1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thuyết trình biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn giáo dục hiệu quả môn ngữ văn

24 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

Thuyết trình biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn giáo dục hiệu quả môn ngữ văn Thuyết trình biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn giáo dục hiệu quả môn ngữ văn

Trang 1

GIẢI PHÁP TẠO “ LỬA” ĐAM MÊ CHO HỌC SINH YÊU VĂN

I.KHÁI QUÁT CHUNG 1.Thực trạng của vần đề:

Học tập là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi học sinh, và hành động đó đòi hỏi phải thulại được những tri thức khoa học thực sự, phải hình thành được những năng lựcthực tiễn Mà để có được điều đó thì người học sinh luôn phải có một tâm thế chủđộng, sẵn sàng khám phá những tri thức mới mẻ, hay nói cách khác là các em phảitiếp cận môn học bằng tất cả sự say mê, hứng thú của mình

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, qua gần mười năm thực hiệnđổi mới và thay sách giáo khoa đã giúp tôi nhận thấy: Để góp phần nâng cao hiệuquả của công việc đổi mới dạy học theo hướng phát huy sự chủ động sáng tạo củahọc sinh thì vấn đề làm thế nào tạo hứng thú học tập cho các em là cần làm, nênlàm và có thể làm được Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà ở các trườngTHCS đã có những biểu hiện của học sinh “chán” học Ngữ văn thì việc làm này lạicàng cần thiết, là một hướng đi đúng để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên,một vấn đề mà tất cả các nhà trường và toàn xã hội đang quan tâm

Nhìn chung, trong thực tế, hứng thú- sự yêu thích làm tăng hiệu quả của hoạtđộng, nó làm nảy sinh khát vọng sáng tạo bởi niềm đam mê của cá nhân Thực tiễn

đã chứng minh, không có một tài năng lỗi lạc nào mà trong hoạt động của họkhông có niềm yêu thích

*** Một bảng khảo sát thống kê tình hình thực tế do báo GD.vn và báo tuổi trẻ giáo dục tổng hợp cho thấy tỷ lệ hs chán học văn nói chung cụ thể là:

Khảo sát thực tế

Tổng số HS Hứng thú, đam mê Khá hứng thú Chưa hứng

thú

Không hứng thú

Hứng thú của học sinh THCS chủ yếu là do nghệ thuật giảng dạy của người thầy

và bản thân nội dung tri thức khoa học của môn học quyết định Ở lứa tuổi họcsinh THCS, hứng thú nhận thức đang có sự chọn lọc rất mạnh mẽ Học nhiều bộmôn khác nhau, các em có thể nhận biết tất cả nhưng không thể hứng thú với tất cảnhững điều đã nhận biết Các em chỉ hứng thú với cái mà mình đã chọn lọc, phùhợp với hiện tại và tương lai của mình… Điều đó được thể hiện bằng sự ham học,ngạc nhiên chờ đón kiến thức mới, xúc động và cao hơn là say mê ấp ủ điều mìnhđang tìm tòi, phát hiện có khi quên ăn, quên ngủ Đó còn là tính tìm kiểm tích cực-

Trang 2

quá trình tích cực suy nghĩ là hạt nhân của hứng thú học tập Ngoài ra còn tự giác

đọc thêm tài liệu tham khảo, làm thêm bàitập, đọc thêm sách báo, hoạt động trongcác giờ ngoại khoá.v.v…

Vậy mà, học sinh có biểu hiện chán họcNgữ văn, chuyện lạ mà có thật đã phổ biếntrong nhà trường từ nhiều năm nay Thầy

cô giáo lên tiếng, phụ huynh băn khoăn,học sinh đã lơ là và chỉ học để đối phó vớinhững kì thi Ngữ văn là bộ môn khoa họcnhưng đồng thời cũng là bộ môn nghệthuật- một môn nghệ thuật dùng chất liệubiến ảo vạn năng là ngôn ngữ, là tiếng mẹ

đẻ của dân tộc, lẽ ra người học phải tiếpnhận nó với niềm đam mê Thế nhưng…chữ viết không được chỉnh chu, sai chính

tả trầm trọng, dùng từ không chính xác,câu cụt, văn rối, không biết sắp xếp ý, tạolập đoạn,.v.v…là những lời phê thườnggặp trên bài làm của học sinh Nguy hại hơn, tâm hồn các em- cái đích cuối cùngcủa bộ môn Ngữ văn cần đạt tới- cũng sẽ héo khô theo Vậy vì đâu?

Song trên thực tế, ta cần nhìn nhận lại vấn đề đó như thế nào? Cội nguồn gốc rễ bắtđầu từ đâu và nguyên nhân ra sao? Có thể khó có câu trả lời nào chính xác hay trọnvẹn toàn tâm toàn ý cho vấn đề nhức nhói này bởi những yếu tố sau đây:

 Hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh đã gắn với nhu cầu cá nhân:

Điều này được thể hiện rõ qua những biểu hiện như: học đạt điểm cao, được thầy

cô giáo khen Bởi thế nên trong giờ học, nếu học sinh trả lời tốt bài cũ và đượcgiáo viên cho điểm tốt thì vui mừng phấn khởi Còn học sinh không trả lời đượccâu hỏi thì buồn rầu, xấu hổ Mặt khác, trong phần học bài mới, người giáo viênchú ý khích lệ, động viên các em phát biểu xây dựng bài Mặc dù các ý kiến củahọc sinh chỉ ở dạng phát hiện nhưng đã tạo cho các em phấn khởi và tích cực xâydựng bài hơn

 Hứng thú học tập của các em phụ thuộc vào trạng thái chú ý:

Trong giờ học Ngữ văn, nếu học sinh chú ý nghe giảng và phát biểu xây dựng bàithì sẽ được cô giáo khen Điều này làm các em vui mừng hơn, thích thú hơn vớimôn học để rồi từ đó say mê với môn học này hơn Ngược lại, đối với những họcsinh không chú ý nghe giảng, khi bị giáo viên nhắc nhở, khiển trách sẽ tạo nên ởcác em sự buồn chán, lo sợ trước các vấn đề của môn học và càng ngày các emcảm thấy chán đối với nó

Nếu không phải thi, môn Văn sẽ

chẳng mấy học sinh muốn học

(GDVN) -Điều này được TS Chu

Văn Sơn (Trường ĐH Sư phạm Hà

Nội) nêu lên cho lãnh đạo Bộ

GD&ĐT, các cơ quan phụ trách

thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá

môn văn

Trang 3

 Hứng thú học tập môn Ngữ văn của các em còn phụ thuộc vào đối tượng

tác động:

Cụ thể là phụ thuộc vào giáo viên Giáo viên dạy Ngữ văn chưa thu hút học sinhvào bài học là một trong những nguyên nhân chủ yếu biến tiết học Ngữ văn thànhnhàm chán Cũng đối tượng ấy, hoàn cảnh ấy, cũng bài giảng ấy nhưng nếu là thầygiáo này thì tiết học buồn tẻ còn thầy giáo kia thì sinh động, hấp dẫn hẳn lên Nhưvậy, phương pháp giảng dạy, phong cách sư phạm của người thầy cơ bản có thể lôicuốn được học sinh có hứng thú khi học tập môn Ngữ văn hay không?

Từ thực tế đó bắt buộc chúng ta phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để tạo hứngthú học tập cho học sinh.Đồng thời qua đó chúng ta phải nhận trách nhiệm về phíamình bởi chất lượng học tập của học sinh là hệ quả tất yếu của một phương thứcgiảng dạy Thông qua việc dạy học để rèn luyện cho học sinh có được những kĩnăng, phương pháp, thói quen học tập, có khả năng ứng dụng cũng như tự biết pháthiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề được đặt ra, có nghĩa là chúng ta tạo dựngcho học sinh sự hứng thú, niềm say mê, lòng ham học hỏi, khơi dậy tiềm năng vốn

có của mỗi con người, trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cơ bản vềngôn ngữ và văn chương Nhưng quan trọng hơn, đây còn là môn học có nhiệm vụxây dựng vẻ đẹp tâm hồn con người

2 Lí do thực hiện đề tài:

Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn ?

Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ họcNgữ văn ?

Để thực hiện được vấn đề này quả không đơn giản, nó đòi hỏi mỗi giáo viên dạyvăn phải mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp

Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài Giải pháp tạo “lửa”

đam mê cho học sinh yêu văn” với mong muốn được trình bày hay nói khác hơn

là được chia sẻ nỗi lòng, cất lên tiếng nói chung cho những trái tim những ngườigiáo viên vẫn đang miệt mài trên từng trang văn mà họ đặt cả niềm tin và hi vọngvào ngọn lửa cháy bỏng đam mê ấy để tiếp lửa cho từng em học sinh đang ngồitrên ghế nhà trường cái giá trị đích thực vô cùng nhiệm màu đó

3 Mục đích giải pháp :

Đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm khêu gợi sự hứng thú của học sinhlàm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấymệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn Từ đó giúp cho giờ học đạt hiệu quả caohơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới

4 Đối tượng và phạm vi giải pháp :

Trang 4

Vì thời gian và một vài yếu tố khách quan tôi chỉ tập trung nghiên cứu vàđưa ra một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy học sinh ở Trường THCSTrung Kiên, nơi tôi đang công tác và giảng dạy.

Sách giáo khoa, , một số sách tham khảo và tư liệu trên báo chí, các phương tiệntruyền thông đại chúng

5 Nhiệm vụ giải pháp :

+ Thứ nhất, giúp học sinh tri giác, cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt

truyện, thể loại để có thể cảm nhận được hình tượng nghệ thuật trong sự toàn vẹncủa các chi tiết, các liên hệ

+ Thứ hai, giúp học sinh tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ

thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng, tình cảm tác giả

+ Thứ ba, giúp học sinh đưa hình tượng nghệ thuật vào văn cảnh đời sống và kinh

nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm

+ Thứ tư, giúp học sinh nâng cấp lý giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ

thống, hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống vàtruyền thống nghệ thuật

+ Thứ năm, giúp học sinh có những phương pháp học văn phù hợp theo hướng tích

cực hóa các hoạt động

+ Thứ sáu, tạo không khí tự nhiên, hứng thú trong giờ học văn, giúp học sinh yêu

thích say mê môn học

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Tham khảo các tư liệu có liên quan

- Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân

- Sưu tầm, tra cứu, học hỏi từ đồng nghiệp

- Vận dụng một số phương pháp chung của bộ môn, từ đó đưa ra một sốbiện pháp cụ thể đã áp dụng được trong thực tế giảng dạy và đạt hiệu quả

II MỘT SỐ BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Điều kiện xây dựng các giải pháp dựa trên các cơ sở sau:

 Dạy Văn, trước hết cần làm cho học sinh yêu Văn, phát huy sức sáng tạo

của học sinh qua mỗi tiết văn học và yêu những tiết học như thế.

Chìa khóa để mở ra cánh cửa thu hút hứng thú, tình yêu, niềm đam mê họctập môn Ngữ văn của học sinh,có lẽ trước hết là quyết tâm đổi mới, là tư duy sángtạo của các thầy cô giáo trong quá trình dạy học Để giờ văn thực sự là một tiết học

bổ ích, hiệu quả…, giáo viên phải là người định hướng và có sức gợi mở tốt, giáoviên phải biết “khai thác” những tiềm năng của học trò, biết thôi thúc và “truyền

Trang 5

lửa” đam mê học tập cho các em, để từ đó học trò có cảm hứng và biết truyền cảmhứng…

 Truyền “hơi thở” văn chương bằng phương pháp mới bằng cách : đưa

những tiết học Văn đến gần hơn với cuộc sống Làm sao để kiến tạo nhữnggiờ dạy văn hiệu quả? Làm sao để học sinh thích thú học văn, “tự mình”khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm? Thay vì chỉ ngồi nghe thầy giảng,học sinh sẽ “học” bằng cách tự mình nhập vai, tái hiện và “sống” cùng tácphẩm

Học sinh hóa thân nhập vai vào các nhân vật trong các câu chuyện dân gian

Những tiết học như vậy tác động vào cảm xúc rất lớn Nó đánh thức bảnngã, khả năng sáng tạo của học sinh Qua đó, học sinh tự phát huy kỹ năng sống,năng lực liên kết làm việc, năng lực xử lý, tranh luận vấn đề chung Khi cùng hoạtđộng, cùng làm việc nhóm, các em sẽ hiểu nhau và quý mến nhau hơn

Từ tiết học đến trải nghiệm văn chương

Dạy học không phải là hoàn chỉnh bài giảng theo thiết kế là đã trọn vẹn côngviệc của một nhà giáo Dạy học là dạy các em hình thành các năng lực vàphẩm chất cơ bản, biết đặt học sinh ở vị trí trung tâm, biết trân trọng nhữngphát hiện mới, những ý tưởng mới của học trò Từ suy nghĩ ấy, các giáo viên

tổ Ngữ văn đã thảo luận và thống nhất cách dạy, cách soạn, cách lên lớp thật

cụ thể và khoa học Với phương châm: “đổi mới, sáng tạo trong từng tiết dạy”, đổi mới đồng bộ: đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn

bám sát theo đối tượng, đổi mới trong khâu vận dụng linh hoạt các phươngpháp nhằm tạo hứng thú cho học trò, đổi mới ở hình thức khởi động, củng cố,hướng dẫn chuẩn bị bài; đổi mới ở cả hình thức kiểm tra đánh giá Với tinhthần ấy, mỗi tiết, mỗi giờ sẽ là một hành trình khám phá vẻ đẹp và sức hấpdẫn của văn chương; mỗi bài sẽ là một cách khai thác, một cách hình dung đểtiết học thật gần gũi, dễ hiểu, vừa hấp dẫn, sinh động vừa gần hơn với đờisống và suy nghĩ của học trò Giáo viên còn truyền hơi thở, sức sống, niềmyêu thích văn chương cho học sinh bằng phương pháp mới, cùng trao đổi, đốithoại với học trò, cùng tham gia trò chơi đóng vai, cùng nhập thân là nhà văn

để trình bày về quan điểm và phong cách nghệ thuật Giáo viên cũng khơi gợiniềm hứng thú, yêu thích môn học bằng trò chơi kiến thức …, Như vậy, khai

Trang 6

thác và phát huy yếu tố người học là mục tiêu cơ bản để tạo những giờ học ấntượng và sáng tạo Thông qua các hoạt động như vậy, tổ Ngữ văn còn đưa cácnội dung này vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, các hoạt động ngoại khóanhằm tạo hiệu ứng tốt với học sinh trong toàn khối, toàn trường.

Với những tiết học như thế, chắc chắn học sinh sẽ yêu thích môn Văn nhiềuhơn, các em sẽ lưu giữ trong trí nhớ những hình ảnh, những ấn tượng thật sâu sắc

về bài học; các em được vận dung, được thực hành, được sống trọn vẹn với cảmxúc trong từng tác phẩm

2 Một số giải pháp tạo “ lửa” đam mê - đánh thức sự yêu thích môn Ngữ văn của học sinh

- Chúng ta sẽ có một số cách cụ thể để tạo niềm hứng thú cho các học sinhtrong giờ Ngữ văn như sau:

>>> Tạo tâm thế học tập cho học sinh

Trang 7

Hát một câu hát, câu hò; cho xem đoạn clip ngắn hoặc kể một câu chuyện

ngắn; chia sẻ những cảm xúc chân thành của bản thân; … liên quan đến chủ

đề bài học sắp giảng dạy Ví dụ như khi dạy bài: “Đồng chí” của Chính Hữu hay

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong chương trình Ngữvăn 9, giáo viên cho học sinh nghe một đoạn nhạc trong bài hát được phổ nhạc từbài thơ, xem đoạn clip phim tư liệu lịch sử…

Thiết kế những trò chơi giúp học sinh hứng thú hơn, mong muốn được đến với nội dung bài học hơn.Các trò chơi như đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn…

Và ở đó, câu hỏi hay những ngữ liệu liên quan đến bài học được mở ra sau khi họcsinh vượt qua những chướng ngại vật Vậy là nội dung kiến thức, mục tiêu giáodục đã được thể hiện phần nào trong trò chơi ấy Hoạt động hình thành kiến thứcmới trở nên nhẹ nhàng nhưng hiệu quả lại cao

>>> Tạo ra những thử thách cho học sinh

Tạo thử thách cho học sinh THCS là cách dễ dàng nhất để giải quyết những mâuthuẫn tâm sinh lý lứa tuổi đang có Vì qua những thử thách, các em sẽ dần hoànthiện bản thân hơn, học nhiều hơn những gì giáo viên kỳ vọng! Các hoạt động tạothử thách trong học tập cho học sinh đã được ứng dụng như:

ngoài hoạt động mang tính khu biệt đối tượng Tuy nhiên, người giảng dạy sẽ rấtngạc nhiên khi thấy học sinh có nhiều tiềm năng đến thế nào nếu yêu cầu các emthuyết trình về một đề tài theo nhóm hoặc cá nhân Các em sẽ cảm thấy hứng thú

và có trách nhiệm khi trở thành chuyên gia trong một vấn đề cụ thể Và đây cũng làmột cách hay để bạn làm mới chương trình học và tạo sự thú vị cho buổi học Córất nhiều hoạt động tạo sự yêu thích cho học sinh theo định hướng này, như: “Mộtgiờ làm giáo viên”; … ngay cả đây chỉ là hoạt động thảo luận nhóm Và hình thứcnày trong giáo dục hiện đại ngày nay là khá phổ biến Vì thế, đối với môn Ngữvăn, việc ứng dụng cần dần dần mang tính chiều sâu hơn.

người giáo viên cần tạo điều kiện cho người học có sự cạnh tranh nhất định khi họctập Chẳng hạn như thảo luận nhóm và tích điểm thưởng cho mỗi cá nhân để từ đó

Trang 8

nêu lên nhận xét, đánh giá chung cho từng nhóm, từng cá nhân Trong hình thứcnày, cần cố gắng hạn chế nêu khuyết điểm của học sinh ngay trên lớp hay trênđiểm chấm – trừ trường hợp tái phạm nhiều lần cần nghiêm khắc Giáo viên cầnlinh hoạt trên từng đối tượng cụ thể, tránh tình trạng mất niềm tin và nghị lực phấnđấu do quá nhiều sai phạm, nhiều điểm trừ.

thái độ học tập của học sinh Để học sinh có thái độ tốt, trước hết, bản thân giáoviên cần có những định hướng, hoạt động giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ củabản thân trong tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái Một trong những cách thức dễ dàng

để người giáo viên thực hiện đó là cung cấp sự lựa chọn cho học sinh Học sinh sẽ

có động lực hơn nếu được lựa chọn trong quá trình học Các lựa chọn giúp họcsinh cảm thấy mình có quyền quyết định việc học cũng như động lực của mình.Hãy cho học sinh chọn bạn cùng làm thảo luận nhóm, làm sản phẩm học tập haycho các em một số lựa chọn khi giao bài về nhà… Hoặc giáo viên vẫn có thể cungcấp cho học sinh rất nhiều cấu trúc mà vẫn cho phép học sinh được lựa chọn.Chẳng hạn như, khi yêu cầu thực hiện dự án dạy học như: “ An toàn đến trường”của học sinh lớp 6 thông qua hệ thống kiến thức “Ôn tập kể chuyện”, học sinh cóthể chọn nhóm bạn thực hiện, chọn cách thức thực hiện, chọn loại sản phẩm thựchiện và cách trình bày Từ đó, tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn rất nhiều, khôngcòn khô khan, lí thuyết nữa

>>> Cải tiến và bổ sung phương tiện học tập.

Phương tiện học tập ở đây bao gồm CSVC trường, lớp, bàn ghế và các đồ dùngphục vụ cho công tác dạy và học, nhất là trong xu thế hiện nay đang đẩy mạnh việcứng dụng CNTT vào dạy học thì việc trang cấp thiết bị dạy học hiện đại là rất cầnthiết

>>> Ứng dụng STEM khơi dậy sự sáng tạo Giáo dục STEM đã mở ra cơ hội cho học sinh được trải nghiệm môi

trường sáng tạo, phát triển tư duy và vận dụng thực tiễn , giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mụctiêu quan trọng nhất trong dạy học ở trường phổ thông Vai trò của vận dụng kiếnthức vào thực tiễn không chỉ thể hiện ở chỗ học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức

để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học mà còn giải quyết các vấn

đề thực tiễn đa dạng trong cuộc sống, theo hướng “học đi đôi với hành”, lí thuyết

gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội Với các hoạt động “học mà chơi, chơi

mà học” STEM đã khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong HS, đặt nền móng chonhững phát triển tương lai

Trang 9

Các chủ đề STEM cần theo hướng rất linh hoạt và có thể triển khai dưới nhiềuhình thức Để xây dựng một chủ đề STEM theo định hướng phát triển năng lực chohọc sinh, nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 Xác định đối tượng, thời gian, hình thức tổ chức chủ đề STEM Bước 2 Nêu vấn đề thực tiễn

Giáo viên nêu vấn đề thực tiễn bằng nhiều hình thức như: một câu chuyện, mộttình huống thực tiễn, bài tập thực tiễn, dự án học tập giải quyết các vấn đề thựctiễn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học … làm chohọc sinh xuất hiện nhu cầu giải quyết vấn đề thực tiễn

Bước 3 Đặt câu hỏi định hướng, hình thành ý tưởng của chủ đề, hệ thống kiến thức STEM trong chủ đề

Các câu hỏi tập trung vào các nội dung: Chủ đề nhằm mục đích gì? Nhiệm

vụ chính trong chủ đề là gì? Chủ đề có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Kiến thức mônhọc STEM nào liên quan? …Ý tưởng chủ đề hướng tới các vấn đề thực tiễn gì liênquan để giải quyết được vấn đề thực tiễn

Xây dựng hệ thống kiến thức thuộc lĩnh vực STEM trong chủ đề Các kiếnthức các môn STEM liên quan cần xác định trọng tâm, liên quan trực tiếp chủ đề,

do đó khi xây dựng chủ đề STEM cần thiết phải hợp tác giữa giáo viên các bộmôn

Bước 4 Xác định mục tiêu của chủ đề

Cần xác mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được sau khi thựchiện chủ đề STEM cho học sinh Mục tiêu cần rõ ràng, có tính khả thi phù hợp vớinăng lực học sinh và điều kiện địa phương

Bước 5 Chuẩn bị các mẫu vậtt, dụng cụ, vị trí để thực hiện chủ đề STEM.

Trên cơ sở nội dung, mục tiêu chủ đề, giáo viên chuẩn bị hoặc hướng dẫnhọc sinh chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ … cần thiết để tổ chức thực hiệnchủ đề

Bước 6 Xác định được quy trình (các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động)

kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn bằng ứng dụng STEM và thực hiện được các hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn.

Giáo viên xây dựng quy trình tổ chức, thực hiện chủ đề STEM theo cáchoạt động một cách rành mạch, rõ ràng, dễ thực hiện

Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn, giáo viên chỉ nêu mục tiêu chủ đề, yêu cầuđạt được, cung cấp cơ sở vật chất cần thiết yêu cầu học sinh tự xây dựng các bước

và thực hiện chủ đề

Một trong những giá trị cốt lõi chương trình thực hiện chủ đề STEM là truyền cảmhứng về khả năng sáng tạo của cá nhân, giúp phát triển các đặc điểm của cá nhânsáng tạo: tính trôi chảy, tính linh hoạt, tính độc đáo, tính tỉ mỉ

Trang 10

Bước 7 Báo cáo kết quả, nêu các kiến nghị, đề xuất mới

Sau khi thực hiện chủ đề, học sinh baoso cáo kết quả quá trình ứng dụngSTEM giải quyết vấn đề thực tiễn, có thể đề xuất một số vấn đề mới phát sinh, ýtưởng mới liên quan đến chủ đề

Giáo viên kết luận vấn đề, tổng kết

Một số hình ảnh minh họa sản phẩm của học sinh trong giờ Ngữ Văn qua tiết học

các văn bản thuyết minh và nhật dụng

Bảng thông kê hiệu quả đạt được của ứng dụng STEM

Thời

điểm

dánh giá

Tống số học sinh

Bảng đánh giá học sinh

Trang 11

động, lý thú, giáo viên nhẹ nhàng trong hoạt động giảng dạy vì phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Chất lượng của bộ mônđược nâng lên rõ rệt nhất là đối với học sinh trung bình - yếu, góp phần nâng caomục tiêu giáo dục chung.

Tạo hứng thú học tập cho học sinh không phải là không thể làm được Cáichính là mỗi một chúng ta cần phải có ý thức trong việc đưa các em trở về vớinhững giờ học sôi nổi, hào hứng song cũng rất lắng đọng như bản chất vốn có của

nó để bộ môn Ngữ văn ngày càng được học sinh yêu thích hơn, chất lượng dạy họcngày một nâng cao và quan trọng hơn là để tâm hồn các em khỏi bị dần khô theonăm tháng

Trang 12

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Tác giả T

Ngày đăng: 13/03/2022, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w