Tài liệu Tây thiên thập bát tổ pptx

23 463 0
Tài liệu Tây thiên thập bát tổ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tây thiên thập bát tổ Trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, từ những tượng cổ điển ở thời Lý, đến loạt tượng Phật - tượng Tổ - tượng Hậu thế kỷ XVI -XVII với nhiều tác phẩm đặc sắc trong các chùa là sự khẳng định tài năng của nghệ sĩ Việt Nam. Thế kỷ XVIII ít có điều kiện cho điêu khắc phát triển, song là sự tích tụ âm ỉ của những kỳ tài Nguyễn Công Huệ, Phú Vượng, Hoàng Đình Ưc và Đào Thúc Kiên. . . để đến thời Tây Sơn đã chớp cơ hội tốt nhất, sáng tạo ra những tuyệt tác "Tượng chùa Tây Phương" mà đỉnh điểm là bộ tượng "Tây thiên thập bát tổ" (西天十八祖) mà chúng ta quen gọi là 18 vị La Hán chùa Tây Phương. Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, một ngôi chùa được xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay. Hệ thống tượng "Tây thiên thập bát tổ" (Các vị Tổ kế đăng) ở chùa Tây phương trước 1943 và ngày nay bày có khác nhau, song cơ bản được tập trung ở toà chùa trong của khu Tam Bảo, vì thế toà chùa này mang tính Hậu đường hơn là chùa Thượng. Không rõ trước kia tượng các vị Tổ được bày theo hệ thống nào, hiện nay không bày theo trật tự kế đăng nhưng cũng không quá lộn xộn. Trừ Tổ thứ 1 Ca Diếp Tôn giả và Tổ thứ 2 A Nan Đà tôn giả bày ở Phật điện chính trong bộ tượng "Nhất Phật Nhị tôn giả", các Tổ khác được bày ở gian bên của toà chùa trong, do tượng có pho đứng pho ngồi đã gây được nhịp điệu vui mắt, có vươn lên, có dàn trải với quãng cách khác nhau. Hệ thống tượng Tổ kế đăng ở chùa Tây Phương có 18 pho là 18 cá thể, mỗi người một dạng vẻ, một tư thế, ai nấy có cuộc sống riêng biệt rất sắc nét, tất cả đều sống động. Đối chiếu những tượng này với hình vẽ trong thư tịch cổ "Thiền uyển kế đăng lục" soạn từ thời Lê Trung Hưng thì hầu hết có bố cục giống nhau, chỉ một ít tượng khác hẳn bố cục song vẫn đồng nhất về cái chung và nhất là ở những chi tiết đặc thù. Vì thế qua nhận diện có thể khôi phục chính xác tên và xây dựng lai lịch cho từng nhân vật. Bám theo hình mẫu trong thư tịch cổ, nhấn mạnh tính cách cá nhân, các nhà điêu khắc xưa đã sáng tạo được những tác phẩm điêu khắc mang đậm chất chân dung, chẳng những nắm bắt cấu tạo cơ thể chính xác, mà còn đi sâu vào cuộc sống nội tâm của nhân vật, đảm bảo được cả hai mặt của loại hình tác phẩm chân dung là giống và sống, cái giống ở đây là chất người của nhân vật đã tạo thành mẫu hình ổn định trong ý thức người xem. Các vị Tổ đều là người Ấn Độ, song ở chùa Tây Phương tượng các vị đã được các nghệ nhân Việt Nam sáng tạo mang phong cách riêng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Chúng ta gặp ở đây sự xum họp của những lớp người Việt đang sinh sống trên mọi miền quê đất nước. Nó đạt tính dân tộc ở thời điểm ra đời, và giữ mãi tính dân tộc ấy để đóng góp một diện mạo Việt Nam vào kho tàng nghệ thuật tạo hình thế giới. Bộ tượng "Tây thiên thập bát tổ": Tổ thứ 1: Ma-ha-ca-diếp (摩訶迦葉 mahākāśyapa) Ở chùa Tây Phương, tượng Ca Diếp hiện đứng ở bên trái tượng Tuyết Sơn, là một người tuổi cao, ăn mặc nghiêm chỉnh, ánh mắt tinh tường, khoát tay ở thế chém . Đây là một pho đậm chất chân dung, đặc tả cả dung mạo và tính cách. Gọi tắt là Ca Diếp nghĩa là uống ánh hào quang nên còn gọi là Ẩm Quang. Trong một kiếp xa xưa, Ca Diếp đã giúp cô gái tán cục vàng để thếp lên chỗ tượng Phật bị bong, vì thế liền 91 kiếp thân 2 người đều có màu vàng ròng. Trước khi khuất gia, ông làm thợ kim hoàn, rất sành tuổi vàng ròng. Là con một gia đình Bà La Môn, song ông quyết xả bỏ dòng dõi để tu theo Phật trở thành người nêu cao đạo lớn. Khi Đức Phật Thích Ca ở núi Linh Thúy, một hôm giơ bông hoa cho mọi xem. Hàng trăm vạn người không hiểu ý, chỉ một mình Ca Diếp hiểu ý, rạng rỡ mỉm cười. Đức Phật bèn nói: "Ta có chính pháp nhãn tạng, nay trao cho ông Diệu pháp Niết bàn", phong ngài làm Tổ sư đầu tay cai quản Giáo hội Tăng già. Sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài gõ chuông tập hợp chúng tăng kết tập ba tạng kinh điển tiểu thừa. Khi A Nan chứng quả A La Hán, ngài truyền cho y bát . Tổ thứ 2: A-nan-đà (阿難陀 ānanda) Theo quy định của bài trí Phật điện, A Nan phải được bày sóng đôi với Ca Diếp trong bộ tượng "Nhất Phật nhị tôn giả", đáng ra ở bên phải Tuyết Sơn thì trong một lần bày lại đã tiến lên hàng trước đổi chỗ cho Đại Diệu Tường. Do tượng Ca Diếp đứng nên với tính sóng đôi A Nan cũng được tạc ở thế đứng với hình dáng chung nuột nà, trẻ trung, đang kết tập kinh tạng (ôm sách), ánh mắt và khóe miệng cùng cười vui vẻ. Nụ cười hể hả biểu hiện bản chất của nhân vật đã trở thành tên gọi. Tượng được tạo dáng đứng thẳng chững chạc, những nếp áo chảy sóng càng làm tượng vươn lên trong khối chung óng nuột, tỷ lệ các phần cân đối, cả hình dáng và nội tâm đều sáng láng. A Nan, nghĩa là vui mừng, là Hoan Hỉ, Khánh Hỷ. Ngài là em thúc bá của đức Phật sinh vào đêm phật thành đạo, 25 tuổi xuất gia và theo hầu bên đức Phật suốt 25 năm liền, được thụ trì tất cả Phật pháp, là người đa văn (hiểu biết ) số một. Ngài có hâù bên Phật lúc cuối cùng, được Phật truyền cho những giáo điều sau rốt và cách giữ gìn đạo lý. Sau khi đức Phật nhập diệt, Tổ thứ 1 Ca Diếp tổ chức kết tập kinh tạng, ANan phiền não chưa hết nên chưa chứng được quả La Hán. Tổ Ca Diếp bên dắt ANan ra ngoài Hội nghị để ngồi thiền. Đến cuối đêm mệt mỏi A Nan định nằm nghỉ, nhưng đầu chưa chạm gối thì bỗng nhiên giác ngộ thành Đại A La Hán. Ngay khi ấy, ngài gõ cửa Hội nghị xin vào tham gia, Bồ Tát tạng tập hợp ở một nơi, Thanh Văn tạng tập hợp ở một nơi, Giới Luật tạng cũng tập hợp ở một nơi ‘’. Lần đầu tiên kinh văn xuất hiện do A Nan soạn. Sau khi Ca Diếp nhập tịch, A Nan được truyền làm Tổ thứ 2. Khi A Nan mệnh yểu nhược, ngài vắt chân ngồi yên trên dòng sông Hằng cứ nhè giữa dòng mà đi vào cõi Niết bàn. Tổ thứ 3: Thương-na-hòa-tu (商那和修 śānavāsin) Thương Na Hòa Tu còn gọi là Thương Nặc Ca Phoọc Sa, xuất phát từ loại cỏ thiêng và một loại áo lạ gọi là Thương Na hay Thương Nặc Ca. Khi nào có bậc thánh nhân ra đời thì loại cỏ này ứng nghiệm từ đất sạch mọc lên báo trước. Khi còn ở kiếp trước, ngài đã lấy loại cỏ thiêng này tết thành áo. Ngài ở trong bụng mẹ những 6 năm mới sinh hạ, sinh ra đã có áo mặc sẵn theo thân, thân mình cao lớn dần thì áo mặc cũng rộng lớn theo cho phù hợp. Khi ngài xuất gia thì áo đó trở thành pháp phục, khi ngài thụ cụ túc giới thì áo đó biến thành áo cà sa 9 mảnh, khi sắp tịch ngài nguyện để lại áo cho đến khi đạo pháp của đức giới Thích Ca huyền tận thì áo mới bị mục nát. Do đó tên cỏ và tên áo trở thành tên người. Ngày trước khi Thích Ca đi hoằng dương đạo pháp có đến xứ sở của ngài, thấy dải cây xanh um, mới nói với A Nan rằng: ". . . Sau khi ta tịch diệt 100 năm sẽ có một vị tăng nhân tên là Thương Na Hoà Tu truyền bá giáo pháp của ta ở đây". Nay quả đúng như thế. Thương Na Hoà Tu sau khi chứng ngộ quả pháp, có lần đi giáo hoá chúng sinh đã tìm được Ưu Ba Cúc Đa, cho xuống tóc làm thị giả. Một lần ngài hỏi Ưu Ba Cúc Đa về tuổi đời và tâm tính, được đáp: "Thân con 17 tuổi nhưng tính tình chăớng phải 17 đâu". Đây là vấn đề hiện tượng và bản chất thuộc triết học, nói chung thì phù hợp nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp. Sau khi dặn Ưu Ba Cúc Đa chớ sao nhãng làm đứt đoạn đạo pháp, ngài vào núi ở ẩn nhưng vẫn thiền định theo dõi và nhắc nhở. Khi các tăng chúng chứng được quả A La Hán, Thương Na Hoà Tu bèn hiện 18 ban biến hoá đi vào ánh lửa Tam muội để tự thiêu, xá lị nhập tháp. Trong chùa Tây Phương, tượng Thương Na Hoà Tu bày ở gian bên phải toà chùa trong là một ông già luôn lo toan, ngồi chân thõng chân co vắt ngang, một tay để trên đùi còn tay kia thu trong bọc, áo mặc nhiều nếp lượn để hở bộ ngực gầy giơ xương. . . đôi mắt xụp, miệng mím, ít nói nhưng nghĩ nhiều. . . đã tạo nên một ông già khắc khổ, sống bằng nội tâm. Tổ thứ 4: Ưu-bà-cúc-đa 優婆掬多 upagupta Ưu Ba Cúc Đa nghĩa là Cận Tàng, ra đời khi đức Phật nhập diệt được 100 năm. Ngài thân tuy không đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật, nhưng ngài tinh tấn mà làm Phật sự. Từ năm 12 tuổi ngài đã bộc lộ rõ sự thông minh. Hàng ngày mỗi khi nghĩ việc xấu thì bỏ một viên đá đen vào bao, còn nghĩ việc tốt thì bỏ vào viên đá trắng. Lúc đầu đá đen nhiều, đá trắng ít, rồi dần đá đen và đá trắng bằng nhau, về sau không có đá đen chỉ toàn đá trắng, bấy giờ ngài đã vững vàng. Năm 17 tuổi ngài xuất gia, năm 20 tuổi đã chứng được quả. Ngài hay vân du để xiển dương Phật pháp, độ được rất nhiều người. Điều đó khiến ma quỉ lo sợ và tìm mọi cách quấy phá. Nhờ pháp thuật cao, ngài hàng phục được cả ma. Khi thuyết pháp, cứu độ được cho một người, ngài lại cất một thẻ tre vào nhà đá. Về sau có Hương Văn xin xuất gia. Qua trao đổi, biết hương Văn đã ngộ được đạo, ngài làm lễ xuống tóc cho và trao cho giới thanh văn, lại bảo: "Phụ thân người nằm mộng thấy mặt trời chói lọi sắc vàng, liền đó sinh ra người, vậy nên đặt pháp danh là Đề Đa Ca".Truyền đạo xong, ngài ngồi yên trên pháp toà, tự nhiên hoá, Xá lị được xây tháp để thờ. Tượng Ngài ở chùa tây Phương đặt ở góc sau bên phải toà chùa trong thể hiện ngài là một người độ lượng, ham học hỏi, ham giúp đời. Ngồi nhấp nhổm trên gót chân trái quỳ gập lại, còn chân phải gấp chống làm điểm tựa cho bàn tay cầm một vật nhẹ (bút hay thanh tre? - đã bị mất), tay bên kia cầm thẻ tre, người dướn lên, đầu nhô cao, mình mặc 2 lớp áo dài xoà trùm xuống đất. Tượng có đầu to tròn, trán cao, hói quá đỉnh biểu hiện sự thông minh; lông mày to rộng cùng với bộ râu quai nón và hàng ria mép là những vệt đen đậm làm nổi đôi mắt tròn sáng mở to nhìn xa rất chăm chú, phối hợp với cái miệng chúm mở, rõ ràng là sự thuyết giảng nhũng giáo lý uyên thâm, cứ như thôi miên quán xuyến cả đám đông người nghe. Đôi tai dài, gò má đầy và cánh mũi nở càng ăn ý với những mảng khối căng tròn trên vai và đầu gối, tất cả đều biểu đạt sự sung mãn mà ngay khi xuất gia tâm tính đã vượt xa 17 tuổi đời. Bộ ngực chỉ lộ một mảng nhỏ hơi hằn nổi xương sườn, cùng với các mảng khối da thịt khác sáng láng là sự tráng kiện của tuổi trung niên. Pho tượng đơn chiếc nhưng người chiêm ngắm lại cứ mường tượng có đám đông chúng sinh phía trước cùng hướng về nơi Tổ ngồi. Đây là một pho tượng rất thành công trong sự cân đối và sống động. Tổ thứ 5: Đề Ca Đa 提多迦 dhītika Tên tục là Hương Văn (hay Hương Trượng), khi xuất gia được sư phụ đặt pháp hiệu Đề Đa Ca nghĩa là thông chân lượng, biểu hết thảy vì khi được hỏi rằng: "Thân người xuất gia hay tâm người xuất gia?" đã trả lời: "Tôi xuất gia chẳng vì thân cũng chẳng vì tâm. Không sinh không diệt là cái chân thường của Đại Đạo, chư Phật cũng là thường đạo. Tâm không hình tướng, thể cũng vậy? Khi ngài mới sinh ra, ông bố nằm mơ thấy 1 mặt trời chói lọi sắc vàng từ trong nhà bay ra chiếu khắp trời đất, phía trước có toà núi lớn, khắp núi là những thứ chân bảo hoa mĩ, đỉnh núi có khe nước trong vọt ra phân thành 4 nhánh chảy réo rắt. Khi biết chuyện, Ưu Ba Cúc Đa giải thích: Núi báu kia là thân thể ngươi, suối nước là chỉ pháp Phật vô tận, mặt trời là sự nhập đạo của ngươi để rồi rọi chiếu trí tuệ đến mọi người. Đề Đa Ca sau khi nhận y bát của Ưu Ba Cúc Đa để làm Tổ thứ 5 đã phụng trì không biếng trễ. Một lần đến miền trung Âấn Độ, Di Giá Ca đem 8 ngàn Đại tiên đến nghênh đón. Xa xưa 2 người là đồng học, rồi một tu đạo Tiên một tu thiền định, đã qua 6 kiếp nay lại gặp nhau. Đề Đa Ca thọ giới cho Di Giá Ca, lại vận thần thông để tất cả các vị Tiên đều xin xuất gia. Sau đấy Đề Đa Ca đem thanh tịnh pháp nhãn truyền lại cho Di Giá Ca làm Tổ thứ 6 Ở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 5 Đề Đa Ca được bày ở bên trái Tổ thứ 4, ở thế ngồi , hai tay đưa trước ngực. Toàn bức tượng tạo thành một khối chóp đóng kín, đường viền rõ ràng, mảng khối óng ả, các nếp áo chảy song hành dễ dàng, tất cả như gợi lại điềm lành khi sinh, nhưng khuôn mặt đăm chiêu như có sự vướng mắc chờ đợi người xứng đáng để trao truyền y bát, do đó gợi khoảng không mênh mông tuyệt đối. Tổ thứ 6: Di-Giá-Ca (彌遮迦 miśaka ) Di Giá Ca sau khi trở thành vị Tổ thứ 6 đã đi giáo hoá nhiều nơi. Một hôm thấy trên thành có mây lãnh sắc vàng bèn bước vào, đến chợ gặp người cầm chén rượu chặn hỏi. Sau những câu thăm dò, Tổ bảo người kia nói rõ họ tên sẽ cho biết nguyên cớ. Được biết đó là Bà Tu Mật họ Phả La Đọa, Di Giá Ca liền bảo: "Thầy ta là Đề Đa Ca có nói rằng xưa đức Thế Tôn vân du đến miền Bắc Âấn, đã nói với A Nan rằng: Sau khi ta tịch diệt chừng 300 năm, xứ này sẽ sinh bậc thánh nhân họ Phả La Đoạ tên Bà Tu Mật làm vị Thiền Tổ thứ 7. Đức Phật đã biết trước, vậy nay ngươi nên xuống tóc xuất gia". Bà Tu Mật cũng cho hay: Trong một kiếp xưa có cúng giàng, được Như Lai bảo ở đời Hiền kiếp sẽ thay ngài xiển dương chính pháp, vậy nay xin Đại sư cho được xuất gia. Tổ bèn thu nhận, và về sau trao truyền cho Phật pháp để làm Tổ thứ 7. Tổ nhắm mắt đi vào cảnh giới giải thoát, vọt vào hư không rồi lại trở về pháp toà làm ngọn lửa tự thiêu, xá lị để vào tháp. Ở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 6 Di Giá Ca được đặt ở giữa Tổ thứ 3 và Tổ thứ 5, thế đứng chững chạc, mặc áo dài nghiêm túc, đang trong sự ngỡ ngàng tìm hiểu điều gì đó, tay phải thu trong bọc còn tay trái như bấm đốt lần tính, khuôn mặt có vẻ bàng hoàng ngơ ngác, cả mắt và miệng đều đang thăm dò với động thái hấp háy khó nói rõ. Và như thế, người xem cảm nhận phía trước Tổ có cảnh lạ hay ai đó đang đối thoại. Tượng có dáng vẻ bình tĩnh song nội tâm lại động rộn. Tổ thứ 7: Bà Tu Mật ( 婆須密 vasumitra, còn gọi là Thế Hữu) Bà Tu Mật vốn là người thích ăn mặc sạch sẽ, tay không rời chén rượu, thường du hành trong đám dân quê, hay ngâm thơ và lớn tiếng ca hát. Người ta cho ngài là người cuồng. Khi được Tổ thứ 6 tuyên giảng về tiền duyên, Bà Tu Mật bỏ rượu và xin xuất gia. Sau khi tiếp thừa y bát trở thành Tổ thứ 7, ngài hay đi các nơi giáo hoá chúng sinh. Một hôm có kẻ trí đến gặp, xưng tên là Phật Đà Nan Đề, muốn được cùng bàn về nghĩa cả, nhưng khi biết Tổ thứ 7 hơn hẳn một cái đầu, thì tình nguyện xin theo để cầu chính pháp. Sau khi xuống tóc và trao giới thanh văn cho Phật Đà Nan Đề, ngài nhắc phải chuyên tâm hộ trì. Khi Tổ đi vào chốn từ tâm Tam muội, các chư Tiên đều xin Tổ mở cho con đường giải thoát. Tổ bèn hướng về phía quần Tiên đọc: Pháp mà ta ngộ được Thời chẳng phải có pháp Muốn ngộ được Phật tính Hãy bỏ cả có - không. Đọc xong Tổ đi vào cảnh giới niết bàn. Hình Tổ thứ 7 Bà Tu Mật được vẽ trong các thư tịch cổ và tạc thành tượng ở chùa Tây Phương đặt ở bên trái Tổ thứ 3 gần như tương đồng: Tổ là người cao tuổi, rất chú ý đến trang sức, đầu tóc buộc dây và chải mượt, mặc áo tĩnh y với những nếp gấy chảy nuột, chân giầy, cổ tay đeo vòng, đứng thẳng, ngửa mặt lên trời, miệng há vừa như chào đon đả hay đọc kệ, hai tay chắp lại đưa lên ngang mặt thi lễ, mắt lim dim. . . hẳn nghệ sỹ xưa muốn diễn tả giây phút cuối đời của Tổ đang truyền kệ cho các chư Tiên. Là tượng đơn, song chiêm ngắm Tổ, người xem cảm được cả một tập thể mà Tổ đang giao tiếp. Hình ảnh Tổ được nghiên cứu rất kỹ để từng chi tiết phối hợp lại bộc lộ rõ tính cách lịch thiệp, trang trọng, ngoại hình gắn bó chặt chẽ với nội tâm. Tổ thứ 8: Phù Đà Nan Đề ( 浮陀難提 buddhanandi) hoặc Phật-đà-nan-đề (佛陀難提) Tổ có nhục kháo trên đầu, có tài biện luận, giỏi ăn nói, sống thoải mái. Khi biết Tổ thứ 7 đến nước mình, ngài chủ động tìm gặp, tự giới thiệu và xin cùng luận bàn nghĩa cả. Sau khi được Bà Tu Mật trao truyền giáo Pháp làm Tổ thứ 8, đã đi vân [...]... sáng, trống rỗng hư huyền, biểu hiện ý nghĩa Phật tính Long Thụ là một vị Tổ có danh tiếng lớn trong giới Phật học, được đương thời coi là Phật sống Về sau ngài truyền thanh tịnh pháp nhãn cho Ca Na Đề Bà làm Tổ thứ 15 Ở chùa Tây Phương, Tổ thứ 14 Long Thụ được đặt ở bên trái Tổ thứ 13, là vị Tổ duy nhất ngồi trên toà sen Tượng Tổ được tạc với những đặc điểm: đầu nổi nhục kháo, gò má cao, mắt nhắm, mũi... giáo nhiều cho các đồ chúng, trong đó Tăng Già Nan Đề đã giúp việc rất đắc lực, cuối cùng được truyền thanh tịnh pháp nhãn làm Tổ thứ 17 Truyền pháp xong, Tổ ngồi yên viên tịch, thi hài thờ trong tháp Ở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 16 La Hầu La Đa được bày ở bên phải Tổ thứ 13 Tổ ngồi trên phiến đá, hai chân thả chạm đất, cây gậy tích trượng để tựa vai do tay trái giữ không phải để tăng sự vững chắc... làm Tổ thứ 14 Thuyết pháp xong, Ca Tỳ Ma La hoá ra ngọn lửa tự thiêu thân Tượng Tổ 13 ở chùa Tây Phương được đặt ở giáp tường hậu cuối gian bên trái toà chùa trong, tả cảnh Tồ đang bị mãng xã quấn quanh, nhưng Tổ vẫn điềm tĩnh: đứng thẳng vững vàng, mặt nhìn lên, đầu nổi nhục kháo, gò má cao tạo một vẻ hơi ngây, mắt mở to, miệng mím không nói gì, da thịt và mảng áo đều mịn óng Sự đàng hoàng của Tổ khiến... nói lên công ơn cha mẹ khó đáp đền và tâm nguyện muốn đi tìm đạo, sau đó đi 7 bước Sau khi nghe Tổ giải thích, vị trưởng giả chủ nhà quyết định xa con, để Phục Đà Mật Đa theo Tổ làm đầu đà Không bao lâu, Phật Đà Nan Đề trao truyền thanh tịnh pháp nhân cho Phục Đà Mật Đa làm Tổ thứ 9 Tượng Tổ thứ 8 ở chùa Tây Phương bày ở các góc ngoài phía bên phải toà chùa trong, là một người béo tốt, ngồi bệt, chân... hiện đang tranh luận, mặt rất tươi, trên thân mình, da dẻ căng óng khoẻ mạnh Tổ đầy vẻ tự tin, thông minh, điềm tĩnh, rất chan hoà với mọi người Tổ thứ 13: Ca-tì-ma-la ( 迦毘摩羅, kapimala) Ngài vốn theo tà giáo, đã có tới 3000 đồ đệ, thông hiểu các dị thuyết, sau được Tổ thứ 12 Mã Minh khuất phục rồi lại truyền thừa y bát cho làm Tổ thứ 13 Ngài đi giáo hoá khắp nơi, một hôm nhận lời mời đến toạ thiền ở một... 3000 đồ đệ, có thể biến được biển lớn thành suối nhỏ Nhưng hỏi về tính chất của biển thì Ca Tỳ Ma La không biết, sau khi được Tổ giải thích đã xin quy y cùng với tất cả đồ đệ Về sau, Mã Minh truyền thanh tịnh pháp nhãn cho Ca Tỳ Ma La làm Tổ thứ 13 Ở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 12 Mã Minh đặt ở cuối dãy hồi trái toà chùa trong Tượng Tồ được tạc ở tư thế ngồi, chống tay phải trên phiến đá, mặc áo... hoá uyên bác Tổ thứ 9: Phù-đà-mật-đa ( 浮陀密多 buddhamitra) hoặc Phật-đà-mật-đa (佛陀密多) Phục Đà Mật Đa tuy 50 năm liền không nói không đi nhưng không phải là bệnh lý mà là muốn giữ mình trong sạch Ngay cả khi gặp Tổ thứ 8 Phật Đà Nan Đề, ngài đã có những biểu hiện như khi đức Phật ra đời là đọc bài kệ và đi 7 bước, khiến Tổ thứ 8 nhận xét về ngài: "Vị Tiên sinh này kiếp xưa chắc đã gặp Phật Tổ, có tâm nguyện... toả sáng Pháp toà, long lanh như xá lị Phật Về sau Phục Đà Mật Đa trao cho Nan Sinh thanh tịnh pháp nhãn để làm Tổ thứ 10 Truyền pháp xong, Phục Đà Mật Đa thiu thiu đi vào cảnh giới Niết bàn giải thoát, xá lị để trong tháp Tượng Tổ thứ 9 Phục Đà Mật Đa được bày ở bên trái Tổ thứ 8, tả cảnh Tổ đang ngồi tựa mỏm đá, mặc áo nhiều nếp nhăn, để hở ngực và cánh tay Tượng được nhấn mạnh những nét gồ ghề, tạo... Biết được Phú Na Dạ Xà đã tỏ thiền cơ, Tổ bèn thế tóc trao giới cho làm thị giả, về sau lại truyền Pháp bảo cho làm Tổ thứ 11 Trao pháp xong, Hiệp tôn giả tiến vào cõi Niết bàn, tự hoá ra lửa thiêu thân, xá lị nhập tháp báu Ở chùa Tây Phương, tượng Tổ thứ 10 Hiệp tôn giả được bày ở bên trái Tổ thứ 9 , tả cảnh ngài đang đứng tựa vào thân cây già, có nhục kháo trên đầu, râu tóc đều rất ngắn, mặt bóng bẩy... để suy tư hoàn chỉnh kinh pháp Con rồng ở bệ nhỏ bên trái Tổ đang đội một kệ sách, ý chừng nhắc ngài được Đại Long cho kinh Hoa Nghiêm Đây là pho tượng thoát tục rất thành công, Tổ được xem trọng như Phật Người xem hiểu truyện Tổ, ngắm tượng lâu sẽ thấy đường viền nhạt nhoà để chỉ còn một vầng sáng yếu, không thực không hư theo như Phật tính Tổ thứ 16: La-hầu-la-đa ( 羅睺羅多, rāhulabhadra) La Hầu La Đa . " ;Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay. Hệ thống tượng " ;Tây thiên thập bát tổ& quot; (Các vị Tổ kế đăng) ở chùa Tây. thời Tây Sơn đã chớp cơ hội tốt nhất, sáng tạo ra những tuyệt tác "Tượng chùa Tây Phương" mà đỉnh điểm là bộ tượng " ;Tây thiên thập bát tổ& quot;

Ngày đăng: 15/02/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan