1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc

62 339 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 408 KB

Nội dung

Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY THƯƠNG MẠI XNK - HÀ NỘI: 5

I Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5

III : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 11

1 Mô hình quản lý tổ chức của Công ty 11

2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 13

3 Tổ chức bộ máy, kế toán của Công ty 14

4 Đặc điểm về lao động của Công ty 16

IV Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty 19

1 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh 19

I Một số vấn đề lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 22

1 Quan niệm về tiêu thụ 22

2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm hang hoá 22

3 Các hoạt động chủ yếu của công tác tiêu thụ 23

4 Phương thưc tiêu thụ sản phẩm 23

II Phân tích thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty 23

1 thị trường tiêu thụ 23

2 Phân tích công tác nghiên cứu và xác định thị trương mục tiêu 25

2.1 Công tác nghiên cứu thị trương 25

Trang 2

2.2 Xác định thị trường mục tiêu phân đoạn thị trường 26

3 Phân tích công tác xây dựng chiến lược và kê hoạch tiêu thụ sản phẩm 27

3.1 Công tác xây dựng chiến lược 27

3.2 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 28

4 Phân tích tổ chức mạng lưới tiêu thụ 28

4.1.Lựa chọn kênh phân phối 28

4.2 Lựa chọn các phần tử trong kênh phân phối 30

4.3 Các hoạt động xúc tiến bán hàng 30

4.4 Quan hệ quần chúng và khuyếch trương khác 31

5.Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 31

5.1 Tổ chức mạng lưới bán hàng 31

5.2 Tổ chưc lựa chọn nhân viên 32

III Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm 32

1 Phân tích khối lương tiêu thụ sản phẩm qua các năm 32

2 Phân tích các chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ lợi nhuận 34

PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNHCÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠIXNK - HÀ NỘI 37

I Đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty 37

1 Thuận lợi 37

2 Khó khăn và thử thách 38

II Định hướng phát triển 39

1 Mục tiêu 39

2 Phương hướng hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở Công ty .39

3 Kế hoạch, mục tiêu phấn đấu năm 2003 40

III Một số giải pháp đẩy mạnh tốc độ hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng củaCông ty 40

1.Tổ chức áp dụng chiến lược Marketing và hoạt động nghiên cứu thị trường 40

2 Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hợp lý 41

3.Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, phổ biến kiến thức liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 42

Trang 3

IV Một số ý kiến nhằm thực hiện và hoàn thành công tác quản lý tiêu thụ sản

phẩm hàng hoá của Công ty 43

Trang 4

Lời Mở Đầu

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế vận động của thế giới, hộinhập hợp tác liên minh trên mọi lĩnh vưc: đời sống, kinh tế, xã hội để cùngphát triển, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước “ thay da đổi thịt” dần hoànhập vào cộng đồng nền kinh tế thế giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơnnền kinh tế so với các nước xung quanh Đặc biệt với đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước ta, duy trì cơ chế thị trường, nhằm thúc đẩy tận dụngtối đa các nguồn lực trong nuớc và ngoài nước để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng,đời sống nhân dân tích luỹ trong nước và xuất khẩu tăng thu nhập quốc dânkích thích phát triển kinh tế xã hội Ngay từ khi luật doanh nghiệp đi vào hoạtđộng có hiệu lực (tháng 1/2002) đã khẳng định một bước đổi mới trong hệthống pháp lý tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động,nhằm phát huy sức mạnh nền kinh tế Từ thực tế cho ta thấy, số lượng doanhnghiệp đăng ký kinh doanh ngày càng tăng, bên cạnh đó việc tiêu thụ các sảnphẩm hàng hoá là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Bởivậy, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp không những có nhiệm vụ thu muagia công chế biến, sản xuất sản phẩm mà phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ hànghoá.

Mục tiêu hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp là theo đuổi lợi nhuận.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp theo đuổi hoạt động kinh doanhthành công và làm ăn có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh gay gắt, tàinguyên khan hiếm như hiện nay Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt độngquản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm

Trang 5

tục, nó là tấm gương phản chiếu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp có một chiến lược tiêu thụ hàng hoá hợplý, hàng hoá được tiêu thụ nhiều trên thị trường thì doanh nghiệp mới có điềukiện để tồn tại và phát triển Ngược lại, chiến lược tiêu thụ sản phẩm hànghoá không đúng đắn, doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn, có thểlâm vào tình trạng khó khăn và từ đó dẫn đến phá sản

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý tiêu thụ đối vớiCông ty Trong quá trình thực tập và nghiên cứu hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội em nhận thấy vấn đề quản lýtiêu thụ là vấn đề bức xúc được toàn thể công ty quan tâm đến Vì vậy em đã

chọn đề tài báo cáo của mình là : “Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sảnphẩm hàng hoá tại Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội” Với mục đích

khảo sát thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở Công ty Trên cơ sở phân tích thực trạng đó , em sẽ rút ra những tồn tại khó khăn củaCông ty để từ đó đưa ra một số kiến nghị về phía doanh nghiệp và về phía Nhànước nhằm đẩy mạnh công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Côngty , góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty Nội dung của phần báo cáo ngoài phần mở đầu và phần kết luận đượcchia thành 3 phần chính sau:

Phần I : Khái quát chung về Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội Phần II : Thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tạiCông ty Thương Mại XNK - Hà Nội

Phần III : Một số kiến nghị về công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hànghoá tại Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội

Trang 6

Trong quá trình thực hiện chuyên đề quản lý của mình em đã hết sức cốgắng, mặc dù vậy chuyên đề không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhấtđịnh Vì vậy em mong được các thầy cô giáo cùng các chú cán bộ nơi Công tyem thực tập đóng góp ý kiến để bài viết của em hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo phụ trách: Trần Hoàng

Long, cô giáo chủ nhiệm: Phùng Thị Lan Hương cùng các Thầy cô giáo

trong khoa, các cô chú, anh chị cán bộ trong Công ty Thương Mại XNK - HàNội, nơi em thực tập đã giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiệnchuyên đề quản lý này.

Trang 7

PHẦN I :

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠIXUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI

I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty :

Vào giữa những năm 80, nền kinh tế quan liêu bao cấp đòi hỏi phảiđược phát triển và mở rộng để đáp ứng, thoả mản những nhu cầu thiết yếuđang gia tăng của người dân Trước tình hình như vậy, cùng với sự ra đời củanhiều công ty dịch vụ khác Công ty dịch vụ Hai Bà Trưng đã được thành lậpdựa trên quyết định số 316/QĐ - UB ngày 19 – 05 – 1983 của Nhà nước đếnngày 01/05/1985, Công ty dịch vụ Hai Bà Trưng chính thức đi vào hoạt động,trụ sở được đặt tại 53 Lạc Trung - Hà nội, kinh doanh các mặt hàng như : đồdùng gia đình , nông sản thực phẩm và điện tử điện lạnh Quá trình hoạt độngcủa Công ty được chia làm 3 giai đoạn:

Sau hơn 15 năm hoạt động để phù hợp với tính chất và nhiệm vụ kinhdoanh, Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng được đổi thành Công ty ThươngMại XNK - Hà Nội Công ty có tên giao dịch quốc tế là: HANOI COMMERCICAL AND IMPORT EXPORT COMPATY.

Tên viết tắt: HACIMEX.

Điện thoại : 04 9434753 – 04 9434746 fax : 04 9434754.Trụ sở giao dịch tại 142 – Phố Huế – Hai Bà Trưng – Hà Nội.Tài khoản : 001000673- 1.

1/ Giai đoạn thứ nhất( từ 1985  1987) : ) :

Trang 8

Công ty hoạt động dựa trên sự cung ứng hàng hoá, vốn của Nhà nước.Qúa trình hoạt động kinh doanh dựa trên chỉ tiêu, pháp lệnh của Nhà nước.Việc hạch toán kinh doanh chỉ là xa vời chưa được thực hiện

2/ Giai đoạn thứ hai (từ 1987) :  1993) : ) :

Nền kinh tế quan liêu bao cấp bế quan toả cảng đã bộc lộ những mặt tráicủa nó, đình trệ sự pháp triển đòi hỏi sự thay đổi của nền kinh tế thị trường cósự quản lý của Nhà nước để phù hợp với xu thế của thời đại Việc hoạt độngdựa trên sự bao tiêu toàn bộ đầu vào của nhà nước không còn được thực hiệnnữa Công ty phải tự chủ trong hoạt đông kinh doanh của mình dựa trên nguồnvốn ban đầu được cấp Hoạt động chính của Công ty trong thời gian này làmua hàng sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài và bán ra thị trường cácsản phẩm: điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia đình Sự chuyển đổi hoạt động nhưvậy khiến Công ty gặp nhiều khó khăn, Công ty không những phải tìm nguồnhàng, thị trường phù hợp mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức kinh tế kháccó cùng loại hình hoạt động

3) : / Giai đoạn thứ 3) : (từ 1993) :  đến nay ):

Xu thế hội nhập , giao lưu để đón nhận tinh hoa, công nghê hiện đạigiới thiệu nhưng sản phẩm của mình ra bên ngoài sẽ là cơ hội để đất nước pháttriển, tạo sức sống cho nền kinh tế, “ đi tắt , đón đầu” bắt kịp với thế giới.Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế và được sự tín nhiệm của Nhà nướcnăm 1993 theo quyết định cuả Nhà nước, Công ty dịch vụ Hai Bà Trưng (têngiao dịch HABAMEX CO ) Nhưng phải đến năm 2001 theo quyêt định số

Trang 9

812/QĐ - UB Công ty mới được mang tên chính thức là Công ty Thương MạiXNK - Hà Nội ( HACIMEX)

Sự ra đời của công ty đã góp phần đáp ứng nhu cầu vê hàng hoá tiêudùng, nguyên liệu máy móc cho sản xuất trong nước, khai thác mọi tiềm năngsẵn có , mặt mạnh của quốc gia, vươn mình ra thị trường quốc tế, góp phầncho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Trong hoạt động kinh doanh Công ty chủ động tạo vốn tư nguồn vốn bổxung và vay ngân hàng.Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty đã chophép các cửa hàng chủ động tìm kiếm thị trường và tự ký các hợp đồng đại lývới bạn hàng Ngoài ra Công ty cũng chủ động ký các hợp đồng xuất nhậpkhẩu với nước ngoài, thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế do bạn hàng uỷthác, tích cực đầu tư với các bên liên doanh khác.

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 106 người có trình độ năng lựcphù hợp với nhiệm vụ của mình, nhiệt tình trong công tác cùng với nhữngchiến lược kinh doanh có hiệu quả Công ty đã thực hiện và hoàn thành mụctiêu kế hoạch đề ra và đã trở thành một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu códoanh thu và có kim ngạch lớn nhất ở Hà Nội Điều này có thể thấy thông quacác chỉ tiêu trích từ báo kết quả kinh doanh trong những năm gần đây như sau

II Chức năng, vị trí, nhiệm vụ của công ty trong nền kinh tế:

1 Chức năng :

- Chức năng về mặt quản lý: với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trìnhđộ và ý thức tự giác trong công việc nên công tác quản lý của công ty thươngmại xuất nhập khẩu Hà Nội tương đối chặt chẽ Chức năng quản lý của công

Trang 10

ty là tập hợp các hoạt động có vai trò điều hành công ty cũng như việc xácđịnh những mục tiêu mà công ty sẽ đạt tới và những phương hướng, biệnpháp, hành động cụ thể nhằm đưa hoạt động sản xuât kinh doanh của công tyđi vào nề nếp Điều này tác động rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa Công ty nhằm đưa lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng lên.

- Chức năng của kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu:

Hoạt động lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu thương gồm 2 giai đoạn :mua hàng nhập khẩu từ nước ngoài và bán hàng nhập khẩu ở trong nươc Dođó công tác kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu có chức năng : ghi chép, phảnánh, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, sựbiến động của các loại vấn đề thúc đẩy tốc độ lưu chuyển hàng hoá , giảm chiphí lưu thông , phát hiện ngăn ngừa những sai phạm trong việc thực hiệnchính sách của nhà nước

- Chức năng của bộ máy của Công ty :

Với chức năng lưu trữ , xử lý và cung cấp thông tin kịp thời cho Bangiám đốc của Công ty về tình hình công tác kế toán nói chung và tình hình lưuchuyển hàng hoá nhập khẩu nói riêng đã thực hiện khác tốt được nhiệm vụ củamình, công tác kế toán được thực hiện (tiến hành) đúng tiến độ và chính xác.Đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đóng gópđáng kể vào nhưng thành công của Công ty trong hiện tại và tương lai

- Chức năng bảo quản sản phẩm hàng hoá nhập khẩu:

Khi Công ty nhập khẩu sản phẩm hàng hoá, sản phẩm hàng hoá của

Trang 11

dạng khi đem ra tiêu thụ Đây cũng là là một yếu tố quan trọng làm cho lợinhuận của công ty tăng lơn.

- Chức năng quản lý nhân sự : việc quản lý vê nhân sự rât được banlãnh đạo của Công ty quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ côngnhân viên yên tâm công tác và luôn có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộcông nhân viên trong công ty

- Chức năng về tài chính : Công ty có số vốn đầu tư ban đầu khôngđược lớn kìm hãm sự phát triển phần nào của Công ty Vì vậy điều cần thiếtlà phải huy động vốn nhiều hơn và Nhà nước cần có sự quan tâm hơn để tìnhhình tài chính của Công ty tăng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuấtcủa Công ty có hiệu quả cao hơn.

- Chức năng của việc tiêu thụ hàng hoá: Tiêu thụ hàng hoá là quá trìnhcác doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hoá vốn sản xuất kinh doanh củamình từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ và hình thành kết quả tiêuthụ Đây là kết quả cuối cùng của họat động sản xuất kinh doanh

Như vậy, tiêu thụ có chức năng thực hiện mục đích của sản xuất và tiêudùng đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Tiêu thụ là khâu lưuthông hàng hoá là cầu nối trung gian giữa một bên sản xuất phân phối và mộtbên là tiêu dùng Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ còn có chứcnăng rộng hơn là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thịtrường, xác định nhu cầc khách hàng tổ chức mua hàng hoá và xuất bán theoyêu cầu cuả khách hàng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

2/ Vị trí của Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội

Trang 12

Công Ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà Nội là một công ty kinhdoanh xuất nhập khẩu tổng hợp Dù mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhậpkhẩu trong hơn 10 năm qua – là một khoảng thời gian không dài nhưng côngty dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Là một công ty hoạt động trong một lĩnh vực khá mới mẻ, lại phải đốimặt với sự cạch tranh quyết liệt không ngừng của cơ chế thị trường, công tyhiểu rõ được rằng “ Thương trường là chiến trường” và phải nỗ lực bằng chínhsức lực của mình với một quyết tâm cao độ mới có thể năng cao hiệu quả kinhdoanh Điều này khiến công ty đã phải đạt ra chiến lược kinh doanh trước mắtvà lâu dài cho phù hợp vơí tình hình mới, đồng thời xây dựng một đội ngũ cánbộ công nhân viên có năng lực nhiệt tình với công việc.

Vì vậy cho đến nay, công ty đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở nhiều nơicủa Hà Nội và một số tỉnh khác Mặt hàng của công ty ngày càng đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng cả về chủng loại và chất lượng Bên cạnh đó,Công ty cũng thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nhà cung cấp nước ngoàivà tạo được uy tín với bạn hàng.

Là một công ty cung cấp những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại,đẩy nhanh quá trình xây dựng vật chất kỹ thuật, thúc đẩy quá trình chuyển từlao động thủ công sang lao động máy móc, từ đó tác động mạnh mẽ đến côngcuộc CNH – HĐH đất nước Vì vậy Công ty có một vị trí rất quan trọng vàkhông thể thiếu trong nền kinh té thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Trang 13

3/ Nhiệm Vụ Của Công Ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà Nội :

Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà Nội là một công ty kinhdoanh xuất nhập khẩu trực tiếp và dịch vụ tổng hợp có tư cách pháp nhân, tựchủ về nguồn vốn kinh doanh

Công ty ra đời có nhiệm vụ cung cấp các mặt hàng phục vụ cho nhân dân thựcnội thất, hàng hoá nông sản thực phẩm, hải sản quý, hoá chất, điện tử ,ô tô, xehiện xuất nhập khẩu, kinh doanh các loại hàng hoá như : đồ dùng gia đìnhtrang trí máy…với số lượng lớn, chất lượng cao.

Để nâng cao chất lượng hoạt động, Công ty thương mại xuất nhập khẩuHà Nội có bốn cửa hàng trực thuộc Công ty đóng trên địa bàn Hà Nội thựchiện lưu chuyển hàng hoá nội địa.

Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội có nhiệm vụ xây dựng vàthực hiện các kế hoạch nhiệm vụ của Công ty theo cơ chế hiện hành, khai thácvà sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do Nhà nước cấp,tự tạo nguồn vốn tựtrang trải về tài chính quản lý sử dụng đúng chế độ và có hiệu quả các nguồnvốn đó, đồng thời tuân thủ đúng các chế độ chính sách và pháp luật của nhànước có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty đã ký kết.

Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ với loại hình hoạt động mới nhưng được sựgiúp đỡ của các cơ quan chức năng và sự tín nhiệm với nhiều bạn hàng trongnước, Công ty cũng không gặp nhiều khó khăn Đặc biệt từ khi Mỹ xoá bỏchế độ cấm vận với Việt Nam , Việt Nam là một trong những thành viên củakhối ASEAN ra nhập khối SPEC và trong tương lai sẽ còn nhiều tổ chức kinhtế khác thì thị trường Việt Nam ngày càng sôi động, lĩnh vực ngoại thương

Trang 14

được mở rộng Bước phát triển này tác động đến mọi hoạt động trong nền kinhtế trong đó có Công ty Thương Mại XNK Hà Nội.

Công ty đã nghiên cứu tìm hiểu thị trường và đưa ra kết quả kinh doanhphù hợp Hoạt động XNK chiếm tỷ trọng lơn trong tổng doanh thu của Côngty Với phương châm duy trì , ổn định và phát triển nội địa, đẩy mạnh kimngạch XNK mở rộng thị trường nước ngoài , phát ttriển mối quan hệ với nhiềunước trên thế giới bằng mọi cách, công ty đã vươn tầm hoạt động ra khắp nơiở Hà Nội và tất cả các tỉnh trong cả nước, có thêm được nhiều khách hàng,đồng thời cũng mở rộng ngành nghề kinh doanh như:

- Kinh doanh hàng điện tử dân dụng (tủ lạnh, điều hoà, máy giặt), điệnlạnh, vải sợi, lương thực thực phẩm.

- Kinh doanh XNK máy móc thiết bị xây dựng (máy công cụ, máy nénkhí, máy xúc), VLXD, xi măng, sắt thép, hoá chất hàng điện máy, xe máy, cácsản phẩm nông sản và đặc sản rừng …

Sự ra đời của công ty đã góp phần đáp ứng những nhu cầu về hàng hoátiêu dùng, NVL máy móc cho sản xuất trong nước , mở rộng sự hiểu biết vềsản phẩm nước ngoài Đồng thời đẩy mạnh sản xuất trong nước, khai thác mọitiềm năng sẵn có , mặt mạnh của quốc gia vươn mình ra thị trường quốc tếgóp phần cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Cửa hàng,tuyển chọn những nhân viên mới có trình độ, năng lực, đào tạo trong hoạtđộng kinh doanh Công ty chủ động tạo vốn từ nguồn vốn bổ sung và vayNgân hàng Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty đã cho phép các cửa

Trang 15

hàng Ngoài ra, Công ty cũng chủ động ký các hợp đồng XNK với nướcngoài, thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế do bạn hàng uỷ thác, tích cực đầutư với các bên liên doanh khác

III Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

1 Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty:

Mô hình quản lý là một yếu tố tối quan trọng, quyết định đến sự thànhbại của bất kỳ tổ chức kinh tế nào Để quản lý có hiệu quả, Công ty ThươngMại XNK Hà Nội đã từng bước củng cố tổ chức cơ cấu phòng ban, nâng caonghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũ của Công ty cho phù hợp với côngviệc và phục vụ cho kế hoạch lâu dài.

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu tham mưu chức năng.Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là mối quan hệ phục tùng Cấp dưới cótrách nhiệm phục vụ cấp trên, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ những quyết địnhcó liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty Các phòng ban quan hệ độclập với nhau Từng phòng ban sẽ xây dựng kế hoạch trình lên Giám đốc trongbuổi họp giao ban, kế hoạch được triển khai từ trên xuống.

Công ty có 7 phòng ban và 4 cửa hàng ở các địa điểm khác nhau trên địabàn Hà Nội Cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ của các phòng ban đượcthể hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Giám đốc

Trang 16

Phó giám đốcPhó giám đốc

Phòngt iàivụ

KHTT Phòngkinhdoanh

TCHCDVTTCSsứckhoẻ

Trang 17

2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban :

Giám đốc là người chỉ đạo chung, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệmvụ quoản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chế độ chínhsách của Nhà nước.

Bên cạnh Giám đốc là hai Phó giám đốc cũng chịu trách nhiệm chỉ đạocác phòng ban do mình quản lý, giúp Giám đốc lắm vững tình hình hoạt độngcủa Công ty để có kế hoạch và quyết định sau cùng, giải quyết các công việcđược phân công.

Phòng xuất nhập khẩu1( XNK1) và phòng xuất nhập khẩu 2( XNK2),với chức năng tìm hiểu thị trường, bạn hàng nước ngoài để từ đó ký kết cáchợp đồng XNK trên những kế hoạch đã đề ra, giải quyết các vấn đề liên quanđến XNK

Phòng kế hoạch thị trường (KHTT) và phòng kinh doanh 3 (KD3) cónhiệm vụ nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trong nước để có chiến lược kinhdoanh lâu dài, tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, theo dõi hoạtđộng của các cửa hàng Ngoài ra còn thực hiện việc mua và bán hàng nhậpkhẩu.

Phòng giao nhận và vận chuyển: có nhiệm vụ quản lý giao nhận và vậnchuyển hàng hoá.

Các cửa hàng: là mạng lưới lưu chuyển hàng hoá trong nứơc của Côngty, thực hiện việc buôn bán lẻ, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Các chứng từliên quan đên hoạt động kinh doanh đêu đươc giửi về Công ty làm công táchoạch toán.

Trang 18

Phòng tài vụ : tổ chức hoạch toán toàn bộ hoạt động XNK, kinh doanhgiải quyết các vấn đề tài chính thanh toán , quyêt toán bán hàng , thu tiền, tiềnlương , tiền thưởng , nghĩa vụ với Nhà nước và các vấn đề liên quan đến tàichính đồng thời tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính.

Phòng tổ chức hành chính: phụ trách hành chính, đối nội, đối ngoại ,lưu chữ hồ sơ giấy tờ, thủ tục công văn, tổ chức nhân sự đào tạo Bên cạnh đóphòng còn chịu trách nhiệm liên quan đến con người, giải quyết điều hànhnhưng chinh sách về người lao động.

3 Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội :

Nhiệm vụ chung của phòng kế toán ( phòng tài vụ) là hoạch toán mộtcách chính xác đầy đủ và kịp thời những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liênquan đến Công ty, từ đó phản ánh một cách chính xác chi phí kinh doanh,doanh thu tiêu thụ và kết quả sản xuất kinh doanh Ngoài ra, còn quản lý sửdụng và bảo toàn vốn được Nhà nước giao, xây dựng kế thu chi tiền mặt, nộpngân sách Nhà nước Kế toán cũng cung cấp các thông tin về quá trình kinhdoanh, quản lý và sử dụng vốn, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sach cho Nhànước, những sổ sách kế toán là những bằng chứng có tính chất pháp lý chocông tác kiểm tra, thanh tra các hoạt đông kinh doanh của Công ty Bộ máy kếtoán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập chung Cơ cấu tổ chức củabộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 19

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

Phòng tài vụ của công ty gồm có 7 người mỗi người có một trách nhiệmkhác nhau cụ thể như sau:

Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toá tài chính) : là người đứngđầu bộ máy kế toán có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện công tác kế toán ở Công tyvà làm tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản lý kinh tế ở Công ty

Kế toán trưởng

Phó phòng kếtoán

Kế toántiền mặt, công nợ.

Kế toánTGNH, các khoản vay

Kế toántổng hợp.

Kế toáncác quỹ,TSCĐ

khoản thu.

Kế toán hàng hoá và thủ quỹ.

Trang 20

Pho phòng kế toán tài chính : là người giúp việc cho Kế toán trưởng vàthực hiện uỷ quyền khi Kế toán trưởng vắng mặt.

Kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ tập hợp số liệu vào sổ kế toán tổng hợpnên báo cáo tài chính và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

Kế toán công nợ và tiền mặt : có nhiệm vụ kiểm soát và thông báothường xuyên tình hình tăng giảm tiền mặt , có mối quan hệ chặt chẽ với cácbộ phận có liên quan đến tiền mặt để đảm bảo chế độ thanh toán kiểm soátthường xuyên về công nợ đối với khách hàng, với công nhân viên và Nhànước.

Kế toán tiền gửi ngân hàng, các khoản vay : thường xuyên theo dõi tìnhhình biến động của các khoản tiền gửi của Công ty tại Ngân hàng côngthương, theo dõi tình hình gửi tiền, rút tiền gửi ngân hàng, tình hình trả nợ choNgân hàng và trả nợ cho người vay cho Ngân hàng Ngoài ra, còn có chứcnăng kiểm tra tính phù hợp của từng khoản vay.

Kế toán các quỹ, TSCĐ và doanh thu : phản ánh chính xác việc trích lậpcác quỹ của Công ty và theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng loạiTSCĐ Bên cạnh đó, còn phải làm nhiệm vụ hoạch toán doanh thu ban đầucung cấp thông tin cho bộ phận kế toán tổng hợp để từ đó xác định kết quảkinh doanh của công ty.

Kế toán hàng hoá và thủ quỹ: là người thực hiện các lệnh thu, chi tiềnmặt Bộ phận này còn theo dõi từng biến động, tăng giảm các loại hàng hoácủa Công ty

Trang 21

Hình thức tổ chức hoạt động kế toán ở Công ty là kế toán thủ công bằngtay Các bộ phận kế toán có nhiệm vụ thực hiện đúng chức năng của mình,đến cuối tháng có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho bộ phận kế toán tổng hợp.Việc phối kết giữa các phần hành trong Công ty được thực hiện khá chặt chẽvà nhịp nhàng

4 Đặc điểm về lao động của công ty:a Về số lượng:

Là một doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước có quy môđến năm 2002 Là lao động làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau Công tyđã bố trí sử dụng tương đối hợp lý người lao động và với việc tinh giảm gọnnhẹ bộ máy quản lý, nâng cao bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chocán bộ công nhân viên Từ năm 2002 đến nay tổng số lao động của Công tytăng lên ngày càng nhiều.

Song song với việc tăng đội ngũ lao động thì đời sống của cán bộ côngnhân viên cũng đã có nhiều cải thiện, thu nhập ngày càng tăng chứng tỏ tìnhhình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển Điều này đượcthưc hiện qua bảng chi tiết sau :

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm2002

Thu nhập bq/ người

1000đ/người/tháng

Trang 22

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng số lao động của Công ty ngày càngtăng Cụ thể; tổng số của Công ty năm 1999 là 74 người đến năm 2000 là 82người, tăng 12 người so với năm 1999 tương ứng với +1,108% Và đến năm2002 tổng số lao động của Công ty đã lên đến 106 người tăng 12 người tươngứng là 1,127% so với năm 2001

Nguyên nhân của sự ra tăng lao động ở Công ty là do hoạt động kinhdoanh của Công ty có hiệu quả, do đó Công ty mở rộng kinh doanh đòi hỏiphải bổ sung thêm lao động.

Mặc dù số lượng lao đông của Công ty tăng lên rất nhiều nhưng điềuđáng chú ý là ta lại thấy lương bình quân tháng của một người trong một thánglại tăng lên rất nhiều Điều này được thể hiện rất rõ ở trên đó là: lương bìnhquân tháng của một người năm 2001 là 750.000đ/ tháng đến năm 2002 là850.000đ/ tháng tăng 100.000đ/ tháng tương ứng là: 1,133% so với năm 2001.Điều này chứng tỏ sự bố trí lao động ở Công ty là rất hợp lý Đây là một yếutố quan trọng góp phần vào quá trình hoạt động Công ty.

Trang 23

b Về chất lượng:

Là một doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước, có quy môđến năm 2002 là lao động làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau Công tyđã bố trí sử dụng lao động hợp lý người lao động và với việc tinh giảm gọnnhẹ bộ máy quản lý, nâng cao bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho cán bộ côngnhân viên Bên cạnh đó Công ty đề ra chế độ trách nhiệm vật chất đối vớinhân viên thông qua việc khen thưởng, kỷ luật không ngừng khuyến khích độingũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề dể tăngnăng xuất lao động từ đó năng suất bình quân của Công ty ngày càng tăng tạođiều kiện cho Công ty ngày càng phát triển

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XNK HÀ NỘI

Nội dung Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Lao động trực tiếp

Lao động phù trợ( mùa vụ)Lao động quản lý

Đại học

Cao đẳng, trung cấpCòn lại

Nguồn : thống kê lao động hàng năm của Công ty.

Trang 24

Qua bảng cơ cấu lao động của Công ty, ta nhận thấy tỷ lệ lao động cóchuyên môn, trình độ đại học chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao độngcủa Công ty Cụ thể: năm 2000 tỷ lệ lao động có chuyên môn, trình độ đại họcchiếm 26,82%, năm 2001 chiếm 29,78%, năm 2002 chiếm 30,78% Hơn nữa,tỷ lệ lao động có trình độ đại học, chuyên môn đều tăng đều đặn qua các năm.Nguyên nhân chính là do đặc điểm kinh doanh trên lĩnh vực thương mại,XNK, do đó dòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kiến thứcnghiệp vụ vững vàng, giỏi, có khả năng kinh doanh giỏi, lôi kéo được kháchhàng và giao tiếp đàm phán tốt

Tỷ lệ lao động còn lại chủ yếu là lao động trực tiếp tại các đại lý, bếnbãi và các chi nhánh của Công ty Số lao động có một số trình độ dưới đạihọc.

IV Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty Thương Mại XNK Hà Nội :

1 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh:

Công ty XNK Hà Nội chuyên kinh doanh XNK hàng hoá và kinh doanhlưu chuyển hàng trong nước Tuy nhiên, hai năm gần đây việc xuất khẩu hàngở Công ty không thực hiện nữa do kim ngạch xuất khẩu thấp, doanh thu từhàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu (chỉ khoảng 20%) Vìvậy Công ty thực hiện hai công việc:

- Nhập khẩu hàng trong nước và bán trong nước.- Kinh doanh lưu chuyển hàng nội địa.

Trang 25

Công ty kinh doanh đa dạng hàng hoá các mặt hàng trên cơ sở nghiêncứu thị trường Việc bán hàng cũng được thực hiện đa phương thức: bán buôn,bán lẻ, gửi hàng đi bán Các phương thức bán hàng cung được thực hiện đadạng trên nguyên tắc thận trọng và phù hợp với khả năng thanh toán củakhách hàng vơi mục tiêu chính là đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.

Đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty thường là hàng điệntử phục vụ tiêu dùng (lò vi sóng, tủ lạnh, điều hoà), các NVL( parafin, silicat,thép ống, pvc, …), các loại máy móc( máy đào, máy xúc, máy công cụ ,…).

Hình thức nhập khẩu của Công ty bao gồm nhập khẩu trực tiếp và nhậpkhẩu uỷ thác nhưng hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm đa số Phương thứcbán hàng thường là bán buôn trực tiếp qua kho.

Phương thức nhập khẩu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu theo giá CIF, địađiểm giao hàng thường là hai cảng lớn là cảng Hải Phòng và cảng TP HCM.Ngoài ra phương thức giao hàng có thể là đường sắt hoặc đường hàng không.

2 Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty:

Là doanh nghiệp Nhà nước do đó vốn kinh doanh của Công ty chủ yếulà nguồn ngân sách của Nhà nước cấp và một phần là do huy động từ bênngoài.

TÌNH HÌNH BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG VỐN CỦA CÔNG TYTỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2002

ĐV : Tỷ đồngNăm Tổng số vốn Vốn cố định Vốn lưu động

Trang 26

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%)2000

66,5287,8582,7Nguồn : báo cáo tài chính của Công ty.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng số vốn của Công ty tănggiảm không đồng đều qua các năm và sự thay đổi khá lớn trong vốn cố địnhvà vốn lưu động Cụ thể: Năm 2001 tổng số vốn cố định giảm 4,04% so vớinăm 2000, năm 2002 số vốn cố định lại tăng lên 8,9% so với năm 2001 Về cơcấu vốn hàng năm, tỷ trọng vốn lưu động có sự tăng giảm ít hơn so với vốn cốđịnh Nguyên nhân là năm 2002 có nhiều sự biến động trên thế giới, như ánhhưởng cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu dẫn đến sự biến độngvề giá cả, bên cạnh đó do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt vẫn liên tiếp xảy ratrong nước, tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ gây nhiều khó khăn cho hoạt độngkinh doanh của Công ty.

3 Các chỉ tiêu về tình hình tài chính và một số kết quả kinh doanh đạt đượccủa Công ty:

Mặc dù còn bỡ ngỡ , nhưng với đội ngũ nhân viên có trình độ , năng lựcphù hợp với nhiệm vụ của mình, nhiệt tình trong công tác cùng với nhữngchiến lược kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã thực hiện và hoàn thành mụctiêu kế hoạch đặt ra và đã trở thành một đơn vị kinh doanh XNK có doanh thu

Trang 27

và có kim ngạch lớn ở Hà Nội Điều này có thể thấy thông qua bảng chỉ tiêusau:

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TYNĂM 2001 & 2002.

Chỉ tiêu Năm2001 Năm 20021 Doanh thu thuần 97.0980 101.4930Trong đó: doanh thu hàng ngập khẩu 77.6390 81.19402 giá vốn hàng hoá 94.0770 98.2080

Trang 28

PHẦN II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU THỤSẢN PHẨM HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TMXNKHN

I Một số vấn đề lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá:

1- Quan niệm về tiêu thụ:

Như chúng ta đã biết, nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp nóbao gồm nhưng nhu cầu sinh lý cơ bản nhất như ăn mặc ngủ nghỉ và nhu cầuxã hội về sự thân thiết gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như nhu cầu cánhân về tri thức Những nhu cầu không được thoả mãn thì con người lúc nàocũng cảm thấy khổ sở, thậm trí là bất hạnh và lúc nào cũng có nhu cầu đòi hỏiđáp ứng nhu cầu đầy đủ, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càngtăng lên Nhưng trên thực tế mong muốn của con người là vô hạn thế nhưngnguồn lực để đáp ứng thoả mãn nhu cầu là có hạn Vì vậy các nhà sản xuấtkinh doanh luôn luôn phải tìm ra hàng hoá để đáp ứng thoả mãn cho nhu cầucủa con người và biết rõ mong muốn của người tiêu dùng Do đó, khái niệmtiêu thụ sản phẩm chỉ dừng lại ở việc buôn bán sản phẩm tới các công ty hoặccá nhân, giá cả được quy định trong các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước.

2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một khâu quan trọng của quá trình sảnxuất kinh doanh, vì nếu sản phẩm hàng hoá sản xuất thu mua về mà khôngtiêu thụ được có nghĩa là doanh nghiêp không có điều kiện tái sản xuất kinh

Trang 29

nghiệp Vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đối với doanh nghiệp còn phảnánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpvà đóng vai trò quan trọng trong việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

3 Các hoạt động chủ yếu của công tác tiêu thụ :

- Hoạt động tiêu thụ ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Hoạt động giao dịch chủ yếu diễn ra tại Công ty, bến bãi bố trí tạitrung tâm đầu mối giao thông buôn bán thuận tiện Những hoạt động này sẽthu hút được đối tác, khách hàng cho Công ty

- Ký kết hợp đồng tiêu thụ thông thường được thực hiện theo một mẵuthống nhất do Nhà nước ban hành, ngoài ra cần ghi rõ thêm các khoản mục vềchi phí giao dịch, chuyên chở chịu trách nhiệm và thiệt hại trong quá trình vậnchuyển.

- Thủ tục giao nhận hàng thanh toán hợp lý và đúng pháp luật.

4- Phương thức tiêu thụ sản phẩm ở Công ty :

Có nhiều phương thưc tiêu thụ phân phối sản phẩm hàng hoá, vì vậymỗi doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức tiêu thụ cho thích hợp và có hiệuquả.

Để phù hợp với phương thức kinh doanh, Công ty Thương Mại XNK Hà Nội đã chọn phương thức tiêu thụ trực tiếp không qua trung gian mà giaothẳng.

-II – Phân tích thực trạng công tác quản lý tiêu thụ ở Công ty

1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm :

Trang 30

Thị trường tiêu thụ là một yếu tố hết sức quan trọng đối với bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Riêng đối với Công ty Thương Mại XNK - Hà Nội, việc xác định tìm kiếm vàphát triển thị trường tiêu thụ được đạt lên hàng đầu Từ khi vượt qua được thờikỳ bao cấp tập trung làm ăn thua lỗ, đi vào sản xuất kinh doanh làm ăn có lãithì thị trường tiêu thụ luôn được xác định và mở rộng Nếu chia theo sức tiêuthụ thì có hai khu vực là :

- Khu vực bán chạy nhất tức số lượng tiêu thụ lớn nhất là các tỉnh, thànhphố như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Vinh, TP Hồ Chí Minh…Phần lớn các tỉnh này tập trung thành phố thị xã phát triển mà dân cư có thunhập cao hơn, có thói quen tiêu dùng các sản phẩm có sự thay đổi mẵu mãkiểu dáng với chất lượng cao, giá cả phù hợp với người tiêu dùng

- Khu vực thứ hai mặc dù khối lượng tiêu thụ không lớn nhưng có triểnvọng đó là các tỉnh: Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Lai Châu,Thái Nguyên….

BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ TẠI MỘT SỐ TỈNH TRONG CẢ NƯỚC.

Đơn vị : triệu đồngNăm

Thị trường

% Doanh thu % Doanhthu

%Hà Nội 251.110 28,13 272.220 28,03 280.290 27,6Hải Phòng 124.540 13,95 130.120 13,4 135.720 13,37Huế 102.000 11,43 110.300 11,35 115.300 11,36

Trang 31

PT.HCM 77.520 8,68 85.420 8,8 90.420 8,9Bắc Giang 70.200 7,84 75.060 7,7 80.160 7,9Thái nguyên 43.040 4,82 53.040 5,46 58.040 5,7Hoà Bình 34.900 3,95 41.280 4,25 43.280 4,26Thanh Hoá 34.520 3,86 40.710 4,19 41.890 3,22Nam Định 29.860 3,34 31.760 3,27 32.760 2,94Yên Bái 25.040 2,8 28.890 2,97 29.890 4,12Tổng 892.440 100 970.980 100 1.014.930 100

Nhìn vào bảng trên ta thấy thị trường tiêu thụ ở Hà Nội vẵn tiêu thụđược nhiều hơn cả ( chiếm 27% - 28%) năm 2000-2002, còn thị trường ở YênBái tiêu thụ được ít nhất chỉ chiếm 2,8 %– 4,12% so với tổng doanh thu củacả nước

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty: - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
1. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty: (Trang 15)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng số lao động của Công ty ngày càng tăng. Cụ thể; tổng số của Công ty năm 1999 là 74 người đến năm 2000 là 82  người, tăng 12 người so với năm 1999 tương ứng với +1,108% - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
ua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng số lao động của Công ty ngày càng tăng. Cụ thể; tổng số của Công ty năm 1999 là 74 người đến năm 2000 là 82 người, tăng 12 người so với năm 1999 tương ứng với +1,108% (Trang 21)
Hình thức nhập khẩu của Công ty bao gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác nhưng hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm đa số - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
Hình th ức nhập khẩu của Công ty bao gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác nhưng hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm đa số (Trang 25)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng số vốn của Công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm và sự thay đổi khá lớn trong vốn cố định  và vốn lưu động - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
h ìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng số vốn của Công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm và sự thay đổi khá lớn trong vốn cố định và vốn lưu động (Trang 26)
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2001 & 2002. - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
2001 & 2002 (Trang 27)
BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ TẠI MỘT SỐ TỈNH TRONG CẢ NƯỚC. - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ TẠI MỘT SỐ TỈNH TRONG CẢ NƯỚC (Trang 30)
Nhìn vào bảng trên ta thấy thị trường tiêu thụ ở Hà Nội vẵn tiêu thụ được nhiều hơn cả ( chiếm 27% - 28%) năm 2000-2002, còn thị trường ở Yên  Bái tiêu thụ  được ít nhất chỉ chiếm 2,8 %– 4,12% so với tổng doanh thu của  cả nước  - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
h ìn vào bảng trên ta thấy thị trường tiêu thụ ở Hà Nội vẵn tiêu thụ được nhiều hơn cả ( chiếm 27% - 28%) năm 2000-2002, còn thị trường ở Yên Bái tiêu thụ được ít nhất chỉ chiếm 2,8 %– 4,12% so với tổng doanh thu của cả nước (Trang 31)
BẢNG SO SÁNH DOANH THU GIỮA CÁC NĂM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG CẢ NƯỚC. - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
BẢNG SO SÁNH DOANH THU GIỮA CÁC NĂM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG CẢ NƯỚC (Trang 32)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: khối lượng vật tư hàng hoá mà Công ty nhập vào năm sau cao hơn rất nhiều so với năm trước nhưng không  phải bị ứ đọng mà ngược lại khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ cũng tăng  lên rất nhiều đã làm cho doanh thu của C - Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại CT Thương Mại XNK - Hà Nội.Doc
ua bảng số liệu trên cho ta thấy: khối lượng vật tư hàng hoá mà Công ty nhập vào năm sau cao hơn rất nhiều so với năm trước nhưng không phải bị ứ đọng mà ngược lại khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ cũng tăng lên rất nhiều đã làm cho doanh thu của C (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w