Ngànhnhânsự:Làmdâutrămhọ
Người làm nhân sự lúc nào cũng tất tả lo hết chế độ này đến chế độ
khác, chỉ cần chậm quyền lợi một chút là người lao động kêu ca ngay!
Căn phòng bí mật
Có thể nói nhân viên (NV) phòng Nhân sự (HR, viết tắt của human
resources) khá “oai” đối với các NV khác. Nguyên do là vì họ nắm trong
lòng bàn tay nhiều bí mật của công ty: kế hoạch phát triển sản xuất kinh
doanh, danh sách NV được đề bạt hoặc bị liệt vào “sổ đen”, các vấn đề về
lương bổng, các kế hoạch tuyển dụng và sa thải NV
Hơn thế nữa, phòng HR còn là “thủ phạm” đặt ra các quy định, luật lệ trong
công ty mà mọi người phải tuân thủ. Bộ phận HR cũng có chức năng tìm
hiểu nhu cầu và phẩm chất của người lao động để đề xuất các chính sách phù
hợp, đào tạo thêm cho NV hoặc điều phối lại vị trí, công việc. Khi có NV
mới vào, NV Tuyển dụng còn phải bố trí trước chỗ ngồi và sắp đặt chu đáo
các dụng cụ cần thiết cho người mới; giới thiệu về cơ cấu các phòng ban, các
quy định, quy trình nội bộ, phong cách làm việc, giúp người mới làm quen
với các NV cũ
Ngành nhân sự được chia thành 2 mảng chính: quản trị nhân sự và quản trị
nguồn nhân lực. Quản trị nhân sự là làm các công việc liên quan tới quản lý
hành chính và thực hiện các chính sách lao động. Quản trị nguồn nhân lực
mang tính chiến lược hơn, ví dụ: phát hiện và phát triển nhân tài, xây dựng
các cơ chế đánh giá NV Quản trị nguồn nhân lực ngày càng được xem
trọng hơn. Ngoài ra, ngànhnhân sự còn có các nghề khác như: Săn đầu
người – tiếp cận và thuyết phục nhân sự được khách hàng chỉ định về làm
việc cho công ty khách hàng; Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên; Tư vấn
quảng cáo tuyển dụng; Tư vấn chiến lược nhân sự
Trên đe dưới búa
Nhân viên HR phải bảo đảm quyền lợi của người lao động nhưng vẫn phải
tính đến những lợi ích công ty. Nếu không linh hoạt, người làm nhân sự rất
dễ bị dẫn đến 2 thái cực: được chủ doanh nghiệp yêu quý nhưng NV lại rất
ghét, hoặc ngược lại.
“Khi phải thông báo về việc sa thải hay cho nghỉ việc một NV do công ty
thu hẹp sản xuất, dư dôi lao động, nhìn khuôn mặt buồn bã, lo âu của họ,
mình cũng thấy lòng nặng trĩu.” – một Giám đốc HR tâm sự. Vấn đề giữ hay
không giữ người cũng đang được thảo luận sôi nổi trên diễn đàn nghề nghiệp
Jobviet.com. Tại chủ đề “Có nên giữ người muốn ra đi, một thành viên chia
sẻ: “Nhưng cũng có những nhân viên ra đi vì họ nhìn thấy một cơ hội khác
hấp dẫn hơn, hoặc có thể là do hiểu lầm, do không đánh giá đúng triển vọng
nghề nghiệp của mình, lúc ấy rất cần một buổi nói chuyện rõ ràng để không
bên nào phạm phải một quyết định sai lầm.” Ngoài ra, nhiều nhân viên HR
tại các công ty liên doanh còn đối mặt với vấn đề "lệch pha" văn hoá giữa
người lao động VN và chủ sở hữu lao động người nước ngoài. Nếu không
khéo léo giải quyết thì rất dễ xảy ra đình công, nghỉ việc hay sa thải hàng
loạt. Khi NV vì bất mãn mà nghỉ việc hay đình công là thất bại lớn nhất của
người làm nghề Nhân sự.
. Ngành nhân sự:Làm dâu trăm họ
Người làm nhân sự lúc nào cũng tất tả lo hết chế độ này đến chế độ. mới làm quen
với các NV cũ
Ngành nhân sự được chia thành 2 mảng chính: quản trị nhân sự và quản trị
nguồn nhân lực. Quản trị nhân sự là làm các công việc