BÀI tập lớn CUỐI kỳ học PHẦN tâm lý học đề tài hệ THỐNG hóa các KIẾN THỨC cơ bản PHẦN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

20 14 0
BÀI tập lớn CUỐI kỳ học PHẦN tâm lý học đề tài hệ THỐNG hóa các KIẾN THỨC cơ bản PHẦN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM —^^Q^^— BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG HÓA CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Sinh viên Nguyễn Yến Nhi Lớp SP Vật Lý D2021 MSSV 221001249 Hà Nội - 2021 ĐIỂM Cán bộ chấm thi 1 Lê Minh Cán bộ chấm thi 2 MỤC LỤC 3|Page MỞ ĐẦU Trong cuộc sống ngày nay, hoạt động nhận thức đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực Nó là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản của đời sống tâm lý con người, cần thiết không thể thiếu trong xã hội, là cơ sở của cuộc sống, tài năng, của sự phát triển nhân cách con người Nhận thức có liên quan rất chặt chẽ với sự học Về bản chất, sự học là một quá trình nhận thức Học tập là một loại hoạt động nhận thức đặc biệt của con người Vì vậy, con người luôn luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải tạo nó để phục vụ cho cuộc sống của mình Để thực hiện được điều này con người phải tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn của mình Tóm lại, để thấy rõ bản chất của hoạt động nhận thức trong tâm lý học chúng ta cần phải hiểu được cấu trúc, đặc điểm, vai trò của hoạt động nhận thức từ đó giúp cho con người có thể tác động vào thế giới một cách phù hợp nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Ngay từ thời xa xưa, vấn đề nhận thức, vấn đề học tập đã được quan tâm, nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người Đến thế kỷ XVII, lý luận về nhận thức mới dần dần được hình thành, một số tác giả như Đ Các, Căng đã thấy được tầm quan trọng của nhận thức, từ đó từng bước hình thành nên lý luận nhận thức Đến thế kỷ XIX (1879), khi Wunt thành lập Phòng thực nghiệm Tâm lý đầu tiên trên thế giới, ông đã có nghiên cứu, đo đạc trí nhớ, tư duy của con người, vì thế mà công trình nghiên cứu của ông là những công trình nghiên cứu đầu tiên về tâm lý học nhận thức 4|Page Từ những năm 1920 đến những năm 1950, cách tiếp cận chính đối với tâm lý học là chủ nghĩa hành vi Ban đầu, các tín đồ của nó đã xem các sự kiện tinh thần như suy nghĩ, ý tưởng, sự chú ý và ý thức là không thể quan sát được, do đó nằm ngoài lĩnh vực của một khoa học tâm lý học Một người tiên phong của tâm lý học nhận thức, người đã làm việc bên ngoài ranh giới (cả trí tuệ và địa lý) của chủ nghĩa hành vi là Jean Piaget Từ năm 1926 đến những năm 1950 và đến những năm 1980, ông đã nghiên cứu những suy nghĩ, ngôn ngữ và trí thông minh của trẻ em và người lớn Phương pháp của tâm lý học nhận thức, vốn thừa hưởng nhiều thứ từ chủ nghĩa hành vi, là đưa ra các giả định về hoạt động của các quá trình tinh thần, suy luận từ các giảđịnh này và kiểm tra những gì được đưa ra thông qua các nghiên cứu khoa học, để xem nếu kết quả phù hợp với các giả định mà từ đó chúng bắt đầu Sự khởi đầu của tâm lý học nhận thức được đặt ra bởi cuộc họp của các chuyên gia trẻ về kỹ thuật điện tử tại Đại học Massachusetts vào ngày 11 tháng 11 năm 1956 Trong số đó có các nhà tâm lý học Newell Allen, George Miller và Noam Chomsky, những người nổi tiếng ngày nay Họ lần đầu tiên đưa ra câu hỏi về ảnh hưởng của quá trình nhận thức chủ quan của một người đối với thực tế khách quan Cuốn sách Nghiên cứu về sự phát triển nhận thức của J Bruner, xuất bản năm 1966, trở nên quan trọng đối với sự hiểu biết và phát triển của ngành học Nó được tạo ra bởi 11 đồng tác giả chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu Harvard Tuy nhiên, việc định danh phân ngành này được diễn ra cùng với sự xuất hiện cuốn sách “Tâm lý học nhận thức” đầu tiên của U Neisser (1967) - một nhà tâm lý học và giáo viên người Mỹ tại Đại học Cornell, Tạp chí tâm lý học nhận thức cũng ra đời vào năm 1970 Đến những năm 60 của thế kỷ XX, khái niệm nhận thức được sử dụng như một khái niệm chung để chỉ hầu hết các quá trình tâm lý học bao gồm; tri giác, tư duy, động cơ, Tâm lý học nhận thức chỉ là một phân ngành mới để nghiên cứu sâu hơn bản chất của hoạt động nhận thức với tư cách là chức năng tâm lý của con người Từ đó, có các tác giả cho ra đời các tác phẩm như “Luật nhận thức” của Gestalt và xây dựng nên các lý thuyết nhận thức Cho đến nay, chuyên ngành Tâm lý học nhận thức đã được giảng dạy trong các trường Đại học như một chuyên ngành độc lập, nhờ những đóng góp của họ, tâm lý học đã tiến bộ bằng những bước nhảy vọt Bằng cách này, mặc dù chủ nghĩa hành vi vẫn còn có liên quan và thậm chí kết hợp với nhận 5|Page thức, nó đã là một bước tiến lớn từ những gì chúng ta biết một vài thập kỷ trước 6|Page NỘIDUNG Con người là thực thể sống tồn tại, hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy Nhận thức, tình cảm và hành động ý chí là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động ý chí “Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân” Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (gồm cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) A Nhận thức cảm tính • Quá trình nhận thức cảm tính là mức độ thấp của hoạt động nhận thức Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh những cái bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan con người 1 Cảm giác a) Khái niệm: - Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người b) Đặc điểm: - Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh dấu hiệu trực quan, bề ngoài cụ thể của sự vật, hiện tượng - Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng chứ chưa phản ánh đầy đủ, trọn vẹn sự vật, hiện tượng Cơ sở sinh lí của cảm giác là hoạt động của các giác quan riêng lẻ 7|Page - Cảm giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, khi sự vật, hiện tượng đang hiện diện, đang tác động vào các cơ quan thụ cảm c) Bản chất: Mặc dù là hình thức phản ánh tâm lý sơ đẳng có cả ở động vật nhưng cảm giác của con người khác về chất so với cảm giác ở động vật Sự khác biệt đó là ở chỗ: cảm giác của con người có bản chất xã hội Bản chất xã hội của cảm giác do chính bản chất xã hội của con người quy định Bản chất xã hội của cảm giác được quy định bởi các yếu tố sau: - Đối tượng phản ánh của cảm giác không chỉ đơn giản là các sự vật hiện tượng tự nhiên mà chủ yếu là các sản phẩm được tạo ra nhờ lao động xã hội của loài người, trong đó tích đọng các chức năng người, chức năng xã hội VD: Quạt trần, điều hòa mang lại cảm giác mát mẻ vào ngày hè, ngược lại vào mùa đông có máy sưởi ấm tạo cảm giác ấm áp hơn - Con người ngoài hệ thống tín hiệu thứ nhất, còn có hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) - một đặc trưng xã hội của loài người Cảm giác ở con người không chỉ diễn ra nhờ hệ thống tín hiệu thứ nhất mà cả hệ thống tín hiệu thứ hai VD: Sau khi nghe một câu truyện ma quỷ thì đi một mình vào ban đêm có cảm giác sợ hãi, lạnh sống lưng - Cảm giác ở con người chịu sự chi phối của các hiện tượng tâm lý cấp cao khác VD: Lúc đau khổ thì ăn cảm thấy không ngon - Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, do đó mang tính đặc thù xã hội VD: Người giáo viên có thể “nhìn” được bằng tai hay có “mắt” sau lưng để biết được học sinh đang làm gì và ý thức học tập như nào d) Các loại cảm giác: Dựa trên vị trí của nguồn kích thích cảm giác có: cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong - Cảm giác bên ngoài: do những kích thích bên ngoài gây nên: cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da - Cảm giác bên trong: gồm cảm giác cơ thể, cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng, cảm giác sờ mó, cảm giác rung 8|Page e) Quy luật: * Quy luật ngưỡng cảm giác: - Là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác - Có 2 loại ngưỡng cảm giác: Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt + Ngưỡng tuyệt đối gồm: Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn cảm giác Phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên gọi là vùng cảm giác được, trong đó có một vùng có cảm giác tốt nhất, gọi là vùng phản ánh tốt nhất + Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thích đủ để ta phân biệt được 2 kích thích đó + Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác là khác nhau ở mỗi loại cảm giác khác nhau và mỗi người khác nhau VD về quy luật ngưỡng cảm giác: Tai người nghe được trong khoảng 16hz20000hz, nếu nằm ngoài khoảng đó thì nghe không rõ hoặc không nghe thấy * Quy luật thích ứng cảm giác: - Thích ứng: Là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích - Có thể đề cập đến các dạng thích ứng sau đây khi phân tích về quy luật này: + Khi cường độ kích thích tăng lên thì giảm tính nhạy cảm + Khi cường độ kích thích yếu đi thì tăng tính nhạy cảm + Sự mất cảm giác trong thời gian tác động dài của cùng một kích thích - Sự thích ứng của cảm giác ở các loại cảm giác khác nhau có mức độ không giống nhau Nó có thể phát triển nhờ rèn luyện và hoạt động nghề nghiệp VD về quy luật thích ứng cảm giác: Từ chỗ sáng bước vào chỗ tối lúc đầu ta không thấy gì nhưng dần dần thì thấy rõ Ngược lại, từ chỗ tối bước ra chỗ sáng lúc đầu ta bị “lóa mắt” không nhìn rõ, nhưng sau một lúc thì thấy rõ “thích ứng” * Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác: - Các cảm giác có thể tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chi phối lẫn nhau 9|Page - Sự tác động diễn ra theo quy luật như sau: Sự kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác kia, hoặc sự kích thích mạnh lên cơ quan cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác kia - Có hai loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời Tương phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối tiếp nhau lên một cơ quan cảm giác, còn tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động cùng một lúc lên cơ quan cảm giác - Chuyển cảm giác cũng là một biểu hiện cụ thể của quy luật này Cảm giác này tạo nên một cảm giác khác trong sự tương tác VD về quy luật tác động lẫn nhau: Tờ giấy trắng đặt trên nền đen tạo cho ta cảm giác trắng hơn tờ giấy trắng đặt trên nền xám 2 Tri giác: a) Khái niệm: - Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan b) Đặc điểm: - Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như: + Cũng là một quá trình tâm lý, tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc + Cũng chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng + Cũng phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp (đang tác động) - Tuy vậy tri giác có những đặc điểm nổi bật sau: + Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn + Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cấu trúc nhất định + Tri giác là quá trình tích cực, được gắn liền với hoạt động con người VD: Chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt và không sử dụng tới mũi, miệng, cùng với hiểu biết trước đó của bản thân, chúng ta tri giác và có thể gọi tên đúng sự vật - Những đặc điểm trên chứng tỏ rằng tri giác là mức phản ánh cao hơn cảm giác, nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào 10 | P a g e c) Các loại tri giác: - Căn cứ vào các cơ quan cảm giác đóng vai trò chính trong quá trình tri giác có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó (trong đó tri giác nhìn được nghiên cứu nhiều hơn cả) - Căn cứ vào đối tượng tri giác có thể chia tri giác thành: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác chuyển động, tri giác con người d) Quy luật: * Quy luật về tính đối tượng của tri giác: - Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại luôn thuộc về một đối tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài - Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người VD: Người họa sĩ có thể tri giác bức tranh tốt hơn so với chúng ta, họ có thể dễ dàng nhận biết thể loại tranh cũng như ý nghĩa của bức tranh đó * Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: - Sự tri giác không thể đồng thời phản ánh tất cả các đối tượng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh - Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác - Tính lựa chọn của tri giác còn phụ thuộc vào: + Yếu tố khách quan: ngôn ngữ, đặc điểm, + Yếu tố chủ quan: hứng thú, nhu cầu, tâm thế, VD: trong sách có nhiều chữ in nghiêng để nhấn mạnh, giáo viên dùng mực đỏ đánh dấu chỗ sai của học sinh * Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác: - Các hình ảnh của tri giác luôn luôn có một ý nghĩa nhất định Khi ta tri giác một sự vật hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình, con người gọi được tên sự vật hiện tượng đó và xếp nó vào một nhóm, một loại nhất định 11 | P a g e - Ngay cả khi tri giác một sự vật hiện tượng không quen biết ta vẫn cố gắng tìm trong nó một cái gì đó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết hoặc xếp nó vào một loại sự vật hiện tượng đã biết, gần gũi nhất đối với nó VD: Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi tên cũng như nói được những đặc điểm riêng biệt của quả đó Chẳng hạn như ta có thể phân biệt quả bưởi to hơn quả cam, vỏ bưởi có màu xanh hoặc vàng còn vỏ cam có màu cam, * Quy luật về tính ổn định của tri giác: - Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi - Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trước hết là do cấu trúc của sự vật, hiện tượng tương đối ổn định Nhưng chủ yếu là do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm của con người về đối tượng VD: Khi xem tivi thì hình người trên màn hình nhỏ hơn rất nhiều so với người thực bên ngoài, nhưng ta vẫn có hình ảnh con người lớn như hình ảnh thực của họ ở bên ngoài * Quy luật về tính tổng giác của tri giác: - Ngoài vật kích thích bên ngoài, tri giác còn bị quy định bởi một loạt nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác như: thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình cảm, mục đích, động cơ - Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ, được gọi là hiện tượng tổng giác VD: Khi đói thì cảm thấy ăn ngon hơn nhiều so với lúc bình thường * Quy luật về tính ảo ảnh của tri giác: - Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con người Những hiện tượng tri giác này tuy không nhiều, nhưng có tính chất quy luật VD: Hiện tượng ảo ảnh sa mạc: Người đi trên sa mạc thấy ở cách đó không xa có một hồ nước nhưng khi đến gần thì chỉ thấy cát 12 | P a g e B Trí nhớ 1 Khái niệm: - Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua 2 Đặc điểm: - Đối tượng của trí nhớ rất đa dạng: Trí nhớ phản ánh hiện thực đã được tích lũy thành kinh nghiệm, thành vốn riêng, thành hiểu biết dưới dạng: Hình ảnh cụ thể, cảm xúc, ý nghĩ, tư tưởng, hành động - Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng: + Biểu tượng có tính trực quan vì đó là kết quả của hình ảnh mà con người đã tri giác trước đây Không có tri giác về sự vật, hiện tượng nào đó thì cũng không có biểu tượng + Biểu tượng có tính khái quát vì thông thường biểu tượng là những hình ảnh mang những dấu hiệu chung, đặc trưng của sự vật, hiện tượng - Trí nhớ được coi là cấp độ trung gian chuyển tiếp giữa cảm tính và lý tính 3 Phân loại trí nhớ: - Theo tính tích cực tâm lý của hoạt động: + Trí nhớ vận động + Trí nhớ xúc cảm + Trí nhớ hình ảnh + Trí nhớ từ ngữ - logic - Theo mục đích của hoạt động: + Trí nhớ không chủ định + Trí nhớ có chủ định - Theo mức độ lưu giữ tài liệu: + Trí nhớ ngắn hạn + Trí nhớ dài hạn + Trí nhớ thao tác 4 Những quá trình cơ bản của trí nhớ: 13 | P a g e a) Quá trình ghi nhớ: - Ghi nhớ là quá trình ghi lại và giữ lại (lưu trữ) trong não con người những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong quá trình tri giác - Dựa vào tính mục đích của quá trình ghi nhớ người ta chia ra: + Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước; nó không đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nào, mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên + Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước; nó đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nhất định, cũng như những thủ thuật và các biện pháp ghi nhớ b) Quá trình giữ gìn: - Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ - Có hai hình thức giữ gìn: + Giữ gìn tiêu cực là sự giữ gìn được dựa trên sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách giản đơn + Giữ gìn tích cực là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách nhớ lại (tái hiện) trong óc tài liệu đã ghi nhớ, mà không phải tri giác lại tài liệu đó c) Quá trình tái hiện: - Là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ - Sự tái hiện bao gồm: + Nhận lại: là quá trình làm nảy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại được xuất hiện một lần nữa + Nhớ lại: là quá trình làm xuất hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật và hiện tượng con người đã tri giác trước đây, mà hiện tại sự vật, hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan và não nữa Nhớ lại bao gồm có hồi tưởng và hồi ức d) Quá trình quên: 14 | P a g e - Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết - Sự quên có các mức độ sau đây: + Quên hoàn toàn + Quên cục bộ từng phần + Quên tạm thời hay chốc lát - Sự quên của con người chịu sự chi phối của các quy luật sau đây: + Con người thường quên ở những thời điểm giữa của một quá trình hoạt động + Con người thường quên ở những thời điểm không có những biến cố quan trọng trong cuộc đời, khi không có cảm xúc mạnh mẽ + Quên khi không xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cần nhớ + Quên những gì ít có liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú và nghề nghiệp của bản thân + Quên những điều không vận dụng nhiều vào thực tiễn + Quên khi gặp kích thích mới lạ và mạnh + Quên khi không có thủ thuật, phương pháp ghi nhớ tốt, thiếu sự tập trung chú ý, thể lực không tốt C Nhận thức lý tính Là quá trình nhận thức cao hơn để có thể phản ánh được cái bên trong, những cái bản chất của sự vật, những quy luật, những thuộc tính mới, những mối liên hệ qua lại của sự vật, bao gồm 2 quá trình: 1 Tư duy a) Khái niệm: - Tư duy là một quá trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết b) Đặc điểm: - Tính có vấn đề của tư duy: + Tính có vấn đề của tư duy chỉ xảy ra ở hoàn cảnh có vấn đề, tình huống có vấn đề 15 | P a g e + Tình huống có vấn đề được hiểu là một tình huống con người không thể giải quyết ngay lập tức với vốn hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ và những kinh nghiệm hiện hữu + Tình huống có vấn đề mang tính chủ quan đối với mỗi cá nhân nghĩa là cá nhân thực sự nhận thức được tình huống và có nhu cầu giải quyết tình huống ấy VD: Nếu cho học sinh lớp 2 một bài toán của lớp 5 thì học sinh lớp 2 tư duy sẽ không xuất hiện - Tính gián tiếp của tư duy: + Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện và các kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm của cá nhân mình + Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiện trong ngôn ngữ Nhờ đặc điểm gián tiếp này mà tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người VD: Để đo người ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua cảm nhận giác quan thông thường mà biết được - Tính khái quát và trừu tượng của tư duy: + Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù (khái quát), đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó, những cái cụ thể, cá biệt + Nhờ có tính trừu tượng và khái quát, tư duy không chỉ giải quyếtt những nhiệm vụ hiện tại, mà còn cả những nhiệm vụ mai sau của con người VD: Nói về khái niệm cái cốc: Theo trừu tượng cốc có hình trụ, dùng để đựng nước uống; theo khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh., có màu xanh hay vàng tất cả đều xếp vào một nhóm cái cốc - Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: + Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau, là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức khi ngôn ngữ là phương tiện để tư duy và là cái để biểu đạt sản phẩm của tư duy 16 | P a g e + Nhờ vào tư duy, ngôn ngữ của con người mới thực sự là ngôn ngữ mà không phải là chuỗi âm thanh vô nghĩa, là “lời” đằng sau ý của tư duy, ngôn ngữ con người được cải thiện, trau chuốt và ngôn ngữ thể hiện ít nhiều khả năng tư duy của con người VD: Công thức tính diện tích hình vuông là kết quả của quá trình con người tìm hiểu tính toán, nếu không có tư duy thì rõ ràng công thức này vô nghĩa - Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: + Tư duy dựa trên nguồn “nhiên liệu” đặc biệt quan trọng của nhận thức cảm tính và kết quả của tư duy luôn chứa đựng những “thành phẩm” của nhận thức cảm tính + Ngược lại, tư duy và kết quả của tư duy ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tích cực hơn, mạnh mẽ hơn, tinh vi hơn và nhạy bén hơn VD: Vẽ một bức tranh thì rèn luyện cảm giác sẽ giúp cho bức tranh đó có màu sắc, bố cục đẹp mắt c) Các giai đoạn của tư duy: - Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề - Huy động các tri thức, kinh nghiệm - Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thiết - Kiểm tra giả thiết - Giải quyết nhiệm vụ d) Các loại tư duy: - Xét trên phương diện lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì có ba loại tư duy sau: + Tư duy trực quan hành động + Tư duy trực quan hình ảnh + Tư duy trừu tượng - Xét theo cách giải quyết vấn đề thì có thể chia tư duy ra thành làm ba loại: + Tư duy thực hành + Tư duy hình ảnh cụ thể + Tư duy lý luận 17 | P a g e 2 Tưởng tượng a) Khái niệm: - Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có b) Đặc điểm: - Tưởng tượng nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề - Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng - Tưởng tượng phản ánh gián tiếp, khái quát - Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính c) Phân loại: - Căn cứ vào đặc điểm và nguyên nhân phát sinh: + Tưởng tượng không có ý thức: là loại tưởng tượng xuất hiện do sự phát sinh và phức hợp hóa các biểu tượng không có ý thức nhất định của con người + Tưởng tượng có ý thức: loại tưởng tượng này có được do sự xây dựng có định trước những hình tượng tùy theo nhiệm vụ được đặt ra cho một hình thức hoạt động nhất định Tưởng tượng có ý thức bao gồm tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo VD: Các hình tượng nhân vật được các nghệ sĩ văn học hình thành trong tâm trí, trí tưởng tượng hay sự tưởng tượng của các kỹ sư và công nhân về các bản vẽ kiến trúc - Căn cứ vào tính tích cực hay không tích cực: + Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không có thật trong cuộc sống, những chương trình hoạt động không thực hiện và không thể thực hiện được + Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh, chương trình có thể thực hiện được - Căn cứ vào hình ảnh tương lai: + Ước mơ: là loại tưởng tượng không hướng vào hoạt động hiện tại mà hướng vào tương lai có sức hấp dẫn giúp con người có khát khao hoạt động 18 | P a g e + Lý tưởng: Lý tưởng là loại tưởng tượng có tính hiện thực cao và được xem như một mục tiêu cao đẹp, thúc đẩy con người vươn tới d) Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng: - Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật VD: Các hình ảnh như người khổng lồ, người tí hon, phật bà trăm tay nghìn mắt - Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật VD: Nhân vật như Chai-en (to khỏe, thích quyền lực); Xê-ko (mách lẻo, mỏ nhọn) trong truyện tranh Đô-rê- môn của Nhật Bản - Chắp ghép VD: Hình ảnh con rồng, nhân sư được ghép nối giản đơn từ từng bộ phận của những con vật “gốc” nguyên thủy - Liên hợp VD: Xe điện bánh hơi, thủy phi cơ vẫn có hình ảnh của các bộ phận ở cái cũ nhưng đã được cải biến để chức năng bộ phận và chức năng tổng hợp của cái mới đã thay đổi - Điển hình hóa VD: Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, chị Dậu trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố điển hình cho hình ảnh người nông dân nghèo bị đô hộ bóc lột - Loại suy VD: Cái búa, làsống những ảnh sáng tạo dựa trên các thao tác có của con thật ngườingười trongmáy cuộc laohình động, sản xuất 19 | P a g e LIÊN HỆ Hoạt động nhận thức có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi bản thân chúng ta trong học tập, công việc cũng như cuộc sống xã hội Để đánh giá khả năng nhận thức của một người, người ta thường sẽ chú ý đến sự tinh tế, linh hoạt của cảm giác; khả năng quan sát nhanh chóng, chính xác và bao quát được nhiều đối tượng của tri giác hay sự sắc bén, sáng tạo của tư duy hoặc trí tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng được những khái niệm rất xa về mặt ý nghĩa, khả năng dự đoán và lường trước những sự kiện trong tương lai Vì vậy để có thể thêm được một phần thành công chúng ta cần phải rèn luyện khả năng nhận thức, trí tuệ của bản thân như tính nhạy cảm, khả năng quan sát, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách chính xác, khách quan hay năng lực tư duy Đồng thời phải biết khắc phục và thay đổi những mặt còn yếu kém của mình, có như vậy thì chúng ta mới có thể thành công trong học tập và công việc KẾT LUẬN Hoạt động nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong cách chúng ta sống, từ những ảnh hưởng lên cách chúng ta hòa nhập với những người khác trong cuộc sống hằng ngày như thế nào đến những tác động lên việc chúng ta đưa ra những quyết định Bằng hiểu biết về hoạt động nhận thức bạn có thể có được một sự hiểu biết sâu hơn về cách những nó được thể hiện như thế nào và những tác động của chúng lên hành vi của bạn Cách tiếp cận nhận thức có lẽ là cách tiếp cận chiếm ưu thế nhất trong tâm lý học ngày nay và đã được áp dụng cho một loạt các bối cảnh lý thuyết và thực tiễn Tuy nhiên cũng có một số mặt hạn chế như có sự tập trung hẹp vào các quá trình tinh thần, dựa vào sự so sánh với cách máy tính hoạt động như một cách có thể mà tâm trí có thể hoạt động ... chất hoạt động nhận thức với tư cách chức tâm lý người Từ đó, có tác giả cho đời tác phẩm “Luật nhận thức? ?? Gestalt xây dựng nên lý thuyết nhận thức Cho đến nay, chuyên ngành Tâm lý học nhận thức. .. lĩnh vực hoạt động thực tiễn Tóm lại, để thấy rõ chất hoạt động nhận thức tâm lý học cần phải hiểu cấu trúc, đặc điểm, vai trò hoạt động nhận thức từ giúp cho người tác động vào giới cách phù... tâm lý học nhận thức đời vào năm 1970 Đến năm 60 kỷ XX, khái niệm nhận thức sử dụng khái niệm chung để hầu hết trình tâm lý học bao gồm; tri giác, tư duy, động cơ, Tâm lý học nhận thức phân ngành

Ngày đăng: 17/03/2022, 08:47

Mục lục

    BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC

    Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

    A. Nhận thức cảm tính

    d) Các loại cảm giác:

    Quy luật ngưỡng cảm giác:

    Quy luật thích ứng cảm giác:

    Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác:

    c) Các loại tri giác:

    Quy luật về tính đối tượng của tri giác:

    Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan