Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 145 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
145
Dung lượng
5,05 MB
Nội dung
Chương15:
BÃI CHÔNLẤPHỢPVỆ SINH
15.1 GIỚI THIỆU
Vì không được quản lý và kiểm soát rác ở những bãi rác hở:(1) làm phát sinh
nước rác và khí (được gọi là nước rò rĩ và khí bãi rác) có thể làm ô nhiễm môi
trường, (2) được xem là nơi sinh sản của các động vật và vi sinh vật gây bệnh
Ngoài ra , nếu chônlấp mà không được kiểm soát, chất thải rắn cũng sẽ gây ra
nhiều nguy cơ khác đối với sức khoẻ cộng đồng và đối với môi trường. Vì công
nghệ tương đối đơn giản khá linh hoạt, chônlấphợpvệsinh có nghĩa là chôn
lấp chất thải rắn khó kiểm soát, được xem là phương pháp quản lý việc thải bỏ
chất thải rất phù hợp đối với các nước đang phát triển. Chônlấphợpvệ sinh
giúp hạn chế sự tiếp xúc của con người và môi trường với các ảnh hưởng có hại
của chất thải rắn bị đổ bỏ trên mặt đất.Thông qua chônlấphợpvệ sinh, chất
thải được tập trung vào 1 khu vực được thiết kế cẩn thận sao cho sự tiếp xúc
giữa chất thải và môi trường giảm đáng kể.Nhờ vậy, cho phép kiểm soát chặt
chẽ nước rò rĩ và khí bãi rác, và giới hạn khả năng tiếp xúc của các sinh vật
truyền bệnh( ví dụ như loài gặm nhấm, ruồi…) với chất thải [1-3]. Tuy nhiên,
hoạt động chônlấphợpvệsinh nên được thực hiện cùng lúc với chiến lược
quản lý chất thải rắn hiện đại khác, chú trọng giảm bớt lượng rác thải, tái chế
rác thải và phát triển bền vững .
Hiện nay tiến hành và hoạt động chônlấphợpvệsinh ở các nước đang phát
triển gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng do thiếu tàiliệu chuyên môn đáng tin
cậy dành riêng cho hoàn cảnh cụ thể của các nước này cũng như vốn đầu tư
không đủ nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức chuyên môn.Trong chương này,
tác giả đã cố gắng hổ trợ một phần kiến thức chuyên môn bằng cách đưa ra các
lý giải mô tả về các công nghệ và quy trình đã được thực tế chứng minh là thích
hợp. Chương này cũng đã lý giải những nguyên tắc cơ bản và hướng dẫn cách
thức áp dụng công nghệ vào thực tế.Chương sách cung cấp một tàiliệu cơ bản
để thiết kế và tiến hành một bãichônlấphợpvệsinh đầy đủ các đặc điểm kĩ
thuật.Trong đó chú trọng đến các công nghệ và các hoạt động vận hành cơ bản
có thể thực hiện được và thích hợp với các điều kiện ở các nước đang phát
triển.Tất cả vấn đề nêu ra ở đây đủ khái quát cho phép chúng vừa phù hợp với
những điều kiện công nghiệp hoá cao có thể thấy ở các thành phố lớn, cũng như
điều kiện công nghiệp hoá thấp hơn ở các khu dân cư nhỏ và lớn.
15.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
15.2.1 Định nghĩa:
Tất cả các định nghĩa “bãi chônlấphợpvệ sinh”(“sanitary landfill”) đều nói sự
tách riêng rác khỏi môi trường cho đến khi rác không còn độc hại thông qua các
quá trình sinh học , hóa học, và vật lý tự nhiên.Sự khác nhau chủ yếu giữa các
định nghĩa khác nhau là mức độ và phương pháp được sử dụng để tách riêng
1
rác thải, cũng như là các yêu cầu trong quan trắc và đóng cửa bãichônlấp và
bảo dưỡng bãi rác sau thời gian hoạt động chôn lấp. Ở các nước công nghiệp
mức độ cách ly yêu cầu hoàn toàn hơn so với các nước đang phát triển. Và dĩ
nhiên, nếu các nước đang phát triển muốn tách riêng rác thải hoàn toàn hơn sẽ
cần những biện pháp phức tạp và tốn kém
Để trở thành bãichônlấphợpvệ sinh, bãi rác phải thoã mãn 3 điều kiện tổng
quát nhưng cơ bản sau:
• Rác trong bãi phải được đầm nén
• Hằng ngày rác phải được che phủ( bằng đất hoặc các vật liệu khác) để tránh
không bị môi trường bên ngoài ảnh hưởng.
• Kiểm soát và ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng và
môi trường( chẳng hạn như mùi , làm nguồn nước cấp bị ô nhiễm…)
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển ,nếu đòi hỏi bãichônlấphợpvệ sinh
phải thoã mãn hết các yêu cầu chi tiết trên có thể không thực tế về mặt kĩ thụât
cũng như kinh tế. Bởi vậy, mục tiêu ngắn hạn là đáp ứng đến mức tối đa có thể
những yêu cầu quan trọng trong điều kiện kinh tế và tài chính cho phép. Mục
tiêu dài hạn là dần dần thoả mãn hết tất cả các yêu cầu cụ thể trong thiết kế và
trong điều kiện vận hành. Chỉ đến khi bãichônlấp thoả mãn hết yêu cầu cụ thể
thì, các lợi ích của bãichônlấphợpvệsinh mới có thể thấy rõ.Trong đó yêu
cầu quan trọng nhất là ngăn chặn những tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng
và môi trường. Những vấn đề về thiết kế cơ bản và hoạt động vận hành bãi
chôn lấphợpvệsinh thể hiện thông qua các tác động ra bên ngoài bãichôn lấp
và qua việc đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản được minh hoạ trong hình 15-1
Hình 15-1. Schematic diagram of basic aspects of a sanitary landfill
15.2.2 Quy hoạch bãichôn lấp
Trong chương này, quy hoạch là tập hợp các thông tin về loại , khối lượng , tỷ
lệ phát sinh , và tính chất của chất thải được cho phép chônlấp ở bãi chôn
lấp.Thu thập các thông tin này là điều kiện tiên quyết có cơ sở thiết kế và phát
triển một bãichônlấp một cách có hiệu quả và có hiệu lực.Ví dụ như có kiến
2
thức về các thành phần rác thải dự kiến sẽ được chônlấp ở bãichôn lấp, sẽ giúp
nhận thức được khả năng có thể thực hiện được việc táisinh và tái sử dụng một
số thành phần rác thải nhất định.Thật ra nên lưu ý rằng giả thiết đặt ra ở đây là
giải pháp giảm bớt lượng rác thải và tái chế rác thải là các lựa chọn được ưa
thích hơn , và chônlấp chỉ thực hiện khi 2 biện pháp vừa nêu ra không thực
hiện được và chônlấp được dự kiến là giải pháp dành để chônlấp những chất
thải còn lại sau khi thu hồi, táisinh và tái chế.
15.3 CÁC QUÁ TRÌNH DIỄN RA TRONG BÃICHÔN LẤP:
Các quá trình vật lý ,hóa học và sinh học sẽ được nói đến trong phần
này.Trong 3 quá trình , quá trình sinh học có lẽ là quan trọng nhất .Tuy nhiên
quá trình sinh học lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quá trình vật lý và hoá
học.Trong phần cuối cùng của phần này sẽ bàn thêm một số hệ quả của cả 3
loại quá trình
15.3.1 Quá trình vật lý - physical :
Nói chung , những phản ứng quan trọng trong bãichônlấp thường thuộc 1
trong 3 dạng chính sau:nén ép (“compaction” hay “compression”) , phân rã
(“dissolution”) , và bám hút bề mặt (“sorption”) . Bởi hiện tượng sụt lún
(“settlement”) luôn đi kèm với nén ép , nên hai hiện tượng này thường được nói
chung với nhau . Tương tự , hiện tượng phân rã và di chuyển đến nơi khác
cũng có những liên quan chặt chẽ nhau, mặc dù mối quan hệ chúng không cùng
một mức độ như ở hiện tượng nén ép và sụt lún . Nói chung tất cả những thành
phần trong bãichônlấp đều bị chi phối bởi 3 hiện tượng nói trên .
Nén ép là hiện tượng diễn ra liên tục bắt đầu bởi 1 phương tiện đầm nén, và
giảm kích thước của các phần tử, và vẫn tiếp tục sau khi rác đã nằm trong bãi
chôn lấp. Rác tiếp tục bị nén là do tải trọng của rác và do trọng lượng của lớp
đất che phủ. Đầm nén đất và những hạt nhỏ khác phần nào đó có tác dụng cố
kết do sự ép co của đất làm giảm hệ số rỗng (Kehew 1998). Kết quả cuối cùng
của hiện tượng nén ép là sự sụt lún của bãichônlấp đã hoàn thành .Hiện tượng
sụt lún này là hiện tượng sụt lún vật lý, xảy ra bên cạnh hiện tượng sụt lún khác
bị gây ra bởi những loại phản ứng khác( ví dụ như do sự mất mát khối lượng vì
các phản ứng hoá học và sinh học.
Lượng nước xâm nhập vào bãichônlấp đóng một vai trò rất quan trọng trong
những phản ứng vật lý. Nước là môi trường để phân rã những chất có thể hoà
tan trong nước và giúp vận chuyển những chất không phản ứng. Những chất
không phản ứng bao gồm cả những hạt vô sinh và hữu sinh. Kích thước hạt
thay đổi từ kích thước siêu hiển vi trong chất keo đến có tiếc diện vài milimét.
Trong một bãichônlấp tiêu biểu, chất thải rắn với đa dạng các thành phần và
các kích thước hạt tạo ra những điều kiện cho phép quá trình bám hút bề mặt
diễn ra trong quy mô rộng, sự bám hút bề mặt hay còn gọi là quá trình hấp phụ
được hiểu là sự gắn các phân tử lên một bề mặt. Là một hiện tượng vật lý, bám
hút bề mặt là một trong những quá trình quan trọng bởi vì nó giữ cố định lại
3
những chất hữu cơ và vô cơ có khả năng gây ra những tác động có hại nếu thoát
ra môi trường bên ngoài. Trong đó, nó giữ vai trò rất lớn giúp ngăn chặn các
nguồn gây bệnh (“viruses”) và những mầm bệnh (“pathogens”) cũng như một
số chất hoá học. Tuy nhiên, hấp phụ có một số hạn chế nhất định, một trong
những hạn chế đó là vấn đề lưu giữ chất bị hấp phụ bao lâu. Có một hoặc vài
nhân tố có thể làm thay đổi thời gian lưu giữ chất hấp phụ. Ví dụ như các quá
trình phân huỷ sinh học và hoá học xảy ra ở nơi diễn ra hiện tượng bám hút bề
mặt.
Hấp thụ (“absorption”) là một hiện tượng vật lý khác xảy ra trong bãichôn lấp.
Nó rất quan trọng vì quá trình hấp thụ giữ lại những chất ô nhiễm hoà tan bằng
cách giữ nước, chất vận chuyển những chất ô nhiễm và những hạt lơ lửng ra
khỏi bãichôn lấp. Qúa trình hấp thụ là quá trình các chất được lấy đi thông qua
hiện tượng mao dẫn. Khả năng hấp thụ của rác thải đô thị trong bãichôn lấp
phần lớn là do hàm lượng cenllulose có trong chúng. Tuy nhiên, cần phải hiểu
rằng, trừ khi bãichônlấp được xây dựng trên bãi đất khô cằn, ở tất cả các bãi
chôn lấp cuối cùng tất cả các chất có thể hấp thụ chất khác trong bãichôn lấp
đều trở nên bão hoà. Như vậy, sự hấp thụ chỉ được xem là một cách trì hoãn
tạm thời khi không mong muốn các chất ô nhiễm thoát ra bên ngoài.
15.3.2 Quá trình hoá học :
Ôxi hoá là một trong hai dạng phản ứng hoá học chủ yếu trong bãichôn lấp. Dĩ
nhiên, mức độ phản ứng ôxi hoá rất hạn chế, bởi vì những phản ứng này phụ
thuộc vào sự hiện diện của ôxi giữ lại trong bãichônlấp khi xây dựng và vận
hành bãichôn lấp. Trong quá trình ôxi hoá , kim loại sắt là thành phần có khả
năng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Dạng phản ứng hoá học thứ hai chủ yếu bao gồm những phản ứng xảy ra do sự
có mặt của các acid hữu cơ và cacbon dioxide ( CO
2
) hoà tan trong nước, được
tổng hợp từ các quá trình sinh học. Phản ứng với các acid hữu cơ và cacbon
dioxide hoà tan thường là các phản ứng của kim loại và các hợp chất của kim
loại với các acid. Sản phẩm của những phản ứng này phần lớn là ion kim loại
và muối tồn tại trong nước rò rĩ của bãichôn lấp. Những acid gây ra sự hoà tan
và từ đây giải phóng ra các chất trở thành nguồn gây ô nhiễm. Sự hoà tan
cacbon dioxide làm giảm chất lượng nước , đặc biệt khi có mặt của Ca và Mg.
15.3.3 Các quá trình sinh học:
Ý nghĩa quan trọng của các phản ứng sinh học trong bãichônlấp là nhờ vào hai
kết quả như sau của các phản ứng.
• Ổn định thành phần chất hữu cơ có trong rác thải và nhờ vậy sẽ loại trừ
khả năng gây ảnh hưởng của chúng.
• Chuyển hoá phần lớn các chất có chứa cabon và protein thành khí, cho
phép giảm bớt đáng kể khối lượng và thể tích thành phần hữu cơ.
Ở điểm thứ hai, cần phải nhớ rằng một phần các nguyên tố dinh dưỡng trong
chất thải được chuyển hoá thành chất nguyên sinh của vi khuẩn (“microbial
4
protoplasm”). Sau cùng , khi vi khuẩn chết đi chất nguyên sinh này sẽ bị phân
huỷ và do vậy nó là một nguồn dự trữ cho sự phân huỷ trong tương lai.
Thành phần hữu cơ dễ phân huỷ trong MSW gồm đủ loại thành phần chất thải
có trong bãichônlấp có khả năng bị phân huỷ sinh học. Chúng bao gồm rác
thực phẩm , giấy , và sản phẩm của giấy, và các loại “sợi tự nhiên” ( bao gồm
sợi có nguồn gốc động vật hoặc thực vật). Sự phân huỷ sinh học có thể xảy ra
trong tình trạng hiếu khí hoặc kị khí. Cả hai quá trình hiếu khí và kị khí thường
diễn ra tuần tự trước sau trong một bãichôn lấp, trong quá trình phân huỷ hiếu
khí xảy ra trước quá trình phân huỷ kị khí. Mặc dù cả hai quá trình phân huỷ
sinh học này đều quan trọng , nhưng phân huỷ kị khí gây ra những ảnh hưởng
lớn hơn và lâu dài hơn thể hiện thông qua đặc trưng bãichôn lấp.
15.3.3.1 Sự phân huỷ hiếu khí- Aerobic decomposition :
Phần lớn quá trình phân huỷ xảy ra ngay sau khi rác được chôn là hiếu khí
.Tình trạng hiếu khí tiếp diễn cho đến khi tất cả oxi trong các khe hở giữa các
hạt không còn nữa. Giai đoạn hiếu khí diễn ra tương đối ngắn và phụ thuộc vào
độ đầm nén chất thải, cũng như phụ thuộc vào độ ẩm vì độ ẩm chiếm chỗ của
không khí trong các khe hở của hạt.Vi khuẩn hoạt động trong suốt giai đoạn
này bao gồm vsv hiếu khí bắt buộc và một số vsv hiếu khí tuỳ nghi.
Bởi vì những sản phẩm cơ bản cuối cùng của quá trình phân huỷ hiếu khí sinh
học là “tro” ,CO
2
và H
2
O, tác động có hại cho môi trường trong suốt giai đoạn
phân huỷ hiếu khí là rất nhỏ.Và mặc dù những sản phẩm phân huỷ trung gian
có thể bay hơi, và khả năng gây ô nhiễm thường thấp.
15.3.3.2 Sự phân huỷ kị khí- Anaerobic decomposition :
Bởi vì nguồn oxy trong bãichônlấp sớm cạn kiệt, hầu hết chất hữu cơ dễ phân
huỷ cuối cùng sẽ bị phân huỷ kị khí.Quá trình phân huỷ kị khí sinh học tương
tự như quá trình phân huỷ kị khí bùn thải .Các vi khuẩn tham gia vào quá trình
phân huỷ kị khí bao gồm : vi khuẩn kị khí tuỳ nghi và vi khuẩn kị khí bắt buộc.
Không may, những sản phẩm phân huỷ kị khí có thể gây ra tác động bất lợi vào
môi trường nếu không có biện pháp quản lý chúng một cách cẩn thận . Những
sản phẩm phân huỷ có thể phân loại thành hai nhóm chính: những acid hữu cơ
dễ bay hơi và khí .Hầu hết những acid có mùi khó chịu và các acid béo mạch
ngắn . Ngoài những phản ứng hóa học với những thành phần khác acid còn là
cơ chất cho vi khuẩn cho vi khuẩn tạo ra khí mêthane.
Hai khí chủ yếu sinh ra là khí mêthan ( CH
4
) và CO
2
. Những khí ở dạng vết là
hydrogen sulphide ( H
2
S ) ,hydrogen ( H
2
) và nitrogen ( N
2
) .Vấn đề phát sinh
khí bãi rác , quản lý và thu hồi chúng trong bãichônlấp được thảo luận trong
phần khác của chương này.
15.3.3.3 Những nhân tố môi trường - Environmental factors :
Bản chất, tốc độ, và mức độ của các quá trình phân huỷ sinh học trong bãi chôn
lấp bị ảnh hưởng lớn bởi những nhân tố môi trường có ảnh hưởng lên tất cả các
hoạt động của vsv . Bản chất của quá trình phân huỷ sinh học quyết định bản
chất của những sản phẩm của quá trình phân huỷ trong những thông số , tốc độ
5
phân huỷ quyết định khoảng thời gian cần thiết phải giám sát bãichônlấp sau
khi chấm dứt hoạt động và thời gian cần thiết để quá trình phân huỷ ổn định
hoàn toàn trước khi đưa bãichônlấp đã hoàn thành vào sử dụng lại cho dù mục
đích sử dụng lại là cho giải trí, làm nông nghiệp, xây dựng hoặc những mục
đích khác.
Một trong những cách thức ảnh hưởng của quá trình phân huỷ đến việc sử dụng
lại bãichônlấp đã hoàn tất là thông qua những ảnh hưởng của nó trên tốc độ và
mức độ sụt lún (giảm độ cao) , trong đó sụt lún là cản trở chủ yếu trong việc sử
dụng lại bãichônlấp đã hoàn tất. Sự sụt lún sẽ tiếp tục cho đến khi sự phân huỷ
sinh học bên trong bãichônlấp xảy ra hoàn toàn. Vì vậy, tốc độ phân huỷ càng
cao vị trí xây dựng bãichônlấp càng sớm được sử dụng lại. Rất nhiều các
nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được tiến hành từ hơn 5-10 năm qua để
đẩy nhanh sự phân hủy sinh học của chất thải bên trong bãichôn lấp.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phân huỷ trong bãichônlấp thông
thường là độ ẩm , nhiệt độ, và hàm lượng chất dinh dưỡng cho vi khuẩn tiêu thụ
và độ bền của chất thải trước sự tấn công của vi khuẩn . Nếu độ ẩm ở 55% -
60% hoặc thấp hơn , nó sẽ trở thành yếu tố hạn chế sự phân huỷ trong bãi chôn
lấp , bởi vì hoạt động của vi khuẩn bị ức chế tăng dần khi độ ẩm rơi xuống thấp
hơn mức 55%.Trên thực tế, hoạt động của vsv dừng hẳn khi độ ẩm ở 12%
vậy.Vì vậy,có thể hiểu rằng quá trình phân huỷ dĩên ra rất chậm trong những
bãi chônlấp xây dựng ở vùng khô cằn .
Hoạt động của đa số các vi khuẩn tăng khi nhiệt độ tăng tới giới hạn là 40
0
C .
Đối với một vài lọai vi khuẩn giới hạn trên của nhiệt độ thậm chí khoảng từ
55
0
C-65
0
C .Bởi vì nhiệt độ trong những vùng nhiệt đới thì thuận lợi hơn, quá
trình phân huỷ chất thải diễn ra trong những khu vực này có thể nói là nhanh
hơn và ở mức độ cao hơn.
Nói về chất dinh dưỡng , loại rác nào có đặc tính chứa nhiều chất dễ bị phân
huỷ có thể xem là lý tưởng về mặt sinh học. Rác dễ phân huỷ bao gồm những
loại rác như rác vườn màu xanh ( “green crop debris” ) , rác từ việc chuẩn bị
thực phẩm ( food preparation waste ) , rác chợ , phân của người và động vật
.Rất dễ tìm thấy các hỗn hợp vật liệu phân huỷ lý tưởng ở những nước đang
phát triển trong khu vực nhiệt đới ẩm.
15.3.4 Khối lượng riêng chất thải trong bãichônlấp và sự sụt lún
15.3.4.1 Khối lượng riêng - Density :
Các thông tin về khối lượng riêng của rác thô đã được thảo luận trong phần
khác của tài liệu.Trong các yếu tố ảnh hưởng hoặc quyết định khối lượng riêng
của chất thải trong bãichônlấp ( ờ đây dùng từ “in-place” nghĩa là khối lượng
riêng của rác sau khi được đổ xuống và đầm nén trong bãichônlấp ) gồm có
thành phần cấu tạo của rác và những quy trình vận hành. Diễn tiến sụt lún của
toàn bộ khối chônlấp xảy ra như là những hệ quả của sự phân huỷ và do tải
trọng chất thải đè nặng xuống.
6
Do ảnh hưởng của sự sụt lún , khối lượng riêng của chất thải liên tục gia tăng .
Trong một bãichônlấp vận hành theo đúng kích thước chất thải ở vị trí tương
đối sâu có thể có khối lượng riêng ở mức 900 kg/m
3
trong khi đối với bãi chôn
lấp được đầm nén sơ sài thì khoảng 300 kg/m
3
ở Mỹ , phạm vi khối lượng riêng
thông thường của chất thải ngay sau khi vừa đầm nén xong khoảng 475-
712kg/m
3
[31].
15.3.4.2 Sự sụt lún - Settlement :
Sự sụt lún được biểu hiện bởi việc làm giảm thể tích khối rác và theo sau đó là
làm giảm bớt cao độ.Với nhiều lý do cao độ không giảm đồng đều trên khắp bãi
chôn lấp Sự sụt lún không đều có thể là những cản trở nghiêm trọng trong việc
sử dụng lại bãichônlấp đã hoàn thành và chắc chắn, thành phần hữu cơ càng
nhiều bãichônlấp càng sâu thì độ sụt lún càng lớn tốc độ sụt lún phụ thuộc
phần lớn vào sự phân huỷ rác vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân huỷ.
Bởi vì những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân huỷ luôn thay đổi và vì có nhiều
khác biệt rất lớn giữa những quy trìnhh vận hành bãichônlấphợpvệsinh nên
không có gì ngạc nhiên khi độ sụt lún trên thực tế và độ sụt lún trong báo cáo
có sự khác nhau rất lớn trong toàn bộ quá trình sụt lún , thường khoảng 90%
xảy ra trong suốt năm đầu tiên [31]. Ở những vùng khô cằn , sự sụt lún có thể
chỉ 3% sau 3 năm hoạt động , trong khi ở vùng cận nhiệt đới có thể tối đa đến
20% sau năm đầu tiên [32]. Lưu ý rằng mặc dù với chất thải rắn có khối lượng
riêng ban đầu bằng hoặc lớn hơn 1060kg/m
3
là không có sự sụt lún vật lý nào
có thể xảy ra nhưng về mặt lý thuyết, sự sụt lún vẫn có thể xảy ra đến 40% vì sự
phân huỷ rác tuy nhiên với chất thải rắn có khối lượng riêng dao động từ 650-
1200kg/m
3
tốc độ sụt lún đo được hàng năm khoảng 0.55- 4.7%.
15.4 CÁC LOẠI CHẤT THẢI RẮN :
15.4.1 Tầm quan trọng khi phân loại chất thải :
Loại CTR sẽ được đưa đến chônlấp là điều quan trọng cần xem xét khi thiết kế
một bãi chônlấp hợpvệ sinh. Nhìn chung, các bãichônlấphợpvệsinh được
xem là bãi rác dùng để chônlấp tất cả các loại chất thải bắt nguồn từ khu vực
dân cư, khu thương mại và khu công nghiệp. Khối lượng và đặc tính của chất
thải rắn xác định phương thức vận hành chung của bãichôn lấp.Hơn nữa, loại
chất thải và thành phần chất thải chôn trong ô chônlấp gây ảnh hưởng đến lưu
lượng và thành phần của nước rò rĩ và các chất khí sinh ra trong ô chôn lấp.
Ngoài ra còn lưu ý rằng loại chất thải rắn chônlấp còn tiềm ẩn những nguy cơ
và những mối nguy hiểm đến cuộc sống cộng đồng bắt nguồn từ tính ăn mòn,
các độc tính nguy hiểm hay các đặc tính nguy hại khác từ một loại chất thải cụ
thể nào đó
15.4.2 Những chất thải được chấp nhận trong bãichônlấp :
Hầu hết những chất thải rắn được phát sinh ra ở những khu dân cư, khu thương
mại, khu công nghiệp và nông nghiệp đều có thể chônlấp vào bãichônlấp hợp
7
vệ sinh được thiết kế hiện đại mà không gây nguy hiểm trực tiếp hay gián tiếp
đến cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng và chất lượng môi trường.
Để thuận tiện khi trích dẫn, tham khảo, những chất thải như vừa định nghĩa ở
trên được xem như là “chấp nhận được trong bãichôn lấp”. Trái lại, nhiều loại
chất thải trong quá trình sản xuất công nghiệp( không phải những chất thải phát
sinh trong các văn phòng của các nhà máy công nghiệp) không nên thải ra bãi
chôn lấphợpvệsinh mà nên thải bỏ trong những bãichônlấp thiết kế đặc biệt.
Những chất thải này được xem như là”những chất thải không được chấp nhận
trong bãichôn lấp”. Những chất thải không được chấp nhận trong bãichôn lấp
này nên được đánh giá một cách đặc biệt để ước lượng những rủi ro cụ thể khi
thải bỏ chúng. Thông thường, những dạng chất thải trên có những loại phương
tiện bãi bỏ sẵn có được thiết kế đặc biệt để sử lý chúng, và như vậy chúng chỉ
nên đưa đến bãi bỏ ở những phương tiện này. Một ngoại lệ có thể cho phép
chôn lấp những chất thải đặc biệt vào bãichônlấphợpvệsinh khi chất thải thể
hiện là phù hợp với bãichônlấp có sẵn hoặc với bãichônlấp có công suất thiết
kế được cải tiến phùhợp và có những đặc tính hoá sinh thích hợp .
Không may mắn là những quốc gia đang phát triển, sự phân loại chất thải thành
2 loại : loại có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được thì không thực
hiện được, và thậm chí trong một tương lại gần sự phân loại cũng không chắc
có thể thực hiện được. Ở những nước đang phát triển, thực tế thông thường là
để bãichônlấp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó thì phải chấp nhận chôn
lấp tất cả các loại chất thải không trừ loại nào. Hoạt động mạnh mẽ chuyển rác
thải từ bãi rác hở vào bãichônlấp có sự kiểm soát đã là đại diện cho bước tiến
bộ vượt bậc, vượt qua các phương thức bãi bỏ chất thải bừa bãi hiện nay còn
tồn tại.
Những chất thải rắn đã được tách nước (nghĩa là bùn thải hay còn gọi là chất
rắn sinh học) từ nhà máy sử lý nước thải sinh hoạt và nhà máy sử lý nước cấp
(ngoại trừ bùn tươi chưa qua một quá trình sử lý sơ bộ nào) có thể được xem
như là những dạng chất thải có thể chấp nhận được ở bãichôn lấp.
15.4.3 Chất thải không chấp nhận trong bãichônlấp
Một cách lý tưởng, quyết định chất thải nào được cho là không thể chấp nhận
và không cho phép chônlấp trong bãichônlấphợpvệ sinh, phải được đưa ra
trong suốt quá trình quy hoạch bãichôn lấp, và quyết định nó nên được tiến
hành kết hợp giữa những cơ quan của nhà nước chịu trách nhiệm chung và
những người điều hành và thiết kế những bãichôn lấp, và cũng nên xem xét
đến kết quả khảo sát những nguồn chất thải có số lượng lớn (nguồn rác thải
công nghiệp). Về khối lượng và đặc tính của chúng. Những chất thải không
được chấp nhận trong bãichônlấp nên được định nghĩa rõ ràng trong các bảng
quy hoạch phát triển bãichônlấp và những người thường xuyên sử dụng bãi
chôn lấp nên được cung cấp một danh sách các loại chất thải loại này.Tiêu chí
được đặt ra để quyết định thế nào là chấp nhận được và như thế nào là không
chấp nhận được nên bao gồm tính chất địa chất thuỷ văn của nơi xây dựng bãi
rác, những đặc tính hoá học và sinh học của chất thải, tính sẵn có của những
8
phương án thay thế để chôn lấp, tái sử dụng hoặc tái chế khác, những rủi ro đối
với môi trường, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn đối với những
người làm công việc vận hành quản lý và đối với cộng đồng
Những loại chất thải phải được sự đồng ý đặc biệt của các cơ quan có chức
năng mới được phép chônlấp trong bãichônlấp bao gồm những loại chất thải
chính thức được xác định là nguy hại hay những chất thải chứa những chất liệu
được xác định là nguy hại, ví dụ như chất thải y tế, chất lỏng và chất bùn sệt,
bùn thải với độ ẩm tự do ( cho phép tách nước làm khô tự nhiên không cần xúc
tác), chất dễ cháy hoặc dễ bay hơi, phân động vật tươi, bùn tươi và bùn trong bể
tự hoại, chất thải trong sản xuất công nghiệp. Cần lưu ý rằng một số chất thải từ
động vật có thể bị nhiễm khuẩn vì chúng chứa những sinh vật gây bệnh ở động
vật có thể lây nhiễm cho người.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) đã công bố một định nghĩa về “chất
thải nguy hại” ( hazardous wastes ) thích hợp cho cả những quốc gia công
nghiệp và đang phát triển. Theo định nghĩa này, một chất thải được cho là nguy
hại nếu nó gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tiềm ẩn hoặc nhìn thấy được rất
đáng kể làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người hoặc các sinh vật sống, do
bởi: chất thải không phân huỷ hoặc tồn lưu lâu dài trong tự nhiên, chúng có thể
chướng to qúa mức bình thường về mặt sinh học, chúng có thể gây chết người
hay ngược lại có thể gây ra những ảnh hưởng tích luỹ có hại [4].
15.4.4 Những loại chất thải đặc biệt :
Có nhiều loại chất thải thường được gọi là “chất thải đặc biệt “ nhưng đã giới
thiệu và thảo luận ở chương hai.Trong đó, những chất thải như rác thải y tế (dễ
bị nhiễm khuẩn), và những dạng bùn thải khác nhau thường được phát sinh và
được chônlấptạichônlấptại các quốc gia đang phát triển, do đó nên được chú
ý đặc biệt. Khối lượng chất thải đặc biệt còn lại khác sẽ được giảm thiểu một
cách đáng kể thông qua những hoạt động nhặt rác và tái chế trên quy mô lớn ở
những nước đang phát triển. Một số loại chất thải này bao gồm những chất thải
ở các công ty, những rác thải trong xây dựng, hoặc phá huỷ nhà cửa, phân động
vật hoặc xác động vật.
15.5 KHỐI LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI
Do việc quản lý và quy hoạch quản lý chất thải rắn đúng mức phụ thuộc vào
mức độ chính xác và mức độ đặc trưng của những dữ liêụvề tỷ lệ phát sinh và
thành phần chất thải rắn nên phải có một chương trình xác định tính chất của
chất thải chính xác và đáng tin cậy. Tuy nhiên, không may cho các nhà quản lý
quy hoạch cũng như các nhà quản lý chuyên môn, khối lượng và thành phần
chất thải rắn không chỉ khác nhau giữa các nước mà còn giữa các thành phố, và
thậm chí giữa các cộng đồng trong một thành phố [5,6].
Các quy trình để đo lường, tính toán khối lượng, thành phần và tính chất chất
thải được trình bày trong chương bốn.
9
Kehew, A. E. (1998). Địa chất học cho Kỹ sư xây dựng và cán bộ kỹ thuật môi
trường, P. M. H. Trịnh Văn Cương, Phạm Hữu Sỹ, Nguyễn Uyên, translator,
Nhà xuất bản Giáo dục.
15.6 LỰA CHỌN VỊ TRÍ BÃICHÔN LẤP
15.6.1.Giới thiệu :
Địa điểm và những đặc điểm của vị trí xây dựng BCL sẽ quyết định mức độ và
tính chất của các tác động của một bãichônlấphợpvệsinh lên sức khoẻ cộng
đồng và chất lượng nguồn tài nguyên nước, không khí, và đất ở xung
quanh.Các tác động có hại có thể hạn chế được đáng kể hoặc thậm chí có thể
tránh được nếu vị trí bãichônlấp được lựa chọn 1 cách thích hợp gồm có:1) Sự
ô nhiễm tài nguyên không khí, nước và đất bởi các chất hóa học, khí và các sinh
vật do chất thải trong bãichônlấp đưa đến hoặc làm phát sinh;và 2)Sự suy
giảm chất lượng thẫm mỹ và giá trị thương mại của các khu đất ở kề bên. Thậm
chí với một BCL được thiết kế tốt nhất, cũng rất khó để cách ly hoàn toàn tất cả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên với các chất gây ô nhiễm và tách chúng ra
khỏi những tác động sẽ được đề cập đến trong những phần sau. Trong trường
hợp như vậy, sự lựa chọn một vị trí thích hợp nhất càng là một nội dung vô
cùng quan trọng. Một điều kiện tiên quyết để lựa chọn vị trí cho BCL là cần có
đủ khả năng để xác định vị trí nào sẵn có có thể đáp ứng hầu hết tất cả những
tiêu chí cần thiết cho phép nó được gọi là “vị trí thích hợp nhất” [7]. Yếu tố
khác nữa phải được cân nhắc là những vấn đề liên quan đến quyền sỡ hữu và
việc thuê mướn đất.
Sự lựa chọn vị trí BCL, đặc biệt trong những vùng thành thị dân cư đông đúc và
vùng ngoại ô của các nước công nghiệp, đã trở thành một quy trình chính trị-xã
hội được tranh luận khá gay gắt. Một thủ tục điển hình dành cho việc lựa chọn
vị trí bãichônlấp cho dù ở mức độ khu vực hay địa phương ở một số nước
công nghiệp bắt đầu với việc phải xác định được 5-10 vị trí có thể thích hợp
(“possible site”). Sau đó tiến hành phân tích tiền khả thi. Kết quả phân tích tiền
khả thi sẽ được sử dụng để đề cử 2 đến 5 vị trí thích hợp từ các vị trí đã được đề
nghị (“candidate site”). Bước tiếp theo của quá trình là lắng nghe các ý kiến
góp ý của người dân về những vị trí được đề cử. Cuối cùng, một quyết định
được đưa ra và một vị trí sẽ được lựa chọn để xây dựng BCL. Quá trình lựa
chọn một vị trí bãichônlấp ở một nước đang phát triển có thể khác hẳn hay là
một phiên bản khác của quy trình đã thực hiện ở các nước công nghiệp.
Bất chấp tầm quan trọng của việc lựa chọn một vị trí bãichônlấp phù hợp
nhất,ở hầu hết các nước đang phát triển(và ở nhiều nước công nghiệp),nếu
không nói là tất cả, sự lựa chọn thường bị đặt sang 1 bên do sức ép lên mục
đích sử dụng đất bởi mật độ dân số tăng lên, do sự mở rộng đô thị một cách
thiếu hợp lý và do nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất thực phẩm và thương mại.
Nếu những điều kiện này là quan trọng hơn,khả năng duy nhất để chọn lựa là
10
[...]... hoạt động của bãichôn lấp. Ví dụ, nó quyết định số lượng rác mà bãi phải chônlấp và do đó nó định ra thể tích cấn thiết của bãichônlấp Nó cũng giới hạn tính chất của rác thải được phép thải bỏ tạibãichônlấp Sử dụng trong tương lai và vị trí BCL ảnh hưởng tới hình dạng cuối cùng, độ cao, và mặt bằng bãichônlấp Trái lại, vị trí của một bãichôn lấp, bao gồm cả việc xây dựng đường vào hợp lí, có... hợp lí để hạn chế mọi sự xâm nhập vào trong và xung quanh bãichônlấp 15.6.12 Xem xét vấn đề kinh tế trong việc lựa chọnbãichônlấp Chi phí cho vật liệu che phủ phụ thuộc phần lớn vào sự có sẵn của vật liệu Chi phí sẽ tối thiểu nếu vật liệu có sẵn tạibãichôn lấp, nếu không thì việc mua vật liệu cộng với việc vận chuyển nó tới bãichônlấp sẽ có một ảnh hưởng quan trọng đến tổng giá thành của chôn. .. của chônlấp Chi phí cao kết hợp với việc bảo đảm an toàn vật liệu che phủ và vận chuyển tới bãichôn lấp, trong nhiều trừơng hợp, khiến nhiều khu dân cư ở các nước đang phát triển không phủ rác hàng ngày (hay nói cách khác là không che phủ thường xuyên) Giá thành của việc chuyển chở rác từ điểm thu gom tới bãichônlấp cũng tham gia vào việc xem xét vị trí bãichônlấp Rõ ràng, bãichônlấp càng xa... Kết hợp các phương pháp chônlấp Có thể sử dụng phương pháp trải trên bề mặt và phương pháp đào rãnh trong cùng một bãi chônlấp nếu bãi chônlấp đó có bề dày tầng đất mặt không cố định và bãichônlấp phải tiếp nhận một lượng lớn rác thải Phương pháp đào rãnh được sử dụng ở những nơi tầng đất mặt dày nhất Đất đào lên nếu không sử dụng để che phủ ở hố chônlấp sẽ được lưu trữ để dành cho chônlấp trải... dục 15.7 CÔNG NGHỆ CHÔNLẤP 15.7.1Giới thiệu: Công nghệ chônlấp có ảnh hưởng rất lớn trong mọi hoạt động xây dựng và vận hành bãichônlấp Vì thế trong phần này, những chủ đề bàn được thảo luận bao gồm không chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến các hoạt động khi chôn lấp, ví dụ như tạo nên cách thức làm các cấu trúc tế bào rác (“cellular structure”) trong bãi chônlấphợpvệsinh (“sanitary landfill”),... động; Thực tế đòi hỏi ô chônlấp phải đủ rộng để có đủ chỗ cho một sô lượng xe đủ loại sử dụng bãichônlấp Nói chung, chiều rộng cần thiết nên gấp đôi chiều rộng của bộ phận lớn nhất của thiết bị làm việc trong ô Dựa trên quy mô của bãichôn lấp, việc đào ô chônlấp có thể được thực hiện liên tục theo 1 tốc độ được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu chônlấp hoặc đào định kỳ theo hợp đồng Hướng gió thổi... nghiệm cho thấy rằng không một phương pháp chônlấp nào hoàn hảo cho tất cả các địa điểm bãichônlấp và không nhất thiết là chỉ có một phương pháp là tốt nhất đối với bất kỳ 1 bãichônlấp nhất định nào đó Sự lựa chọn một phương pháp chônlấp phụ thuộc vào điều kiện vật lý tự nhiên của địa điểm vị trí xây dựng bãi, khối lượng và loại chất thải rắn đưa đến bãichôn lấp, và chi phí tương đối của các khả... khi hố chônlấp đầy, cùng với các vật liệu che phủ được lưu trữ, phương pháp chônlấp trải trên bề mặt sẽ được sử dụng để tiếp tục chônlấp rác thải lên trên hố đào vừa đầy 15.7.2.5 Tính ổn định của dốc nghiêng Tính ổn định của diện tích chất thải nằm thành dốc nghiêng và của giao diện giữa chất thải và lớp lót đáy trong bãichônlấp rất quan trọng để có thể giữ chi phí bãi chônlấp ở mức phù hợp và... đất và mưa to, và 1 số biến cố khác Thiết kế và xây dựng thành bên của các tế bào rác trong các ô chônlấp và độ dốc của bãichônlấp đã hoàn thành phải xem xét đến loại và tính chất kỹ thuật của chất thải chônlấp trong bãichônlấp và của các loại đất, những vật liệu tổng hợp hoặc cả đất và vật liệu tổng hợp được sử dụng để cô lập rác thải với 33 môi trường bên ngoài Loại phân tích này nên được thực... mặt bằng phù hợp với hầu hết các địa hình và có lẽ là lựa chọn tốt hơn đối với các bãi tiếp nhận khối lượng chất thải rắn lớn Ở một số bãichônlấp khác, một thiết kế kết hợp sử dụng hai phương pháp này lại có thể là phương pháp thích hợp nhất Source: Reference 11 Hình 15-8: Area landfill Tất cả những bãi chônlấphợpvệsinh trong thực tế đều có những phần cơ bản gọi tên là tế bào (“cell”) Một tế bào . đưa đến chôn lấp là điều quan trọng cần xem xét khi thiết kế
một bãi chônlấp hợp vệ sinh. Nhìn chung, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh được
xem là bãi rác. phép
chôn lấp những chất thải đặc biệt vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi chất thải thể
hiện là phù hợp với bãi chôn lấp có sẵn hoặc với bãi chôn lấp có công