1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và liên hệ với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên và sinh viên hiện nay

26 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 490,12 KB

Nội dung

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊBÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và liên hệ với vấn đề bảo vệ

Trang 1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa

xã hội và liên hệ với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên và

sinh viên hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: Phần lý luận: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn

1.2 Mối quan hệ biện chứng của “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” 71.2.1 Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 7

1.2.2 Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ

1.3 Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng chủ

1.3.1 Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội 91.3.2 Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc 101.4 Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ

1.6.4 Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ 17

Chương 2: Phần liên hệ: Liên hệ với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên,

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo 172.2 Vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo 20

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có vai trò đặc biệt quantrọng đối với phong trào cách mạng Việt Nam, mở ra bước ngoặt trong tiến tình giảiphóng và phát triển dân tộc Việt Nam Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ và tầmnhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ánhsáng chân lý thời đại để giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam Đó là đường lốigiương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nướcchân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội

và giải phóng con người Đó là con đường phát triển, là mục tiêu, là bước đi của cáchmạng nước ta, là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là triết lý pháttriển Việt Nam trong thời đại mới

Trong khi đó, hiện nay, tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biếnnhanh chóng, phức tạp, khó dự báo Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển,đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toànhàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức to lớn, tiềm ẩn nguy cơxung đột Các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng các hoạt động, yêu sách chủquyền, nhất là ở những vùng biển giáp ranh, nhạy cảm, chưa phân định Vì vậy, vấn đềbảo vệ chủ quyền biển, đảo càng trở nên quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải thấm nhuầnsâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ vững chắc chủ quyềnbiển, đảo

Do đó, việc tìm hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội hết sức quan trọng để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn vai trò và tráchnhiệm của mình trong cuộc sống đối với mọi người, đối với đất nước Đó cũng là lý

do tôi quyết định làm đề tài tiểu luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

gắn liền với chủ nghĩa xã hội và liên hệ với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên, sinh viên hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Trang 4

Liên quan đến đề tài, đã có những công trình khoa học, bài viết của nhiều tácgiả Các công trình, bài viết đã góp phần làm sáng rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội những đây vẫn luôn là vấn đề nóng cần tiếptục bàn luận sâu rộng hơn nữa để từ đó rút ra được những vấn đề có tính nguyên tắc,những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu để có thể vận dụng vào sự nghiệp cáchmạng hiện nay.

Với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội và liên hệ với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên, sinh viên hiệnnay” sẽ góp phần tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài này nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, từ đó liên hệ với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, giúpthanh niên, sinh viên nhận thức về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong bảo vệ chủquyền biển đảo Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên một cách hiệu quả nhất, đề tài sẽ từng bước giảiquyết những nội dung về: (1) Phân tích lý luận chung về nội dung cơ bản của tư tưởng

Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (2) Liên hệ thực tiễn:vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên, sinh viên hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Quan điểm của Hồ Chí Minh về về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội Quá trình hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về về độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội vận động trong thực tiễn Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

Những tài liệu lịch sử cụ thể cùng hệ thống tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh về

về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảoViệt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

5.1 Cơ sở lý luận:

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin Quan điểm của Hồ Chí Minh về về độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về chiến lược “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp: phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử, phươngtích phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh,phương pháp liên ngành

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận:

Đề tài giải quyết được các vấn đề sau: (1) Nội dung cơ bản của tư tưởng HồChí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (2) Liên hệ vấn đề bảo vệchủ quyền biển đảo của thanh niên, sinh viên hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Giúp cho sinh viên có khả năng nhận diện và phản bác những luận điểm xuyêntạc tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Làm chosinh viên thêm tự hào về sức mạnh của dân tộc, tin tưởng sự nghiệp cách mạng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam

7 Kết cấu của đề tài.

Tiểu luận bao gồm: Mở đầu; Nội dung (2 chương); Kết luận; Danh mục tài liệutham khảo

Trang 6

“Chuyên đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết quân chủ lập hiếnquốc” Phan Bội Châu còn đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong nướcxuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thu nhận kiến thức mới của nướcngoài về giúp nước nhà, động thời mua vũ khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sởchống Pháp trong nước Sự thất bại của Đông Du là ngay từ đầu Phan Bội Châu đã sailầm về đường lối đúng như nhận xét của Bác Hồ là: Cụ Phan muốn dựa vào Nhật đểđánh đuổi Pháp, như thế khác gì tiễn hổ về của trước, rước beo cửa sau Và thực tế là

Trang 7

chỉ sau một thời gian ngắn, khi thực dân Pháp đánh hơi thấy và nhận ra tính chất nguyhiểm của phong trào này đã ngay lập tức đàm phán với Nhật để chính phủ Nhật trụcxuất các sinh viên Việt Nam về nước Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởngcầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh đế quốc được) Cần xây dựng thực lựctrong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính Phan Châu Trinh:Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dânquyền” (Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục, ) Phan Châu Trinh:Giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương phápnăng cao dân trí, dân quyền, Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Phápsửa đổi chính sách cai trị thuộc địa Con đường cứu nước của Phan Chu Trinh chưađúng đắn Ông không tán thành việc Phan Bội Châu dựa vào Nhật để chống Pháp,nhưng bản thân ông lại đi theo đường lối dựa vào Pháp, yêu cầu Pháp tiến hành cảicách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu nước mạnh,làm cho dân giàu nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc - Đây là một điều “khôngtưởng” và thực tế đã chứng minh nó là sách lược sai lầm Ông không gặp thời Lúcnày Pháp rất mạnh, ta không có gì để buộc Pháp thương lượng, thỏa hiệp với ta Vàmãi tới ngày 19/6/1919, ông cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền vàNguyễn Tất Thành soạn bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi cho Hội nghịVersailles, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc, làm nổ ra “quả bom chính trị” chấn độngtại nước Pháp Đó là dấu ấn cuối cùng của Phan Châu Trinh ở một phương diện nào

đó Còn khởi nghĩa của người anh hùng Hoàng Hoa Thám còn mang nặng “cốt cáchphong kiến” chưa phải lối thoát rõ ràng đúng đắn Hàng loạt phong trào yêu nước nổ

ra song đều thất bại Cuối thế kỷ XIX, đầu XX cách mạng nước ta bị khủng hoảng vềđường lối, tình hình đen tối như không có đường ra Trong khi đó, lịch sử thế giới giaiđoạn này cũng có những biến chuyển to lớn, chủ nghĩa độc quyền xác lập vị trí trêntoàn thế giới, chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa Caotrào cách mạng thế giới với đỉnh cao là cách mạng Tháng Mười Nga đã làm “thức tỉnhcác dân tộc châu Á” Trên con đường cứu nước cứu dân, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ởchủ nghĩa Mác - Lênin con đường mới của cách mạng Việt Nam Người khẳng định:

“muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cáchmạng vô sản” Đó là con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Độc

Trang 8

lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ tận gốc cơ sở áp bức dân tộc và ápbức giai cấp Như vậy, ở Hồ Chí Minh, yêu nước truyền thống đã phát triển thành yêunước trên lập trường của giai cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội Con đường: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minhkhác cơ bản với con đường giải phóng dân tộc của những người đi trước như phongtrào Cần Vương của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều dựa trên

hệ tư tưởng phong kiến hoặc tư sản (những hệ tư tưởng này đã lỗi thời, lạc hậu) khônggắn với tiến bộ xã hội nên đã thất bại Chủ nghĩa tư bản là do giai cấp tư bản lậpnên,nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, bóc lột người dân lao động Chỉ có chủnghĩa Mác - Lênin là mang tính nhân đạo triệt để, toàn diện, vì nó nói đến giải phóngdân tộc, giai cấp, giải phóng con người khỏi vòng xiềng xích, đem lại tự do cho conmỗi dân tộc.Con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh phản ánh đúng yêu cầutất yếu của cách mạng và dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn liền với tiến bộ xã hộinên nó là con đường duy nhất đúng đắn và tất yếu là giành được thắng lợi

1.2 Mối quan hệ biện chứng của “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

1.2.1 Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi, luậnđiểm trung tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh Tìm ra con đường cáchmạng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội “con đường cách mạng vô sản”,

Hồ Chí Minh cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận thức được vai trò lịch sử của giaicấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản có sức mạnhlãnh đạo được sự nghiệp cách mạng đó đến thành công Con đường cách mạng độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là lý tưởng cao đẹp nhất của thời đại nhằm giảiphóng dân tộc, xã hội và con người một cách triệt để Con đường đó cực kỳ khó khăn,gian khổ, phức tạp và lâu dài nhằm xây dựng một xã hội phồn vinh, có kỷ cương, lốisống lành mạnh và văn hóa cao; có quan hệ hữu nghị và bình đẳng với các quốc giadân tộc trên thế giới Hồ Chí Minh kết luận: nhân dân Việt Nam không thể cứu nước,

Trang 9

giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng dân chủ tư sản; độc lập dân tộc khôngthể gắn liền với con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là một khát vọng mang tính phổbiến Nó bao hàm một nội dung rất rộng: đó là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, độclập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc; gắn liền với tự do, dân chủ, ấm no hạnhphúc cho nhân dân Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, nền độc lập dân tộc bị mất, nhândân bị đè nén, thống trị của ngoại bang Xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam là một nướcthuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật, cấp báchcần giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lượccùng bọn tay sai bán nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc, xác định mụctiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta là giành lại độc lập cho dân tộc,trong khi không quên nhiệm vụ dân chủ nhân dân, song khi thực hiện nhiệm vụ nàytrước hết phải nhằm phục vụ nhiệm vụ dân tộc Có thể khẳng định rằng, Đảng Cộngsản lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là nhân tố quyết định nhất đảm bảocho cách mạng tiến hành triệt để, phát triển lên cách mạng chủ nghĩa xã hội; nhưngtrước hết phải giành lại được độc lập dân tộc Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu củacách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đồng thời là tiền đề tất yếu để cuộc cách mạngnày phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân Phương hướng phát triển này không những làm cho cuộc cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân được tiến hành triệt để, thể hiện ở mục tiêu giành lạiđộc lập hoàn toàn, thực sự cho dân tộc, mà còn đảm bảo cho nền độc lập dân tộc đóđược giữ vững và ngày càng củng cố thêm; có những điều kiện, tiền đề để cách mạngphát triển lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa; xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc củanhân dân, làm cho độc lập dân tộc thực sự có ý nghĩa, có giá trị

Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng dân chủ văn minh

Trang 10

Về kinh tế: từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,

thực hiện quản lý dân chủ và phân phối theo lao động, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân

Về chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ dựa trên nền tảng liên minh

giữa công nhân, nông dân và trí thức, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Về văn hóa xã hội: thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo tồn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhânloại

Về đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác và làm bạn với

tất cả các nước

1.3 Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1.3.1 Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Vào đầu thế kỷ XX vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề cấp bách, sống còn củadân tộc Việt Nam Những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp lúc bấy giờ lâmvào hoàn cảnh “một trăm lần thất bại mà không một lần thành công” Sự thất bại mộtmặt là do đường lối cách mạng sai lầm, thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo cáchmạng, mặt khác là không nhận thức và đi theo quy luật phát triển của thời đại nhất làsau Cách mạng Tháng Mười Nga 1917

Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận cáchmạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong việc xác định phương hướngchiến lược của cách mạng Việt Nam, trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng” (1930),Người “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xãhội cộng sản” Tư tưởng trên của Người xuất phát từ nhận thức thực tế nước ta là mộtnước thuộc địa và phong kiến, cho nên nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng phải là tưsản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng tức đánh đổ đế quốc - phong kiến rồisau đó mới quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Vậy, theo Hồ ChíMinh độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, là tiền đề cho

Trang 11

mục tiêu tiếp theo: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Tư tưởng trêncủa Hồ Chí Minh đúng đắn và sáng tạo vì không chỉ đáp ứng được yêu cầu kháchquan, cụ thể của cách mạng Việt Nam mà còn phù hợp với quy luật phát triển của thờiđại.

Mặt khác, theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc vàdân chủ; độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hòa bình; độclập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Cho nên, khi đề caomục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là mục tiêu cuối cùng của cáchmạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo - cách mạng xã hội chủ nghĩa,cuộc cách mạng mang lại hạnh phúc, cơm no, áo ấm cho nhân dân Vì vậy, cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt để thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi,sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa Hơn nữa, cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đã được Hồ Chí Minh xã định đi theo con đườngcách mạng vô sản, cho nên bản thân cuộc cách mạng này mang tính định hướng xã hộichủ nghĩa, được nhân dân đồng thuận và tin tưởng Độc lập dân tộc vì vậy khôngnhững là tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa

1.3.2 Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc mà dân vẫn không có cơm ăn, áo mặc,không được học hành thì độc lập đó không có ý nghĩa gì, độc lập đó trước sau gì cũngkhông tồn tại, cho nên sau khi tiếp thu học thuyết cách mạng vô sản, Người khẳngđịnh: độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Năm 1960, Hồ Chí Minh tiếptục khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được cácdân tộc áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ Kết hợp lý luậnchủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xãhội trước hết là một chế độ dân chủ, do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng,

tư tưởng này thể hiện điểm khác biệt và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với cácchế độ chính trị trước đó Chế độ dân chủ thể hiện trong tất cả mọi mặt đời sống xãhội chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội, và được thể chế hoá bằng hiến pháp, phápluật, đây là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo nền độc lập dân tộc, tạo ra nền tảng

ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu

Trang 12

thôn tính, đe dọa nền độc lập, tự do của dân tộc Và cũng chính chế độ dân chủ xã hộichủ nghĩa đã làm cho người dân tin tưởng, thiết tha với chế độ hơn, kiên định với mụctiêu chiến lược mà Hồ Chí Minh vạch ra cho cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Mặt khác, theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội còn là một xã hội đạt tới mứchoàn chỉnh, hoàn toàn tốt đẹp, là một chế độ không còn tình trạng người bóc lộtngười, một xã hội bình đẳng, công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm íthưởng ít, không làm không hưởng, bảo đảm phúc lợi xã hội cho người già, trẻ em vànhững người còn khó khăn trong cuộc sống; mọi người đều có điều kiện để phát triểnnhư nhau Chủ nghĩa xã hội theo Người, còn là một xã hội có nền kinh tế phát triểncao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bảo đảm đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân, là một xã hội phát triển cao về đạo đức và văn hoá, thể hiệnnhững giá trị tư tưởng, truyền thống quý báu của dân tộc và hơn thế nữa là một chế độ

có mối quan hệ hữu nghị, hoà bình sẵn sàng đoàn kết với các nước trên thế giới đấutranh vì mục tiêu chung của cách mạng: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.Chủ nghĩa xã hội với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất cũng sẽ đi đến xóa bỏ hoàntoàn, tận gốc mọi sự áp bức, bóc lột, bất công về giai cấp, dân tộc

Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng những cơ

sở vững chắc về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội cho sự phát triển đất nước

và nó cũng là nền tảng, điều kiện để bảo vệ nền độc lập dân tộc

1.4 Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ra đời

và phát triển ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vithế giới Tư tưởng đó hình thành ở Hồ Chí Minh từ đầu những năm 20 và đến mùaxuân năm 1930 với sự kiện Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì con đườngcách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã thành ngọn cờ dẫn dắt giaicấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam liên tục giành những thắng lợi lịch sử

Trang 13

suốt hơn 90 năm qua Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội được thể hiện trên thực tiễn cách mạng Việt Nam qua ba thời kỳ:

Thời kỳ 1930-1945: Hồ Chí Minh xác định tính chất cách mạng Việt Nam là

con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhândân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai củachúng; xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyềncách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”1; xác định đối tượng đấutranh của cách mạng là đế quốc xâm lược, phong kiến tay sai, tầng lớp tư sản và địachủ chống lại độc lập dân tộc; xác định rõ lực lượng cách mạng Việt Nam là toàn thểnhân dân, bao gồm công nhân, nông dân, tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung,tiểu địa chủ, các cá nhân yêu nước, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông, tậphợp dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo; xácđịnh đúng đắn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận của cáchmạng vô sản thế giới, có mối quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản “chính quốc”,cách mạng giải phóng dân tộc có tính chủ động, có thể giành thắng lợi trước cáchmạng vô sản “chính quốc”, tác động tích cực tới cách mạng “chính quốc”

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám 1945 đãgiành thắng lợi Đó là thắng lợi lịch sử đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh về conđường cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản Thắng lợi này

đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ 1945-1954: Thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở

đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện "kháng chiến và kiến quốc" Thời kỳ này HồChí Minh tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm lý luận về con đường cáchmạng Việt Nam Để thực hiện mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh kiên trì quan điểmphát huy cao độ ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sựủng hộ và giúp đỡ quốc tế Nét độc đáo, đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về conđường cách mạng Việt Nam ở thời kỳ này là Người đã đề ra và thực thi nhất quánđường lối: “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” Đường lối đó phù hợp với quy luật pháttriển lịch sử dân tộc, dựng nước đi đôi với giữ nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t 3, tr 8

Ngày đăng: 31/03/2022, 17:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w