1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu Văn hóa blog ppt

3 333 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 94,45 KB

Nội dung

Văn hóa blog Không rõ tình hình trên sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng nào và cộng đồng mạng và các blogger ở Việt Nam được “vô tư” bình luận và phát ngôn được bao lâu nữa. Nhưng nếu bạn có dịp sinh sống và làm việc ở Singapore thì nên lưu ý là một ngày nào đó biết đâu bạn phải hầu tòa vì tội phỉ báng (defamation) - gây thiệt hại cho người khác do lạm dụng hay công bố thông tin sai sự thật. Hồi cuối năm ngoái, một đảng viên trẻ thuộc đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) cầm quyền đã phải tự xin ra khỏi đảng vì đã đưa trên Facebook một bình luận ảnh phản cảm với đạo Hồi. Một số blogger khác đưa hình ảnh hay bình luận ảnh hưởng đến chính sách hài hòa sắc tộc cũng bị cảnh sát theo dõi và cảnh cáo. Hồi giữa tháng 3 này, tòa án Singapore đã phạt nặng một blogger đăng lại trên mạng những hình ảnh bạo lực được chỉnh sửa với bình luận được cho là có tính kích động bạo lực. Và cách đây vài ngày, một sinh viên Trung Quốc đang học tại Đại học Quốc gia Singapore đã bị chính phủ nước này cắt học bổng, phạt 3.000 đô la Singapore và lao động công ích ba tháng vì đã dám gọi người Singapore là “chó” trên trang blog cá nhân Cách đây hơn một thập kỷ, trong thời kỳ sơ khai của Internet, các quan chức Cục Phát triển Truyền thông Singapore (MDA) khẳng định rằng Chính phủ Singapore quản lý mạng một cách nhẹ nhàng (light touch). Nhưng bây giờ, những biện pháp chế tài nói trên có lẽ quá nặng nề. Và điều đó càng nghiêm trọng hơn khi đích thân Thủ tướng Lý Hiển Long phải thuê luật sư yêu cầu một số trang blog phải gỡ bỏ những thông tin sai về việc bổ nhiệm vợ ông, bà Ho Ching, làm tổng giám đốc tập đoàn đầu tư vốn nhà nước mang tên Temasek. Người phát ngôn của Thủ tướng cho biết quan điểm của ông trước những câu hỏi của báo chí nước ngoài: “Tự do ngôn luận không có nghĩa là được phép nói xấu hay phỉ báng người khác. Quan trọng là phải nói lên sự thật và tranh luận phải mang tính xây dựng và người dân cần hiểu bản thân mình phải chịu trách nhiệm về những điều nói ra”. Nhưng liệu các cơ quan công quyền có thể theo dõi và kiểm soát thông tin đầy đủ trong bối cảnh nở rộ các trang blog ở một đất nước mà người dân dành khá nhiều thời gian cho Facebook và 50% dân số có điện thoại thông minh? Theo Giáo sư Ang Peng Hwa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Internet thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, thay vì sử dụng bàn tay nặng nề của cơ quan công quyền, Singapore cần có một bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) cho các blogger và hoạt động truyền thông trên mạng. Dựa trên bộ quy tắc ứng xử này, MDA sẽ theo dõi và nhắc nhở những hành vi “vô tư” chưa hiểu hết những nguyên tắc và yêu cầu trong văn hóa blog; chỉ hành vi nào xâm hại đến lợi ích cộng đồng, doanh nghiệp và chính sách hài hòa văn hóa, đa sắc tộc thì mới được xử lý theo luật pháp. Thật vậy, quy tắc ứng xử là rất cần thiết để “điều chỉnh nhẹ nhàng” những hành vi trên mạng tránh tình trạng việc gì cũng phải nhờ đến luật sư và dắt nhau ra tòa. Ở Singapore, người dân có thói quen trọng pháp, những lời nhắc nhở có liên quan đến luật pháp bao giờ cũng giúp người ta thức tỉnh và biết điều hơn. Một lần tình cờ lướt web, tác giả bài viết này phát hiện một đối thủ cạnh tranh (cũng là một doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại Singapore) đã trơ tráo sử dụng đến hai tấm ảnh trên trang blog thuộc sở hữu của người viết để quảng cáo cho dịch vụ tương tự. Dưới đây là một phần nội dung e-mail của người viết gửi cho đối thủ cạnh tranh: “Kính gửi: Công ty Chúng tôi được biết Quý Công ty đã sử dụng hai hình ảnh của chúng tôi để quảng cáo cho dịch vụ trên trang web của Quý Công ty (Liệt kê đường dẫn). Việc sử dụng ảnh vì mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu là không được phép theo luật lệ về bản quyền tại Singapore ”. Chừng hai tiếng sau, “khổ chủ” nhận được “phản hồi” bằng tiếng Việt không dấu của một giám đốc có cái tên Singapore có nội dung không dành cho mình mà cho một quản lý web có địa chỉ e-mail ở Việt Nam như sau: “Dear xxx, Em tháo bỏ hộ anh ảnh thuộc về ra khỏi website nhé”. Tôi không rõ bộ quy tắc ứng xử theo đề nghị của Giáo sư Ang có giúp được gì trong việc xử lý tình huống trên đây hay không. Nhưng theo thiển ý của tôi, trước khi nói đến quy tắc và luật pháp, cái hành vi của con người sau khi làm một điều gì không đúng đó là “xin lỗi” và ứng xử một cách có văn hóa. . nguyên tắc và yêu cầu trong văn hóa blog; chỉ hành vi nào xâm hại đến lợi ích cộng đồng, doanh nghiệp và chính sách hài hòa văn hóa, đa sắc tộc thì mới được. Văn hóa blog Không rõ tình hình trên sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng nào và cộng đồng mạng và các blogger ở Việt Nam được

Ngày đăng: 15/02/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w