Bạncó“nghiện”nỗisợhãi?
Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta thường có nhiều điều để lo lắng: lo bị điểm
xấu, lo không có việc làm, lo…ế, lo sợ trước kì thi… Tuy nhiên, thay vì giảm nhẹ
nỗi lo để vui sống, chúng ta thường thích nhân lên sự tiêu cực, tự tạo áp lực cho
bản thân bằng việc lo những điều không đáng. Chúng ta bắt đầu cảm thấy sợ hãi,
và xem nỗisợ hãi như một điều cần thiết phải có. Vì nếu quá ung dung thì bạn lại
nghĩ rằng: “Tại sao mình lại thản nhiên như vậy. Đây là một kì thi quan trọng mà.
Không được, mình phải lo lắng chứ! Và bạn lo lắng thật.
Dần dà, chúng ta tập thói quen sống chung với nỗisợ hãi để tạo cho mình một lớp
vỏ bọc, một rào cản, và viện đủ thứ lí do cho cảm xúc tiêu cực này: “Cuộc sống
bây giờ xô bồ phức tạp quá, biết tin ai được”, “Phải biết sợ, biết lo để mà đề phòng
chứ!”, “Sợ hãi mới trưởng thành hơn được. Lúc nào cũng ung dung, gặp chuyện
thì biết thế nào?”, “Phải áp lực mới biết cố gắng…”.
Thực tế, nỗisợ hãi là một liều thuốc độc. Nó không thể hủy hoại bạn ngay, mà tàn
phá dần dần. Lâu ngày, khi bạn lơ là một chút, nỗisợ hãi sẽ có sức công phá lớn,
đẩy bạn đi thụt lùi thay vì nâng bạn dậy, đè bẹp tinh thần bạn thay vì động viên
bạn cố gắng hơn.
Rất nhiều sĩ tử sau khi thi đại học đều bảo rằng: “Nếu ngày đó mình tự tin hơn,
bình tĩnh hơn, thì mình đã tập trung làm tốt bài thi. Đề thi không khó, chỉ cần chú
ý một chút là làm được. Chỉ vì mình để nỗisợ hãi lấn át nên mình không tư duy
được gì cả”. Đó cũng là tình hình của rất nhiều bạn khác khi trải qua một cuộc thi
quan trọng trong trường, trong công ti, hoặc trong cuộc đời của mình. Để rồi khi
thất bại, họ lại tiếp tục sợ hãi và đổ lỗi cho hoàn cảnh, mà không ý thức được rằng,
chính nỗisợ của họ đã làm nên họ ngày hôm nay.
Vậy nên, bạn đừng sợ hãi. Hãy sống thật can đảm. Ngẩng cao đầu, mở cửa sổ ra
và ngắm bầu trời tuyệt đẹp. Mọi tinh hoa đều đang chờ bạn trước mắt, quan trọng
là bạncó biết nhặt lên đúng lúc hay không
Bị người khác “dẫn dắt”
Những ai thiếu quyết đoán, chỉ cần một lời nói bóng gió của người khác là dễ dàng
bị “lung lay ý chí” ngay. Kẻ xấu sẽ lợi dụng cơ hội này mà khuyên bạn những điều
bất lợi. Chính vì không có ý chí kiên định và thiếu tự tin nên bạn không phân biệt
được đúng sai, dễ bị đối thủ “bắt bài”, hoặc bạncó thể trở thành “công cụ” để
người khác lợi dụng.
“Ý nghĩ tiêu cực” luôn biến thành hiện thực
Với những ai thiếu quyết đoán, bạn càng nghĩ theo hướng tiêu cực, sự tiêu cực đó
xảy ra càng nhanh. Bởi thay vì bắt tay thực hiện, bạn lại hoang mang, do dự, xem
liệu mình nên đi theo lựa chọn nào. Bạn không có đam mê, không có chính kiến,
chỉ bị tác động bởi dư luận và làm theo những gì mà số đông cho là đúng. Những
nỗi sợ của bạn rất dễ thấy. Càng nghĩ nhiều đến nó, bạn càng có xu hướng hành
động y hệt như vậy.
Thường xuyên bị “ăn cắp ý tưởng”
Khi bạncó một ý tưởng hay, bạn không chịu thực hiện ngay mà chần chừ vì sợ
thất bại. “Có lẽ mình sẽ không làm nổi, ý tưởng này rất viển vông”, “Thiếu nhân
lực, thiếu vốn, làm sao mà làm?”, “Thôi, từ từ làm cũng được, có gì đâu mà vội,
bây giờ chưa phải lúc”… Và rồi một thời gian rất ngắn sau đó, bạn thấy người
khác đã biến ý tưởng của bạn thành hiện thực và thành công mĩ mãn. Lúc đó bạn
lại tức và nói: “Giá như…”. Thật ra, sự quyết đoán của họ đã thôi thúc họ thực
hiện, đó là điểm khác biệt giữa người thành công và người “luôn thiếu may mắn”.
. Bạn có “nghiện” nỗi sợ hãi?
Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta thường có nhiều điều để lo lắng: lo bị điểm
xấu, lo không có việc làm, lo…ế, lo sợ.
Thực tế, nỗi sợ hãi là một liều thuốc độc. Nó không thể hủy hoại bạn ngay, mà tàn
phá dần dần. Lâu ngày, khi bạn lơ là một chút, nỗi sợ hãi sẽ có sức công