1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Nấc cụt còn do... nhồi máu docx

4 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 141,05 KB

Nội dung

Nấc cụt còn do nhồi máu Uống nhanh một ly nước lạnh có thể hết bị nấc cụt Hầu như gần hết chúng ta đều gặp triệu chứng nấc cụt ít nhất một lần trong đời. Ông T.V.Q., 82 tuổi, nhà ở quận 3, TP.HCM bị bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Khoảng 10 ngày trước nhập viện, ông trượt chân chạm nhẹ đầu vào tường, vì thấy trong người không có gì lạ nên ông không đi khám bệnh. Hai ngày sau ông bắt đầu bị nấc cụt, ban đầu ít, sau đó nhiều dần và liên tục nên người nhà đưa đến bệnh viện. Kết quả khám cho biết ông Q. bị xuất huyết màng não do chấn thương đầu và đây là nguyên nhân làm ông bị nấc cụt. Nấc cụt là sự co thắt từng cơn không tự ý của cơ hoành và cơ liên sườn, dẫn đến hít vào đột ngột và chấm dứt bằng sự đóng lại bất thình lình của nắp thanh môn. Nấc cụt có thể xảy ra với tần suất 4-60 lần trong một phút. Dựa vào thời gian, người ta chia nấc cụt thành ba loại. Nấc cụt từng cơn xảy ra dưới 48 giờ. Nấc cụt kéo dài từ trên 48 giờ đến dưới một tháng. Nấc cụt khó điều trị là nấc cụt kéo dài trên hai tháng. Đa số trường hợp nấc cụt là lành tính và thoáng qua. Tuy nhiên, ở một số người nấc cụt có thể trở nên kéo dài hoặc khó điều trị, dẫn đến nhiều hệ lụy như suy dinh dưỡng, sụt cân, mệt mỏi, mất nước, mất ngủ. Nấc cụt khó điều trị có thể phản ánh một bệnh nguy hiểm nào đó, ví dụ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, u trong lồng ngực… Nguyên nhân gây ra nấc cụt lành tính thoáng qua thường là do dạ dày căng quá mức như ăn nhiều quá, uống nhiều nước có gaz, nuốt nhiều không khí, hoặc do bị kích động hay căng thẳng quá mức. Nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài hoặc nấc cụt khó điều trị có thể do kích thích thần kinh hoành hoặc thần kinh phế vị, bệnh lý thần kinh trung ương, bệnh chuyển hóa - nhiễm độc - thuốc, hoặc do các yếu tố tâm lý. Khị bị nấc cụt có thể dùng một trong các mẹo vặt sau để chữa: nuốt một muỗng đường cát (không dùng cách này đối với bệnh đái tháo đường), nín thở trong khoảng thời gian tối thiểu 10 giây, uống nhanh một ly nước lạnh. Các phương pháp khác có thể chữa được nấc cụt là dùng thuốc, gây ngủ, châm cứu. Người bị nấc cụt cần đi khám bệnh nếu xuất hiện thêm triệu chứng mới như đau bụng, ói, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón…; nấc cụt kéo dài trên 24 giờ, nấc cụt tái phát thường xuyên. Nấc cụt có thể phòng ngừa được nhờ tránh các yếu tố khởi phát. Cụ thể là tránh nuốt không khí: ăn từ từ, tránh ngậm thức ăn hoặc nước uống thành ngụm rồi nuốt. Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Không ăn nhiều thịt. Tránh làm thay đổi nhiệt độ dạ dày đột ngột như uống nước nóng rồi chuyển qua uống lạnh quá hay ngược lại. Tránh nhai kẹo cao su. Không hút thuốc lá và uống rượu quá mức. Tránh căng thẳng. . Nấc cụt còn do nhồi máu Uống nhanh một ly nước lạnh có thể hết bị nấc cụt Hầu như gần hết chúng ta đều gặp triệu chứng nấc cụt ít nhất. dưới 48 giờ. Nấc cụt kéo dài từ trên 48 giờ đến dưới một tháng. Nấc cụt khó điều trị là nấc cụt kéo dài trên hai tháng. Đa số trường hợp nấc cụt là lành

Ngày đăng: 26/01/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w