physiolac sưu tầm!
Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1 Bài thuốc chữa tắc tia sữa Đau vú tắc tia sữa là biểu hiện rất thường gặp ở sản phụ sau sinh. Biểu hiện đầu tiên là bầu vú căng to hơn so với bình thường, càng lúc càng to, có u cục ở bên trong, đau nhức, nóng, nhiều bà mẹ còn bị sốt cao, tia sữa bị tắc, vắt sữa cũng không ra, thường thấy ở một bên vú. Tắc tia sữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú, rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây tắc tia sữa theo Đông y là do thấp nhiệt, do can phong làm cho kinh lạc bị trở trệ, huyết dịch lưu thoát không tốt, gây ứ đọng làm cho nhũ phòng bị cương tụ, tuyến sữa ách tắc, gây đau đớn, làm người mẹ không ăn uống, không ngủ được, đặc biệt là thiếu sữa cho em bé. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị chứng này để chị em tham khảo. Thuốc uống Bài 1: Bồ công anh 20g, lá đinh lăng 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, bạch linh 12g, mộc thông 10g, trần bì 12g, hương phụ 12g, xuyên sơn giáp 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, nhuyễn kiên, chống viêm, thông kinh lạc. Bài 2: Thạch xương bồ 16g, kinh giới 12g, lá đắng 12g, đinh lăng 16g, hy thiêm 16g, xuyên sơn giáp 2g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, hương phụ 12g, hoài sơn 16g, nga truật 12g, nhân trần 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: trừ phong thông nhũ, giảm đau, tán kết. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2 Bài 3: Bạch thược 16g, bạch truật 16g, đương quy 12g, thục địa 12g, hương phụ 12g, đan bì 10g, chi tử 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 16g, nga truật 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 16g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, thông thảo 5g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g, trần bì 10g, đại táo 7 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: tiêu viêm thanh nhiệt, tán kết, thông nhũ. Thuốc đắp Bài 1: Lá dấp cá, lá đinh lăng mỗi thứ một nắm. Cho hai thứ vào cối giã nhỏ, đắp tại chỗ rồi băng lại. Bài 2: Lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại. Bài 3: Lá bồ công anh, lá gấc mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn vào một chút rượu, đắp tại chỗ rồi băng lại. Công dụng: các bài thuốc đắp làm cho nhiệt độ tại đó giảm xuống, làm hết cương tụ, huyết mạch lưu thông, giảm đau nhức, thông tuyến sữa. Một số món ăn hỗ trợ điều trị: Bài 1: Cháo bí đỏ – thịt nạc: Gạo tẻ 100g, bí đỏ 150g, thịt nạc 100g, gia vị, rau thơm vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm. Cho bí đỏ và gạo vào nồi đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm. Ăn nóng. Công dụng: chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa. Bài 2: Cháo chân giò – đinh lăng: Gạo tẻ 100g, móng giò lợn 1 cái, lá đinh lăng phơi khô 24g, gia vị vừa đủ. Móng giò lợn làm sạch, lá đinh lăng cho vào ấm đổ nước nấu sôi 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước. Cho nước thuốc vào cùng gạo, móng giò hầm kỹ thành cháo. Khi cháo chín cho gia vị, ăn nóng. Công dụng: lá đinh lăng chống viêm, giảm đau. Móng giò bổ âm sinh thủy, lợi sữa. Gạo tẻ bổ tỳ, dưỡng cơ nhục. Món này phù hợp với sản phụ bị đau vú, sốt nhẹ, tắc tia sữa hoặc trường hợp sản phụ da xanh, gầy yếu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, ăn uống kém… Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3 Bí quyết cho mẹ mới sinh bị căng sữa Thay vì day và xoa bóp mạnh cho bầu vú bớt tức ngay, người mẹ nên massage nhẹ nhàng tuyến sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút để làm mềm. Hầu như mọi phụ nữ sau sinh 2-5 ngày đều có cảm giác căng ngực. Đây là một hiện tượng của quá trình tạo sữa cho trẻ. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với căng ngực. Trong những trường hợp bình thường, người mẹ có bầu sữa căng, mềm mại. Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu trẻ sơ sinh không bú đủ hay người mẹ không cho bú và không biết cách làm trống bầu sữa thường xuyên một cách hiệu quả. Khi cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng. Lúc này bầu vú bị đau, đôi khi người mẹ có thể bị sốt nhẹ. Khi căng sữa, nếu không biết cách nặn bỏ sữa thì mức độ căng sẽ tăng lên, dẫn đến mất sữa do các mô tạo sữa không còn hoạt động. Ngoài ra, người mẹ có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú. Lúc này, không nên dùng thuốc làm ngưng tiết sữa. Các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề và làm căng sữa tái phát khi ngưng thuốc. Do vậy, để phòng ngừa hiện tượng căng sữa, người mẹ cần: - Cho bú thường xuyên. Cố gắng cho trẻ bú 10-12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4 - Cố gắng cho trẻ bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Không nên giới hạn thời gian trẻ bú. - Thay đổi tư thế trẻ bú để làm tăng tiết sữa. - Người mẹ nên nằm ngửa giữa mỗi lần cho bú. - Đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay sau mỗi lần cho bú để làm giảm sưng tuyến sữa. Có thể đắp lạnh bằng túi nước đá hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh. - Đắp ấm bầu vú ngay trước khi cho bú có thể giúp tăng tiết sữa. Người mẹ có thể tắm nước nóng, xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú. Xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng cũng rất hữu hiệu. Nếu bị căng tức sữa thì trước khi cho con bú, người mẹ xoa nhẹ tuyến sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút để làm mềm. Nếu sử dụng bơm điện, cần bắt đầu từ áp lực thấp nhất và tăng dần cho đến khi bắt đầu thấy sữa chảy ra, tiếp tục tăng đến khi người mẹ cảm thấy thoải mái và còn chịu đựng được, không cần tăng đến áp lực tối đa. Nếu bầu vú và đầu núm vú quá đau, bạn nên xoa ít dầu lên núm vú trước khi hút. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau thì cần hút sữa khoảng 5 – 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa cặn. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5 Tắc tia sữa – chữa dễ ợt! Tắc tia sữa nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến mẹ bị áp-xe vú vô cùng nguy hiểm. Tắc tia sữa là triệu chứng bệnh thường gặp với mẹ mới sinh đặc biệt những mẹ nhiều sữa. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú, rất nguy hiểm. Truy tìm nguyên nhân Các mẹ cần biết rằng, sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của bé, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy, vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa (khi bé bú không hết) gây ứ đọng sữa; mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; sau khi cho bé bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch… Nhận biết dấu hiệu tắc tia sữa Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6 Trước khi áp dụng những phương pháp này, mẹ nên sử dụng khăn ấm để massage trên bầu ngực để kích thích sữa. Day ép bằng tay Động tác day ép: Mẹ dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần. Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn. Dụng cụ hút sữa Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7 Cách dân gian chữa tắc tia sữa Bên cạnh những phương cách khoa học, dân gian cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa tắc tia sữa cho sản phụ, chị em cùng tham khảo nhé! Uống nước lá đinh lăng Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa. Nước xơ mướp khô Lấy xơ mướp già khô (từ một quả mướp già, để khổ, đập bỏ vỏ và hạt), 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô. Các mẹ cho tất cả vào ấm, đổ 2 bát nước vào đun cho đến khi còn một bát, chờ nguội rồi uống. Mỗi ngày uống một thang như trên trong khoảng 2-3 ngày. Sau khi uống xong, các mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng nhiều lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông. Hành tím Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn. Lá mít Hái một nắm lá mít to, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn. Xôi nếp Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên. Đu đủ Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả. Men rượu Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 8 Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả. Lá bắp cải Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi. Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt), đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh. Bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác. Phòng chống tắc tia sữa Để ngăn ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh, chị em cần đặc biệt lưu ý: - Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú. - Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. - Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Nếu áp dụng những phương cách trên mà thấy không hiệu quả hoặc mẹ có dấu hiệu sốt nhẹ, căng tức quá mức bầu ngực sau sinh thì cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời. . số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa (khi bé bú không. thay lá khác. Phòng chống tắc tia sữa Để ngăn ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh, chị em cần đặc biệt lưu ý: - Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất