Các đặctínhhóalý
của cácnucleicacid
1. Các dạng biến đổi của DNA
Mô hình Watson-Crick hay DNA dạng B
là cấu trúc phổ biến. Tuy nhiên, sau này
người ta còn phát hiện ra nhiều dạng
khác: các dạng DNA xoắn phải A, C, D,
v.v. và một dạng DNA xoắn trái duy nhất
gọi là DNA-Z. Chúng có một số biến đổi
so với DNA-B
Đặc điểm củacác dạng DNA - A, B, C và
Z
Dạng
Chiều
xoắn
Số
bp/vòng
xoắn
Đường kính
chuỗi xoắn
A Phải 11,0 23A
o
B Phải 10,0 19A
o
C Phải 9,3 19A
o
Z Trái 12,0 18A
o
2. Biến tính và hồi tínhcủa DNA
Bằng thực nghiệm, người ta đã chứng
minh được rằng, khi tăng nhiệt độ từ từ
hoặc khi có mặt các tác nhân gây mất ổn
định như alkali hay formamide, các phân
tử DNA bị biến tính từng phần (các vùng
giàu cặp AT sẽ tách trước, trong khi các
vùng giàu cặp GC vẫn giữ nguyên đặc
tính xoắn kép). Điều này có thể lý giải là
do mỗi cặp AT chỉ có hai liên kết hydro,
kém bền hơn so với mỗi cặp GC chứa ba
liên kết hydro. Khi đun nóng từ từ dung
dịch chứa DNA lên tới nhiệt độ gần
100
o
C, các liên kết hydro của chúng bị
phá hủy hoàn toàn và hai sợi bổ sung
tách ra. Hiện tượng đó gọi là biến tính
hoàn toàn (denaturation). Ngược lại, khi
làm nguội từ từ dung dịch đốt nóng chứa
DNA bị biến tính hoàn toàn, các sợi đơn
thường cặp lại với sợi bổ sung của chúng
và làm phục hồi chuỗi xoắn kép ban đầu.
Hiện tượng đó được gọi là hồi tính
(renaturation).
Nhiệt độ mà tại đó các sợi DNA bị biến
tính hay tách nhau một nửa được gọi là
nhiệt độ nóng chảy (melting
temperature), hay T
m
. T
m
là điểm giữa
của pha chuyển tiếp và nó tùy thuộc vào
hàm lượng G-C của DNA, nghĩa là đặc
trưng cho DNA mỗi loài. Ví dụ, DNA
của E. coli với 50% G-C thì có T
m
là
69
o
C. Nói chung, hàm lượng GC của một
DNA có thể biến thiên từ 22% ở mốc
nhầy Dictyostelium đến 73% ở
Mycobacterium phlei.
.
Các đặc tính hóa lý
của các nucleic acid
1. Các dạng biến đổi của DNA
Mô hình Watson-Crick hay DNA dạng. formamide, các phân
tử DNA bị biến tính từng phần (các vùng
giàu cặp AT sẽ tách trước, trong khi các
vùng giàu cặp GC vẫn giữ nguyên đặc
tính xoắn kép).