Công thức làm sếp!
Trở thành nhà quản lý, thành sếp là đích ngắm của nhiều người. Tuy nhiên, làm
thế nào để khơi dậy quyết tâm, năng lực bản thân để trở thành nhà lãnh đạo tài
năng là câu hỏi không dễ trả lời
Nhà lãnh đạo tài năng không thể là người không có kiến thức (Ảnh minh hoạ)
Sếp hay sếp “pờ rồ”?
Sếp là người quản lý, điều hành một doanh nghiệp hay một bộ phận của doanh
nghiệp. Vì vậy, có sếp lớn, sếp vừa, sếp nhỏ và “sếp - re” (đội ngũ nhân viên trong
doanh nghiệp), tất cả mọi người đều có cơ hội làm sếp. Sếp pro không đơn thuần
là chức, là kết quả của sự bổ nhiệm, mà còn là người hành nghề một cách chuyên
nghiệp. Đó là người có nghề và rất rành nghề.
Đã là nghề thì phải học nhiều và làm nhiều thì mới có thể thành nghề. Đặc biệt,
đối với những nghề có tính chuyên nghiệp cao thì không chỉ có làm nghề mà thành
nghề được, mà còn phải được đào tạo một cách rất bài bản, rất căn cơ và có hệ
thống.
Một hình dung đơn giản về công việc của sếp: Sếp = (chiến lược + đội ngũ) hoặc
Sếp = [chiến lược + (con người + hệ thống + văn hóa)]. Tức trong 24 giờ mỗi
ngày, sếp chỉ lo giải quyết hai việc: hoạch định - chỉ đạo thực hiện - đánh giá thực
hiện chiến lược và quản lý đội ngũ về mặt con người, hệ thống và văn hóa. Nghe
thì có vẻ dễ, nhưng để là sếp thì sự đòi hỏi có nhiều.
Công thức làm sếp: Tố chất và khát vọng
Quản lý hay quản trị là nghề cần có sự hội tụ của cả yếu tố khoa học và nghệ thuật.
Khoa học vì không học thì không thể làm được nhà quản lý giỏi, và đã là khoa học
thì phải học mới biết. Quản lý càng cần phải nghệ thuật, và đó chính là năng
khiếu, tức những tố chất bẩm sinh, bởi thực tế cho thấy có nhiều người học giỏi
quản trị nhưng có rất ít trong số đó trở thành nhà quản trị giỏi.
Tố chất cần có trước hết để trở thành sếp pro là sự thông minh, nhạy cảm và khả
năng vượt khó. Đó là lối tư duy vừa tổng hợp, vừa phân tích, tuy logic, có quy luật
nhưng vẫn sáng tạo và hệ thống. Đặc biệt, lối tư duy luôn theo chiều hướng tích
cực trong mọi cảnh huống, ngay cả những khi khó khăn nhất; là người luôn luôn
lắng nghe và thấu hiểu nhưng vẫn giữ được sự độc lập để kết hợp cái hay của mình
và người.
Tố chất cần có trước hết để trở thành sếp pro là sự thông minh, nhạy cảm và khả
năng vượt khó (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh tính cách cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhạy bén, mạnh mẽ, quyết đoán,
thì cũng rất cần thần thái, thiên hướng của người chỉ huy, thể hiện ở khả năng tập
hợp, hiệu triệu người khác một cách tự nhiên, bằng sự thuyết phục và đáng tin cậy
của mình. Cách tiếp cận cũng phải linh hoạt, từ tổng thể đến cụ thể, từ gốc đến
ngọn và từ ngắn hạn đến dài hạn.
Nhà lãnh đạo tài năng không thể là người không có kiến thức. Vốn kiến thức nền
tảng kết hợp với kiến thức cập nhật và chuyên sâu, mà trước hết là nắm rõ được
chân dung và những công việc cần làm của sếp. Nắm vững lý thuyết quản trị, biết
cách xây dựng chiến lược cho công ty, hiểu được con người trong công việc, biết
cách xây dựng hệ thống quản lý, văn hóa công ty, quản lý dự án. Không trực tiếp
làm công việc quản trị chức năng nhưng vẫn cần nắm bắt để có thể chỉ đạo công
tác quản trị chức năng trong công ty.
Ngoài ra, nắm rõ pháp luật trong kinh doanh, chỉ đạo việc quản trị nhân lực, vấn
đề quản lý tài chính và đầu tư, công tác kế toán, quản lý marketing và thương hiệu,
quan hệ công chúng đều giúp một người sếp trở nên pro. Khác với cấp thừa hành
phải nắm vững kỹ thuật và nghiệp vụ để tác nghiệp, một người sếp cần có tư duy
và phương pháp để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của công ty.
Những trải nghiệm bản thân về quản lý điều hành từ quy mô nhỏ đến lớn, đơn giản
đến phức tạp, thất bại hay thành công đều cực kỳ quan trọng. Dứt khoát các bạn
trẻ cần phải kinh qua nhiều vị trí quản lý điều hành trước khi trở thành một sếp
pro, vì không ai có thể chuyên nghiệp ngay khi mới bước vào nghề.
Trong 7 nguyên liệu chính mà mỗi người phải trang bị để “chế biến” mình thành
sếp pro thì quan trọng trước hết là khát vọng nghề nghiệp - nghề quản lý. Chỉ khi
bạn có khát vọng trở thành sếp thì bạn mới có cơ may trở thành sếp. Không thể
thiếu ở đó là yếu tố thiên bẩm, một “ngôi nhà” kiến thức mà một sếp chuyên
nghiệp cần phải có, cùng với vốn kinh nghiệm được trang bị sẵn. Các bạn trẻ cũng
cần xây dựng cho mình một sức khỏe tốt, một ngoại hình phù hợp với nghề
nghiệp, với vốn sống phong phú
. Công thức làm sếp!
Trở thành nhà quản lý, thành sếp là đích ngắm của nhiều người. Tuy nhiên, làm
thế nào để khơi dậy quyết. hóa công ty, quản lý dự án. Không trực tiếp
làm công việc quản trị chức năng nhưng vẫn cần nắm bắt để có thể chỉ đạo công
tác quản trị chức năng trong công