1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Chính sách xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I

86 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 16,58 MB

Nội dung

Giáo trình Chính sách xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) gồm 3 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 cung cấp cho sinh viên những kiến thức như: Lý luận chung về chính sách xã hội, Chính sách xã hội đối với nhóm xã hội đặc thù. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

XˆƯÙNG A0 ĐĂNG 61A0 THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯỮNG I

P= N Ả

ey

De 1358

GIAO TRINH MON HOC CHINH SACH XA HỘI

NGHE: CONG TAC XA HỘI

Ban hành theo Quyết định số 1955/QĐ-CĐGTVTTWI-ĐT ngày 31/11/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT Trung ương I

Trang 3

- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU -

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VẺ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÓI VỚI NHÓM XÃ HỘI DAC THU CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH VÀ TÔ CHÚC THỰC HIỆN

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1 Khái niệm chính sách xã hội

2 Quan điểm của Đảng về chính sách xã hội

2.1 Quan điểm đặt nhân tố con người làm trọng tâm

2.2 Chính sách xã hội phải phù hợp với bản chất giai cấp và quy định của pháp luật 2.3 Quan điểm lịch Sử cụ thể

2.4 Quan điểm hệ thống 2.5 Biết tận dụng hoàn cảnh 3 Vai trò của chính sách xã hội

4 Đặc trưng của chính sách xã hội

5 Quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế 6 Các nhóm xã hội đặc thù

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÓI VỚI

NHOM XA HOI DAC THU

I CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1 KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 Khái niệm giáo dục, đào tạo và chính sách giáo dục đào tạo

2 QUAN DIEM CUA DANG VE GIÁO DUC VA DAO TAO 3 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

II CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM 1 KHÁI NIEM CHUNG

1.2 Tầm quan trong của van đề giải quyết việc làm

1.3 Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm cho người lao động

2 QUAN DIEM CUA DANG VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM

II CHÍNH SÁCH DÂN SÓ VÀ KÉ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 1 KHÁI NIEM CHUNG

2 QUAN ĐIÊM VẺ CHÍNH SÁCH DÂN SÓ VÀ KẺ HOẠCH HỐ GIA ĐÌNH

3 NĨI DUNG, GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ KÉ HOẠCH HỐ GIA ĐÌNH IV CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM XA HOI

1 KHÁI QUÁT VẺ CHÍNH SÁCH BẢO ĐÁM XÃ HỘI

2 CHÍNH SÁCH BẢO HIEM XA HOI 3 CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI 4 CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI V CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÓNG TỆ NẠN MA TÚY 1 KHÁI NIỆM CHUNG VẺ TỆ NẠN XÃ HỘI 2 CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÓNG TỆ NẠN MA TUÝ VI CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÓNG TỆ NẠN MẠI DÂM

1 KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 Khái niệm mại dâm, tệ nạn mại dâm

1.2 Tác hại của tệ nạn mại dam -

2 MỤC TIEU VA GIAI PHAP PHONG CHONG TE NAN MAI DAM

2.2 Giải pháp phòng chống tệ nạn mại dâm

VII CHINH SACH TON GIAO 1 QUAN DIEM VE TON GIAO 2 CHINH SACH TON GIAO

Trang 5

2 CHÍNH SÁCH ĐÔI VOI DAN TOC THIEU SO

IX CHINH SACH DOI VOI VUNG DAN TOC DAC BIET KHO KHAN 1 Sự cần thiết của chính sách đối với vùng dân tộc đặc biệt khó khăn 2 Quan điểm của Đảng về chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn

3 Mục tiêu của chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn

4 Một số cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù đối với các huyện nghèo

X QUY CHE DAN CHU CO SO

1 Sự cần thiết ban hành quy chế dân chủ cơ sở

2 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở

3 Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở

4 Phương pháp thực hiện quy chế dân chủ

CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH VÀ TỎ CHỨC THỰC HIEN

1 Hoạch định chính sách

1.1 Khái niệm về hoạch định chính sách

1.2 Quan điểm chỉ đạo việc hoạch định chính sách xã hội 1.3 Quá trình hoạch định chính sách xã hội

2 Tổ chức thực hiện chính sách xã hội

2.1 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách xã hội 2.2 Vai trò của tổ chức thực hiện chính sách xã hội T7 78 78 79 80 81 81 81 82 82 83 85 85 85 85 90 104 104 105 2.3 Diéu kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong tổ chức thực hiện chính sách xã hội 2.4 Quá trình tổ chức thực hiện chính sách xã hội

2.5 Các hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách xã hội 3 Phân tích chính sách xã hội

3.1 Khái niệm, sự cân thiết của phân tích chính sách xã hội 3.2 Yêu cầu và nhiệm vụ của phân tích chính sách xã hội 3.3 Các điều kiện cần thiết cho phân tích chính sách xã hội 3.4 Các bước phân tích chính sách xã hội

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Chính sách xã hội của một quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa sự xuất hiện của các rủi ro xuất

hiện của các rủi ro xã hội, điều tiết cân bằng các rủi ro xã hội, bảo vệ và cải thiện

thu nhập, mức trợ cấp và mức sống của từng cá nhân riêng biệt hoặc từng nhóm người trong xã hội Đối với các nước đang phát triển, chuyển đồi sang nền kinh tế

thị trường và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như nước ta hiện nay, chính sách xã hội

thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng đề điều chỉnh, giải quết các vấn đè xã hội,

đảm bảo công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội và thúc đầy tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững Trên cơ sở đó, nhằm công nhận và đảm bảo của xã hội về quyền

lợi, nhu cầu chính đáng của mỗi người dân, các nhóm xã hội, đi đôi với yêu cầu thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân đối với sự phát triển của cộng

đồng Do đó, việc nghiên cứu chính sách xã hội là rất cần thiết đối với các nhà xã

hội học, các nhà kinh tế, các nhà quản lý và đặc biệt những người làm công tác xã

hội

Giáo trình Chính sách xã hội được biên soạn theo chương trình dạy nghề trình

độ trung cấp Công tác xã hội của trường Cao đẳng GTVTTW Inăm 2017, gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về chính sách xã hội

Chương 2: Chính sách xã hội đối với nhóm xã hội đặc thù Chương 3: Hoạch định và tổ chức thực hiện

Giáo trình Chính sách xã hội đã được Hội đồng thâm định Trường Cao đẳng

GTVTTWI xét duyệt Nhóm biên soạn đã có nhiều có gắng, song giáo trình có thể

còn chứa những sai sót và hạn chế khó tránh khỏi Nhóm biên soạn rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc Xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

1 Khái niệm chính sách xã hội

Khái niêm “xã hội”

Cho đến nay còn nhiều người hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau Theo

nghĩa rộng “xã hội” được hiểu như là tất cả những gì gắn với xã hội loài người

nhằm phân biệt nó với các hiện tượng tự nhiên

“Cái xã hội” dùng trong khái niệm chính sách xã hội không đồng nghĩa với “ cái xã hội” mục đích, động cơ, động lực của mọi hoạt động đời sống con người,

mỗi nhóm và tập đòan người trong một xã hội xác định

Khái niệm xã hội, trong nghĩa rộng, không chỉ dành riêng cho con người mà

ám chỉ mọi tổ chức của các sinh vật có tương quan lệ thuộc lẫn nhau Cụ thể hơn, một xã hội là một tập hợp những sinh vật (1) được tổ chức, có phân công lao động

tồn tại qua thời gian, (2) sống trên một lãnh thổ, trên một địa bàn (3) và chia sẽ

những mục đích chung, cùng nhau thực hiện những nhu cầu chủ yếu của đời sống

như nhu cầu tái sản xuất, nhu cầu an ninh, các nhu cầu tinh thần Định nghĩa này

Phân biệt khái niệm xã hội với khái niệm dân số Khái niệm dân số không hàm ý một tổ chức xã hội, trong khi khái niệm xã hội nhấn mạnh những mối quan hệ hồ

tương giữa các thành viên trong xã hội Định nghĩa như trên xã hội cũng không đồng nghĩa với quốc gia, mặc dù trong thế giới hiện nay, khái niệm xã hội thường

ám chỉ một quốc gia, một nhà nước, bởi lẽ thông thường một thành viên của xã hội họ nghĩ rằng họ là thành viên của một quóc gia nhất định Nhưng không phải

luôn luôn như vậy và trong nhiều trường hợp không có sự đồng nhất giữa xã hội

và nhà nước Đó cũng chính là nguyên nhân của nhiều cuôc nội chiến, của nhiều

cuộc xung đột xã hội như trường hợp của Palestine, của những thé dân châu Mỹ

hay của bộ lạc Ibo ở Nigeria

Xã hội con người khác xã hội của loài vật, bởi lẽ con người có khả năng thay đổi hình thái và chức năng của xã hội đề thích ứng với hòan cảnh, hay nói cách khác con người có khả năng xây dựng cho mình một nền văn hóa Văn hóa cho

phép con người sống trong xã hội không chỉ dựa trên sự phân công lao động , trên sự lệ thuộc hỗ tương mà còn chia sẽ những giá trị, những niềm tin chung Cùng nhắm tới việc thực hiện một chức năng xã hội, nhưng văn hóa cho phép con người, thuộc những nền văn hóa khác nhau, có những loại hình quan hệ xã hội, tương tác xã hội khác nhau Do đó một khi đã được sản sinh, văn hóa và xã hội

Trang 8

Theo các mác và ăng ghen, xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người và người làm nền tảng xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, “ là sản phẩm của tác động qua lại giữa những

con người (Các Mác và Ph Ăngghen toàn tập, tập 21)

Vấn đề xã hội?

Thế nào là vấn đề xã hội? vấn đề này được xem xét dưới nhiều phương diện,

góc độ khác nhau trong các ngành , môn khoa học khác nhau

Theo các nhà xã hội học thì có vấn đề xã hội khi những thành viên của một

cộng đồng (lớn hay nhỏ) nhận thấy có những dấu hiệu hoặc điều kiện gây ảnh

hưởng, tác động hoặc đe dọa đến chất lượng cuộc sống của họ và đòi hỏi phải có

những biện pháp, giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng

Ở bình điện khác, có quan điểm cho rằng, theo Mác thì xã hội là sản phẩm

của sự tác động lẫn nhau giữa người với người và như vậy nó chính là đối tượng nghiên cứu của việc nghiên cứu các vấn đề xã hội nói chung và chính sách xã hội

nói riêng Theo quan điểm này thì vấn đề xã hội được hiểu rất rộng và khó xác lập

Có quan niệm lại đặt các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề khác như kinh tế,

chính trị, văn hóa xã hội quan điểm này cũng mang tính tương đối mà thôi vì

trong từng vấn để cụ thể đã chứa đựng trong đó cả khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa và cả khía cạnh xã hội Ví như vấn đề lao động việc làm nó hàm chứa cả

vấn đề kinh tế và vấn đề xã hội

Vậy:

* Vấn dé xã hội là những vấn đề phát sinh trong lòng xã hội liên quan đến con người, liên quan đến sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, đến cơ hội tồn tại

và phát triển, đến sự hưởng thụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con

người Đó là các vấn đề có ảnh hưởng tác động, thậm chí đe dọa sự phát triển

bình thường của con người, của cộng đồng xã hội, tác động xấu đến chất lượng

sống của con người, của cộng đồng và do vậy đòi hỏi phải có những giải pháp,

biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chăn, điều chỉnh hoặc giải quyết theo

hướng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội”

Trang 9

đạt được kết quả mong muốn chang han như là nghèo đói, mại dâm, thất nghiệp,

ma túy ”

Chính sách xã hội là gì? Đây là vấn đề gây không ít tranh cãi Dé làm rõ vấn đề này trước tiên cần nghiên cứu và phân tích một só khái niệm lien quan như: “

Chính sách” và Xã hội”

Chính sách?

* Khái niệm “chính sách” Theo nhiều nhà nghiên cứu, “chính sách” là hình

thức tác động qua lại giữa các nhóm, tập đòan xã hội gắn trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động của nhà nước, của các đảng phái, thiết chế khác nhau của

hệ thống chính trị nhằm thực hiện các lợi ích, các mục tiêu, nhiệm vụ của các nhóm, tập đòan xã hội Ấy

Chính sách thường được thể chế hóa trong các quyết định, hệ thống pháp

luật, các quy chuẩn hành vi và những quy định khác ( GS Nguyễn Đình Tần) * Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thâm quyền của

minh.( TS Lé Chi Mai)

* Chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuôi bởi một

hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm.( James

Anderson Hoạch định chính sách công, Houghton Mifflin, 1990, tr.S.)

* Chính sách là hoạt động chính trị, liên quan đến những mục tiêu cơ bản,

một chuỗi các hành động, một tập hợp các quy tắc và điều chỉnh Có thể phân tích

chính sách theo nghĩa các giá trị, mục tiêu (targets), nguồn lực, phong cách và

chiến lược ( PGS TS Bùi Thế Cường - bài giảng Chính sách xã hội)

* Chính sách là tập hợp biện pháp của một chủ thể quản lý, tạo ra sự đối xử khác nhau giữa các nhóm trong một hệ thống xã hội, nhằm phục vụ cho mục tiêu

phát triển chung của toàn hệ thống.”

Như vậy, khi nói đến chính sách, luôn có các yêu tố sau:

Một chú thể tạo dựng và thực thi chính sách

Các nhóm xã hôi khác nhau bị tác động bởi chính sách Một chính sách phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội

Mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống (Vũ Cao Đàm- Để cương bài

giảng xã hội học môi trường)

Khoa học chính sách là một ngành khoa học vận dụng một cách tổng hợp các

Trang 10

sách, tìm ra thực chất, nguyên nhân và kết quả của chính sách, cung cấp những kiến thức liên quan đến chính sách nhằm mục đích cải tiến hệ thống chính sách và nâng cao chất lượng của chính sách.( TS Lê Chỉ Mai)

Từ những đĩnh nghĩa và phân tích khái niệm như trên về chính sách và xã

hội ta có thể đi đến cách tiếp cận sau về chính sách xã hội “cái xã hội” dùng trong

chính sách xã hội là “cái xã hội” theo nghĩa hẹp Nó đang được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất hiểu như mối qua hệ của con người, của các cộng đồng người thể hiện trên nhiều mặt của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

Điều này không có nghĩa là “ cái xã hội” theo nghĩa hẹp là cái bao trùm, chứa

đựng mọi quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng mà chính xác hơn, nó

chính là yếu tố con người , là khía cạnh nhân văn của tất cả những mối quan hệ

kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng ấy như vậy cái xã hội theo nghĩa hẹp chính là

mục tiêu, là mục đích của tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng của con người Quan hệ giữa “cái xã hội” theo nghĩa hẹp với cái “ kinh tế” “ chính trị” “ văn hóa” “ tư tưởng” những cái chung với những cái riêng Người ta

có thể tìm thấy cái xã hội này thông qua việc phân tích chính sách xã hôi

*v,z Ro — Go — vin cho rằng : “* chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thống về các qúa trình xã hội, quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó Có đầy đủ cơ sở đê xem xét csxh như là sự hoà quyện của khoa học và thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn các tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ Ấy (v z Ro — Go — vin - Ch ính sách xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển: Mockba, 1980, tr10- 11; bản dị ch thông tin khoa học xã hội)

* Chính sách xã hội là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước đề thực

hiện và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang được đặt ra đối với con người(con người ở đây được xét theo góc độ con người xã hội,chứ không phải là con người

kinh tế, hay con người kĩ thuật ) để thỏa mãn hoặc phần nào đáp ứng các nhu

cầu cuộc sống chính đáng của con người,phù hợp với các đối tượng khác nhau,

trong những trình độ kinh tế,văn hóa,xã hội của các thời kỳ nhất định,nhằm bảo dam sự 6n định và phát triển của xã hội ( Phạm Tắt Dong Chính sách xã hội)

* “Chính sách xã hội là gì? Hiểu ý nghĩa khái quát nhat,chinh sách xã hội là hệ thống các quan điểm,cơ chế,giải pháp và biện pháp mà Đảng cầm quyền và

Trang 11

tiết và giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trước xã hội”( PGS.TS Phạm Hữu Nghị)

* Chính sách xã hội là loại chính sách được thể chế bằng pháp luật của Nhà

Nước thành một hệ thống quan điềm, chủ trương phương hướng và biện pháp để

giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề xã hội liên quan đến công bằng xã hội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ồn

định,phát triển và tiến bộ xã hội.( PGS.TS.Lê Trung Nguyệt)

* Chính sách trước hết là một khoa học, chính sách xã hội phải là thành tựu

của những sự nghiên cứu nghiêm túc của khoa học xã hội, trả lời những câu hỏi

của cuộc sống, ở dạng hoạt động thực tiễn của đặc thù này Chính sách xã hội cần được xem xét như một lĩnh vực khoa học đặc thù, bám chắc vào sự vận động của

thực tiễn, khoa học nghiên cứu về chính sách xã hội cần phải mạnh dạn trả lời

những câu hỏi đặt ra từ thực trạng kinh tế xã hội nước ta hiện nay.( GS Phạm Như Cương.)

Từ định nghĩa về chính sách xã hội nêu trên có thể thấy rằng khái niệm

chính sách xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản hợp thành sau đây:

* Chủ thể đặt ra chính sách xã hội: tổ chức chính trị lãnh đạo Ở nước ta là Đảng Cộng sản, Nhà nước và các tổ chức hoạt động xã hội

* Nội dung các chính sách xã hội dựa trên những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và thể chế nào? - Các đối tượng của các chính sách xã hội ( chung, riêng, đặc biệt) - Những mục tiêu nhằm đạt tới Hay nói cách khác là cần trả lời bốn câu hỏi sau: - Ai đặt ra chính sách xã hội? ~- Đặt chính sách xã hội cho ai2

- Nội dung của các chính sách xã hội là gì?

- Chính sách xã hội nhằm mục đích gì?

Như vậy có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các

biện pháp của nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm thoả

mãn nhu cầu vật chất và tỉnh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển của đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và

thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

Trang 12

Cũng như các chính sách khác, chính sách xã hội phải được hoạch định dựa

trên những quan điểm mang tính chất định hướng, không được tiền hành một cách chủ quan, tuỳ tiện Có thể nêu ra một số quan điểm chính yếu sau đây:

2.1 Quan điểm đặt nhân tô con người làm trọng tâm

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nguồn lực

con người là yếu tố cơ bản đề phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bên

vững” [43;108] Xã hội được cấu thành bởi những cá thể người trong mối liên hệ

với nhau, do đó con người là yêu tố chủ chốt nhất, căn bản nhất của một xã hội

Trình độ phát triển của con người chính là trình độ phát triển của xã hội, đầu tư

cho con người cũng là đầu tư cho xã hội như một chỉnh thẻ thống nhất Mọi hành

động nhằm mục đích thúc đây sự phát triển của nền kinh tế, văn hoá, ổn định

chính trị đều cần xuất phát từ con người

Sức mạnh của nguồn lực con người luôn được minh chứng từ thời kỳ xa xưa

cho đến tận ngày nay, thể hiện qua những thành tựu khoa học hiện đại mà loài người đã đạt được Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Ngay từ những buôi đầu lịch sử, cha ông ta đã

nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, biết khơi dậy sức mạnh ấy

trong công cuộc dựng nước và giữ nước đề đạt được những thành tựu vĩ đại như

ngày nay Với sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước mà chúng ta đang tiến hành, hơn bao giờ hết, nhân tố con người càng trở nên cực kỳ quan

trọng, có tính chất quyết định đến thành công của sự nghiệp Đó là một trong những lý do mà mục tiêu tối cao của hệ thông chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng là nhằm đem lại sự tiến bộ xã hội, phát triển toàn diện con người Việc đổi mới quá trình thực hiện hay hoạch định các chính sách luôn hướng tới

mục tiêu này

2.2 Chính sách xã hội phải phù hợp với bản chất giai cấp và quy định của

pháp luật

Các chính sách xã hội là công cụ quản lý của Nhà nước, vì vậy luôn thể hiện

bản chất giai cấp, đường lối chính trị của một chính đảng nhất định Đảng Cộng

sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo duy nhất ở nước ta, theo định hướng xã hội chủ

nghĩa Nhà nước là chủ thể quản lý cao nhất, có nền tảng là mối liên minh công -

nông - trí thức với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân phục vụ Vì

vậy, các chính sách do Nhà nước ban hành đều có nội dung, mục đích phục vụ

Trang 13

Trong văn kiện Đại hội Đảng IX, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 — 2010 được xác định nhằm:

Đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất

và tỉnh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa

học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình

thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao

Từ quan điểm này cho thấy hoạch định chính sách xã hội phải phù hợp với các quy định của Pháp luật, việc lựa chọn các phương án chính sách được quyết

định bởi đường lối chính trị của đất nước 2.3 Quan điểm lịch sứ cụ thé

Môi trường với những thuận lợi và thách thức là yếu tố rất cần được quan tâm trong hoạch định chính sách Mặt khác, các yếu tố trong môi trường ảnh

hưởng đến chính sách lại thường xuyên thay đổi, khiến nhà hoạch định phải luôn

chuẩn bị các phương án để ứng phó kịp thời Vì vậy, mỗi chính sách được đặt ra đều nhằm giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc trong từng thời điểm cụ thé

Chính sách chỉ phát huy tác dụng, có hiệu lực và hiệu quả trong một thời điểm,

không có chính sách nào là luôn đúng trong mọi thời kỳ Khi hoạch định chính sách cần tiến hành nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng môi trường trong và ngoải nước nhằm đưa ra các quyết định hợp lý Phương án chính sách phải có khả năng

giải quyết các vấn để xã hội hiện tại cũng như nắm bắt được xu hướng phát triển

của môi trường trong tương lai đề điều chỉnh kịp thời Hoạch định chính sách cần

tránh tư tưởng bảo thủ, mắc những khuyết điểm chính là do "w điểm kéo dai"

đem lại, đồng thời không được nóng vội, chủ quan trong quá trình hoạch định

2.4 Quan điểm hệ thông

Khi hoạch định chính sách cần đặt chính sách trong mối quan hệ biện chứng với môi trường chính sách cũng như ngay trong mối quan hệ nội tại của nó 7zước

hết, chính sách cần thống nhất về mục tiêu chung với hệ thống các chính sách

hiện hành, hướng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính

sách đưa ra phải là động lực, tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách khác,

không được cản trở, loại trừ nhau 7 hzi, ngay trong bản thân mỗi chính sách có những nội dung, chương trình nhỏ hơn nhằm cụ thể hoá chính sách Các chương

Trang 14

ba, chính sách với tư cách là một công cụ quản lý xã hội nên nó cần được đánh

giá và hoạch định trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ tương trợ với các công cụ quản lý khác của Nhà nước

Quan điểm này yêu cầu hoạch định chính sách phải dựa trên điều kiện xã hội

và hoàn cảnh kinh tế, các giải pháp chính sách không thể vượt xa khả năng kinh tế

hiện có của đất nước Điều này sẽ đảm bảo tính hợp lý và khả thi của chính sách

2.5 Biết tận dụng hoàn cánh

Hoạch định chính sách có tác dụng chỉ đường cho việc tô chức thực hiện Quá trình thực hiện đạt hiệu quả tối ưu khi giảm thiểu các chi phi và cực đại hoá lợi nhuận Trong chính sách kinh tế, lợi nhuận được hiểu là các hiệu quả về mặt kinh tế Đối với chính sách xã hội, lợi nhuận được đo bằng việc các mục tiêu của chính sách đưa ra được thực hiện, ví dụ như bao nhiêu hộ gia đình được vay vốn đã sử dụng vốn hiệu quả, bao nhiêu người tìm được việc làm thông qua dự án

Để đạt được điều đó, các giải pháp chính sách đưa ra phải tận dụng những thuận

lợi, cơ hội của môi trường (như tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ

hiện đại, các chương trình, dự án khác đang đầu tư .) và tránh những bắt lợi

nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực có thể gặp phải

3 Vai trò của chính sách xã hội

Chính sách xã hội có phạm vi tác động rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Chính sách xã hội vì vậy đóng vai trò quan trọng trong sự phát

triển xã hội, thể hiện ở những nội dung cụ thé sau đây:

- Tái tạo và phát triển nhân lực của đất nước thông qua các chính sách như

dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, bảo hộ lao động, an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội Vấn đề giáo dục dân trí,

nâng cao trình độ tri thức cho người dân và tạo thêm công ăn việc làm cho người

lao động cũng thuộc phạm vi tác động của chính sách xã hội Ở những lĩnh vực này, có các chính sách xã hội như: Giáo dục - đào tạo, lao động - việc làm

- Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc của xã hội như chính sách về dịch vụ, xây dựng các cơ sở văn hoá, hoạt động khoa học, nhà ở, bảo vệ tài nguyên môi trường Vai trò này của chính sách xã hội cũng khơng nằm ngồi mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo điều kiện cho họ phát triển về mọi mặt một cách bền vững

- Tạo điều kiện cho xã hội ngày càng có nhiều khả năng được tiếp cận và biết

Trang 15

- Tạo lập, hình thành mô hình lối sống xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm

chủ yếu là sự phát triển toàn diện của cá nhân kết hợp với sự phát triển hài hoà của cộng đồng trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời xây

dựng những giá trị mới phù hợp với bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại

Tổng hợp lại, chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển

của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề con người Chính sách xã hội đảm nhận những

nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tạo cho nhân dân có một cuộc sống thuận lợi hơn Đây là nhiệm vụ trọng

tâm của chính sách xã hội Để thực hiện nhiệm vụ này, cần có một hệ thông chính

sách tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội như sức khoẻ, giáo dục, việc làm, dân số, y tế

- Đưa ra những định hướng về giá trị nhằm tạo lập và phát triển một tư

tưởng, lối sống lành mạnh trong người dân, phù hợp với xu hướng chính trị hiện tại trong bối cảnh hội nhập Văn hoá, chính trị là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống

xã hội Trong một xã hội thống nhất, định hướng giá trị của văn hoá và đường lối chính trị phải phù hợp, thống nhất với nhau nhằm đảm bảo sự ồn định và phát

triển xã hội Trên một bình diện khác, xu thế toàn cầu hoá hiện nay đã kéo theo sự

"xâm lấn" của các nền văn hoá trên thế giới Văn hoá phương Tây với những đặc trưng của nó tuy có một số điểm tiến bộ song cũng hàm chứa những tiêu cực

trong lối sống, quan niệm về chuẩn mực đạo đức Vì vậy, việc gìn giữ và phát huy

bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ta là một yêu cầu cấp thiết và lâu dài

Chính sách xã hội đảm nhận nhiệm vụ định hướng cho nhân dân về những giá trị văn hoá tích cực

- Điều chỉnh mối quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng

trong xã hội, ổn định về chính trị Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường,

mặc dù đã có điều tiết của Nhà nước song nó cũng gây nên sự bất bình đẳng xã

hội Một số người có xuất phát điểm nhiều lợi thế, sớm nắm bắt được các cơ hội do nền kinh tế đem lại đã trở nên giàu có nhanh chóng Trong khi đó, các đối

tượng yếu thế như người nghèo, tàn tật, ốm đau càng bị bỏ xa hơn trong phân cách về giàu nghèo, trở nên cùng cực Chính sách xã hội thực hiện nhiệm vụ điều

tiết thông qua những phúc lợi, ưu đãi đối với các đối tượng cần giúp đỡ, giảm bớt

khoảng cách giàu nghèo và góp phần tạo công bằng xã hội Mọi công dân đều có

điều kiện phát triên, cuộc song ổn định sẽ là nền tảng vững chắc cho sự ổn định chính trị và xã hội

Trang 16

Chính sách xã hội có những đặc trưng đề phân biệt với chính sách khác như chính sách chính trị, chính sách kinh tế, tư tưởng Xét trên phương diện quản lý, những đặc trưng đó là:

- Chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến con người, bao trùm

mọi mặt của cuộc sống con người, lấy con người và các nhóm người làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người, hình thành các chuẩn mực

xã hội và giá trị xã hội

- Chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc, bởi mục tiêu cơ bản

của nó là hiệu quả xã hội, góp phần ôn định, phát triển và tiền bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người được sống trong nhân ái, bình đẳng và công bằng Công bằng xã

hội là nội dung cơ bản của chính sách xã hội Nhà nước sử dụng chính sách xã hội như một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, xây dựng các chuẩn mực xã hội,

định hướng giá trị xã hội mới, huớng vào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đầy lùi cái

xấu, cái ác,

- Chính sách xã hội của Nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao, tạo những điều kiện, cơ hội như nhau dé mọi người phát triển và hoà nhập vào cộng đồng Trong thực tế, nhiều người có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn, bất lợi, bị thiệt thòi do đó cần sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng Sự đầu tư của Nhà nước, sự trợ

giúp của cộng đồng không phải là sự bao cấp hay cứu tế xã hội theo kiểu ban ơn,

mà là trách nhiệm của toàn xã hội, là sự đầu tư cho phát triển

- Hiệu quả của chính sách xã hội là ôn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội Đề thực hiện chính sách xã hội, đạt đúng các

mục tiêu, đối tượng và hiệu quả phải có những điều kiện đảm bảo ở mức cần thiết để chính sách đi vào cuộc sống Chính sách xã hội phải được kế hoạch hoá bằng

các chương trình, dự án có mục tiêu; hình thành các quỹ xã hội; phát huy vai trò

và sức mạnh của cộng đồng, của các cơ sở và tổ chức xã hội; phát triển hệ thống sự nghiệp hoặc dịch vụ xã hội; tăng cường lực lượng cán sự xã hội

- Chính sách xã hội còn có đặt trưng quan trọng là tính kế thừa lịch sử Một chính sách xã hội đi vào được lòng người, sát với dân là một chính sách mang bản sắc dân tộc Việt Nam, kế thừa và phát huy được tryền thống đạo đức, nhân văn sâu sắc của dân tộc ta Đặc biệt là long yêu nước, cần cù chịu khó, tính cộng đồng

cao, đùm bọc lẫn nhau , uống nước nhớ nguồn

- Khoa học chính sách xã hội là ngành học lay hành động làm định hướng,

thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Khoa học chính sách không phải

Trang 17

khoa học có tính ứng dụng mạnh Khoa học chính sách lấy giá trị làm định hướng Có thể nói, khoa học chính sách là sự nghiên cứu lý luận nói chung, mà việc lựa chọn lại lấy giá trị làm cơ sở Do đó, khoa học chính sách không chỉ mang tính

chất miêu tả, tức là nghiên cứu những lý luận liên quan đến tính chất, nguyên

nhân và kết quả của chính sách công mà nó còn có tính quy phạm, tức là nó chú trọng đến giá trị của chính sách Cụ thể là khoa học chính sách hướng vào việc lựa chọn và đánh giá các giá trị mà chính sách có thể mang lại Việc lựa chọn một giá

trị nào đó không chỉ thuần túy là sự xem xét và phán đóan về mặt kỹ thuật mà còn cần có sụ suy đóan luân lý Do đó, mối quan hệ giữa chính sách xã hội và vấn đề đạo đức hay luân lý chiếm một vị trí quan trọng trong khoa học chính sách

5 Quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế

Báo cáo chính trị của Ban chấp hanh TW Dang khoa VIII tai Dai hoi Dang 9 đã nêu rồ "Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phat triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát

triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp" [43:104]

Phân tích mối quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế trước

tiên cần làm rõ tính chất, mục tiêu xã hội trong chính sách kinh tế Mục tiêu của

chính sách kinh tế là nhằm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở tăng năng suất lao động,

nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, tạo việc làm cho người dân, tăng hiệu

quả kinh tế Từ đó, thu nhập của người lao động ngày càng tăng, tạo ra nhiều của

cải vật chất phục vụ phúc lợi xã hội, chất lượng sông của cả cộng đồng được nâng

cao

Tuy nhiên, hiệu quả của sự tăng trưởng kinh tế không hoàn toàn do tự thân

chính sách kinh tế đem lại mà nó phụ thuộc vào trình độ văn hoá, kiến thức của người lao động, sự văn minh, trình độ tổ chức xã hội của môi trường họ đang

sống Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế đạt được đến đâu là do trình độ tay nghề, kỹ thuật, khả năng của người lao động Không những thế, điều kiện sinh

sống hàng ngày với mức độ hưởng thụ các phúc lợi y tế, giáo dục, văn hoá tỉnh thần, thể thao của người lao động cũng là yếu tố quyết định đến tinh thần, thể lực và lòng hăng say trong công việc của họ Hơn nữa, việc thực hiện chính sách kinh tế còn chịu ảnh hưởng của sự ôn định môi trường chính trị, xã hội Nếu môi trường chính trị — xã hội ổn định, chính sách kinh tế sẽ được thực hiện thuận lợi,

Trang 18

Chính sách kinh tế được thực hiện không chi đem lại sự tăng trưởng kinh tế mà đôi khi còn kéo theo các hậu quả xấu trong xã hội Thực hiện chính sách

khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp, tự do hoá thương mại sẽ làm gia tăng

khoảng cách giàu nghèo Người có tài, có tiềm lực, điều kiện kinh tế trước sẽ

ngày càng giàu có Ngược lại, người nghèo là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương

vì không có điều kiện được học cao, điều kiện phát triển hạn chế, cộng thêm các rủi ro bệnh tật sẽ trở nên nghèo hơn Công bằng xã hội vì thế mà không được

bảo đảm Thực tế này gây nên hệ quả là sự thiếu tin tưởng của người dân vào các

chính sách của nhà nước, dé bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo gây mất ồn định về chính

trị, xã hội

Chính sách xã hội nhằm thúc đây các tiễn bộ về mặt văn hoá, chính trị, xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu trí tuệ, tỉnh thần, giao tiép , phục vụ cho nhiệm vụ phát triển toàn diện con người Thông qua các phúc lợi về y tế, giáo dục, văn

hoá thẻ thao, chính sách xã hội thoả mãn những nhu cầu của con người ngày một tốt hơn sẽ tạo động lực kích thích người lao động hăng say hơn trong công việc,

tạo ra nguồn của cải vật chất đồi dào Như vậy, chính sách xã hội đã giải phóng

sức lao động xã hội, chuân bị và cung cấp cho nền kinh tế những nhân lực mạnh

về cả thể lực và trí lực, nhiệt huyết trong công việc Mặt khác, được đáp ứng các

nhu cầu của đời sống, người dân sẽ tin tưởng, trung thành với sự lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước, kiên định với lập trường tư tưởng chính trị của đất nước Đó

là điều kiện quyết định đến sự ôn định chính trị và xã hội, là môi trường thuận lợi cho chính sách kinh tế phát huy tác dụng tối đa

Hơn nữa, hệ thống các kế hoạch, chương trình hành động của chính sách xã

hội đều có mục đích tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội Chính sách xã hội

tập trung giúp đỡ nhóm người nghèo và nhóm người rủi ro, yếu thế chứ không phải là hạn chế người biết làm ăn làm giàu hợp pháp Các hậu quả xã hội không

tốt do chính sách kinh tế gây ra cũng được chính sách xã hội giải quyết Có thể nói, vai trò của chính sách xã hội là bổ sung cho chính sách kinh tế, nhằm điều tiết

các mối quan hệ xã hội, tạo công bằng trong phân phối, hưởng thụ (Điều này

khác hẳn với bình quân chủ nghĩa)

Về phía chính sách xã hội, để thực hiện các chương trình, dự án như xoá đói

giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo đảm xã hội cần có nguồn kinh phí đủ và thường xuyên Nguồn tài chính đó lại phụ thuộc vào mức độ cung ứng của nền kinh tế mà yếu tố quyết định chính là sự thành công và đúng đắn của

Trang 19

Như vậy, mối quan hệ thống nhất giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế là ở chỗ: Cả hai loại chính sách cùng hướng đến một mục tiêu chung là nhằm

phát triển xã hội Tuy nhiên, nếu không biết kết hợp hài hoà, nhiều khi trong quá

trình thực hiện chính sách kinh tế và chính sách xã hội có mâu thuẫn với nhau

Nếu quá chú trọng đến chính sách kinh tế, cụ thể là hiệu quả kinh tế thì sẽ tạo

ra bất bình đẳng xã hội, cơ hội học tập và hưởng thụ các dịch vụ xã hội chỉ dành cho người giàu Hồ ngăn cách giàu nghèo sẽ càng gia tăng Còn nếu quá chú trọng

đến chính sách xã hội, tăng trợ cấp lên quá cao thì sẽ làm giảm sự cô gắng làm việc, hàng hoá giảm di dẫn đến tăng giá Ví dụ, nếu trợ cấp thất nghiệp qua cao, nhiều người sẽ nảy sinh tâm lý trông chờ, ỷ lại, không có gắng tìm việc gây ra gánh nặng cho nền kinh tế

6 Các nhóm xã hội đặc thù

Những nhóm xã hội đặc thù

Theo đấu hiệu nghề nghiệp, có chính sách xã hội với một số nghề nghiệp

như: thợ mỏ, giáo viên, bác sĩ,

Theo lứa tuổi, có chính sách xã hội với người già, trẻ em, thanh niên

Theo giới tính, có chính sách xã hội với phụ nữ

Theo dân tộc, có chính sách xã hội với đồng bào các dân tộc ít người, ngoại

kiều

Theo tôn giáo, có chính sách xã hội với đồng bào theo đạo Thiên chúa, Tin

lành, Phật giáo, Cao đài, Hoà hảo

Trang 20

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÓI VỚI NHÓM XÃ HỘI ĐẶC THÙ

I CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1 KHAI NIEM CHUNG

1.1 Khái niệm giáo dục, đào tạo và chính sách giáo dục đào tạo

a Khai niệm „ - ¬

- Giáo dục là quá trình trang bị và nâng cao kiên thức, hiêu biệt vê thê giới

khách quan, khoa học, kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng

như hình thành nhân cách của con người

Giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục ở nhiều môi trường hoạt động của con người (trong gia đình, nơi làm việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã hội ) trong đó môi trường nhà trường có vai trò quyết định

- Đào tạo: Là việc bồi dưỡng và rèn luyện con người thông qua quá trình học

tập để cung cấp kiến thức văn hố chun mơn, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, năng lực hành động nhằm làm cho họ đạt được những chuẩn mực, tiêu chí nhất định

- Chính sách giáo dục và đào tạo: Là những chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi công dân

b Phân loại giáo dục và đào tạo

* Theo mục tiêu và đối tượng giáo dục, giáo dục được phân thành giáo dục mắm non, giáo dục ph thông và giáo dục chuyên nghiệp

- Giáo dục mầm non: gồm các trường, lớp nhà trẻ và mẫu giáo

- Giáo dục phổ thông là việc trang bị những kiến thức, hiểu biết cơ bản, chủ

yếu cho lứa tuổi vị thành niên trước khi bước vào tham gia quá trình giáo dục

chuyên nghiệp, bao gồm những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và đạo đức Giáo dục pho thông bao gom 3 cap hoc: tiéu hoc, trung hoc co so va

trung hoc phé théng

- Giáo dục chuyên nghiệp (còn gọi là lĩnh vực đào tạo) là lĩnh vực trang bị

kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và hình thành nghề nghiệp chuyên môn cho con người

trong tương lai Giáo dục chuyên nghiệp gồm hệ thống các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao dang, dai hoc va sau dai hoc

Trong lĩnh vực đào tạo, người ta phân ra rất nhiều loại khác nhau tùy vào nội

Trang 21

* Theo nội dung đào tạo, đào tạo được phân ra thành đào tạo mới, đào tạo lại,

đào tạo tiếp tục (hay bồi dưỡng)

* Theo trình độ (hay mức độ) đào tạo, đào tạo dược phân ra thành đào tạo nghề, đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo đại học và sau đại học

Theo hình thức đào tạo có thể phân ra thành đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo từ xa

1.2 Vai trò của giáo dục và đào tạo „

Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm đên sự nghiệp chăm sóc và phát

huy yếu tố con người Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của tất cả những sáng tạo,

những nguồn của cải vật chất và văn hóa, những nền văn mỉnh của các quốc gia xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tỉnh thần, trong sáng về đạo đức là động lực đồng thời cũng là mục tiêu

của chủ nghĩa xã hội Để đạt dược điều đó, giáo dục - đào tạo có vai trò quyết

định

Phát triển giáo dục - đào tạo sẽ nâng cao mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đây sự

phát triển và tiền bộ xã hội của mỗi quốc gia

Sự phát triển của giáo dục - đào tạo sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức

và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khi phân tích năng suất lao động, người ta thấy rằng trình độ văn hóa kĩ thuật cũa người lao động là một nhân tô chủ yếu tăng năng suất lao động

Giáo dục - dao tao là môi trường dé phat triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất

nước Loài người đang bước sang thé kỉ XXI, thế kỉ mà trí tuệ đóng vai trò quyết định Vì vậy hơn bao giờ hết các quốc gia đang dành nguồn nhân lực tối đa cho

phát triển, nâng cao chất lượng của giáo dục quốc dân

Nhận thức vai trò của giáo dục - đào tạo, Nghị quyết của Hội nghị ban Chấp

hành Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) đã khan dinh: " Thực sự coi giáo dục - đào

tạo là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa

học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội,

Trang 22

Tóm lại, trong các nguồn lực để phát triển, nguôn nhân lực có trí tuệ là nhân

tố cơ bản, quyết định nhất đói với sự phát triển của các quốc gia Giáo dục - đào tạo nhằm tạo ra lớp người lao động có trí tuệ thích hợp và được các quốc gia đặc

biệt quan tâm Vì vậy quản lí giáo dục - đào tạo là lĩnh vực quản lí một vấn đề có ý nghĩa quốc sách hàng đầu của Nhà nước ta

2 QUAN DIEM CUA DANG VE GIAO DUC VA DAO TAO

2.1 Vi tri, vai trò, thực trạng của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng

sản xuất Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển

đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững

của mỗi quốc gia

Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biêu hiện trình độ phát triển của mỗi nước Vì vậy ngay từ khi

giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dan tộc

yếu” Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam

Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết

định số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thé hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi

với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội

Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu

cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIH, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam

Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục và Giáo dục lý luận chính trị được Đại hội toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhắn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát

triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ

Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị trí cao Nghị quyết Trung ương 2

khoá VIH đã xác định phát triển giáo đục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền

tảng động lực thúc đầy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh

thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức

Trang 23

nghéo nan, dao tao lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học - công nghệ

Để cụ thê chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển giáo

dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mam non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lợi để cho mọi người học tập và học

tập suốt đời Điều hành hợp lý cơ cầu bậc học, cơ cầu ngành nghề, cơ cầu vùng trong hệ thống Giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuât lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốt chính sách giáo dục gắn với phát triên kinh tế xã hội

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta càng phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp

Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân dân lao

động để họ tham gia hội nhập mà vẫn giữ vững truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại, làm chủ khoa học tiên tiến

Đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo sau 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ X đã khẳng định sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta tiếp tục phát

triển và được đầu tư nhiều hơn Cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô đào tạo mở rộng, nhất là bậc trung học và dạy nghề Trình độ dân trí được năng cao Điều

đó được thể hiện:

Phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được củng có, phổ cập giáo dục bậc trung

học cơ sở được triển khai tích cực Đến hết năm 2005 có 31 tỉnh, thành phó đạt

tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học đạt 97,5%

Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng và trình độ dân trí được

năng lên rõ rệt Số học sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, sinh viên các trường đại học và cao đẳng đều tăng Các trường sư phạm tiếp tục được củng cô

và phát triên bước đầu đã hình thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, tàn tật, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xoá đói

giảm nghèo Chất lượng đạy nghề có chuyển biến tích cực

Đổi mới giáo dục đang được triển khai từ giáo đục mầm non phổ thông, dạy nghề đến cao dẳng, đại học Việc xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả bước đầu Nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung học

Trang 24

Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng lên đáng kể Năm 2005 chỉ cho giáo dục đào tạo chiếm gần 18% tổng chỉ ngân sách nhà nước Ngoài ra, Nhà nước đã huy động được nhiều nguồn vốn khác đề phát triển giáo dục, như thông qua phát hành công trái, huy động đóng góp của nhân dân, của doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài

Cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp được tăng cường,

đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiêu số nhiều tinh đã xây dựng được

các trường chuẩn quốc gia

Cùng với kết quả quan trọng nêu trên, trong thực hiện nhiệm vụ phát triển

giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém thể hiện ở các điềm sau:

- Giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về nguồn

nhân lực trong giai đoạn day mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Nhiều vấn dé hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục

- Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên còn yếu Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu,

nặng nề chưa thật phù hợp, phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục phô thông Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu

về chất lượng

- Việc xã hội hoá giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ Công tác

giáo dục đào tạo ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lượng thấp, chưa

quan tâm đúng mức phát triển giáo duc đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long, để

giáo dục và đào tạo ở vùng này tụt hậu dài so với các vùng khác trong cả nước

Công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều

bắt cập Công tác thanh tra giáo dục còn yêu kém Những hiện tượng tiêu cực như

bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục trong học tập, tuyên sinh, thi cử cấp bằng và tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, kéo dài

chậm được khắc phục

2.2 Sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục và đào tạo „

Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực rât quan trọng của đời sông xã hội, nó

liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, cho nên Đảng ta rất chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo Những năm qua quan điểm của Đảng về đường lối phát triển giáo

dục và dao tạo chủ yếu tập trung ở nghị quyết trung ương 2 khoá VIII (nghị quyết

chuyên đề về giáo dục và đào tạo); kết luận của hội nghị lần 6 Ban chấp hành

trung ương Đảng khóa IX; nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung

Trang 25

Qua các văn kiện này thé hiện một số quan điểm chỉ dao phát triển giáo dục

đào tạo như sau:

- Giáo dục và đào tạo nhằm xây đựng con người có đầy đủ phẩm chất để xây

dựng và bảo vệ đất nước

- Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo, nhát là chính sách công bằng xã hội

- Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công

nghệ là yếu tô quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

- Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; mọi người, mọi

cấp chăm lo cho giáo dục và đào tạo

- Giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, với khoa

học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh

- Giữ vững nòng cốt của các trường công lập song song với đa dạng hoá các loại hình giáo dục đảo tạo

~ Chăm lo giáo dục đào tạo là chăm lo cho con người và xã hội phát triển với

các yêu cầu và tiêu chí được xác lập

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải theo nguyên lý: học đi đôi với hành,

giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn lion với thực tiễn, giáo dục

nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

2.3 Yêu cầu của thời kì đối mới ¬

Đảng lãnh đạo giáo dục đào tạo là một tât yêu khách quan đê đáp ứng yêu

cầu của thời kỳ đổi mới

Xuất phát từ nhu cầu phát triển nhân cách của con người mới xã hội chủ

nghĩa Nhân cách con người là do nhiều yếu tố tạo nên nhưng giáo dục đảo tạo là

yêu tố quan trọng giữ vai trò quyết định trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách

con người Mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta rất cần thiết có những con người mới xã hội chủ nghĩa do đó phải chăm lo đến việc phát triển giáo dục đào tạo Chính vì vậy cần có Đảng lãnh đạo để đảm bảo yêu cầu về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ nhu cầu phát triển nền kinh tế tri thức, trong nền kinh tế trỉ thức

các sản phẩm được sản xuất với công nghệ cao có hàm lượng chất xám cao từ 70% trở lên sản xuất hàng hóa sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, ít ô nhiễm

môi trường hơn, giá thành hạ, chất lượng cao hơn Ngày nay những phát minh

mới về khoa học công nghệ được ứng dụng nhanh vào sản xuất và hiệu quả sản

Trang 26

không lâu nhanh chóng bị lạc hậu Yêu cầu tất yêu đặt ra là lãnh đạo phải được đào tạo và đào tạo đạt trình độ cao để tham gia sản xuất, để sử dụng sản phẩm có

hàm lượng tri thức cao

Xuất phát từ nhu cầu được học tập và không ngừng nâng cao tri thức của

nhân dân Xuất phát từ nhu cầu về sự bình đẳng của xã hội đòi hỏi phải đảm bảo

quyền con người Để kinh tế phát triển, xã hội ôn định thì quyền con người phải

được đảm bảo như: quyền học hành, quyền lao động, quyền làm chủ xã

hội Trong rất nhiều quyền con người ấy thì quyền cao nhất là quyền làm chủ

Muốn làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân thì phải có tri thức

Muốn có tri thức thì phải học, nhưng không phải ai cũng có điều kiện dé hoc, vi vậy cần có Đảng lãnh đạo để đảm bảo thực hiện quyền đó

Nhận thức rõ điều đó Đảng đã có nghị quyết trung ương 2 khoá VIII Nghị

quyết chuyên đề về giáo dục đào tạo khẳng định: Giáo dục đào tạo cùng với khoa

học công nghệ là quốc sách hàng đầu Là động lực và điều kiện để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội Là chìa khóa đề mở cửa tiến vào tương lai Là một

trong những động lực quan trọng đề thúc đây sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện dé phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ ban dé phat triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

3 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Hiện nay ở nước ta, Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách giáo dục và đào tạo nhằm thúc đây phát triển giáo dục và đào tạo Trong đó, có một số chính sách lớn như:

- Luật Giáo dục do Quốc hội ban hành ngày 14/4/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2010 do Quốc hội ban hành ngày 25/11/2009 Quy định các vấn đề cơ

bản như nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, phát triển giáo dục, quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, phô cập giáo dục, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đầu tư cho giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục

- Luật Dạy nghề do quốc hội ban hành ngày 29/11/2006 quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ sở dạy nghề, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề, quy định về cấp dạy nghề, các quy định liên quan đến giáo viên dạy nghề, người học nghề, quản lý nhà nước về day nghé

- Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ quy định chỉ

Trang 27

- Phụ cấp ưu đãi lương đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước theo Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ

- Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/5/1993 về việc thu và sử dụng học

phí

Nhìn chung, các chính sách giáo dục và đào tạo của nhà nước đã đưa ra các quy định, các biện pháp nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực

cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp Các chính sách giáo dục, đào tạo đã tập trung vào các nội dung nâng cao chất

lượng, hiệu quả của giáo dục, đào tạo; thực hiện công bằng trong giáo dục, đào tạo; đây mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo Chính sách giáo dục của nhà nước

khuyến khích phát triển rộng rãi các cơ sở giáo dục, đào tạo ngồi cơng lập phù

hợp với quy hoạch của nhà nước Trong chính sách giáo dục, đào tạo đã có sự

khẳng định rằng Nhà nước và xã hội đối xử bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục

cơng lập và ngồi cơng lập Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục, dao tao

II CHÍNH SÁCH LAO ĐỌNG VIỆC LÀM 1 KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 Khái niệm

a Khái niệm lao động và việc làm ‹

- Người lao động là lực lượng vê con người và được nghiên cứu dưới nhiêu khía cạnh Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân số có thể phát triển bình thường cả về thể lực lẫn trí lực (không

bị khiếm khuyết, di tat bam sinh)

- Nguồn lao động với tư cách là nguồn lực cách mạng nhất, quan trong nhất

quyết định tới sự phát triển kinh tế, xã hội được hiều theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động

Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ số lượng và chất lượng

Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như quy mô

và tốc độ phát triển nguồn lao động

Chất lượng nguồn lao động được xem xét trên các mặt: sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất

Trang 28

- Chính sách việc làm: Là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và

công cụ nhằm tạo việc làm và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội

b Phân loại việc làm

Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, của cải vật chất chỉ thông qua hoạt động sản xuất con người mới có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống "Lao động là nguồn gốc của mọi của cải lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên

của toàn bộ đời sống loài người." Ta có thê thấy việc làm được thể hiện dưới các

dang sau:

- Việc làm chính: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn các công việc khác

- Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian nhất

sau công việc chính

- Việc làm hợp lý: Là công việc mà người thực hiện nhận thấy phù hợp với

điều kiện và năng lực của bản thân

- Việc làm hiệu quả: Là công việc mà đem lại hiệu quả cao nhất đối với người lao động

Cũng từ cách phân chia như vậy, người ta phân chia:

- Việc làm đầy đủ: Là những người có việc làm ổn định và sử dụng hết thời

gian làm việc theo mức chuẩn quy định có thu nhậo cao từ việc làm đó

- Thiếu việc làm: Bao gồm những người có việc làm bap bênh (không ồn định) hoặc đang có việc làm (40 giờ trong 5 ngày trở lên) trong tuần lễ tham gia

không đầy đủ thời gian làm trong ngày, trong năm và hưởng thu nhập rất thấp

không đủ sống từ việc làm đó nhưng không thề kiếm được việc làm khác

- Thất nghiệp: Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định: người thất

nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc

1.2 TẦm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm

Lao động là nguồn lực quan trọng đề phát triển đất nước Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề việc làm cho người lao động Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định việc giải quyết việc làm cho người lao động "Giải

quyết việc làm và đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có

việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội" Nhà

nước hàng năm đang nỗ lực tạo những điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho

Trang 29

lao động có khả năng tự giải quyết việc làm, đề các tổ chức, đơn vị và các cá nhân

thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tạo việc làm cho ngày càng nhiều người lao động có việc làm

Như vậy, đề có việc làm trước hết cần hai yếu tổ là sức lao động và điều kiện

cần thiết để sử dụng sức lao động, trong đó bao gồm cả yếu tố xã hội Như vậy, việc làm là phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp với sức lao động và những điều kiện sử dụng sức lao động đó Trạng thái phù hợp thể hiện thông qua tỷ lệ

chỉ phí ban đầu với chi phi lao động Quan hệ tỷ lệ này phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Khi trình độ đó thay đổi thì tỷ lệ đó cũng thay đổi

theo Chính vì vậy, quá trình tạo việc làm là quá trình tạo ra của cải vật chất Có

thê mô phỏng quy mô tạo việc làm theo phương trình sau: Y=f(C,V,X ) Trong đó: Y: Số lượng việc làm được tạo ra C: Vốn đầu tư V: Sức lao động X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Chẳng hạn muốn tạo việc làm cho lao động trong lĩnh vực công nghiệp thì cần thiết phải bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, công cụ nguyên vật liệu, thuê công nhân và thị trường cho sản phẩm đầu ra va san pham

đầu vào của quá trình sản xuất Hoặc tạo việc làm trong nông nghiệp cần tổ chức

sản xuất thâm canh tăng vụ, sản xuất thâm canh trồng màu và làm các ngành nghề

truyền thống khi nông nhàn, tất nhiên các hoạt động này cũng rất cần đến vốn, thị

trường tiêu thụ

Tăng dân số nhanh một mặt làm dồi dào thêm nguồn nhân lực, nguồn vốn vô cùng to lớn và quý giá nhất của đất nước Song mặt khác nó lại đặt ra hàng loạt

các vấn đề phát triển nguồn nhân lực từ bảo đảm y tế, giáo dục, đào tạo nghề, và

giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống vật chất và tỉnh thần Dân số gia

tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự biến thiên của quy mô nguồn lao động, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động Khi dân số tăng nhanh nguồn lao động, nguồn lao động bổ sung ngày càng lớn trong khi nguồn lao động hiện thời vẫn chưa giải quyết hết việc làm Về mặt chất lượng thì sự gia tăng dân số nói chung và lực

Trang 30

1.3 Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm cho người lao động

Vấn đề tạo việc làm, thu hút con người tham gia vào quá trình lao động, phát triển kinh tế có tầm quan trọng lớn, đặc biệt là ở nứoc ta với đặc trưng của nền

kinh tế chậm phát triển Tuy nhiên muốn tạo việc làm thu hút con người vào quá trình lao động phải xét đến hàng loạt các vấn đề có liên quan

Đối tượng của tạo việc làm là những người thiếu việc làm, những người thất

nghiệp nhưng có nhu cầu làm việc Hiện tượng tồn tại một lực lượng lao động

tihếu việc làm và thất nghiệp với tỷ lệ cao biểu hiện sự lãng phí nguồn lực quan

trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế Hơn nữa thiếu việc làm và thất

nghiệp còn gây ra một áp lực lớn đối với sự ồn định chính trị và tiến bộ xã hội

Trong những năm gần đây, khi nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước thì việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong

được xem là mục tiêu hàng đầu Đặc biệt là nguồn lực con người cần tạo viéc lam,

thu hút lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tới mức thấp nhất lực

lượng thất nghiệp

Xét về mặt kinh tế, thất nghiệp gắn chặt với đói nghèo Tỷ lệ thất nghiệp cao

không những gây tôn thất lớn cho nền kinh tế mà còn gây ra nhiều khó khăn cho

cuộc sống cá nhân người lao động Những người thất nghiệp, họ không sản xuất ra sản phẩm nhưng họ vẫn phải tiêu dùng một nguồn lực nhất định của xã hội đặc

biệt ở tuổi trưởng thành, mức tiêu dùng thường lớn hơn các độ tuổi khác Đối với

nước ta, những người thất nghiệp là những người không có thu nhập và sống nhờ vào nguồn thu nhập của người khác trong gia đình Hơn nữa thường những người

thất nghiệp là những người chủ gia đình, nguồn thu nhập của họ có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các thành viên trong gia đình, khi đời sống kinh tế của gia

đình khó khăn thì nó lại ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống gia đình Đây chính là những nguyên nhân sâu xa, phức tạp của những rối ren cho xã hội

Trên góc độ quản lý Nhà nước, hiện tượng tồn tại thất nghiệp lớn chính là

chúng ta không phát huy hết nội lực những tiềm năng vô cùng to lớn, quý giá,

sáng tạo ra giá trị và sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội Ở nước ta hiện nay tỷ lệ

thất nghiệp vào khoảng 6% đến 7% lực lượng lao động và chủ yếu là thất nghiệp theo cơ cầu (có ngành cần lao động thì không có, ngành cần ít lao động thì lại

thừa nhiều) Đó là hiện tượmg hệ thống đào tạo không gắn với cầu về lao động

trên thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng lao động, phần lớn sinh viên

ra trường đều vấp phải một khó khăn đó là việc làm Họ là những người được đào

Trang 31

năng của mình để phục vụ đất nước, phục vụ quê hương và ổn định cuộc sống cá

nhân, nhưng phần lớn trong số họ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp Do tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng lớn lao của vấn đề việc làm và thất nghiệp những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã phối hợp giữa các ngành các cấp đề

đưa ra những phương án nhằm giảm đến mức thấp nhất số người thất nghiệp nhưng do tính phức tạp của vấn đề nên kết quả đạt được còn rất nhiều hạn chế Chương trình trong những năm tới là phải đưa vấn đề tạo việc làm cho người lao

động mang tính quốc sách hàng đầu không chỉ đối với lao động công nghiệp đo thị mà cả lao động nông nghiệp nông thôn vì lao động nước ta trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng sắp xỉ 80%

Về mặt xã hội, thất nghiệp gây nên những hậu quả nặng nề, khi xét đến

nguyên nhân của các tệ nạn xã hội, người ta nhận thấy rằng, những người thất

nghiệp tham gia vào các tệ nạn này chiếm tỷ trọng đáng kể Những người thất nghiệp tham gia vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, trộm cắp, mại dâm,

đâm thuê, chém mướn trong xã hội đen đều đem lại thu nhập ít nhiều cho người

tham gia Trong lúc các con đường khác tạo việc làm một cách chân chính bị khép lại, thì con đường đến với các tệ nạn xã hội lại thường mở ra và khó kiểm soát

2 QUAN DIEM CUA DANG VE LAO DONG VIEC LAM 2.1 Quan điểm của Đảng về chính sách việc làm

- Chính sách việc làm phải hướng vào giải phóng tiềm năng lao động, khuyến khích các lĩnh vực ngành, nghề và hình thức hoạt động có khả năng thu hút nhiều lao động, đặc biệt là khuyến khích người có vốn, có kỹ thuật và công

nghệ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đề tạo ra việc làm mới, thu hút thêm lao động xã hội

- Chính sách việc làm phải nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn nhân lực Nhà nước cần phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo: công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học

- Giải quyết việc làm phải theo các chương trình, dự án có mục tiêu, có vốn đầu tư từ nhiều nguồn và lập quỹ quốc gia gải quyết việc làm

- Hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế tư nhân Các chính sách này

tạo ra môi trường pháp lý bình đăng và thực hiện các ưu đãi cần thiết để khuyến khích sự phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân

- Chính sách thị trường lao động phải được hoàn thiện theo định hướng thông

Trang 32

- Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công để điều tiết hiệu quả của thị

trường lao động, tiến tới xây dựng và ban hành khung tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương ngành áp dụng chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, không phân

biệt thành phần sở hữu

- Hoàn thiện các chính sách thuộc phạm vi chương trình quốc gia về giải

quyết việc làm Trong đó, quan trọng là chính sách cho vay dài hạn, quy mô vốn

lớn hơn đối với các dự án có quy mô sản xuất hàng hố cao

- Hồn thiện, bổ sung chính sách đào tạo mới, đào tạo lại người lao động trong các trường hợp mất việc làm đặc biệt là đào tạo chuyền đổi nghề cho người

lao động trong các trường hợp đôi dư do cô phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, phá sản doanh nghiệp, mắt việc làm nông nghiệp trong quá trình đô thị hố Cơng

nghiệp hố, hiện đại hố đất nước

- Hồn thiện chính sách mở rộng, củng cố, nâng cấp các cơ sở dạy nghề hiện

có, xây dựng mới các trường dạy nghề hoạt động chính qui, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế Chính sách xây dựng các trường kỹ thuật cao dé dao tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao

- Ban hành chính sách khuyến khích, tạo quyền tự chủ hơn cho các doanh

nghiệp trong mở rộng thị trường, ký kết hợp đồng cung ứng lao động cho các đối tác nước ngoài

2.2 Biện pháp thực hiện ` ‹

Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản Băng nhiêu giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong

nông nghiệp và nông thôn Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động Khôi phục và phát triển các làng nghề, đây mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên và đào tạo lao động có nghề Tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi người lao

động ở nước ngoài Khan trương mở rộng hệ thông bảo hiểm xã hội và an sinh xã

hội Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất

nghiệp Đó là những chủ trương chỉ đạo về các biện pháp giải quyết việc làm được Đảng ta xác định trong Đại hội Đảng lan thir IX Theo tinh thần đó, các giai pháp thực hiện chính sách lao động - việc làm được vạch ra gồm:

- Thực hiện những biện pháp tác động tích cực thúc đầy thị trường lao động

Trang 33

khích và trợ giúp các chủ hộ tư nhân, chủ doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào sản xuất kinh doanh (miền, giảm thuê, cho vay tín dung ) Phat trién manh mé khu vuc

phi kết câu, ban hành chính sách tự do di chuyên lao động và hành nghề đề điều

chỉnh quan hệ cung cầu về lao động giữa các vùng, các địa phương

- Thực hiện chương trình tông thê tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Hiện nay, nhiều lao động ở nông thôn đã đỗ ra thành thị

tim việc Cùng với số sinh viên tốt nghiệp ra trường không trờ về quê, lực lượng lao động ở đô thị càng trở nên dư thừa kéo theo tỷ lệ thât nghiệp gia tăng Vi thé, giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực nông thôn là biện pháp mang ý nghĩa lâu

dài Một nguyên nhân khiến cho lao động nông thôn thường tàm ra đô thị là do điều kiện kinh tê ờ nông thôn quá nghèo nàn, không đù sông, nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói Đề giải quyết thực trạng này, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triền kinh tế hộ gia đình, các hình thức hợp tác tự nguyện ở quy mô

trên hộ gia đình, phát triền các làng nghề truyền thông Bên cạnh đó, việc áp dụng

các biện pháp nâng cao năng suât cây trồng, tăng vòng quay của đât, mờ rộng

điện tích canh tác chưa được khai thác cũng sẽ được chú ý trong phát triền nông nghiệp nông thôn

- Cai cách hệ thông đào tạo và phỗ cập nghề cho người lao động phù hợp với

cơ chế thị trường Các đối tượng được đào fạo nghề phải bao hàm được mọi nguồn lực trong xã hội như công nhân, người chưa có nghề, đội ngũ lao động có

trình độ cao, các đôi tượng tệ nạn xã hội, bộ đội xuất ngũ Tùy thuộc từng đối

tượng mà có những hình thức và nội dung đào tạo phù hợp Đi đôi với đào tạo nghề, cần phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động có hiệu quả dé lam

cầu nỗi giữa người lao động và chủ sử dụng lao động

- Bộ sung nguồn tài chính cho quỹ quôc gia về giải quyết việc làm và hoàn

thiện cơ chễ vận hành quỹ đàm bảo sử dụng đúng mục tiêu, đối tượng và hiệu quả Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm là nguồn vật chất đảm bảo thực hiện các

chương trình, dự án việc làm Quỹ dùng đề trợ giúp, fạo ra “cú huých” ban đầu

cho người dân tự tạo việc lam trong các thành phần kinh tế Nguồn quỹ vì vậy được sử dụng chủ yêu để cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát trién hé thông day nghề và dịch vụ việc làm

Với những biện pháp tích cực như trên, chúng ủa dang phan dau giam tỷ lệ

thất nghiệp xuÕng mức thâp nhât, khai thác triệt đễ nguồn nhân lực trình độ cao trong xã hội

Trang 34

1 KHÁI NIỆM CHUNG 1.1 Khái niệm

- Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh

thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ trái đất) Chang han:

dân cư Hà Nội, dân cư miền núi, dân cư Việt Nam Dân cư của một vùng lãnh thé là khách thé nghiên cứu chung của nhiều môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thê này, tức là xác định

được đối tượng nghiên cứu riêng của mình

- Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và

chất lượng

Quy mô dân số của một vùng lãnh thồ (một địa phương, một nước, hay một châu lục ) là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó Quy mô dân số có thé

chia ra quy mô dân số thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ, một thời điểm nào đó) và quy mô dân số trung bình của một thời kỳ

Quy mô dân số thời điểm là quy mô dân số được thống kê vào một thời điểm

nhất định Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009,

quy mô dân số Việt Nam là 85.789.583 người

Có nhiều chỉ tiêu tính toán quy mô dân số thời điểm Cụ thể như sau:

+ Dân số hiện có: Là số người thực tế có mặt ở một địa phương tại thời điểm

điều tra dân số, không kể người đó có sinh sống thường xuyên ở địa phương đó

hay không

+ Dân số thường trú: Là số người thường xuyên sinh sống tại một địa phương Theo quy định hiện hành của Tổng cục Thống kê, nếu thời gian thường xuyên sinh sống tại một địa phương từ 6 tháng trở lên thì được coi là dân số thường trú tại địa phương đó

- Chính sách dân số được quan niệm theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp tuỳ thuộc vào mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn nhất định ở mỗi quốc gia Có khá nhiều khái niệm về chính sách dân số, mỗi khái niệm có những đặc thù riêng, theo

cách nhìn nhận riêng hoặc tùy theo tính cấp bách đối với việc điều chỉnh sự phát triển và đi chuyền của dân cư Sau đây là một số khái niệm thường gặp:

+ Chính sách đân số có thể được định nghĩa như là những quy định về mặt

pháp lý, những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động khác của

Trang 35

thời điểm hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của quốc gia

(International Encyclopedia of Social Sciences-Vol 11-12, 1977)

+ Chính sách dân số bao gồm các biện pháp nhằm xoá đi khoảng cách giữa tổng số những đứa trẻ thực sự sinh ra trong xã hội và số trẻ mà xã hội có thé chap

nhận (thông qua một số biện pháp đặc biệt trong việc quyết định để đạt được những mục tiêu xã hội quan trọng)

Chính sách về dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) luôn được xác

định là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia Thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình là giải pháp cơ bản đề nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội

1.2 Vai trò của chính sách dân số ,

- Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động theo những cơ câu ưu tiên, khuyến khích nhân tế tích cực, hạn chế nhân tố bất lợi trong việc thực hiện

mục tiêu dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bó và chất lượng dân số Việc giải

quyết mục tiêu dân số có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo

đảm công bằng và sự phát triển bền vững của xã hội

- Định hướng, hướng dẫn khung pháp lý để bảo đảm hoạt động của các chủ thé trong xã hội và bảo đảm hành vi của công dân cùng hướng, góp phần ồn định và trật tự xã hội và phù hợp với bản chất, nội dung của chính sách dân SỐ

- Đề ra tiêu chuẩn, định mức, chế độ, cơ chế và phương thức thực hiện để điều tiết cụ thể đối với các đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng phù hợp

với yêu cầu và thực tế khách quan trong từng giai đoạn

- Vai trò của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách dân số là bảo đảm hình

thức của chính sách dân số phù hợp với mục đích, mục tiêu điều chỉnh

- Vai trò của đối tượng tiếp nhận và đối tượng tham gia tác động đề thực hiện chính sách là phải chủ động thực hiện các hành vi, các mối quan hệ phù hợp với

mục đích, mục tiêu và các hoạt động của chính sách dân SỐ

1.3 Phân loại chính sách dân số

* Phân loại theo quá trình dânsô

- Nhóm chính sách tác động trực tiêp tới sinh

Trang 36

các lần sinh; quy định việc mang thai và kế hoạch hoá gia đình; quy định việc khuyến khích, hỗ trợ các trường hợp vô sinh, sinh con theo phương pháp khoa

học

- Nhóm chính sách tác động trực tiếp tới tử vong

- Chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm cả việc rèn

luyện thân thể, đặc biệt chú trọng chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm

chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh và chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em

- Chính sách phòng chống tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông, tai nạn của

thiên tai, tai nạn lao động và các tai nạn thương tích đối với trẻ em Có thể khẳng

định rằng, chính sách tác động trực tiếp tới tử vong là tổng hợp các chính sách kinh tế xã hội nhằm nuôi dưỡng, phát triển và bảo vệ sự sống của con người

* Phân loại theo kết quả dân số

Với cách phân loại theo kết quả dân số thì có thể nhận biết được bốn kết quả

về quy mô đân số, cơ cầu dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân s6 Phân loại

theo kết quả dân số có thể chia theo sáu nhóm chính sách là:

+ Chính sách điều chinh quy mô dân số;

+ Chính sách điều chỉnh cơ cấu dân số;

+ Chính sách nâng cao chất lượng dân số;

+ Chính sách phân bổ lại lao động và dân SỐ;

+ Chính sách điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chính sách dân số;

+ Chính sách kinh tế xã hội tác động gián tiếp đến kết quả dân só

2 QUAN DIEM VE CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ KÉ HOẠCH HỐ GIA ĐÌNH

2.1 Quan điểm cơ bản của Đảng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, ngày 14 tháng 01 năm 1993 của Hội nghị lần

thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VII) về chính

sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đề ra 5 quan điểm cơ bản:

- Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của

chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng

đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội

- Giải pháp cơ bản đề thực hiện công tác dan số và kế hoạch hoá gia đình là

Trang 37

người dân, có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đây phong trào quần chúng nhân dân thực hiện KHHGĐ

- Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là đầu tư mang lại hiệu

quả kinh tế trực tiếp rất cao Nhà nước cần tăng mức chỉ ngân sách cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng

và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế

- Huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch

hoá gia đình, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh đề quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu quả và đến tận người dân

- Đề đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết

định là Đảng và chính quyền các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo tô chức thực hiện

công tac dan sé và kế hoạch hoá gia đình theo chương trình

- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX xác định quan điểm về mở rộng mục

tiêu của chính sách dan số là: “Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm sốt quy

mơ và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa

gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân

số và phát triên nguồn nhân lực” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Chinh

trị Quốc gia, năm 2001, trang 107)

- Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg tiếp tục quán triệt 5 quan điểm của Nghị quyết 04-NQ/HNTVW và quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và bổ

sung quan điểm mở rộng toàn diện mục tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bó dân cư; sửa đổi, bồ sung quan điểm về phương thức thực hiện các giải pháp cho phù hợp với việc giải quyết toàn diện mục tiêu của chính sách, pháp luật

về dan sé, cu thể là:

+ Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điềm việc điều hoà quan hệ giữa

số lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân

lực, giữa phân bố và đi chuyền đân cư với phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ

trọng tâm của công tác dân số; tập trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các van dé dân số và nâng cao mức

sống nhân dân

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục về dan sé va phát triển, kết hợp

với việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản,

Trang 38

trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình là các giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình dân số và phát triển

- Nghị quyết số 47 - NQ/TW xác định quan điểm chỉ đạo là:

+ Tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của

NQTW4; phần đấu sớm đạt được mục tiêu ồn định quy mô dân SỐ, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số Việt Nam;

+ Toàn Đảng, toàn dân kiên trì thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con để có điều kiện nuôi dạy tốt;

+ Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

2.2 Các nguyên tắc của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình * Bảo vệ quyên và lợi ích của cơ quan, tô chức, cá nhân

- “Bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cộng đồng trong lĩnh vực

dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội” (Khoản 1 Điều 2 PLDS) là nguyên tắc của công tác dân số Điều này có nghĩa là, nhà nước và xã hội bảo vệ các quy chế, điều lệ,

hương ước, quy ước của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, nhưng các quy định đó chỉ được bảo vệ nếu là lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cộng đồng

- “Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thực

hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số” (Khoản 2 Điều 2 PLDS) là

nguyên tắc của công tác dân số, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân,

quyền được bảo vệ sức khoẻ, quyền sinh sản, quyền học tập, vui chơi, giải trí và

phát triển toàn diện vé thé chat, tri tué va tinh than

- Kết hợp giữa quyên, lợi ích của cá nhân, gia đình với tổ chức, cộng đồng và

toàn xã hội đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của co quan, tổ chức, cộng đồng phù hợp với bảo đám việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia

đình trong việc thực hiện mục tiêu dân số Sự kết hợp dựa vào chuẩn mực xã hội “thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đăng, tiến bộ, hạnh phúc và bền

vững” (Khoản 3 Điều 2 PLDS) là nguyên tắc của công tác dân só

3 NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH SÁCH DÂN SÓ VÀ KÉ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

3.1 Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình của Việt Nam trong giai

Trang 39

Bước vào thế kỷ 21, khi mức sinh đã tiến gần mức sinh thay thế, muốn duy trì vững chắc kết quả này thì không thé chi tập trung giải quyết vấn đề quy mô

dân số mà phải giải quyết toàn diện vấn dé dan sé

* Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong giai đoạn này thể hiện

trong một số văn bản quan trọng:

- Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân só Việt Nam giai đoạn 2001-2010; - Chỉ thị số 10/2001/CT-TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về

việc triển khai thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010;

- Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;

- Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQHI1 ngày 9/1/2003 của Uy ban

Thường vụ Quốc hội:

- Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày12/2/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học;

- Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chỉ

tiết và hướng dẫn thi hành một só điều của Pháp lệnh Dân số;

- Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ

về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố tri dan cu giai doan 2003-2010;

- Nghi quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục day

mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ;

- Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính

phủban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47

NQ/TW;

- Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 của Chính phủ quy định xử

phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em;

- Quyết định sé 240/2006/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính

phủ về việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dan sé, gia

đình và trẻ em ở xã, phường, thị trần;

- Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 6/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW;

Trang 40

- Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg ngày 29/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số

- Kế hoạch hóa gia đình;

- Thông báo kết luận của Ban bí thư số 160-TB/TW ngày 4/6/2008 về tình hình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ và một số giải pháp cấp bách;

- Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 4/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tiếp tục đây mạnh công tác DS-KHHGĐ;

- Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQHI2 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số;

- Kết luận số 44-KL/TW ngày 1/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm

thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW

- Nghị định só 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của PHÁp lệnh Dân số

* Các quan điểm cơ bản:

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX xác định: “Chính sách dân số nhằm chủ

động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư

hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia, Năm 2001, Trang 107)

* Mục tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu

Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiễn tới ồn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp

ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước” Mục tiêu cụ thê là “Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc đếđạt mức sinh thay thé bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005,

ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 đề quy mô dân số,

cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào

năm 2010; nâng cao chất lượng dân số về thé chat, tri tué va tinh thần, phan đấu

đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm

2010”

3.2 Các giải pháp của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

Ngày đăng: 02/04/2022, 07:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN