Khôngcònhôimiệng
Hôi miệng thực chất là một chứng bệnh nhưng cũng
chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống. Dưới đây là 10 tuyệt
chiêu giúp bạn “phòng hơn chống”.
1. Uống nhiều nước
Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng lại là sự thật.
“Thủ phạm” gây hôimiệng chính là do vi khuẩn kỵ khí
phân hủy protein và đường trong răng miệng thành các hợp
chất lưu huỳnh có mùi khó chịu. Các vi khuẩn này hoạt
động mạnh trong điều kiện khô. Chính vì vậy khi uống
nước thường xuyên tạo không khí ẩm ướt, hạn chế môi
trường phát triển của loại vi khuẩn trên.
Ngoài ra, nước còn có tác dụng pha loãng nồng độ các hợp
chất lưu huỳnh, làm giảm mùi hôi. Vì thế, hãy thường
xuyên mang chai nước khoáng bên mình nhé!
2. Vệ sinh răng miệng
Đó là điều không thể thiếu. Nhiều chuyên gia khuyên rằng
bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày ngay sau bữa ăn
để vi khuẩn không có cơ hội tấn công thực phẩm dính vào
kẽ răng. Hơn nữa, hãy nhớ làm sạch lưỡi vì chỗ đó là nơi
cư trú lý tưởng của vi khuẩn.
3. Điều trị các bệnh về miệng
Các bệnh về nướu lợi hay nhiễm trùng cũng là những tác
nhân chính dẫn tới hơi thở nặng mùi. Vì vậy, cần điều trị
dứt điểm và phòng ngừa bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt,
béo, hoặc thuốc lá, rượu, bia.
4. Không nên dùng nước xúc miệng
Bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra điều này.
Nhưng phải nhớ rằng nước xúc miệng chứa rất nhiều cồn,
làm cho miệng khô nhanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát
triển. Thậm chí nếu dùng liện tục, bạn dễ mắc bệnh hôi
miệng kinh niên, rất khó chữa.
5. Dùng thuốc kháng sinh tự nhiên
Thiên nhiên cung cấp cho con người một lượng lớn các
chất kháng sinh thông qua thảo dược, giúp bạn hạn chế mùi
hôi khó chịu, chẳng hạn như mùi tàu tươi, cây lô hội. Khi
ăn rau mùi tàu sống, nó sẽ giúp bạn khử độc miệng, kích
thích tăng tiết nước bọt tránh hiện tượng khô miệng và làm
ngọt hơi thở nhờ chứa chất diệp lục.
Nếu không bạn cũng có thể lấy một vào cọng bạc hà hoặc
lô hội tươi xay thật nhuyễn để làm nước xúc miệng, cũng
rất hiệu quả.
6. Ăn rau và hoa quả tươi
Khi ăn các loại rau quả tươi
như táo, cần tây, dưa leo, cà
rốt cũng sẽ làm sạch miệng
vì trong quá trình nhai
những dạng thực phẩm đó
sẽ loại bỏ được các thực
phẩm còn dắt lại nơi kẽ
răng.
Hơn nữa khi ăn thực phẩm tươi cũng thúc đẩy tuyến nước
bọt hoạt động, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
7. Tự làm kem đánh răng
Giống như nước xúc miệng, kem đánh răng cũng chứa
những thành phần có hại cho men răng và miệng.
Thông thường kem đánh răng được làm từ baking soda và
muối để cân bằng acid hỗ trợ tan loãng các hợp chất lưu
Trà xanh và trái cây tươi cũng
có tác dụng chữa hôi miệng.
huỳnh, tránh hôi miệng. Do đó, bạn cũng có thể chế kem
đánh răng của riêng mình: trộn bột baking soda và muối
theo tỷ lệ 3:1 rồi rắc hỗ hợp lên bàn chải đánh răng ẩm và
đánh như thường.
Hãy dùng đều đặn, bạn sẽ thấy hiệu quả sau vài ngày.
Không những đánh tan hôimiệng mà còn làm cho răng
trắng bóng.
8. Thường xuyên uống nước chè
Nhiều người uống cà phê thay chè. Như thế sẽ rất có hại
cho răng miệng vì cà phê thường tạo ra một lớp bựa lưỡi,
không cho ôxy lưu chuyển qua lưỡi, tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển. Hỡn nừa cà phê còn dễ gây vàng răng.
9. Nhai kẹo cao su không đường
Khi nhai sẽ tạo dòng chảy đều đặn tuyến nước bọt, làm cho
răng miệng ẩm ướt. Chắc bạn cũng biết, đường là nguyên
nhân chính thu hút vi khuẩn, nên cần hạn chế đồ ngọt.
10. Tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị
Đến bác sỹ chuyên khoa nếu mức độ bệnh đã trở nên trầm
trọng.
Tốt hơn hết là hãy tập thói quen sống khỏe, vệ sinh răng
miệng thật tốt.
. Không còn hôi miệng
Hôi miệng thực chất là một chứng bệnh nhưng cũng
chịu ảnh hưởng nhiều. bia.
4. Không nên dùng nước xúc miệng
Bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra điều này.
Nhưng phải nhớ rằng nước xúc miệng chứa rất nhiều cồn,
làm cho miệng