Tayphảigiảmchi,taytráigiữngười
Giảm chân lân lên đầu
Hay Group khảo sát 13 ngân hàng, 10 công ty hóa chất, 6 công ty xây dựng, 6
công ty thuộc lĩnh vực khoa học đời sống và sức khỏe, 12 công ty sản xuất hàng
công nghiệp, 5 công ty bảo hiểm cùng 15 công ty dầu khí, dịch vụ
Kết quả chung cho thấy, 46% DN trả lời rằng công việc kinh doanh của họ bị ảnh
hưởng đáng kể hoặc tương đối bởi tình hình bất ổn kinh tế. Trước tình hình đó, các
công ty này đã thực hiện và xem xét một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để rà
soát lại mục tiêu kinh doanh.
Cụ thể, 67% DN đang phải cắt giảm chi phí hoạt động; 36% thắt chặt chi phí nhân
sự; 25% DN giảm/thu nhỏ các kế hoạch đầu tư/mở rộng và 4% DN phải bán đi các
DN/mảng kinh doanh ít lợi nhuận
Số DN chọn cơ cấu lại để tối ưu hóa hiệu suất, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt hơn
và cuối cùng là thực hành chính sách tiết kiệm cũng lên đến khoảng 25%.
23% DN tham gia khảo sát chia sẻ tạm thời chưa có biện pháp hoặc chờ đợi thêm
tín hiệu thị trường. Tuy nhiên, hầu hết đều nhắm đến mục tiêu đầu tiên là cắt giảm
chi phí.
Thứ tự ưu tiên những khoản chi phí tiết giảm bao gồm: tiếp thị, đầu tư công nghệ
thông tin, đào tạo, nghiên cứu và phát triển, các khoản thưởng, công tác phí
Theo sau đó là cắt giảm phụ cấp, phúc lợi, hoạt động làm ngoài giờ và cuối cùng
là lương cơ bản. Vì điều này mà mặt bằng chính sách dành cho nhân viên của các
công ty đã dần lộ diện.
Cụ thể nhất là tỷ lệ tăng lương cơ bản ở các DN đang hoạt động tại Việt Nam cũng
không cao. Nếu như năm 2011, tỷ lệ tăng lương dao động ở mức 12-13%, thì năm
nay chỉ từ 8-10%.
Chỉ với những nhân viên có thành tích cao, như các chuyên viên, quản lý cấp trung
và cao, tỷ lệ này có thể lên đến 18,2%. Đáng chú ý, theo kết quả khảo sát, chỉ có
18% DN cho rằng họ sẽ làm tốt hơn đáng kể so với mức ngân sách đề ra, phần lớn
(tương đương 54%), cho rằng mình sẽ tạm ngừng các chế độ chăm sóc nhân viên.
Đồng xanh và cỏ vẫn xanh
Khó khăn thì không thể phủ nhận nhưng xét ở khía cạnh tích cực, thời điểm kinh
tế khó khăn là một cơ hội cho người sử dụng lao động xem xét lại chi phí nhân
công của họ. Ngay cả một thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra một tác động tích cực
đến lợi nhuận.
Do vậy, thẳng thắn với nhân viên là mục tiêu đề ra hàng đầu. DN hãy trung thực
với nhân viên về khả năng chi trả tiền lương đang ở mức thấp của tổ chức và cố
gắng thuyết phục nhân viên chấp thuận bằng cách tham vấn với họ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân viên hài lòng với gói chi trả thấp hơn khi họ hiểu
những gì có trong đó. Do vậy, DN nên hỏi nhân viên những gì họ muốn.
Ví dụ, nhân viên thích có thêm thời gian nghỉ phép hay thích lương cao hơn? Sẽ
có nhiều khả năng nhân viên vẫn duy trì tinh thần làm việc nếu các khoản tăng
lương có thể thấp hơn thường lệ, nhưng có thêm khoản tiền thưởng bù lại.
Thông thường, phản ứng tự động khi gặp suy thoái kinh tế là cắt giảm ngân sách
nhân sự. Tuy nhiên, những DN hàng đầu thường tránh đưa ra những quyết định
vội vàng và đề cao quản lý nhân tài của họ.
Họ quan niệm, cắt giảm là việc phải làm nhưng cần sử dụng các công cụ chuẩn
đoán để hiểu khoản trả nào được nhân viên đánh giá cao nhất
Từ đó, DN có thể thấy rằng họ đang chi trả một số phúc lợi có thể không cần thiết.
Bên cạnh đó, nhìn vào cơ cấu của DN, tận dụng cơ hội này để xem xét lại cơ cấu
tổng thể của tổ chức và cắt giảm chi phí theo mục tiêu nhắm đến.
Kinh nghiệm của Hay group cho thấy, trong tình hình khó khăn chung, nếu những
người giỏi nhất của DN biết tiền thưởng của họ được hoãn lại thay vì bị cắt hoàn
toàn, sẽ giảm khả năng họ đi tìm một công việc tốt hơn ở nơi khác.
Dù bức tranh chung là khó khăn nhưng với người lao động, “cỏ vẫn có thể xanh
hơn ở nơi khác”. Do đó, điều quan trọng là DN phải đưa ra định hướng rõ ràng
mục tiêu đang hướng đến của DN; trấn an các nhân viên then chốt, bởi đây là
những người cần và mong đợi định hướng rõ ràng hơn ai hết.
Bên cạnh đó, DN phải để tất cả nhân viên cần phải biết những gì tổ chức đang
mong đợi từ họ, những hành vi nào họ nên thể hiện, và các mục tiêu mà họ cần đạt
được. Cung cấp các công cụ cho nhân viên thực hiện công việc của họ. Việc định
hướng rõ ràng sẽ trở nên vô nghĩa nếu như mọi người không có đủ thời gian,
không gian, sự hỗ trợ và các nguồn lực để hoàn thành công việc.
Cuối cùng, hành động nhanh chóng và truyền đạt liên tục, tránh tạo ra một khoảng
trống/sự ngắt quãng làm cho nhân viên của bạn lo lắng và tự rút ra kết luận riêng
của họ. Làm được những điều này, nhân viên sẽ vững tin rằng, “đồng xanh là chốn
đây” và như thế việc giữ chân người lao động sẽ không còn là thử thách.
. Tay phải giảm chi, tay trái giữ người
Giảm chân lân lên đầu
Hay Group khảo sát 13 ngân hàng,. thể, 67% DN đang phải cắt giảm chi phí hoạt động; 36% thắt chặt chi phí nhân
sự; 25% DN giảm/ thu nhỏ các kế hoạch đầu tư/mở rộng và 4% DN phải bán đi các