Những điềucơbảnvề Franchising
“Frachising là một phương thức mở rộng doanh nghiệp, có đặc thù bằng việc
cung cấp li-xăng về sử dụng thương hiệu, hàng hóa, kèm theo những quy định về
chi phí chuyển nhượng và các trợ giúp hay sự kiểm soát nhất định trong hoạt
động.”
Hoạt động franchisingtại Việt Nam nên được định nghĩa một cách đầy đủ như
sau:
“Nhượng quyền thương mại là hình thức mở rộng mạng lưới kinh doanh thông qua
chuỗi mô hình các bản sao đơn lẻ bằng vốn đầu tư của đối tác (đối với Franchisor);
hay việc làm chủ kinh doanh bằng cách áp dụng một mô hình doanh nghiệp sẵn
có, cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang chất lượng, kiểu dáng, thương hiệu đặc thù
của doanh nghiệp nhượng quyền (đối với Franchisee).
Nhượng quyền thương mại dựa trên sự thỏa thuận hợp pháp bằng văn bản giữa hai
bên. Trong đó, bên giao quyền trao cho bên nhận quyền: quyền tiến hành kinh
doanh bằng sản phẩm hàng hóa - dịch vụ, thương hiệu, cùng với phương thức hoạt
động của mình tại địa điểm xác định, bên cạnh những trợ giúp, kiểm soát nhất
định. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền và tuân theo các điều
khoản ràng buộc khác được ghi trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.”
Nhượng quyền thương mại dựa trên sự thỏa thuận hợp
pháp bằng văn bản giữa hai bên.
a. Lịch sử hình thành
Thế hệ đầu tiên của việc kinh doanh nhượng quyền khởi đầu từ hệ thống quán bia,
rượu hộ gia đình (tied-house systems), phát triển vào những năm 1840 tại Đức. Hệ
thống nhượng quyền này thành lập dựa trên sự thỏa thuận giữa những người bán
bia và sản xuất bia, nhằm mang lại quyền được bán một nhãn hiệu bia nhất định
nào đó trong quán của mình.
Thế hệ thứ hai của franchising được biết đến với tên gọi nhượng quyền sản phẩm
– thương hiệu (product-tradename franchising hay còn có tên gọi khác là product
distribution franchising), xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 19, khi mà Singer® Sewing
Machine Co. (1851) - nhà sản xuất máy khâu của Mỹ – bán sản phẩm của mình
cho những người bán hàng và những người này sau đó sẽ tự tìm lấy thị trường tiêu
thụ sản phẩm cho riêng mình, được quyền phân phối sản phẩm dưới tên thương
hiệu của Singer® Sewing Machine.
Thế hệ thứ ba của franchising, được biết đến dưới tên gọi nhượng quyền kinh
doanh (business format) hay nhượng quyền cả gói (package franchise), hình thành
vào đầu thế kỷ 20 và được phát triển tiên phong bởi hệ thống nhà hàng A&W®
Restaurants. Những năm 1950, 1960 là thời kỳ mà franchising phát triển mạnh mẽ
và khởi sắc. Giai đoạn này chứng kiến sự ra đời của các chuỗi nhà hàng nhượng
quyền lớn tại Mỹ, đa số hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm – fast food, như:
Tastee-Freez, KFC, McDonald's, và Burger King.
Nhượng quyền thương mại thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1990 và phát
triển mạnh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh với sự có mặt của các tập đoàn lớn
trên thế giới như: Kentucky Fried Chicken (KFC) với món gà rán, Jollibee với
món Hamburger. Công ty Trung Nguyên là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mở
đường cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên cạnh Trung Nguyên, còn có
một số các doanh nghiệp Việt Nam khác cũng đã bắt đầu chọn franchising làm
hình thức để phát triển thương hiệu, như: Phở 24 của Nam An Group, TapioCups
của VinaFranchise Corp., hay Kinh Đô Bakery của công ty cổ phần bánh kẹo Kinh
Đô.
. Những điều cơ bản về Franchising
“Frachising là một phương thức mở rộng doanh nghiệp, có đặc thù bằng việc
cung cấp li-xăng về sử dụng thương. hàng hóa, kèm theo những quy định về
chi phí chuyển nhượng và các trợ giúp hay sự kiểm soát nhất định trong hoạt
động.”
Hoạt động franchising tại Việt