Vốnchobấtđộngsản:Róttiếphay
dừng?
Hiện có nhiều ý kiến trái chiều nhau, đặc biệt là ngay cả trong nhóm các chuyên
gia, tổ tư vấn cho Ban chỉ đạo Trung ương về nhà ở và thị trường bấtđộng sản vẫn
chưa tìm được tiếng nói chung về việc rót thêm haydừng cấp vốncho thị trường.
Khoảng 60 nghìn tỷ “mắc cạn” trong bấtđộng sản
Cùng với tác động của suy giảm kinh tế, hệ lụy của việc rót quá nhiều vốn vào bất
động sản hiện nay là hàng tồn kho quá lớn. Thống kê sơ bộ cho thấy, chỉ riêng hai
thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM đã lên tới trên 60 nghìn căn hộ. Với giá trị
trung bình ở mức thấp nhất hiện nay cũng phải 1 tỷ đồng/căn thì con số tồn kho
cũng có giá trị khoảng 60 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 3 tỷ USD đang “nằm
chết” trong bấtđộng sản.
Bên cạnh đó, theo TS. Vũ Đình Ánh, con số dư nợ bấtđộng sản dù hiện vẫn còn
nhiều thông tin khác nhau, song con số 348 nghìn tỷ đồng theo thống kê của Ủy
ban Giám sát tài chính là tương đối chính xác, vì nó bao gồm cả cho vay bấtđộng
sản và xây dựng. Nếu so với giá trị của GDP cả nước hiện nay thì đó là một con số
“không hề nhỏ”.
Cùng quan điểm trên, trao đổi với VnEconomy, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, trong thời gian qua, dù các ngân hàng đã phần
nào nới lỏng ít nhiều đối với tín dụngbấtđộng sản thông qua một loạt các điều
chỉnh về điều khoản và đối tượng vay. Tuy nhiên, về chiến lược, Ngân hàng Nhà
nước vẫn phải cẩn trọng trong việc bơm vốnchobấtđộng sản, bởi nếu dễ dãi quá
sẽ góp phần tăng nguy cơ lạm phát cũng như tái lập một thời kỳ bong bóng trên thị
trường như những năm 2007.
“Chính sách cũng phải hướng đến người dân, phải hài hòa các lợi ích chung. Bất
động sản không còn cách nào khác là phải trở về giá trị thực. Thị trường hiện gần
như đang bong bóng, nếu mình bơm thêm vốn thì chắc chắn sẽ bục ngay”, TS.
Kiêm nói.
Mặt khác, theo chuyên gia này, các doanh nghiệp bấtđộng sản giờ phải ít nhiều
chấp nhận thực tế vì nếu bơm thêm vốn sẽ lôi kéo cả thị trường theo một ảo tưởng
mới. Chủ doanh nghiệp bấtđộng sản từng là những người giàu nhất nước, là
những doanh nghiệp siêu lợi nhuận, lại được ngân hàng ưu ái, nên giờ giảm giá thì
cũng chỉ là chia sẻ lợi nhuận mà thôi. Quan điểm của ông Kiêm là phải để cho thị
trường bấtđộng sản “xì hơi” dần dần thì mới mong cứu vãn được, và người mua
nhà cũng được lợi.
Rót tiếphay dừng?
Thế nhưng, tại một cuộc hội thảo về chủ đề “vốn cho thị trường bấtđộng sản”
được tổ chức cuối tuần qua, với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao quản lý,
giám sát thị trường bấtđộng sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
nhìn nhận, đành rằng thị trường vẫn còn nhiều bất cấp, vốn ứ đọng trong bấtđộng
sản khá nhiều, song cũng chính vì ứ đọng vốn, trong khi thị trường sụt giảm đã
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nam, việc quy kết dư nợ 348 nghìn tỷ đồng đều đổ
dồn vào “bất động sản” là không hợp lý, vì đó là dư nợ của ngành xây dựng nói
chung. Thực tế có nhiều dự án, công trình xây dựng có sử dụngvốn vay của ngân
hàng như sân bay, nhà máy, khu công nghiệp, cầu đường…là những bấtđộng sản
nhưng hầu như không ai đem những sản phẩm đó đi giao dịch. Do đó, khó có thể
nói là dư nợ bấtđộng sản hiện quá lớn.
Là thành viên của Tổ chuyên gia trong Ban chỉ đạo Trung ương về nhà ở và thị
trường bấtđộng sản, TS. Trần Kim Chung có cùng quan điểm với Thứ trưởng
Nguyễn Trần Nam. Theo ông Chung, từ tháng 4 đến nay, thị trường đón nhận
nhiều thông tin tốt, đặc biệt là chính sách tiền tệ từ ngân hàng. Song nếu như năm
2011, tổng dư nợ bấtđộng sản là 245 nghìn tỷ, nhưng đến tháng 5/2012, tổng dư
nợ chỉ còn 197 nghìn tỷ, tức dòngvốnchobấtđộng sản đang có xu hướng giảm
đi.
Do đó, trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta có một “con đập” rất lớn là các
ngân hàng, thì trong điều kiện các doanh nghiệp bấtđộng sản đang gặp “hạn hán”
về vốn thì cần phải xả lũ để cứu giúp thị trường.
“Ai cũng biết, hiện nay những bấtđộng sản đã hoặc sắp hoàn thành thì thanh
khoản vẫn rất cao. Còn những dự án mà tù mù về tiến độ mới thực sự khó khăn.
Hiện hàng trăm nghìn tỷ đang nằm trong các dự án, nếu đùng cái rút bớt thì thị
trường lại càng khó khăn”, chuyên gia này nói
. Vốn cho bất động sản: Rót tiếp hay
dừng?
Hiện có nhiều ý kiến trái chiều nhau, đặc biệt là ngay cả trong nhóm các chuyên
gia, tổ tư vấn cho Ban. trường bất động sản vẫn
chưa tìm được tiếng nói chung về việc rót thêm hay dừng cấp vốn cho thị trường.
Khoảng 60 nghìn tỷ “mắc cạn” trong bất động sản