Quá trìnhtổnghợpcác
chất tronghệsinhthái
Từ khi Trái Đất hình thành, quátrình
tổng hợpcácchất bằng con đường hóa
học đã xuất hiện, tạo tiền đề cho sự sống
ra đời. Song quátrình đó chậm chạp, sản
vật được tạo ra nghèo nàn, sự sống do đó,
sống chật vật trong những năm tháng dài
của thời kỳ được mệnh danh là Tiền
Cambri (Precambri). Sự xuất hiện thực
vật quang hợp là “cuộc cách mạng vĩ
đại” của hành tinh Cũng từ đây, sinh vật
tiến hóa một cách bùng nổ, sức sản xuất
tăng lên gấp bội, đáp ứng đủ đến dư thừa
nhu cầu sinh sống của cả thế giới sinh vật
cũng ngày một đông vui này. Quátrình
tổng hợpcácchất được tiến hành bằng 2
phương thức: Quang hợp và hoá tổng
hợp.
Những cây xanh sống trên Trái Đất có
khả năng quang hợp, mỗi năm sản xuất
ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ để nuôi
sống những nhóm sinh vật khác. Trong
quang hợp, diệp lục (chlorophyl)
đóng vai trò rất quan trọng, như một
chất xúc tác, giúp cho cây sử dụng được
năng lượng Mặt Trời để biến đổi cacbon
đioxyt (CO2) và nước thành cacbon
hyđrat, đồng thời thải ra khí oxy (O2)
phân tử theo công thức :
CO
2
+ 2H
2
O Năng lượng Mặt trời
-> (CH
2
O) + H
2
O + O
2
Như vậy, bất kỳ ở nơi nào có mặt cây
xanh, có ánh sáng Mặt Trời, nước, khí
cacbonic (CO2) và muối khoáng thì nơi
đó xuất hiện quátrình quang hợp, nơi đó
nguồn thức ăn sơ cấp được tạo thành. Ở
nơi nào thành phần cây xanh đa dạng,
ánh sáng càng nhiều, muối khoáng giàu
có, nơi đó sức sản xuất sơ cấp càng lớn.
Rừng ẩm nhiệt đới, các rạn san hô, các
cửa sông là những bằng chứng hùng
hồn cho nhũng nhận định ở trên.
+ Quang hợp của vi khuẩn
Những vi khuẩn có màu đều có khả năng
tiếp nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt
Trời để thực hiện quátrình quang hợp.
Vi khuẩn quang hợp chủ yếu là sinh vật
sống ở nước (nước ngọt và nước mặn).
Phần lớn chúng đóng vai trò không
đáng kể trong sản xuất nguồn thức
ăn sơ cấp, song chúng lại có khả năng
hoạt động ở những điều kiện hoàn toàn
không thích hợp cho các “cây cối” khác.
Do vậy, chúng có vai trò nhất định trong
các chu trìnhsinh địa hóa.
Trong quang hợp, chất bị oxy hóa (cho
điện tử) không phải là nước mà là những
chất vô cơ chứa lưu huỳnh như hydro
sunphua (H2S) chẳng hạn, với sự
tham gia của vi khuẩn lưu
huỳnh xanh và đỏ
(Chlorobacteriaceae và Thiorhodaceae),
hoặc cáchợpchất vô cơ với sự
tham gia của các nhóm vi khuấn
không lưu huỳnh đỏ và nâu
(Athiorhodaceae) thì quátrình đó không
giải phóng oxy phân tử.
CO
2
+ 2H
2
S Năng lượng mặt trời
> (CH
2
O) + H
2
O + 2S
Từ những ví dụ trên, công thức quang
hợp có thể viết dưới dạng tổng quát.
CO
2
+ 2H
2
A Năng lượng mặt trời
> (CH
2
O) + H
2
O + 2A
ở đây chất khử (hay chất bị oxy hóa) tức
là chất cho điện tử là H
2
A có thể là nước
hoặc cácchất vô cơ hay hữu cơ chứa lưu
huỳnh, còn A có thể là oxy phân tử hay
lưu huỳnh nguyên tố.
- Quátrình hóa tổnghợp
Quá trình hóa tổnghợp với sự tham gia
của một số nhóm vi khuẩn xác định
không cần ánh sáng Mặt Trời, song lại
cần oxy để oxy hóa các chất. Các vi
khuẩn hóa tổnghợp lấy năng lượng từ
phản ứng oxy hóa cáchợpchất vô cơ để
đưa cacbon dioxyt vào trong thành phần
của chất tế bào. Những hợpchất vô cơ
đơn giản trong hóa tổnghợp được biến
đổi, chẳng hạn từ amoniac thành nitrit,
nitrit thành nitrat, sunphit thành lưu
huỳnh, sắt 2 thành sắt 3 với sự tham gia
của các nhóm vi khuẩn Beggiatoa (ở nơi
giàu Sunphat) và vi khuẩn
Azotobacter, v.v. Hoặc như
Thyobacillus rất phong phú trongcác
suối nước nóng giàu lưu huỳnh, vi
khuẩn nitơ (Pseudomonas,
Nitrobacter ) có mặt trong nhiều công
đoạn của chu trình nitơ. Những vi khuẩn
như thế có thể phát triển trong bóng tối,
nhưng đa số chúng cần O2. Vi khuẩn hóa
tổng hợp chủ yếu tham gia vào việc sử
dụng lại (thứ sinh) cáchợpchất cacbon
hữu cơ chứ không tham gia vào việc tạo
thành nguồn thức ăn sơ cấp, nói một
cách khác, chúng sống nhờ vào
những sản phẩm phân hủy của cácchất
hữu cơ được tạo ra bởi quátrình quang
hợp của cây xanh hay vi khuẩn quang
hợp khác.
Nhờ khả năng hoạt động trong bóng tối ở
các lớp trầm tích, trong đất hay trên đáy
các thủy vực, vi khuẩn hóa tổnghợp
không chỉ lôi cuốn cácchất dinh dưỡng
vào sản xuất chất hữu cơ mà còn sử dụng
cả nguồn năng lượng “rơi vãi” mà các
sinh vật tiêu thụ không tài nào tiết kiệm
được trong cuộc sống của mình.
Phần lớn thực vật bậc cao (thực vật có
hạt) và nhiều loài tảo chỉ sử dụng những
chất vô cơ đơn giản để sinh sống nên
chúng là những sinh vật hoàn toàn tự
dưỡng, song một số ít loài tảo lại cần các
chất hữu cơ tương đối phức tạp để tăng
trưởng, do chúng không có khả năng
tổng hợp. Những loài khác lại cần 2, 3
hoặc nhiều chất tăng trưởng như thế, do
đó, chúng là những sinh vật dị dưỡng
một phần. Những loài đứng ở vị trí
trung gian giữa sinh vật tự dưỡng và sinh
vật dị dưỡng thường được gọi là sinh vật
“nửa tự dưỡng” (auxiotrophy). W.
Rodhe (1955) chỉ ra rằng, ở các
nước “đêm đông” như phần Bắc
Thụy Điển, vào mùa hè
phytoplankton đóng vai trò là sinh vật tự
dưỡng trongcác ao, hồ, nhưng trong suốt
“đêm đông” kéo dài hàng tháng, chúng
lại sử dụng cácchất hữu cơ hòa tan trong
nước để sinh sống, giống như cácsinh
vật dị dưỡng khác.
Tất nhiên, trong phạm vi rộng của sự tiến
hóa, người ta chỉ chia sinh vật thành 2
dạng chính: sinh vật tự dưỡng và sinh vật
dị dưỡng, còn các dạng trung gian khác,
tuy cũng có những giá trị nhất định trong
sinh giới, song chúng không đặc trưng và
không phổ biến.
Hương Thảo
.
Quá trình tổng hợp các
chất trong hệ sinh thái
Từ khi Trái Đất hình thành, quá trình
tổng hợp các chất bằng con đường hóa. cầu sinh sống của cả thế giới sinh vật
cũng ngày một đông vui này. Quá trình
tổng hợp các chất được tiến hành bằng 2
phương thức: Quang hợp và hoá tổng