Hồihộpxétlại phân nhómtín dụng: Ai
lên, aixuống?
Hồi đầu năm, cơ quan điều hành cũng đã nêu rõ, sau 6 tháng thực hiện, việc
phân nhóm sẽ được xem xét lại, đồng nghĩa với việc có khả năng một số
thành viên được thăng hạng hoặc xuống hạng.
Bẵng đi vài tháng, phân nhóm, cơ chế và kết quả của nó sẽ lại là một vấn đề
mà thị trường quan tâm. Chung quy vẫn là khả năng thay đổi chỉ tiêu sẽ như
thế nào. Điều đó có thể là bình thường, nhưng cũng sẽ rất quan trọng.
“Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các
ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt và tình hình tài chính lành mạnh. Tuy
không đề cập đến việc sẽ nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 17%
nhưng chúng tôi cho rằng nếu theo lời phát biểu trên thì chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng tối đa 17% sẽ được nâng”.
HSC nhìn nhận, nếu nâng thì điều đó cũng không có nhiều tác động. “Hiện
tại các ngân hàng dường như không muốn cho vay ra do lo ngại rủi ro tín
dụng. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho
các ngân hàng trong khi các ngân hàng không thể đạt tới chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng được giao sẽ không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn”.
Ngân hàng Nhà nước nâng chỉ tiêu trên 17% như giả thiết của HSC, và như
nhận định của công ty chứng khoán này là không mang nhiều ý nghĩa thực
tiễn. Một khả năng Thánh Gióng về tăng tín dụng của hệ thống là khó trong
ngắn hạn, đồng nghĩa với tình huống dòng vốn ngân hàng chảy ra ồ ạt và
điều kiện đi kèm là lãi suất cho vay giảm nhanh và mạnh là khó xẩy ra.
Song lúc này, sự “hồi hộp” tập trung ở một hướng kết quả khác: liệu có bao
nhiêu ngân hàng sẽ được thăng hạng hay bị xuống hạng khi xét lại? Kết quả
này rất có ý nghĩa với chính họ, bên cạnh “room” thay đổi còn là vị trí của
họ trên thị trường và trong mắt khách hàng.
có 6 ngân hàng thương mại đang trong diện được giám sát toàn diện do yếu
kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đến nay, danh tính của 6 thành viên vẫn là một
ẩn số. Nếu kết quả xétlại chỉ tiêu giao tăng trưởng tín dụng lộ rõ, ẩn số đó sẽ
có một cơ sở quan trọng để giải.
Dĩ nhiên, thời gian qua người quan tâm đã loại suy để tự tìm ra ẩn số. Thậm
chí hồi đầu năm có hiện tượng một số nhân viên ngân hàng “tiếp thị” bản
danh sách các ngân hàng nhóm 1 và 2 (“trong đó có tôi”) tới khách hàng để
thu hút nguồn tiền gửi. Có lẽ danh sách đó cũng được tổng hợp theo phép
loại suy. Thế nhưng, cũng không dễ để có kết quả chính xác.
Ví dụ như, đầu năm nay, thông tin Ngân hàng Nam Việt (Navibank) đặt chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 2012 ở mức 15%, ứng với nhóm 2 theo cơ
chế phânnhóm có thể gây hoài nghi trên thị trường. Nhưng, tại đại hội đồng
cổ đông ngày 3/6 tới đây, chỉ tiêu này tiếp tục được đưa ra như một sự khẳng
định.
ứng với nhóm 2, song cho đến lúc này vẫn chưa rõ bao giờ mới tổ chức đại
hội đồng cổ đông thường niên để xem xét. Việc tổ chức đại hội quá muộn
như vậy cũng là một điểm đáng quan tâm.
Đây là một hạn chế khi xem xétphânnhóm giao chỉ tiêu tín dụng, căn theo
các tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đó. Hay một điểm tham
khảo khác được nhận thấy trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, khoản
mục tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác có ghi nhận: hơn 537 tỷ đồng gốc
của các hợp đồng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác kèm theo khoản lãi
trên 19 tỷ đồng đã quá hạn nhưng chưa thanh toán được tính đến ngày Ở
những ví dụ như vậy, đến nay vẫn còn những đồn đoán trong công chúng.
Sự đồn đoán có thể tiếp tục có khi Ngân hàng Nhà nước xem xétlại để điều
chỉnh chỉ tiêu và có thể là cả thứ hạng. Chính vì vậy mà kết quả cuối cùng
không chỉ quan trọng bởi giới hạn hoạt động cho mỗi ngân hàng, mà còn
liên quan đến một đánh giá về vị trí của họ trên thị trườn
. Hồi hộp xét lại phân nhóm tín dụng: Ai
lên, ai xuống?
Hồi đầu năm, cơ quan điều hành cũng đã nêu rõ, sau 6 tháng thực hiện, việc
phân nhóm sẽ. Song lúc này, sự hồi hộp tập trung ở một hướng kết quả khác: liệu có bao
nhiêu ngân hàng sẽ được thăng hạng hay bị xuống hạng khi xét lại? Kết quả
này