Đối phóvớiđồngnghiệp
“hai mặt”
Đồng nghiệp“haimặt” là kiểu đồngnghiệp có vẻ ngoài luôn tốt đẹp, thân thiện
nhưng bên trong lại có nhiều ý nghĩ, hành động không “đẹp”. Kiểu người này khá
phổ biến nơi công sở, bạn rất nên đề phòng.
Hay có những hành động “đâm sau lưng” (Ảnh minh hoạ)
Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn chung sống hòa bình với những đồng
nghiệp xấu tính này:
Phớt lờ tính xấu của họ
Những đồngnghiệp này hay có những hành động “đâm sau lưng” nhưng họ chưa
chắc đã là những người không biết làm việc. Làm việc với kiểu đồngnghiệp này
thậm chí có thể lại đem lại hiệu quả cao. Hãy phớt lờ những tính xấu của họ, hãy
cư xử như cách anh/cô ấy đối xử bề ngoài với bạn. Trước hết vì lợi ích của sự
thành công trong công việc và sau đó là để duy trì mối quan hệ đồngnghiệp tốt
đẹp, dù là vẻ bề ngoài.
Thể hiện rõ quan điểm
Hãy thử tưởng tượng xem một đồngnghiệp mà bạn vừa làm việc rất ăn ý và hòa
thuận, mỗi người đã đảm nhận một nửa vai trò của mình thành công. Nhưng đằng
sau bạn thì người đó lại nói rằng bạn không làm gì cả và cả dự án là một mình
anh/cô ta lo liệu. Trong trường hợp như vậy, một cuộc nói chuyện riêng và thẳng
thắn là lựa chọn tối ưu.
Hãy để cho anh/cô ấy biết cảm giác của bạn khi nghe được những điều tiếng như
vậy nhưng bạn cho đó chỉ là sự hiểu nhầm. Mục đích chính của cuộc đối thoại như
vậy chỉ để anh/cô ấy hiểu rằng, bạn đã biết rõ kiểu người của anh/cô ấy và bạn
không phải người dễ bị bắt nạt, những hành động như vậy không nên lặp lại.
Đồng nghiệp“haimặt” là kiểu đồngnghiệp có vẻ ngoài luôn tốt đẹp, thân thiện
(Ảnh minh hoạ)
Làm rõ vai trò công việc của từng người
Khi làm việc với kiểu người hai mặt này, bạn nên vạch rõ ra danh sách các việc
cần làm và chia đều cho mọi người. Đảm bảo mọi người hiểu rõ và thoải mái với
phần việc được giao. Luôn có giấy tờ và người thứ 3 chứng kiến khi làm việc với
kiểu người này là một hành động đúng đắn.
Nếu trong một đội, hãy để cả đội biết về vai trò và trách nhiệm của từng người
cùng với tiến trình hàng tuần của dự án. Làm như vậy thì sẽ không còn phải băn
khoăn hay thắc mắc rằng thành quả, ý tưởng này là của bạn hay của ai?
Giữ cách xử sự chuyên nghiệp
Nếu bạn phát hiện mình bị chơi xấu bởi một đồng nghiệp, điều cần nhất lúc này là
bình tĩnh và nghĩ cách phòng vệ thay vì nóng giận để hình ảnh của bạn nơi công sở
sẽ xấu đi. Hãy tỏ ra như chưa có chuyện gì, cách cư xử này không những khiến
người hại bạn thấy lo sợ và xấu hổ mà còn giúp bạn trở thành người cao thượng.
Việc tranh cãi để cố chứng tỏ mình đúng sẽ chỉ khiến uy tín của bạn bị lung lay mà
thôi.
Nên bỏ qua những chuyện ngoài công việc
Việc bạn nhìn rõ chân tướng của kiểu đồngnghiệp này không phải để bạn tạo ra
môi trường cạnh tranh căng thẳng trong công việc mà là để bạn biết và phòng
ngừa. Cuộc sống công sở là những mối quan hệ xã giao giữa công việc và công
việc vì vậy hãy cư xử tốt với tất cả mọi người, kể cả người đồngnghiệp đó. Cách
tốt nhất để cho kẻ “haimặt” này sợ và tránh xa bạn đó là vui vẻ hợp tác làm việc
trong bất cứ tình huống nào và cho thấy tài năng và sự chuyên nghiệp của bạn khi
thực hiện công việc.
. Đối phó với đồng nghiệp
“hai mặt”
Đồng nghiệp “hai mặt” là kiểu đồng nghiệp có vẻ ngoài luôn tốt đẹp, thân thiện.
Đồng nghiệp “hai mặt” là kiểu đồng nghiệp có vẻ ngoài luôn tốt đẹp, thân thiện
(Ảnh minh hoạ)
Làm rõ vai trò công việc của từng người
Khi làm việc với