BH Điều chỉnh số phải thu

Điều chỉnh số đã thuSố đã thu

trong kỳ

Sổ sách kế toán

Sổ chi tiếtC53-BH

Số phải thu chuyển sang kỳ sau

Trang 36

- Báo cáo công tác thu theo quý.

BHXH huyện Giao Thuỷ tổ chức công tác thu bằng cách tại mỗi cơsở có một ban chuyên thu BHXH sau đó số thu sẽ chuyển vào tài khoảnriêng của BHXH huyện Giao Thuỷ qua hệ thống Ngân hàng Nếu các cơ sởcó sự thay đổi của các yếu tố làm ảnh hưởng tới mức thu thì ban này sẽ báocáo với BHXH huyện Giao Thuỷ.

II Tình hình chi BHXH

1 - Những vấn đề chung về chi BHXH

Trang 37

Chi BHXH là một mặt hoạt động thường xuyên và liên tục của các cơquan BHXH , chi BHXH là một hoạt động dạng phức tạp Có thể hiểu hoạtđộng chi quỹ BHXH như sau: chi BHXH là các khoản chi phí cần thiết đểthực hiện hoạt động của BHXH và các hoạt động khác có liên quan tớicông tác BHXH Chi BHXH là hoạt động quan trọng trong công tácBHXH, là một hoạt động không thể thiếu của công tác thực hiện chế độ

- Chi BHXH là một trong những khâu quan trọng để đánh giá sựthành công của công tác BHXH, là nhằm đảm bảo đời sống của người laođộng khi không may người lao động gặp phải những rủi ro, những tổn thấtcả về vật chất và tinh thần Nó là khâu chủ yếu quyết định tới sự thànhcông của công tác BHXH, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhữngđối tượng được hưởng trợ cấp BHXH.

- Chi BHXH là một phần tất yếu quan trọng của công tác BHXH, nó làmột mặt không thể tách rời của hoạt động BHXH nói chung Cùng với hoạtđộng thu, đầu tư quỹ và những hoạt động khác, chi BHXH là một khâutrong công tác BHXH ; nó hoạt động không thể tách rời với hoạt độngkhác, được các hoạt động khác của BHXH hỗ trợ bổ sung, hoàn thiệnnhưng đồng thời nó cũng hỗ trợ không ít cho các hoạt động khác củaBHXH Chi BHXH là công tác cơ bản, thường xuyên, liên tục và chủ yếucủa các cơ quan BHXH.

Chi BHXH liên quan trực tiếp tới quyền lợi người lao động Ngườilao động sau hki đã đạt được những điều kiện cẫn thiết để được hưởng trợ

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình chi trả BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ năm 2003: - Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ.doc
nh hình chi trả BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ năm 2003: (Trang 42)
Qua bảng số liệu trên cho thấy số thu qua các năm đã tăng nhanh rõ rệt, nếu năm 1999 chỉ có 2.205 triệu đồng thì đến năm 2003 đã đạt 6.283  triệu đồng tăng lên gần 3 lần, cùng với đó số lao động tham gia BHXH  cũng tăng lên một cách đáng kể: từ năm 1999 đ - Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ.doc
ua bảng số liệu trên cho thấy số thu qua các năm đã tăng nhanh rõ rệt, nếu năm 1999 chỉ có 2.205 triệu đồng thì đến năm 2003 đã đạt 6.283 triệu đồng tăng lên gần 3 lần, cùng với đó số lao động tham gia BHXH cũng tăng lên một cách đáng kể: từ năm 1999 đ (Trang 54)
Bảng tình hình chi trả của BHXH huyện Giao Thuỷ qua các năm từ 1999 – 2003: - Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ.doc
Bảng t ình hình chi trả của BHXH huyện Giao Thuỷ qua các năm từ 1999 – 2003: (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w