1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Đề phòng với tật nháy mắt pdf

5 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 240,72 KB

Nội dung

Đề phòng với tật nháy mắt Tật nháy mắt (hay tic mắt) thường xảy ra ở cả hai bên, thoạt đầu nhẹ, sau đó khá mạnh, cơ vùng mặt cũng có thể co giật theo. Nếu bạn thường xuyên nháy mắt một cách không chủ định, cần đến bác sĩ nhãn khoa để khám. Chứng này thường có nguyên do từ hệ thần kinh trung ương. Tật nháy mắt (hay tic mắt) thường xảy ra ở cả hai bên, thoạt đầu nhẹ, sau đó khá mạnh, cơ vùng mặt cũng có thể co giật theo. Các cơn co kéo dài trong vài giây đến vài phút. Ngoài chuyện “khó coi” về mặt thẩm mỹ, tic mắt đôi khi làm cho người bệnh không nhìn thấy gì một cách thoáng qua. Một số bệnh nhân có quặm nhất thời do co quắp mi. Các cơn tic mắt đầu tiên rất thầm lặng, kín đáo. Bệnh nhân chỉ hay chớp mắt hơn bình thường hoặc khó khăn để giữ mắt mở to trong một thời gian. Có thể khi bệnh nhân nói, hát, nhìn xuống hay nghỉ ngơi thì tình trạng này sẽ giảm hay biến mất; hoặc tăng lên khi gặp stress, khi chăm chú nhìn, nghe hay đi lại. Các dạng thường gặp của tật nháy mắt: - Nháy chủ yếu ở mắt, thường là cả hai bên. - Các cơ vòng mi, cơ cung này và cơ trán cũng bị giật do loạn trương lực cơ vùng mặt: - Hội chứng Meige: Co rút các cơ vòng mi, cơ nhai, nói, nuốt và các cơ vùng cổ. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, có tính chất di truyền. - Co rút cơ vùng mặt liên quan đến dây thần kinh số 7. Trước tiên là mi mắt, sau đó là các cơ mặt khác bị giật. Hơn một nửa bệnh nhân có tiền sử liệt dây 7. Nguyên nhân của tic mắt rất phức tạp, nhiều khi không tìm thấy. Phổ biến nhất có căn nguyên ở thần kinh trung ương. Các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt, Parkinson cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Để điều trị, bệnh nhân được cho dùng thuốc thần kinh, nghỉ ngơi và áp dụng tâm lý liệu pháp. Một số ít trường hợp cần phẫu thuật. . Đề phòng với tật nháy mắt Tật nháy mắt (hay tic mắt) thường xảy ra ở cả hai bên, thoạt đầu nhẹ, sau. nháy mắt một cách không chủ định, cần đến bác sĩ nhãn khoa để khám. Chứng này thường có nguyên do từ hệ thần kinh trung ương. Tật nháy mắt (hay tic mắt)

Ngày đăng: 26/01/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w