1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020

11 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

a Biết rằng các đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường: - Tính điện trở của bình điện phân và khối lượng nhôm thu được ở cực âm của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây.. - Tìm số [r]

Trang 1

1 ĐỀ 1

Câu 1 (1,0 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-lông về lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không ?

Câu 2 (1,0 điểm)

Điện trường là gì? Thế nào là điện trường đều?

Câu 3 (1,0 điểm)

Dòng điện là gì? Nêu điều kiện để có dòng điện trong vật dẫn

Câu 4 (1,0 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun - Lenxơ

ài 1 (2,0 điểm)

Hai điện tích điểm q1 = 2.10-7 C và q2 = -8.10-7 C được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không Xác định định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q3 = 4.10-7 C đặt tại điểm M trong trường hợp MA = 4 cm; MB = 6 cm

ài 2 (1,0 điểm)

Một tụ điện có điện dung 20µF Điện tích mà tụ tích được là 800 µC Tính hiệu điện thế giữa hai bản

tụ ?

ài 3 (1,0 điểm)

Một bếp điện khi sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp là có cường độ 4 A Tính điện trở của bếp điện và nhiệt lượng mà bếp điện tỏa ra trong 20 phút theo đơn vị Jun (J)

ài 4 (2,0 điểm)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình v trong đó nguồn điện có suất điện động là E = 6 V và có điện trở trong là r = 2 Ω; các điện trở ở mạch ngoài là R1 = 5 Ω R2 = 20 Ω và R3 = 4 Ω Tính:

a Cường độ dòng điện qua mạch ngoài

b Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R3 ?

R2 R3

Trang 2

2 ĐỀ 2

Câu 1 (1,0 điểm)

Cho 10 nguồn điện hoàn toàn giống nhau được mắc thành bộ nguồn nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r Hãy viết công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ?

Câu 2 (1,5 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch ?

Câu 3 (1,5 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Fa-ra-day về điện phân ? Trong trường hợp điện phân nào thì có hiện tượng cực dương tan ?

Bài 1 ( 2,5 điểm)

Cho hai điện tích điểm q1 = 2nC, q2 = -2nC đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau 4 cm trong chân không

a) Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB ?

b) Nếu đặt một điện tích điểm q= -4nC tại M thì nó chịu lực tác dụng thế nào ?

ài 2 (1,0 điểm)

Một proton bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm có phương làm với phương của đường sức điện một góc 600

Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu? Biết rằng điện tích của proton là 1,6.10-19(C)

Bài 4 ( 2,5 điểm)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình v trong đó nguồn điện có suất

điện động là E = 6 V và có điện trở trong là r = 1 Ω Mạch ngoài gồm các

điện trở R1 = 10 Ω R2 = 5 Ω R4 = 9 Ω và một bình điện phân đựng dung

dịch AgNO3 với anốt làm bằng bạc có điện trở R3 = 6 Ω ỏ qua điện trở

của các dây nối

a) Tính cường độ dòng điện trong mạch chính

b) Tính khối lượng của bạc bám vào bề mặt catốt của bình điện phân sau thời gian 16 phút 5 giây Cho A = 108 g/mol và n = 1

3 ĐỀ 3

I- LÝ THUY T

Câu 1 (1,0 điểm)

Nêu định ngh a về cường độ điện trường

Trang 3

Câu 2 (1,5 điểm)

Thế nào là vật dẫn điện; vật cách điện? Nêu điều kiện để có dòng điện trong một vật dẫn điện

Câu 3 (1,5 điểm)

Hãy cho biết hạt tải điện và bản chất dòng điện trong môi trường chất bán dẫn là gì?

II- BÀI T P

ài 1 (2,0 điểm)

Hai điện tích điểm q1 = 6.109 C, q2 =  6.109 C đặt cố định tại hai điểm và cách nhau 12 cm trong không khí Xác định vectơ lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 = 4.109 C đặt tại C Với CA = 4

cm; CB = 16 cm

ài 2 (2,5 điểm)

Cho mạch điện như hình v : Trong đó ξ = 12V ; r = 3 Ω mạch ngoài có

các điện trở R1 = 2Ω R2 = 3Ω trên bóng đèn có ghi (4V – 4W)

Bỏ qua điện trở các dây nối

a) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và công suất tiêu thụ điện năng của mạch

ngoài

b) Tính cường độ dòng điện qua đèn Hỏi đèn sáng như thế nào và tại sao?

ài 3 (1,5 điểm)

Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có anôt bằng bạc Sau 3 giờ điện phân, khối lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân là 30 22 g Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân iết bạc có =

108 g/mol, n = 1 và số Faraday F = 96500 C/mol

4 ĐỀ 4

A PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (4 câu)

Câu 1 (2,0 đ) Điện trường là gì? Định ngh a cường độ điện trường tại một điểm và viết công thức?

Câu 2 (1,5 đ) Phát biểu và viết biểu thức của định luật Joule-Lenz

Câu 3 (1,5 đ) Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại và trong chất khí

Câu 4 (2,0 đ) Lần lượt đặt các điện tích q1 ; q2 =- 3,6.10-6C và q3 >0 tại ba điểm A, B, C Cho AB = 30cm;

BC = 40cm; AC = 50cm Biết hệ thống các điện tích được đặt trong không khí Lực điện tổng hợp tác dụng lên q3 song song với AB Xác định

a) Dấu và độ lớn của điện tích q1?

b) Vecto cường độ điện trường tổng hợp tác dung lên điện tích q3 ?

B PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (5A hoặc 5B)

Câu 5 (3 đ) DÀNH CHO HỌC SINH BAN NÂNG CAO

Cho mạch điện như hình v :

R 1

R 2 Đ

Trang 4

+ Bộ nguồn có N pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động

ξ = 1 5V điện trở trong r = 0,5

+ Đèn Đ1 ghi (6V – 9W) đèn Đ2 ghi (3V – 3W)

+ Các điện trở R1 = 9 ; R2 = 4

+ RB là bình điện phân đựng dung dịch nhôm sunfat Al2(SO4)3 có

cực dương bằng nhôm.Cho AAl = 27g/mol, hóa trị n = 3

a) Biết rằng các đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường:

- Tính điện trở của bình điện phân và khối lượng nhôm thu được ở cực âm của bình điện phân trong thời gian

1 giờ 4 phút 20 giây

- Tìm số pin N của bộ nguồn và hiệu suất của bộ nguồn

b) Gỉa sử R1 làmột biến trở có giá trị thay đổi từ 0 đến vài trăm ohm () Xác định giá trị của R1 để khối lượng nhôm thu được ở cực âm của bình điện phân trong thời gian nói trên là ít nhất? Tính khối lượng nhôm thu được trong trường hợp này?

Câu 5B (3 đ) DÀNH CHO HỌC S N N CƠ ẢN

Cho mạch điện như hình v :

+ Nguồn điện có suất điện động  và điện trở trong r = 1 

+ Các điện trở R1 = 3  ; R2 = R3 = R4 = 4

+ R2 là bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có cực dương bằng đồng

Biết sau khi điện phân được 16 phút 5 giây thì khối lượng đồng được

thu được ở cực âm của bình điện phân là 0,32g Cho ACu = 64g/mol, hóa trị n = 2

a) Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và qua các điện trở

b) Tính suất điện động ξ của nguồn và hiệu suất của nguồn

c) Gỉa sử ta nối hai điểm M và N bởi một sợi dây dẫn có điện trở không đáng kể và suất điện động của nguồn

có giá trị như đã tính ở trên Tìm cường độ dòng điện qua nguồn

5 ĐỀ 5

A Lý thuyết

Câu 1 (1 điểm): Phát biểu, viết biểu thức định luật Cu - lông

R1 , r

R4

B

A

Trang 5

Câu 2 (1 điểm): Nêu đặc điểm công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyển trong điện

trường

Câu 3 (1 điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch

Câu 4 (1 điểm): Bản chất dòng điện trong kim loại là gì?

Câu 5 (1 điểm): Giải thích tại sao khi khóa K mở thì hiệu điện thế mạch ngoài

bằng suất điện động của nguồn?

B Bài tập

Câu 6 (1 điểm): Đặt hai điện tích q1 = 1,8.10–10C, q2 = 8.10–10C tại hai điểm và cách nhau 10cm trong chân không Tính cường độ điện trường tổng hợp và v vectơ cường độ điện trường tại C iết C = 4cm

BC = 6cm

Câu 7 (4 điểm): Cho mạch điện như hình v R1 là đèn (3V – 3W), R2 là bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với anôt bằng Ag, R2 = 0,75 , vôn kế, ampe kế lý tưởng Cho F = 96500 C/mol, AAg =108, n = 1

Bộ nguồn gồm 3 nguồn giống hệt nhau có  1,5 ;V r0, 25 ghép

nối tiếp

a Tìm số chỉ của ampe kế

b Tính khối lượng Ag giải phóng ra khỏi anốt của bình điện phân sau

10 phút

c Thay vôn kế bằng một tụ điện có điện dung C = 4F Tính điện

tích mà tụ điện tích được

d Thay vôn kế bằng ampe kế lý tưởng Tìm cường độ dòng điện qua R2 và qua nguồn

6 ĐỀ 6

I.Lý thuyết:

Câu 1:(1điểm)

Dòng điện là gì? Chiều của của dòng điện được quy ước như thế nào?

Câu 2: (1điểm)

Cặp nhiệt điện là gì? Ứng dụng của cặp nhiệt điện?

Câu 3 :(1điểm

Khi nào xảy ra hiện tượng dương cực tan Nêu các hiện tượng diễn ra ở các điện cực khi xảy ra hiện

tượng dương cực tan?

Câu 4:(1điểm) Nêu tính chất điện của bán dẫn

II Bài tập :

Bài 1 Cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động T = 41,8V/K điện trở trong r = 1

Trang 6

 Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G điện trở trong RG = 30 Mối hàn thứ nhất ở nhiệt độ 200

C, mối hàn thứ hai ở nhiệt độ 5200C

a Tính suất nhiệt điện động

b Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là bao nhiêu?

Bài 2.Cho mạch như hình v : nguồn điện có suất điện động ξ =16V và

điện trở trong r = 2Ω bóng đèn Đ loại 3V – 9W; R1 là biến trở; bình điện

phân đựng dung dịch CuSO4\Cu có điện trở Rb = 1,5

a Khi R1 = 1,4 Tính cường độ dòng điện mạch chính và khối lượng Cu

bám vào catot trong thời gian 2 phút 10 giây ? Biết Cu có A = 64 và n = 2

b Để đèn sáng bình thường thì R1 có giá trị là bao nhiêu ?

Bài 3

Cho mạch điện như hình v : Bộ nguồn gồm 2 nguồn mắc song song

Mỗi nguồn có EO = 9V, rO = 2 Các điện trở R1 = 4 , R2 = 3, R3

= 6, R4 = 2  Điện trở của vôn kế rất lớn

a) Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính và số chỉ của vôn kế

b) Thay vôn kế bằng một ampe kế có RA = 0 Tìm số chỉ của ampe kế

7 ĐỀ 7

I LÝ THUY T: (4 0 điểm)

Câu 1: (1 5 điểm)

Cường độ dòng điện: Định ngh a công thức ý ngh a và đơn vị các đại lượng trong công thức?

Câu 2: (1 5 điểm)

Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua? Viết biểu thức và chú thích các đại lượng

trong công thức

Câu 3: (1 0 điểm)

Bản chất dòng điện trong chất điện phân?

II BÀI T P: (6 0 điểm)

Bài 1: (1 5 điểm)

Một nguồn điện cung cấp một dòng điện I = 2 mA, chạy trong mạch điện, sau 10s Cho

19

1, 6.10

a Tính điện lượng nguồn cung cấp

b Tính số electron chạy qua mạch

Bài 2: (1 5 điểm)

Eoro

R4

R3

R2

V

R1

Trang 7

Một bộ nguồn gồm 8 pin giống nhau mắc nối tiếp Mỗi pin có suất điện động 1 5V và điện trở trong

0 5 Ω Mạch ngoài gồm điện trở R1= 2Ω R2= 6Ω bóng đèn loại (3V – 3W) Cho rằng điện trở của bóng đèn không thay đổi theo nhiệt độ

a Đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

b Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 50 phút?

Bài 3: (1 5 điểm)

Một cặp nhiệt điện có suất nhiệt điện động 2,25(mV), hệ số nhiệt điện động 24.10-6(V.K-1) Nhiệt độ

ở mối hàn có nhiệt độ thấp là 200

C Tính nhiệt độ của mối hàn có nhiệt độ cao ra độ Kelvin

Bài 4: (1 5 điểm)

Muốn mạ đồng 2 mặt của một tấm sắt có diện tích mỗi mặt là 25cm2, dung dịch điện phân là CuSO4 , Anốt là thanh đồng Cho dòng điện I =5A chạy qua trong thời gian là 16 phút 5 giây Tính bề dày lớp đồng bám trên tấm sắt Biết ACu = 64, n = 2, D = 8,9.106g/m3

8 ĐỀ 8

Câu 1 (1 điểm) Cường độ dòng điện: định ngh a công thức và đơn vị các đại lượng trong công thức

Câu 2 (1 điểm) Định luật Jun – Lenxo: phát biểu, công thức và đơn vị các đại lượng trong công thức

Câu 3 (1 điểm) Bản chất của dòng điện trong kim loại là gì? Cho biết nguyên nhân gây ra điện trở của kim

loại Tại sao khi nhiệt độ tăng thì điện trở của kim loại tăng?

Câu 4 (2 điểm) Định luật Fa-ra-đây thứ nhất, thứ hai: phát biểu, công thức và đơn vị các đại lượng trong

công thức

Viết công thức Fa-ra-đây và nêu đơn vị các đại lượng trong công thức

Câu 5 (1 điểm) Một dòng điện không đổi, sau 10 phút có một điện lượng 300C chuyển qua một tiết diện

thẳng Cường độ dòng điện là bao nhiêu?

Câu 6 (1 điểm) Dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với anôt bằng đồng trong thời

gian 32 phút 10 giây Tìm cường độ dòng điện qua bình để nhận được khối lượng đồng ở catôt là 0,32g Cho biết Cu có khối lượng mol nguyên tử là A = 64, hoá trị n = 2

Câu 7 (3 điểm) Cho mạch điện như hình v :

Trang 8

Bộ nguồn có suất điện động b = 12V điện trở trong rb = 1Ω Điện trở R1 = 5Ω R2 = 6Ω R3 là đèn

có ghi 3V - 3W Coi điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ Tính:

a Cường độ dòng điện trong mạch chính và công suất tiêu thụ mạch ngoài?

b Cho biết đèn sáng như thế nào?

c Công suất và hiệu suất của bộ nguồn?

9 ĐỀ 9

I-LÝ THUY T

Câu 1 (1,25đ) Phát biểu định luật Faraday thứ nhất? Viết công thức tính khối lượng của chất được giải

phóng ra ở điện cực?

Câu 2 (1,25đ) Phát biểu định luật Ôm đối với toàn mạch ? iểu thức ? Nêu tên các đại lượng trong biểu thức

và đơn vị?

Câu 3 (1,25đ) ản chất dòng điện trong kim loại ? Hạt tải điện trong kim loại là loại nào ? Mật độ của

chúng như thế nào ?

Câu 4 (1,25đ) Tia lửa điện là gì ? Điều kiện hình thành tia lửa điện ?

II- BÀI T P

Bài 1 (1điểm) Một điện tích điểm Q = 6 µC đặt tại A trong không khí Cho k = 9.109 Nm2/C2

a/ Tính cường độ điện trường E gây ra tại B khi AB = 10cm

b/ Nếu giảm khoảng cách đi một nửa thì cường độ điện trường E tăng hay giảm bao nhiêu lần?

Bài 2 (1điểm) Trên vỏ tụ điện có ghi 20µF-200V Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 100V

a/ Tính điện tích của tụ điện

b/ Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được

Bài 3 (1,5điểm) Cho mạch điện như hình 1:

Trang 9

Nguồn điện có suất điện động E = 8V; điện trở trong r = 1,2  Các điện trở mạch ngoài R1 = 1,6 ; R2 = 2

; R3 = 3  Biết Ampe kế có điện trở RA 0

a/ Tính số chỉ của Ampekế và hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R2 và R3

b/ Tính công suất của nguồn và công suất mạch ngoài

Bài 4 (1,5điểm) Cho mạch điện như hình v : 2 nguồn điện mắc nối tiếp có suất điện động và điện trở trong

lần lượt là E 1 = 3 V; r1 = 1 ; E 2 = 6 V; r2 = 2 ;

Điện trở R1 = 4  mắc song song với

bình điện phân chứa dung dịch Zn(NO3)2

có cực dương bằng Zn điện trở của bình điện phân là Rp = 12 

Điện trở dây nối không đáng kể

a/ Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn

b/ Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và cường độ

dòng điện qua bình điện phân

c/ Biết khối lượng Zn bám vào catôt bình điện phân là 0,8g , tính thời gian điện phân (Zn có A = 65, n = 2)

10 ĐỀ 10

Câu 1 (1,5 điểm): Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm cho toàn mạch trong trường hợp mạch

ngoài chỉ có điện trở

Câu 2 (1,5 điểm):

+ Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng dương cực tan

+ Khi xảy ra hiện tượng dương cực tan thì cường độ dòng điện qua bình điện phân có tuân theo định luật

Ohm không?

Câu 3 (2 điểm): Tại sao ở điều kiện bình thường chất khí là chất điện môi? Muốn cho chất khí dẫn điện,

người ta thực hiện bằng cách nào? Nêu bản chất dòng điện trong chất khí

Câu 4 (3 điểm): Cho mạch điện như hình v

R p

E1 , r 1

R 1

E2 , r 2

Trang 10

Biết: Nguồn điện có suất điện động E = 12 V điện trở trong r = 1 Ω; R1 = 8Ω R3 = R4 = 4Ω; R2 là bình điện phân dung dịch CuSO4 có dương cực bằng đồng và R2 = 6 Ω; Đồng có khối lượng mol là A = 64 (g/mol) và có hóa trị là n = 2 Bỏ qua điện trở của dây nối Tìm:

a Cường độ dòng điện trong mạch chính;

b Khối lượng đồng thu được ở Catốt trong thời gian điện phân 16 phút 5 giây;

c Công suất tiêu thụ của mạch ngoài và hiệu suất của nguồn điện

Câu 5 (1 điểm): Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V điện trở trong r = 1Ω cung cấp cho mạch ngoài

gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với R2 là bóng đèn loại (3V - 3W) thì đèn sáng bình thường Tính R1 và công suất tỏa nhiệt trên R1

Câu 6 (1 điểm): Có một số nguồn điện giống nhau có suất điện động E0 = 6 V và điện trở trong r0 = 2 Ω Hỏi cần phải mắc nối tiếp bao nhiêu nguồn để thắp sáng bình thường một bóng đèn loại (40V - 20W)?

Ngày đăng: 31/03/2022, 15:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cho mạch điện như hình v: Trong đó ξ= 12V r= 3Ω mạch ngoài có các điện trở        R1 = 2Ω   R2 = 3Ω  trên bóng đèn có ghi (4V – 4W) - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
ho mạch điện như hình v: Trong đó ξ= 12V r= 3Ω mạch ngoài có các điện trở R1 = 2Ω R2 = 3Ω trên bóng đèn có ghi (4V – 4W) (Trang 3)
Cho mạch điện như hình : - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
ho mạch điện như hình : (Trang 4)
Bài 2.Cho mạch như hình v: nguồn điện có suất điện động ξ =16V và điện trở trong  r = 2Ω  bóng đèn Đ loại 3V – 9W; R1 là biến trở; bình điện  phân đựng dung dịch CuSO4\Cu có điện trở Rb = 1,5  - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
i 2.Cho mạch như hình v: nguồn điện có suất điện động ξ =16V và điện trở trong r = 2Ω bóng đèn Đ loại 3V – 9W; R1 là biến trở; bình điện phân đựng dung dịch CuSO4\Cu có điện trở Rb = 1,5 (Trang 6)
Câu 7. (3 điểm) Cho mạch điện như hình : - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
u 7. (3 điểm) Cho mạch điện như hình : (Trang 7)
Câu 4 (1,25đ) Tia lửa điện là gì? Điều kiện hình thành tia lửa điện? - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
u 4 (1,25đ) Tia lửa điện là gì? Điều kiện hình thành tia lửa điện? (Trang 8)
Câu 4 (3 điểm): Cho mạch điện như hình . - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
u 4 (3 điểm): Cho mạch điện như hình (Trang 9)
Bài 4 (1,5điểm) Cho mạch điện như hình :2 nguồn điện mắc nối tiếp có suất điện động và điện trở trong - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
i 4 (1,5điểm) Cho mạch điện như hình :2 nguồn điện mắc nối tiếp có suất điện động và điện trở trong (Trang 9)
- Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12 - Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020
i dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12 (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w