Bai tieu luan mon Danh gia kinh te mo dia chat Cao hoc quan ly kinh te Dai hoc Mo Dia chat
1. Đặc điểm địa lý kinh tế địa chất tự nhiên của vùng 1.1. Đặc điểm địa lý, khí hậu vùng nghiên cứu Vùng mỏ ilmenit được giới hạn bởi tọa độ địa lý: 20 0 34’-21 0 51’ độ vĩ bắc, 105 0 32’- 105 0 43’ độ kinh đông với tổng diện tích 7,57 ha, độ cao 325m. Khu vực mỏ thuộc vùng núi cao trung bình và đồi núi thấp, địa hình bị phân cắt vừa có xu hướng thoải dần từ Bắc xuống Nam của vùng, điển hình là dãy Núi cao có độ cao 360m. Phía Đông Nam của vùng là thung lũng sông Lớn khá rộng có chiều dày 7,5km, rộng từ 10-20m, sâu từ 0,5-1,0m, lưu lượng dòng chảy về mùa mưa 9,8m 3 /s, mùa khô 1,6m 3 /s. Dọc theo sông lớn hình thành nên các thung lũng sông rộng từ 2-3 km, bề mặt khá bằng phẳng, phân bố không đồng đều. Tại đây đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5-10), mùa khô (từ tháng 11-4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0 C, độ ẩm 80%, lượng mưa trung bình 150-170mm, tạo điều kiện cho quá trình phong hóa, bóc mòn, xâm thực xảy ra mạnh mẽ. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa thực vật phát triển mạnh như cây lấy gỗ, lùm cây nhỏ, lau lách mọc tự nhiên đan xen tạo nên lớp thảm thực vật dày đặc phong phú. Vùng còn phát triển các cây công nghiệp và cây ăn quả (chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn vùng). Động vật chủ yếu là gia súc, gia cầm do các gia đình chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà, dê… Đây chính là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng đầy đủ đời sống sinh hoạt trong tương lai khai thác mỏ. 1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn Vùng mỏ ilmenit là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Dân cư trong vùng bao gồm các dân tộc: Kinh, Sán Chỉ, Trại, Nùng… Tại đây tập trung các cơ quan, ngành của huyện, có nhà máy chế biến chè. Trong vùng đã và đang phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến than. Trong vùng có đường quốc lộ đã được nâng cấp, tuyến đường sắt hoạt động liên lục chuyên chở vận chuyển than và hàng hóa. Với điều kiện địa lý là đồi thấp và thung lũng nên nông - lâm nghiệp phát triển khá thuận lợi, kết hợp các làng nghề đan xen, các nhà máy chế biến chè xuất khẩu… Đời sống nhân dân trong vùng được cải thiện đáng kể. Như vậy đặc điểm địa lý kinh tế trong vùng mỏ ilmenit tương đối thuận lợi về mặt tự nhiên cũng như văn hóa xã hội, đảm bảo điều kiện thuận tiện cho thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản ilmenit đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng kịp thời nguồn cung cấp khoáng sản quý cho ngành chế biến, luyện kim. 1.3. Đặc điểm địa chất vùng mỏ 1.3.1. Thành phần đất đá Khu mỏ ilmenit nằm tiếp xúc giữa khối gabro. Các trầm tích nằm vây quanh bao gồm: hệ Đêvôn thống hạ, hệ tầng O 1 sc, hệ Triat thống trung-trên, hệ tầng T 2-3 vl, hệ tầng Jhc. Toàn bộ các trầm tích cổ bị phủ một lớp trầm tích đệ tứ. Các trầm trong vùng được mô tả từ cổ đến trẻ như sau: Giới Paleozoi Hệ Đêvôn thống hạ Hệ tầng sông Cầu Các thành tạo Đêvôn phát triển ở phía Đông của vùng, các trầm tích cổ này phát triển dọc theo đứt gãy lớn, tạo thành vòng cung bao quanh phía Đông của vùng. Căn cứ vào thành phần chất chia các lớp trầm tích Đêvôn làm 3 tập: tập dưới, tập giữa, tập trên với tổng chiefu dày là 1000-1200m. Giới Mezozoi Hệ Triat thống trung - trên Hệ tầng văn lãng Các thành tạo Triat phát triển khá rộng, thành phần chủ yếu là sét màu xám, xám sẫm đôi chỗ xám vàng nằm xen kẽ nhau, đôi khi gặp lớp sét acgilit mỏng. Ở phía Nam và Đông Nam phần trên lớp trầm tích Triat là tầng chứa tham loại acgilit chứa xét màu sẫm, xen hẹp các lớp này còn có alevrolit lớp sét xám sáng nằm riêng biệt, có chứa lớp than đá mỏng, trên tầng chứa than xen kẽ các lớp đá vôi, sét vôi, chuyển dần thành lớp mỏng acgilit vôi màu xám sẫm. Giới Mezozoi Hệ Jura thống hạ Hệ tầng J 1 hc Các tạo thành này nằm trên bề mặt trầm tích Triat đã bị bào mòn, được các trầm tích đệ tam phủ bất chỉnh hợp góc phủ lên trên. Trong phạm vi này các thành tạo Jura bao gồm cát, sạn kết, cuội hết được gắn kết bởi sét màu nâu, thành phần cuội chủ yếu là silic. 1.3.2. Xâm nhập Macma Hoạt động Macma trong vùng phát triển khá mạnh mẽ bao gồm thể xâm nhập gabroit liên quan trực tiếp đến việc tạo thành mỏ ilmenit. Khối xâm nhập gabroit là một bồn trũng hình lòng chảo phân bố theo hướng á vĩ tuyến (5-10 0 ), được hình thành bởi một phức hệ gabroit do quá trình phân dị Macma baric tạo thành. Trong phạm vi khu mỏ, đai cơ thành phẩn axit phát triển nhiều, thường gặp trong các dải phát triển đá rừng của giới trầm tích biến chất và trong đá gabro. Phần lớn các đai cơ nằm trong đới dăm kết có phương vị 300-320 0 , góc cắm 45-50 0 và phương vị 210- 220 0 , góc cắm 60-70 0 . Khối granit nằm kề với khối gabro, liên quan đến sự trao đổi các chất, sự phân dị Macma hình thành các khoáng sản có ích. Thành phần bao gồm: granit màu xám, trắng hơi đục nhạt: thạch anh (20-30%), plagioclaz (15-20%), fenpatkali, otocla và microlin (20-30%), ampibon (5-10%), biotit (5-10%). Các thành tạo trầm tích đệ tứ gồm: các thành tạo eluvi-deluvi (chiếm ¾ diện tích khu mỏ, chủ yếu là loại á sét phủ và vỏ phong hóa sét phủ), trầm tích thung lũng (bao gồm lớp á sét và lớp đá phong hóa). 1.3.3. Cấu trúc kiến tạo Vùng mỏ Ilmenit nằm tại nơi giao nhau của hai đới cấu trúc tạo nên các nếp lồi phía Đông, phía Tây là nếp lõm tạo thành địa hào. Đây là đặc điểm chung cho sự phát triển địa chất biến tạo của vùng. Như vậy, việc đầu tư khai thác mỏ Ilmenit có nhiều thuận lợi. Hệ thống đường xá nối khu mỏ với các đường giao thông chính của tỉnh và khu vực. Khu vực khai thác nằm tách rời khu dân cư, không nằm trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên để dự án khai thác được khả thi cần phải tiếp tục giải quyết các vấn đề về hạ tầng cơ sở, lao động, tiền vốn cũng như giấy phép hoạt động. 2. Những đặc trưng kinh tế công nghiệp địa chất mỏ khoáng sản 2.1. Công tác thăm dò địa chất - Sa khoáng: bằng các phương pháp thăm dò đã khoanh vùng sa khoáng và xác định giá trị công nghiệp của chúng, sa khoáng được phân bố chủ yếu trong phạm vi phát triển loại gabroit chứa quặng thuộc Đông bắc khối xâm nhập. Sa khoáng phát triển ở ngay trên mặt và tạo thành hai thân quặng mà hàm lượng ilmenit có giá trị công nghiệp trên diện tích rộng 0,2-1 km 2 . - Quặng gốc: trên vùng mỏ có hai quặng gốc là thân quặng Đông và thân quặng Tây. Diện tích của các thân quặng 0,2-0,3 km 2 , kích thước theo đường sườn là 500-700m theo độ dốc 300-450m, dày từ 1-80m. Hàm lượng TiO 2 trong quặng thay đổi từ 5-15%. 2.2. Đặc điểm chất lượng thân khoáng sản - Thân quặng sa khoáng: dài 1000m, rộng tối đa 150m, dạng thấu kính dày từ 1-25m. Hàm lượng Ilmenit từ 200-300kg/m 3 . Hàm lượng trọng sa từ 2-20%, hàm lượng tinh quặng 55%, hàm lượng Ilmenit trong trọng sa từ 60-95%, trung bình 80-85%. Ilmenit dưới dạng góc cạnh, hình dạng phức tạp, độ lớn 0,1-6mm, chiếm 70-80%. Ngoài ra còn có leucoxen (10-15%), rutin (2-3%), pirotin+pirit (5-10%), limonit (10- 15%), manhetit. - Thân quặng gốc: cấu tạo phức tạp, chủ yếu là quặng nghèo với độ xâm tán Ilmenit với hàm lượng TiO 2 từ 10-15%. Căn cứ hàm lượng Ilmenit có thể phân thân quặng thành các thấu kính giàu quặng (30-70% hàm lượng Ilmenit), quặng trung bình (20- 30% hàm lượng Ilmenit), quặng nghèo và quặng rất nghèo (dưới 20% hàm lượng Ilmenit). 2.3. Đặc điểm thủy chất – địa văn Nước mặt chỉ tồn tại ở một số khe nhỏ, không ảnh hưởng đến việc khai thác khoáng sản. Nước khe nứt trong đới vò nhàu, nứt nẻ được cung cấp chủ yếu do mưa và cũng không ảnh hưởng đến việc khai thác khoáng sản. Nước ngầm trong phong hóa bỏ rời gabro không có tính ăn mòn. 2.4. Đặc điểm địa chất công trình Thành của công trình khai thác là các đá gabro chứa quặng. Độ dốc bờ móng công trình khai thác lộ thiên đối với đá gốc từ 65-75 0 , đối với lớp phủ phong hóa từ 30-35 0 . 2.5. Đặc điểm chất lượng nguyên liệu khoáng và tính trữ lượng Trong thành phần … (chép phần này) 2.6. Tính chất công nghệ quặng - Sa khoáng: chứa khoáng vật Titan (Ti) nằm trong lớp vỏ phong hóa gabroit và trong loại á sét phân hủy (chiếm 70% thành phần sa khoáng) và á sét thung lũng (chiếm 20% thành phần sa khoáng). Những thành hệ tạo nên tầng hữu ích, tuy là những loại sét và vỏ phong hóa nhưng đều dễ đãi và dễ nở. Hàm lượng trọng sa thu được trong khi đãi chênh lệch từ 10-20kg đến 300-350kg/m 3 , trong đó hàm lượng Ilmenit là 83%. - Quặng gốc: là những loại gabroit xẫm màu hạt lớn (10-20m) và hạt thô (20-30m), đặc xít, kết tinh rõ và có xâm tán những khoáng vật quặng chủ yếu: Ilmenit, pyrotin. 3. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá (kẻ bảng) Kết luận BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ (trình bày toàn bộ phần này vào) . quặng (30-70% hàm lượng Ilmenit), quặng trung bình (20- 30% hàm lượng Ilmenit), quặng nghèo và quặng rất nghèo (dưới 20% hàm lượng Ilmenit). 2.3. Đặc điểm