Tài liệu Hội chứng "văn phòng kín" docx

3 451 0
Tài liệu Hội chứng "văn phòng kín" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội chứng "văn phòng kín" Làm việc trong môi trường văn phòng hiện đại, không tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, nắng mưa, vậy mà bạn vẫn thấy mệt mỏi. Thực tế, bạn đã mắc phải một số bệnh thuộc hội chứng "văn phòng kín" Theo nghiên cứu, thời gian chúng ta trong văn phòng chiếm từ 60% đến 80% cuộc đời. Trong đó, gần một nửa thời gian này dành cho những hoạt động diễn ra tại công sở. Môi trường làm việc khép kín, đầy đủ tiện nghi nhưng lại thiếu không khí trong lành, thiếu ánh sáng tự nhiên, sử dụng nhiều thiết bị có phóng xạ như máy tính, máy in là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh lý đặc trưng. Biểu hiện của những chứng bệnh này thường chậm, không rõ rệt, thậm chí sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn bước khỏi nơi làm việc. Hội chứng đau ống cổ tay do sử dụng máy vi tính quá nhiều Hội chứng này ngày càng trở nên phổ biến do số lượng người sử dụng máy vi tính không ngừng gia tăng. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do dùng chuột và bàn phím không đúng trong một thời gian dài. Điều đó gây chấn thương mạn tính vùng cổ tay, khuỷu và vai dẫn đến chèn ép thần kinh giữa. Thần kinh giữa chi phối cảm giác ngón trỏ, ngón giữa, phần gan bàn tay dưới hai ngón đó và chỉ huy vận động cho các cơ ngón tay, đặc biệt là vùng mô cái. Khi thần kinh này bị chèn ép, người bệnh thường có cảm giác tê, nóng bỏng và đau nhói ở tay. Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn đang chạy xe, cầm bút, thao tác trên máy tính hay lúc đang ngủ. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày do rối loạn vận động bàn tay, giảm sự khéo léo khi thực hiện các động tác, yếu và teo khối cơ ở vùng mô cái. Để phòng tránh hội chứng ống cổ tay, bên cạnh việc ngồi đúng tư thế, bạn cần chú ý đặt bàn phiém và chuột ngang hoặc thấp hơn khuỷu tay. Hãy dành thời gian để các cơ nghỉ ngơi mỗi 45 phút một lần. Đồng thời thường xuyên xoa bóp để nâng sức bền và gia tăng tuần hoàn máu đến vùng vai, cổ, tay. Ngoài ra, nên dùng bổ sung vitamin B6. Những biểu diện bệnh lý liên quan đến thị lực do máy tính Khô mắt là chứng bệnh thường gặp nhất đối với nhân viên văn phòng. Cảm giác có bụi bay vào mắt, cay rát, mỏi mắt khi đi đường hay đọc sách là những triệu chứng điển hình của bệnh. Khi nhìn màn hình, mắt thường có khuynh hướng mở to hơn, bạn cũng ít chớp mắt hơn. Đây là nguyên nhân khiến mắt không đủ nước mắt để bôi trơn, dẫn tới việc mắt bị khô. Bên cạnh đó, ánh sáng phản chiếu từ màn hình máy tính cũng làm mắt bị mỏi. Để hạn chế ảnh hưởng của máy vi tính lên mắt, bạn cần phải lựa chọn vị trí đặt màn hình thích hợp. Máy nên bố trí ở nơi có ánh sáng vừa phải. Khoảng cách từ màn hình đến mắt tuỳ thuộc vào thị lực và độ lớn của mình hình, trung bình từ 15cm đến 25 cm. Để mắt không bị căng thẳng, bạn nên cho mắt nghỉ ngơi mỗi 45 phút sử dụng máy. Đồng thời, thường xuyên chớp mắt sẽ giúp nước mắt tiết ra nhiều hơn, tránh được tình trạng khô mắt. Ngoài máy tính, không khí lạnh trong phòng cũng gây khô mắt. Để hạn chế, bạn nên thường xuyên nhỏ thuốc mát nhân tạo hoặc nước muối sinh lý. Không khí ngột ngạt gây nên các bệnh về đường hô hấp Viêm mũi xoang là một bệnh lý phổ biến trong giới văn phòng với các biểu hiện như nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho kéo dài, hơi thở hôi, giảm hay mất khả năng cảm nhận mùi. Nguyên nhân của bệnh là do bất thường cấu trúc giải phẫu, cơ địa dị ứng hay suy giảm chức năng của hệ thống niêm mạc lông chuyển dưới ảnh hưởng của vi khuẩn, khói thuốc lá, hoá chất, môi trường ô nhiễm Trong môi trường văn phòng, máy điều hoà giúp duy trì nhiệt độ vừa phải và tạp cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, do không gian hẹp, đông gnười, nhiều máy móc nhưng độ không khí thấp, việc sử dụng máy lạnh thường xuyên sẽ tạp điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển và lây lan. . Hội chứng "văn phòng kín" Làm việc trong môi trường văn phòng hiện đại, không tiếp xúc trực tiếp với. bạn đã mắc phải một số bệnh thuộc hội chứng "văn phòng kín" Theo nghiên cứu, thời gian chúng ta trong văn phòng chiếm từ 60% đến 80% cuộc đời.

Ngày đăng: 13/02/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan