1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Ngộ Ðộc sắn doc

5 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 265,18 KB

Nội dung

Ngộ Ðộc sắn Bệnh ngộ độc do ăn phải sắn độc, nhân dân ta thường gọi là say sắn. Ðộc chất gây ngộ độc là 1 glucozit, khi gặp men tiêu hóa, xít hoặc nước thì glucozít sẽ bị thủy phân và giải phóng ra xít xyanhydric (HCN) có khả năng gây ngộ độc. Liều gây ngộ độc đối với người lớn là 20mg HCN, liều GÂY CHẾT LÀ 50MG HCN (người lớn có cân nặng khoảng 50 kg), với người già, trẻ em và người ốm yếu thì liều thấp hơn. Sắn nào cũng có chứa glucozit hàm lượng trung bình 3-5 mg%. Sắn đắng có lượng glucozit cao hơn, có khi lên tới 10-15 mg%. Người lớn chỉ cân ăn độ 200 g sắn này thì có thể bị ngộ độc. Ðặc tính của chất độc là rất dễ bay hơi, hòa tan trong nước nóng cũng như nước lạnh dễ dàng. Khi bị oxy hóa hoặc kết hợp với đường kính thì chuyển thành một chất không độc. Dựa vào đặc tính này, nếu được chế biến tốt, hàm lượng độc chất sẽ bị loại bỏ một phần khá lớn. Chẳng hạn sắn sau khi được bóc vỏ ngâm kỹ, luộc chín để nguội hàm lượng độc chất chỉ còn 30% so với ban đầu. Sắn thái lát phơi khô, sắn bột hàm lượng HCN CHỈ CÒN LẠI RẤT ÍT, không đủ khả năng gây ngộ độc cho người ăn. Hoặc nếu có phải ăn một lượng rất lớn. . 1. Biểu hiện lâm sàng của một ngộ độc sắn. a) Ngộ độc cấp tính - nặng Bệnh nhân mới đầu thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sau đó là biểu hiện của rối loạn thần kinh, bệnh nhân sợ hãi, co giật, co cứng cơ giống như một bệnh uốn ván, dàn đồng tử, nhịp thở chậm dần, tím tái Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ chết sau 30 phút. Ngược lại, nếu được cấp cứu kịp thời bênh nhân khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. b) Ngộ độc nhẹ: Bệnh nhân chỉ thấy nhức đầu chóng mặt buồn nôn, mệt mỏi toàn thân, mũi họng khô, chỉ cần cho nằm nghỉ, uống một cốc nước đường nóng thì sẽ trở lại bình thường. 2. Xử lý cấp cứu. - Gây nôn hoặc rửa dạ dày ngay. - Tiêm tĩnh mạch dung dịch xanh metylen 1% trong glucosa 25%: 50ml tiêm chậm. . - Cho thuốc trợ tim nếu cần thiết. - Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để xứ trí tiếp tục. 3. Biện pháp phòng bệnh. Sắn bóc vỏ, bỏ hai đầu, ngâm nước kỹ 12-24 giờ. - Luộc kỹ, tốt nhất là luộc 2 lần. - Ăn sắn với đường là tốt nhất. Hoặc chế biến dưới dạng nấu chè sắn. - Sắn thái lát phơi khô, mì sắn, bột sắn là những hình thức chế biến tốt, ít khả năng gây ngộ độc. . Ngộ Ðộc sắn Bệnh ngộ độc do ăn phải sắn độc, nhân dân ta thường gọi là say sắn. Ðộc chất gây ngộ độc là 1 glucozit, khi. không đủ khả năng gây ngộ độc cho người ăn. Hoặc nếu có phải ăn một lượng rất lớn. . 1. Biểu hiện lâm sàng của một ngộ độc sắn. a) Ngộ độc cấp tính -

Ngày đăng: 26/01/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN