Viếtihayviếty?
Những điều còn bỏ qua
Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ
viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận:
âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm
đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối),
thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.
Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng
cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i
đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a
thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.
Quy định không nói tới công dụng của y hayi đứng cuối âm tiết để phân biệt hai
vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…
Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:
+ Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm
khuya.
+ Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền
lực, quyết định…
+ Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng
hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo
thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
+ Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết
vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng
cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.
[note]Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm
mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao
giữa các con chữ trong từ ngữ.[/note]
Những điều chưa chuẩn
Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong
chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con
chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:
– Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị
dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí…
Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen
viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
– Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô
cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần
dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy
trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý;
chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng
lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12);
thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902,
chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ
nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai
thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách
viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không
gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất
bằng i” như trong quy định.
. Viết i hay viết y?
Những i u còn bỏ qua
Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là lo i chữ
viết ghi âm. Khi ta n i, m i. dụng của y hay i đứng cu i âm tiết để phân biệt hai
vần uy/ui: thuý khác v i th i, quý khác v i c i
Quy định cũng không đề cập t i quy tắc viết bằng chữ