Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng Keywords: Quan hệ thương mại; Biên giới; Lạng
Trang 1Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn
Đào Thị Hồng Duyên
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế TG & Quan hệ KT quốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS Lê Kim Sa
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Hệ thống hóa một số lý luận về quan hệ thương mại qua biên giới, phân tích sự
cần thiết của quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc Phân tích thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc Đưa ra một
số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng
Keywords: Quan hệ thương mại; Biên giới; Lạng Sơn; Trung Quốc
Content
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có nét tương đồng về kinh tế văn hoá xã hội Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991 tới nay, quan hệ
thương mại qua biên giới giữa hai nước đã không ngừng phát triển góp phần quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh vùng núi phía Bắc, trong đó có Lạng Sơn mà còn là đòi hỏi tất yếu trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế hai nước trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO và Trung Quốc đang trên con đường trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới
Buôn bán qua biên giới có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển cụ thể như là thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp và xây dựng, thúc đẩy cơ sở
hạ tầng vùng biên giới, mở rộng các hoạt động du lịch…
Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tác động tới sự phát triển kinh tế văn hóa và xã hội khu vực phía Bắc, nó làm tăng ngân sách nhà nước trên từng địa bàn, góp phần thúc đẩy nhịp độ phát triển kinh tế, giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các cặp địa phương cải thiện tình hình kinh tế xã hội cơ bản, thúc đẩy
Trang 2sự ra đời của một số trung tâm kinh tế quan trọng, đời sống nhân dân các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc được cải thiện rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân
Sự giao lưu về kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện giữ gìn an ninh biên giới
Buôn bán giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các tỉnh biên giới trong
đó có Lạng Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng vì tính bổ sung của hai bên có thể phát huy được những thế mạnh cũng như hạn chế được những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế tốt hơn
Tuy nhiên quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của hai nước Vấn đề đặt ra là tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp
2.Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc:
1) “Buôn bán qua biên giới Việt Trung Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng” của
Nguyễn Minh Hằng chủ biên – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 2001 Tác giả đã trình bày quá trình buôn bán qua biên giới Việt - Trung trong lịch sử, phân tích và đánh giá những mặt được và chưa được của buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ khi hai nước bình thường hoá đến nay và triển vọng của nó
2) “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh
tế hàng hoá ở Việt Nam” của Phạm Văn Linh – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001 Tác giả đã phân tích vị trí, tầm quan trọng của khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của bốn khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung đã được phép thành lập (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai), trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô hình kinh tế mới này
3)“Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Hùng – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2000 Tác giả phân tích một số vấn
đề lý luận, phương pháp luận, tình hình thực tế và chính sách đầu tư, thương mại các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và góp phần vào công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hanh động tích cực
4)“Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc Việt Nam” của PGS.TS
Đỗ Tiến Sâm và Th.s Hà Thị Hồng Vân, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội năm 2007 Các tác giả nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thương mại
Trang 3qua biên giới nói riêng, sau đó nêu lên một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội ở 4 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc bao gồm Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình
5)“Quan hệ kinh tế - Thương mại cửa khẩu biên giới Việt – Trung với việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh vùng núi phía Bắc” do PTS Phạm Văn Linh chủ biên – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 1999 Tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò và tiềm năng kinh tế của các cửa khẩu biên giới Việt Trung, phân tích sự tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại ở các cửa khẩu đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá, tìm ra giải pháp thích hợp nhằm mở rộng thị trường, tăng cường trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới, tạo đà cho việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở khu vực này
6)“Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải pháp chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn” của Lương Đăng Ninh, Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn,
Bộ Thương mại năm 2001 Tác giả đã nghiên cứu về hoạt động buôn bán hàng hoá nói chung và hoạt động buôn lậu hàng hoá nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc từ đó đưa ra các giải pháp để chống buôn lậu
7)“Thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện trạng và triển vọng”, đề tài cấp viện Lê Tuấn Thanh, Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc Gia, năm 2003 Tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế, thương mại trong nội bộ của hai nước sau đó tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan
về triển vọng cho thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai
8)“Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay”, đề tài cấp Viện: của Lê Tuấn Thanh – Phòng Nghiên cứu Quan hệ Việt – Trung, Hà Nội năm
2006 Tác giả đã tìm hiểu đặc điểm các giao dịch của quan hệ kinh tế thương mại song phương Trong thời gian từ khi bình thường hóa đến năm 2005 Đồng thời, cũng phân tích những nhân tố gây trở ngại tiến trình khai thác kinh tế, thương mại song phương và tìm hiểu mối quan hệ song phương trong thời gian tới thông qua việc hai nước sẽ là thành viên của ACFTA
9)“Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán, trao đổi hàng hóa
ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn”, đề tài cấp bộ của Lương Đăng Ninh, Lạng Sơn năm 2000 Tác giả đã đưa ra những cơ sở khoa học để đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh phía Bắc Đồng thời đề xuất, kiến nghị với một số phương hướng nhằm đổi mới tính chất quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa
Ngoài ra, cũng có một số bài viết nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nhỏ:
“Quan hệ Thương mại Việt – Trung từ năm 1991 - nay” của Phạm Cao Phong (2000),
Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2), “Mấy suy nghĩ về vấn đề: Nâng cao quản lý nhà nước về
quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt – Trung ở Lạng Sơn” của Nông Tiến Phong (1999), Tạp chí
nghiên cứu Trung Quốc, (4), “Hội chợ giao dịch hàng hoá biên giới Trung - Việt sẽ được tổ chức
vào tháng 10”, Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), Bản tin Trung Quốc, (9) “Cuộc hội thảo kinh
tế thương mại Trung - Việt khai mạc tại Bắc Kinh), Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), Bản tin
Trang 4Trung Quốc, (10,11), Hiệp định hợp tác “ Hội nghị Uỷ ban hợp tác kinh tế - thương mại Chính
phủ hai nước Trung - Việt lần thứ năm tổ chức tại Hà Nội”, Đại Sứ Quán Trung Quốc (2005),
Bản tin Trung Quốc…
Tuy vậy, đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ có
hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích làm rõ thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới này giữa Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn
3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở khoa học của quan hệ thương mại qua biên giới
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế tại tỉnh Lạng Sơn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ từ năm 1991 tới nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, diễn dịch
- Phương pháp thống kê sử dụng để phân tích số liệu
- Khảo sát thực tế
6 Những đóng góp của Luận văn:
- Hệ thống hoá một số lý luận về quan hệ thương mại qua biên giới, phân tích sự cần thiết của quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trang 5- Phân tích làm rõ thực trạng về quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn
- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển về quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng
7 Bố cục của Luận văn: Gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thương mại qua biên giới
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc -
Thực tế ở Lạng Sơn
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng
References
Tiếng Việt
1 Đào Tiến Bản, Tác động của chính sách mở cửa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực
cửa khẩu biên giới Đồng Đăng – Lạng Sơn, Sở Khoa học Công nghệ môi trường Lạng
Sơn
2 Bộ Thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên
giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010
3 Các nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng Sản Việt Nam
4 Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm
5 Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), “Hội chợ giao dịch hàng hoá biên giới Trung - Việt sẽ được
tổ chức vào tháng 10”, Bản tin Trung Quốc, (9)
6 Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), “Cuộc hội thảo kinh tế thương mại Trung - Việt khai mạc
tại Bắc Kinh”, Bản tin Trung Quốc, (10,11)
7 Đại Sứ Quán Trung Quốc (2005), Hội nghị Uỷ ban hợp tác kinh tế - thương mại Chính phủ
hai nước Trung - Việt lần thứ năm tổ chức tại Hà Nội, Hiệp định hợp tác, Bản tin Trung
Quốc (9)
8 Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt Trung, Lịch sử -
Trang 6Hiện trạng - Triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
9 Hoàng Công Hoàn (1995), Một số vấn đề về phát triển thương mại quốc tế vùng biên giới phía
Bắc, Luận án tiến sỹ , Trung tâm xã hội và nhân văn quốc gia – Viện Kinh tế học
10 Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu
Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội
11 Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và tác động của nó
tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
12 Phạm Văn Linh ( 1999), Quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu Việt - Trung, Nxb Thống kê,
Hà Nội
13 Dương Văn Lợi (2002), “Quan hệ Mậu dịch Việt Nam – Đài Loan: Mô thức phân công quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2)
14 Nguyễn Thị Mơ (2001), “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương Nhìn lại 10 năm
và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (6), tr 36 - 43
15 Nguyễn Văn Nam (2001), Thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế
thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, hội thảo tại tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc tháng 6/2001, Viện nghiên cứu Thương mại
16 Lương Đăng Ninh (2001), Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải pháp chống buôn
lậu hàng hoá qua biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn, Báo cáo tổng hợp, Ủy ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Bộ Thương mại
17 Lương Đăng Ninh (2000), Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua
bán, trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ, Sở Thương mại Du lịch Lạng Sơn, Bộ Thương mại
18 Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn 2008
19 Phạm Cao Phong (2000), “Quan hệ thương mại Việt Trung từ năm 1991 – nay”, Tạp chí
nghiên cứu Trung Quốc, (2)
20 Nông Tiến Phong (1999), “Mấy suy nghĩ về vấn đề: Nâng cao quản lý nhà nước về quan hệ
mậu dịch qua biên giới Việt - Trung ở Lạng Sơn”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (4)
21 Đỗ Tiến Sâm, Hà Thị Hồng Vân (2007), Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc
Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
22 Nguyễn Thế Tăng (2001), “Triển vọng buôn bán qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc”,
Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (5)
Trang 723 Lê Tuấn Thanh (2006), Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Đề tài cấp viện, Phòng Nghiên cứu Quan hệ Việt – Trung, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
24 Lê Tuấn Thanh (2003), Thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện trạng và triển vọng, Đề tài cấp viện,
Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc Gia
25 Nguyễn Mạnh Thắng, Buôn lậu và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên tuyến biên giới
Việt Nam – Trung Quốc, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học
Bộ Công An
26 Thông tấn xã Việt Nam (2006), “15 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc – ASEAN”, (37)
27 Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Hoạt động buôn bán tại Biên giới Việt – Trung trở nên tấp nập”, (31)
28 Trường Đại học Ngoại thương (1995), Giáo trình Kinh tế ngoại thương
29 Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu
30 Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm
31 Trung tâm thông tin công nghiệp và Thương mại (2007),
32 Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008), Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2009, Báo cáo, (263)
33 Đặng Văn Ứng (1996), Quan hệ thương mại Trung Quốc – Việt Nam từ năm 1989 (Biên mậu
Trung – Việt nhìn từ góc độ Trung Quốc), Luận án tiến sỹ, Đại học Ngoại ngữ Tokyo
Tiếng Anh
34 ADB (2006), China: Key Indicators
35 Brantly Womack (1994) Sino – Vietnamese Border Trade the Edge of Normalization, Asian Survey, Vol XXXIV, No.6, P.500
36 Carlyle A T., Ramses A.(1999), Vietnamese Foreign Policy in Transition, Singapore ISEAS,
pp 294
37 Chayodom S., Somprawin M (2005), ASEAN and China Free Trade Area: Implications for
Thailand since the Second Stage of Tariff Reduction, Chulalongkorn University,
Bangkok, Thailand
38 EIU (2006), Asia Consumer Survey
39 Esfahani H S (1991), “Exports, imports and economic growth in semi – industrialized
countries”, Journal of development economics 35, pp 93-116
Trang 840 Evans G; Hulton C and Kuah K E (2000), Where China Meets Southeast Asia: Social and
Cultural in the Border Regions, White Lotus, Bangkok and Insitute of Southeast Asian
Stdies, Singapore
41 European Commission (2000), Practical Guide to Cross – border Cooperation, 3nd Edition, New York
42 Feder G (1982), ”On Exports and Economic Growth”, Joural of development economics, 12,
pp 59 – 73
43 Ha T N (2003), “Viet Nam’s Long – term Potentional Partner”, Vietnam Economic New,
No.15, p.6
44 Ian C (2005), International Trade and the Natural Resource “curse” in Southeast Asia, does
China’s growth threaten Regional Development, University of Winconsin
45 Ivanchovichina E and Walmsley T.(2005), “The impact of China’s WTO accession to East Asia”
46 Kavoussi R (1984), “Exports expansion and economic growth Further empirical evidence”,
Journal of Development Economics, 14, pp 241- 250
47 Malcolm G., Dwight H P., Roemer, Snodgras (1992), Economics of Development, Third
Edition, New York
48 Meade J (1995), The theory of customs union, Amsterdam: North – Holland
49 Rames A “Assessing Sino – Vietnamese Relations through the Management of Contentious
Issue”, Contemporary Southeast Asia, Vol.26, No.2, pp 320 – 345
50 Tongzon J L Vietnam’s intergartion wth ASEAN: Obligations and Challenges, Paper for
UNDP project on “Promoting Vietnam’s intergration with ASEAN”
51 UN/ ESCAP (1997), “Border Trade and cross – border transactions of selected Asian
country”, Studies in Trade ans Investment, New York
52 World Bank (2007), East Asia Update, Country Indicators: China
53 WTO (2007), Trade Statistics
Các Website:
54 http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Thuc-day-hop-tac-thuong
-mai-Viet Trung/20108/106760.datviet
55 http://baobienphong1.jcapt.com/nd5/detail/chinh-tri/doi-ngoai-bien-phong/quan-he-viet-nam-trung-quoc-nhin-tu-goc-do-dia-phuong-hai-ben-bien-gioi/34484.051061.html
56 http://www.baolangson.com.vn/
Trang 957 http://www.baoquangninh.com.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=501
78&CatID=70&MN=7
58 http://www.baothuongmai.com.vn/bao-thuong-mai/bin-mau/ /
59 http://www.China.com.cn/Chinese/zhuanti/368602.htm
60.http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?List=d46d405b-6620-4748-aee7-07b0233fdae6&ID=17692
61 http://www.fnpre.gov.cn/chn/wjb/zzig/gizzyhy/1132/t4514.htm
62 http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc72/tintuc-182/Trien-vong-buon-ban-qua-bien-gioi-viet-nam-va-trung-quoc.html
63 http://sgtt.vn/Kinh-te/Index.html
64 http://tintuc.xalo.vn/xnk_lạng_sơn
65 http://tttm.vecita.gov.vn/?timestamp=1288176351408
66 http://vneconomy.vn/20090728105712567P0C10/tang-xuat-khau-giam-nhap -sieu-tu-trung-quoc.htm