Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
19,32 KB
Nội dung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Phan Hồng Nhung - Ngày tháng năm sinh: 23/06/1981 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sơn Lôi - Chức danh: Phó hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: ĐHSP - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Hồng Nhung c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật: - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường Mầm non” + - Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục Mầm non - Mô tả sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến: download by : skknchat@gmail.com * Lời giới thiệu: Công tác giáo dục trẻ là một trong những hoạt động không thể thiếu trong trường mầm non Các hoạt động giáo dục ở trường mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu học tập, làm quen, khám phá, tìm tòi thế giới xung quanh mà trẻ chưa từng được biết Thông qua các hoạt động giáo dục giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện Mục tiêu dạy học ở trường mầm non là: giúp trẻ lĩnh hội được những tri thức sơ đẳng cần thiết, phát triển quá trình nhận thức, ngôn ngữ và một số kỹ năng của hoạt động học tập cần thiết, góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, hòa nhập dần vào cuộc sống và dễ dàng thích nghi với việc học tập ở bậc Tiểu học sau này Qua thực tế công tác quản lý trong trường mầm non, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đối với sự phát triển của trẻ mầm non, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường Mầm non” để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non * Các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường Mầm non: 1- Công tác bồi dưỡng giáo viên: Công tác bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi giáo viên nói chung và với mỗi giáo viên Mầm non nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục Bồi dưỡng thường xuyên là công tác bồi dưỡng hàng năm giúp giáo viên download by : skknchat@gmail.com học tập để cập nhật kiến thức về chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng sư phạm, làm đồ dùng đồ chơi, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ Hiểu được điều đó hàng năm tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường cử cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đi bồi dưỡng Chính trị, chuyên môn nghiệp vụ ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Sở, Phòng giáo dục Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tôi đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc bồi dưỡng cho giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau: Bồi dưỡng tập chung cho giáo viên trong dịp hè vào tháng 8 hàng năm, chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác tự bồi dưỡng thông qua tài liệu, sách báo; bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên đề mỗi tháng một lần trong năm học, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn mỗi tháng 1 lần nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm về cách làm đồ dùng dạy học, nội dung, phương pháp sư phạm, phương pháp giáo dục trẻ Cùng với việc thực hiện, chỉ đạo về công tác bồi dưỡng giáo viên tôi còn xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên bằng hình thức viết bài kiểm tra 2 lần/ năm nhằm đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của mỗi giáo viên để rút kinh nghiệm riêng cho từng giáo viên về công tác bồi dưỡng của mình Qua công tác bồi dưỡng giáo viên đã đánh giá được việc tự học, tự đánh giá của nhà trường đã giúp giáo viên tự nâng cao chính mình một cách có tổ chức, có trách nhiệm và cập nhật tri thức một cách thuận lợi đồng thời giúp giáo viên phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của mình download by : skknchat@gmail.com 2 – Công tác đầu tư, mua sắm trang thiết bị và tự làm đồ dùng, đồ chơi 2.1- Công tác đầu tư, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi Trong mỗi trường mầm non không thể thiếu đồ dùng đồ chơi bởi vì đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này Chính vì ý nghĩa đó mà bản thân tôi hàng năm đã có kế hoạch cụ thể cho việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho nhà trường như sau: Vào đầu năm học tháng 7 tháng 8 hàng năm tôi tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường thành lập tổ kiểm tra, kiểm kê, nhằm kiểm tra lại tất cả cơ sở vật chất, các đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường sau đó lên kế hoạch sửa chữa, mua sắm những đồ dùng đồ chơi thiết yếu nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu trong giáo dục trẻ Để có kinh phí mua sắm trang thiết bị tôi tham mưu với Hiệu trưởng tranh thủ sự hỗ trợ của phụ huynh để có kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ Sau khi kiểm kê vào đầu năm học nhà trường thông qua với phụ huynh về thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường sau đó xin ý kiến phụ huynh ủng hộ tiền hoặc hiện vật để mua sắm thêm thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho trẻ download by : skknchat@gmail.com Đồ dùng đồ chơi sau khi được cấp hoặc mua sắm tôi tổ chức tập huấn cho giáo viên cách sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi Trong năm học tôi chỉ đạo tổ kiểm kê thực hiện công tác kiểm kê 3 lần trong năm để kịp thời phát hiện ra những đồ dùng đồ chơi trong quá trình sử dụng bị hỏng, hoặc thiếu so với nhu cầu để kịp thời mua sắm bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ 2.2 Công tác tự làm đồ dùng, đồ chơi Trong mỗi nhà trường công tác đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu học và chơi của trẻ trong trường mầm non Chính vì vậy mà công tác tự làm đồ dùng đồ chơi của mỗi giáo viên trong trường mầm non là rất quan trọng do đó tôi đã lên kế hoạch cho giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ như sau: Tháng 8 hàng năm tôi tổ chức cho giáo viên tập huấn tập chung về phương pháp, cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non Tham mưu với Hiệu trưởng mua sắm nguyên vật liệu cho giáo viên để giáo viên có vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi như xốp VA, vải, xốp nỉ Đồng thời tuyên truyền tới phụ huynh ủng hộ tiền, phế liệu chai lọ, ống, hộp hoặc có thể cùng với giáo viên làm nên những đồ dùng đồ chơi để phục vụ trẻ Tôi sưu tầm qua mạng intenet những mẫu đồ dùng đồ chơi tự tạo, cách tạo ra những đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu để dung cấp cho giáo viên, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn cho mình mẫu phù hợp với khả năng để làm download by : skknchat@gmail.com Tổ chức thi làm, trưng bày đồ dùng đồ chơi cấp trường, chọn đội tuyển tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh đồng thời đánh giá được ý thức, khả năng của mỗi giáo viên trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi để kịp thời bồi dưỡng, phát huy khả năng của mỗi giáo viên Tổ chức tuyên dương, khen thưởng cao cho những giáo viên có thành tích cao trong các cuộc thi đồ dùng đồ chơi cấp huyện, cấp Tỉnh để kịp thời động viên, khen ngợi và kích thích sự sáng tạo, phát triển của mỗi giáo viên trong phong trào làm đồ, đồ chơi trong nhà trường hàng năm (khen thưởng giải nhất cấp tỉnh là: ) 3 Lập kế hoạch giáo dục trẻ Lập kế hoạch là việc làm không thể thiếu trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục trẻ mầm non nói riêng Lập kế hoạch để xác định mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi trẻ mầm non Đầu năm học sau khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng độ tuổi Nhà trẻ và Mẫu giáo riêng Khi lập kế hoạch giáo dục tôi làm theo trình tự như sau: Hiệu phó chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục năm học cho các độ tuổi của trẻ trong nhà trường, sau đó triển khai tới các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch giáo dục cho tổ mình, sau đó giáo viên chủ nhiệm ở các nhóm lớp sẽ căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường lên kế hoạch tháng/ chủ đề của tổ trưởng chuyên môn đề xây dựng kế hoạch giáo dục cho bản thân theo tuần/ngày: + Kế hoạch năm học: là kế hoạch bao quát toàn bộ chương trình trong một năm học Bao gồm mục tiêu, nội dung và hệ thống các chủ đề và các sự kiện được thực hiện download by : skknchat@gmail.com diễn ra theo trình tự trong năm học mà người làm giáo dục cần thực hiện để đạt được mục tiêu giáo dục của mình +Kế hoạch tháng, kế hoạch chủ đề là sự cụ thể hóa các nội dung giáo dục nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục theo 5 lĩnh vực phát triển đối với trẻ mầm non và để đạt được mục tiêu giáo dục thì phải thực hiện qua các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi của trẻ trong một tháng hoặc một chủ đề cụ thể +Xây dựng kế hoạch theo tuần/ngày: kế hoạch này được sắp xếp các hoạt động học, khám phá trải nghiệm, vui chơi của trẻ ở các lĩnh vực vào các ngày trong tuần và các thời điểm trong ngày nhằm triển khai một, hai nội dung giáo dục của tháng, chủ đề Tôi chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục theo một trình tự nhất định bám sát vào mục tiêu giáo dục trẻ từng độ tuổi sau đó được các bộ phận chuyên môn kiểm tra, duyệt theo từng năm học, chủ đề, theo tháng, tuần sau đó mới đi vào giảng dạy 4 Công tác kiểm tra chuyên môn giáo viên Công tác kiểm tra chuyên môn trong trường học nhằm đánh giá hoạt động chuyên môn của nhà trường một cách khách quan toàn diện, đánh giá kịp thời chất lượng giảng dạy thực tế để có biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy, đôn đốc việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra đánh giá chất lượng , hiệu quả giảng dạy của giáo viên đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy Thông qua hoạt động của giáo viên, phát hiện những khả năng, hạn chế, yếu kém, giúp giáo viên phát triển các kĩ năng, sở trường vốn có và khắc phục những mặt còn hạn chế, hoàn thành mục tiêu nhịêm vụ năm học download by : skknchat@gmail.com Từ những mục đích trên tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác kiểm tra chuyên môn trong nhà trường: Đầu năm tôi xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên monn cho năm học và thực hiện kiểm tra theo quy định cụ thể tới từng giáo viên - Hàng tháng tôi kết hợp với BGH, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra HSSS của giáo viên, xây dựng kế hoạch, soạn giảng, chuẩn bị đồ dùng dạy học, công tác trang trí lớp, vệ sinh phòng nhóm lớp - Tăng cường dự giờ đột xuất - Cuối tháng tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra và rút kinh nghiệm tới từng giáo viên được kiểm tra Đồng thời qua kiểm tra lựa chọn ra những giờ dạy tốt có sáng tạo để lựa chọn làm tiết mẫu cho tất cả giáo viên cùng dự giờ học tập 5 Công tác thi đua khen thưởng Trong mỗi nhà trường muốn thực hiện tốt nhiệm vụ thì không thể thiếu công tác thi đua khen thưởng Bởi nó kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi cá nhân trong mỗi nhà trường Đề thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho mỗi nhà trường bản thân tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng về các hình thức khen thưởng, tặng thưởng đối với giáo viên, học sinh Giá trị phần thưởng phụ thuộc vào kết quả của cuộc thi và ở các cấp tổ chức thi: ví dụ Căn cứ vào nhiệm vụ năm học tôi lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi trong nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục trẻ cho giáo viên download by : skknchat@gmail.com trong thực hiện nhiệm vụ đồng thời chọn ra những cá nhân tiêu biểu tham gia thi cấp huyện cấp tỉnh Đầu năm tổ chức Hội nghị công chức thông qua quy chế thi đua khen thưởng, giáo viên đăng kí thi đua các cấp, Kế hoạch thực hiện các phong trào Thi đua trong nhà trường được lồng ghép với việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động và tổ chức các đợt thi đua ngắn hạn, có sự theo dõi kiểm tra, tổng kết, sơ kết đánh giá từng đợt thi đua, biểu dương, khen thưởng những nhân tố điển hình để nhân ra diện rộng, làm cơ sở để bình xét thi đua cuối năm học Việc đăng ký, theo dõi, xét duyệt thi đua được tổ chức nghiêm túc, nền nếp và chặt chẽ, hạn chế được sự tuỳ tiện, cảm tính trong công tác thi đua Các phong trào thi đua mũi nhọn được tổ chức thường xuyên, tạo không khí thi đua sôi nổi được đông đảo giáo viên, học sinh tham gia như: “Hội thi giáo viên dạy giỏi”; thi làm đồ dùng đồ dùng đồ chơi, thi trưng bày đồ dùng, đồ chơi, thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm …; kết quả đạt được của giáo viên làm tiêu chí xét thi đua cho giáo viên cuối năm Thực hiện các nghiêm túc quy trình trong xét khen thưởng Cuối kỳ, cuối năm học nhà trường có hướng dẫn các tổ tổng kết và bình xét khen thưởng sau đó mới tiến hành họp hội đồng thi đua, khen thưởng toàn trường Quy trình xét khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc kịp thời, công khai, công bằng, dân chủ, đúng thành tích, đúng trình tự, quy trình theo quy định, cụ thể: Việc tổ chức xét duyệt và đề nghị khen thưởng được thực hiện theo đúng trình tự từ tổ, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, sau đó trình Hiệu trưởng khen download by : skknchat@gmail.com thuộc thẩm quyền Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường xem xét, cho ý kiến trước khi trình cấp trên khen thưởng 6 Công tác đánh giá, khảo sát chất lượng học sinh Việc đánh giá khảo sát học sinh nhằm đánh giá mức độ đạt được, chưa đạt được của trẻ về các mục tiêu giáo dục như kỹ năng, kỹ sảo,thái độ khả năng nhận biết so với yêu cầu của chương trình giáo dục trẻ theo độ tuổi Giúp giáo viên nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, định hướng, điều chỉnh hoạt động học tập của trẻ để hoàn thiện hoạt động dạy trẻ và không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ Để đánh giá được công tác dạy học của giáo viên tôi lên kế hoạch khảo sát chất lượng giáo dục trẻ theo từng độ tuổi 3 lần/ năm Qua đó đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm và đánh giá được khả năng của giáo viên trong công tác giáo dục trẻ Đồng thời đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên có kế hoạch điều chỉnh phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục cần đạt của trẻ ở lớp mình + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp nêu trên đã được áp dụng tại trường Mầm non Sơn Lôi và đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt Các biện pháp đó còn có thể áp dụng cho tất cả các trường Mầm non trong huyện - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 download by : skknchat@gmail.com -Kết quả các cuộc thi: -Kết quả các cuộc thi: Trong năm học nhà trường đạt nhì thành tích -Trong năm học tập thể nhà trường đã đạt tập thể trong hội thi "Làm đồ dùng, đồ chơi" giải Nhất cấp huyện, giải Ba cấp Tỉnh + Đạt giải ba thành tích tập thể trong hội thi trong hội thi chuyên đề “Xây dựng "Tiếng hát măng non" cấp huyện; trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” +Hội thi "Giáo viên giỏi" cấp Tỉnh Có 01 +Có 5 cá nhân đạt giải cấp huyện trong giáo viên đạt giải nhì; hội thi “Xây dựng trường mầm non lấy +Hội thi "giáo viên giỏi" cấp huyện có 01 trẻ làm trung tâm”, trong đó có 01 giải giải nhất, 03 giải nhì, 01 giải ba; Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba + Hội thi "Làm đồ dùng, đồ chơi" cấp +Thi giáo viên giỏi cấp huyện nhà trường huyện Có 01 giáo viên đạt giải nhất, đạt 3 giải Nhất, 01 giải Nhì +Thi “Tiếng 02 giáo viên đạt giải nhì ,02 giải ba hát măng non” cấp huyện trường đạt 01 giải Nhất, 02 giải Ba và đạt giải Ba toàn đoàn * Kết quả thi BDTX của giáo viên cuối * Kết quả thi BDTX của giáo viên cuối năm: năm: - 24/24 gv dự thi: - 22/23 gv dự thi: (miễn 1) Xếp Xếp loại giỏi: 6/24 = 25% loại giỏi: 5/22 = 22,7% download by : skknchat@gmail.com Xếp loại khá: 9/24 =37,5 % Xếp loại TB: 8/24=33,3 Không hoàn thành: 1/24 = 4,2% Xếp loại khá: 17/22 =77,3 % Không hoàn thành: 0 Xếp loại TB:0 - Các thông tin cần được bảo mật: Không có d Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Cơ sở vật chất đầy đủ có đủ phòng học và phòng chức năng theo quy định - Đủ số lượng giáo viên theo quy định Điều lệ trường Mầm non - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú, xây dựng các góc học mở phù hợp với độ tuổi - Trẻ có cùng độ tuổi, khỏe mạnh Tâm sinh lý phát triển bình thường theo lứa tuổi đ- Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Stt Tên tổ chức / cá nhân Địa chỉ Phạm vi / Lĩnh vực áp dụng sáng kiến I Tổ chức: Hội PHHS của lớp và của nhà trường Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường II Cá nhân: download by : skknchat@gmail.com Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn Sơn Lôi, ngày 24 tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Phan Hồng Nhung download by : skknchat@gmail.com ... động giáo dục phát triển trẻ mầm non, chọn đề tài ? ?Một số biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trường Mầm non? ?? để nghiên cứu tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. .. dục trẻ trường mầm non * Các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trường Mầm non: 1- Công tác bồi dưỡng giáo viên: Công tác bồi dưỡng thường xuyên hoạt động thiếu giáo viên... thiệu: Công tác giáo dục trẻ hoạt động thiếu trường mầm non Các hoạt động giáo dục trường mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu học tập, làm quen, khám phá, tìm tịi giới xung quanh mà trẻ chưa biết