Sốngkhỏelàsốnghồnnhiên
Làm sao sống lâu khi môi trường ngày càng ô nhiễm,
cuộc sống càng lúc càng căng thẳng mặc dù có robot
phụ việc nhà, khi nếp sống càng lúc càng xa rời thiên
nhiên cho dù được tiếng văn minh, là điều không còn
quá khó. Tuổi thọ của con người trên khắp năm châu,
ngay cả ở các nước còn nghèo đói, được cải thiện thấy
rõ từ khi bước vào thiên niên kỷ mới.
Tuy nhiều người sống thọ hơn, sống lâu hơn nhờ tiến bộ
của y khoa nhưng dường như lại bệnh nhiều hơn, thường
hơn, thậm chí nặng hơn. Vấn đề không là lâu hay mau.
Điểm cốt lõi làliệusống lâu mà sứt mẻ đủ chỗ có thật đáng
sống? Hay số ngày còn hít thở tuy có giảm nhưng ít bệnh?
Câu hỏi làm sao sống mà khỏe dường như càng lúc càng bị
bỏ ngỏ. Lẽ nào với tiến bộ khoa học kỹ thuật đến thế mà
không thể sống vừa lâu vừa khỏe?
Bí quyết trường sinh
Có thể lắm chứ. Ai chưa tin xin thử ghé mắt đến đảo
Okinawa ở nước Nhật. Nếu quần đảo Phù Tang có nhiều
điểm chiếm giải quán quân, từ thương hiệu của máy móc
điện tử cho đến tỉ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim ở các thành
phố lớn, thì Okinawa, cụ thể là ngôi làng Ogimi, nổi tiếng
nhờ có số cư dân thọ hơn 100 tuổi cao gấp bốn lần ở nước
Đức.
Thế thì ở Ogimi có gì đặc biệt? Xét cho cùng cũng có vài
điểm đáng nói, chẳng hạn người dân ở đó đến thời này vẫn
còn theo lối sống bị đời nay chê là xưa èo vì trò thì "tôn sư
trọng đạo", trẻ thì "kính lão đắc thọ”. Nhờ thời tiết quanh
năm ấm áp bốn mùa lộng gió biển nên cư dân ở Ogimi ai
cũng chọn mảnh vườn nho nhỏ, vừa làm nơi giải trí vừa
thêm phần phong phú cho chất "xanh" của bữa cơm theo
đúng truyền thống gia chánh của ông bà để lại.
Dân trong làng Ogimi không hẹn mà có chung một thói
quen từ bao đời. Đó là họ không chấp nhận áp lực của thời
gian. Mọi nếp sinh hoạt trong làng, ngay cả đến thời biểu
của xe buýt, đều theo kiểu thong dong. Hình ảnh ai đó
phóng xe bạt mạng bất kể đèn đường, bất kể sinh mạng của
người khác vì trễ giờ đi làm hay không kịp rước con là điều
chưa từng thấy ở ngôi làng Ogimi. Ở đó người dân không
là nô lệ của thời gian. Ở đó thời gian là một phần chất
lượng của cuộc sống, vì ở Ogimi đã có ai đó từ bao thế hệ
đặt chữ lễ lên hàng đầu trong thư pháp.
Không ăn theo thầy thuốc
Chưa giải đáp
Điểm lạlà người
dân ở Ogimi và
các làng ở
Sardinia, Tứ
Xuyên nếu vì lý
do nào đó phải rời
nơi chôn nhau cắt
rốn để sinh sống ở
chốn thị thành
được tiếng văn
minh, để rồi tuy
có xe hơi nhà lầu
trong tay nhưng
phải xa rời nếp
sống với bản sắc
Các nhà nghiên cứu ở châu Âu đã tốn
rất nhiều công của để giải mã bộ di thể
trong tế bào của người dân đảo
Sardinia, miền nam nước Ý. Lý do là vì
cư dân ở đó sống thọ nhất châu Âu. Kết
quả chỉ là tốn tiền vô ích cho phòng thí
nghiệm vì trong cơ thể người dân ở
Sardinia máu cũng đỏ như mọi người.
Có khác chỉ khác ở điểm người dân ở
đó bao giờ cũng vui.
Họ không hề tuân thủ chế độ dinh dưỡng kiêng khem nào
theo lời dạy của thầy thuốc. Trái lại, họ hầu như ngày nào
cũng thưởng thức rượu vang với cá biển, dầu ôliu và rau cải
tươi sống. Với họ nếu thực phẩm không tươi thì không ăn.
Nhưng nếu tưởng bí quyết sống thọ của họ nằm trong món
ăn thì lầm. Đó chỉ là yếu tố phụ. Bằng chứng là các nhà
nghiên cứu không ghi nhận được kết quả gì nổi bật khi áp
dụng đúng y khẩu phần như thế cho người bệnh ở Đức.
Đáng nói hơn nhiều, đồng thời cũng là điểm khác biệt giữa
người dân Sardinia và cư dân ở các vùng khác thuộc châu
và truyền thống
đều không giữ
được tuổi thọ.
Đến nay vẫn chưa
thấy nhà nghiên
cứu nào cho lời
giải đáp về hiện
tượng này!
Âu chính là món tráng miệng bao giờ cũng là tiếng cười
giòn giã trong suốt bữa ăn. Người dân ở Sardinia không lo
vì nghèo nhưng rất khổ nếu một ngày không có niềm vui, ít
nhiều cũng được, miễn là vui. Ở Sardinia gương mặt khó
đăm đăm vì phải mưu tính đủ điều từ cách làm sao "hạ
cánh an toàn" cho đến làm sao "tính điểm lấy bằng" là điều
xa lạ. Trái lại, ở Sardinia chữ nhân lúc nào cũng được tô
đậm.
Ngủ mở cửa
Tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc không chỉ nổi tiếng vì các
món cay. Đã cay thường nồng. Ở đó có một ngôi làng tuy
còn thiếu thốn đủ điều về phương tiện sinh hoạt hiện đại
nhưng lại nồng ấm về tình người. Ở đó hàng hóa ngoài chợ
được bày nhưng không cần bán vì người mua tự chọn rồi
đặt tiền bên cạnh. Ở đó người người tin nhau nên lúc nào
cũng "thuở thái bình cửa thường bỏ ngỏ”.
Nhiều nhà nghiên cứu từ các đại học ở Hoa Kỳ đã đào bới
khắp nơi với hi vọng tìm được trong môi trường của ngôi
làng chất gì khiến người dân ở đó nếu chưa đến 70 thì vẫn
còn thuộc nhóm vị thành niên! Họ tất nhiên ra về trắng
tay vì bí quyết sống thọ của người dân ở đó không nằm
trong lòng đất. Bí quyết đó chỉ là chữ tín được khảm sâu
trong lương tâm của mỗi người dân ở ngôi làng nơi nghi
ngờ, nơi gian dối không hề có chỗ đứng.
Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta đưa ông Táo về trời báo cáo
cuối năm. Năm cùng tháng tận thường là khoảnh khắc để
quay đầu nhìn lại. Thử hỏi giữa các cụ ông cụ bà thọ ngoài
trăm tuổi trong các ngôi làng hẻo lánh ở Okinawa, Sardinia,
Tứ Xuyên và mỗi người trong chúng ta có chút gì khác
biệt trong quan điểm về lối sống và ý nghĩa của cuộc sống?
Câu trả lời xin dành cho độc giả.
. Sống khỏe là sống hồn nhiên
Làm sao sống lâu khi môi trường ngày càng ô nhiễm,
cuộc sống càng lúc càng căng thẳng mặc.
Điểm cốt lõi là liệu sống lâu mà sứt mẻ đủ chỗ có thật đáng
sống? Hay số ngày còn hít thở tuy có giảm nhưng ít bệnh?
Câu hỏi làm sao sống mà khỏe dường