Tài liệu DOANHN~2 pdf

3 228 0
Tài liệu DOANHN~2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Doanh nhân và văn hoá Tô Phán Báo Lao Động 05:53' PM - Thứ hai, 09/07/2007 Chuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam Airlines (VNA) ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận. Hành vi đó vừa tự hạ thấp bản thân họ vừa làm xấu đi hình ảnh VN đối với khách nước ngoài (nên nhớ máy bay của quốc gia nào ). Tóm lại, đó là một hành vi rất thiếu văn hoá! Họ là doanh nhân. Mà doanh nhân ngày nay đang được xã hội tôn vinh. Nhưng chính trong số những người đang được tôn vinh đó lại thể hiện tầng văn hoá thấp của mình, và họ còn xúc phạm đến thái độ trân trọng của toàn xã hội. Doanh nhân ngày nay là những người đang dùng trí tuệ, tài sản của mình để làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động Có nghĩa là họ đang làm cho bản thân họ giàu lên và cũng làm cho xã hội giàu lên, góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của đồng loại tăng lên. Có những doanh nhân mà đóng góp của họ được cả thế giới trân trọng hơn cả những tổng thống nổi tiếng nhất. Vì thế doanh nhân là một lực lượng rất quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Ngày nay, kinh tế được hiểu không đơn giản chỉ là làm của cải vật chất mà quan trọng hơn là chất văn hoá trong kinh tế đã được coi trọng như một thành tố không thể thiếu được của bất cứ nền kinh tế nào. Mục tiêu của văn hoá là hướng con người tới chân - thiện - mỹ, tức là hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn. Kinh tế hiện đại và doanh nhân hiện đại cũng phải hướng tới chân - thiện - mỹ ngay trong chiến lược kinh doanh, trong quan niệm sống thì mới có sự bền vững. Văn hoá là động lực, là mục tiêu của xã hội thì doanh nhân - lớp người tiên tiến - phải là người của văn hoá, thuộc về văn hoá. Nhưng thành đạt, giàu có, làm ra của cải cho xã hội thì anh có văn hoá. Hoàn toàn nhầm. Mặc dù doanh nhân làm ra của cải cho xã hội, giúp xã hội giàu lên nhưng giữa việc có nhiều tiền với văn hoá là khoảng cách rất xa nhau trong một con người. Doanh nhân có văn hoá phải từ trong cách thức kinh doanh, triết lý kinh doanh, thực tế kinh doanh. Và văn hoá trong cuộc sống hàng ngày, lối sống, đối nhân xử thế, đối với gia đình, cha mẹ, bạn bè Anh sống không ra gì với chính bản thân anh, với người thân, sống không ra gì với người làm trong doanh nghiệp, với người tiêu dùng, với đối tác thì đừng nói gì đến việc sống có văn hoá với xã hội. Đó là điều không tưởng. Một doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp thiếu văn hoá thì không có môi trường văn hoá doanh nghiệp và ở đó người lao động sẽ không bao giờ được tôn trọng. Nước tương chứa 3-MCPD, nước mắm bẩn, sản phẩm độc hại mà các chủ doanh nghiệp tung ra thị trường, xem phim đồi trụy công khai trước mặt mọi người và có tính chất quấy rối tình dục như hai doanh nhân vừa nói trên đây - đó là hành vi thiếu văn hoá, coi thường mạng sống của người dân để kiếm lợi nhuận. Hành vi đó là phi văn hoá - phi nhân. Chính ra những con người tiên tiến có điều kiện thì phải tiếp cận, tiếp biến phù sa văn hoá mới để mảnh đất văn hoá của dân tộc màu mỡ hơn. Thế nhưng bây giờ lại có những người nhân danh "người tiên tiến" mà làm những điều thiếu văn hoá như vậy trước mọi người, kể cả khách nước ngoài, thì là không thể chấp nhận được. Dẫu biết rằng hai vị doanh nhân kia không thể là đại diện cho giới doanh nhân Việt Nam, không thể đại diện cho hình ảnh Việt Nam, nhưng họ cũng đã làm cho hình ảnh Việt Nam và hình ảnh giới doanh nhân Việt Nam bị mờ đi. Thế mới biết, có nhiều tiền không có nghĩa là có văn hoá . trọng của toàn xã hội. Doanh nhân ngày nay là những người đang dùng trí tuệ, tài sản của mình để làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc

Ngày đăng: 27/01/2014, 16:20

Mục lục

  • Doanh nhân và văn hoá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan