MỘT SỐ LÀNĐIỆUDÂNCANGHỆTĨNH
1. Hát giặm
Tiếng giặm có nghĩa là ghép vào, điền vào, đan vào một chỗ
thiếu xuất hiện ở NghệTĩnh cách đây khoảng ba , bốn trăm
năm.
Về nội dung, có nhiều bài hát giặm rất tình tứ, cũng có nhiều bài
có tính chất chống giai cấp phong kiến.
Về hình thức, phần nhiều các bài hát dặm đều gồm những câu
năm chữ và cước vận, tức vần ở cuối câu: cứ hai câu cuối mỗi
đoạn lại lấy một ý, điệp cả về ý, lẫn lời:
vd:
Tôi lấy chân khoả lại
Tôi lấy bàn khoả lại
hay:
Thấy những lời kêu trách
Nghe những lời kêu trách
Bài hát có bao nhiêu đoạn thì có bấy nhiêu lần điệp lại như vậy,
nghe đọc thì thấy vướng, nhưng khi hát, nólàm nổi ý của câu hát,
của cả bài.
Hát giặm cũng có ba lối trình diễn: nam nữ đối đáp, có lối vài ba
người hát kể lên một giai thoại, hay một sự việc vừa xảy ra, lại
có lối kể một sự tích gì có tình tiết nội dung, và hình thức đều
được trau chuốt.
Hát giặm NghệTĩnh không hoàn toàn do dân sáng tác, có khi do
một số nho sĩ sáng tác, được nhân dân ưa thích và phổ biến rộng
rãi
VD:
Trai:
Tiết thanh nhàn thong thả
Muốn thăm hỏi vài câu
Cuốc thánh thót kêu sầu
Gió phảng phất mùa sâu
Nhớ trong sách đã lâu:
Chuyện "Tư mã phượng cầu"
Thương thì mũi tìm trâu
Trâu đâu tìm chạc mũi
Gái:
Trời mở rộng phong quang
Giã ơn trời mở rộng phong quang
Em đánh tiếng đua sang
Đêm tàn canh vò võ
Tay em cầm con bấc đỏ
Mong bỏ đĩa dầu đầy
Mời bạn ở lại đây
Đôi ta giở lời rày
Tình đó với nghĩa đây
Trai:
Giống như đọi nác đầy
Bưng nhẩn nhẩn trên tay
Không khuy sơmột hột
Gió nỏ triềng một hột
Công đôi ta thề thốt
Kể đã mấy niên rồi
Lòng đã quyết lứa đôi
Ngãi đã quyết thề bồi
Nhất ngôn nói hẳn lời
Đừng bốn chốn ba nơi
Đừng trăn gió chào mời
Trăng nhiều trăng rạng rỡ
Trăn nhiều đèn rạng rỡ
Gái:
Em đã có chồng rồi
Em đã có lứa rồi
Vung úp đã vừa nồi
Đũa ghép đã thành đôi
Bạn đừng có ỡm ờ với tôi!
Tôi lấy chân khoả lại
Tôi lấy bàn khoả lại
Trai:
Têm một quả trầu không
Bỏ vô hộp con rồng
Đi băng nội băng đồng
Qua năm bảy khúc sông
Qua chín mười đỗi đồng
Nghe tin em đã có chồng
Anh quăng lắc vô bụi
Bạn gạt tùa vô bụi.
Anh thương em một tháng hai kỳ
Dồn đi tính lại, cũng như mười ngày
Năm rộn mà chầy
Có hai mươi bốn miện (Miện = kỳ)
Xuân qua rồi hè /đến
Thu đã muộn, đông rồi
Nhớ bạn cũ chưa nguôi,
Sang lập xuân vũ thuỷ
Đêm em nằm em nghĩ
Nghĩ kinh trập, xuân phân,
Lòng tưởng sự ái ân
Sang thanh minh, cốc vũ
Đêm dêm nằm nỏ ngủ
Nhớ bạn mãi thường thường
Tiết lập hạ nhớ thương
Bước sang tuần tiểu mãn
Trông ra ngoài chán chán
Tiết mang hiện lại gần
Người đập đất, gánh phân
Để mùa màng gặt hái
Anh thương em mãi mãi
Sang hạ chí tiết hè
Em nghe tiếng sầu ve
Em buồn trong gia sự
Bạn buồn trong gia sự
Tiết tiểu thử, đại thử
Trời nắng sốt lắm thay!
Ra ngồi tựa cột cây
Anh với em than thở
Bạn với mình than thở
Tiết lập thu, xử thử
Ai diều sáo mặc ai
vàng lác đác giếng tây
Ta thương người bạn cộ (Cộ = cũ)
Nhớ mãi người bạn cộ
Vừa đến tiết bạch lộ
Bầy chim trắng bay sang
Cây heo hắt lá
vàng
Sang thu phân hàn lộ.
Đêm em nằm, em chộ (chộ = thấy)
Tiết sương giáng lại kề
Trông bạn cũ ta về
Sang lập đông giá rét
Tiết tiểu tuyết, đại tuyết
Trời giá rét lắm thay
Sang đông chí cấy cày
Dạ bồi hồi nhớ bạn
Tiết tiểu hàn chưa dạn
Đã bước sang đại hàn
Dạ tưởng nhớ người ngoan
Vừa năm cùng tháng tận
Vừa cuối mùa cuối tận.
Phận lại ngồi trách phận
Phận nỏ giám trách phận
Anh thương em từ tháng giêng đến tháng chạp
6. Hát ví NghệTĩnh
Hát Ví NghệTĩnh là những loại dânca xuất hiện trong nghề nông
và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát
phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn Trong những điệu
hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ
biến hơn cả.
1. Hát phường vải
Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai
bên trai gái, hoặc là những ước mơ về yêu đương, hoặc là những
lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin
tưởng.
Hat phường vải gồm có bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: hát
dạo, hát mừng, hát chào và hát hỏi. Giai đoạn thứ hai: hát đố và
hát đối. Giai đoạn thứ ba: hát mời và hát xe kết. Giai đoạn thứ
tư: hát tiễn.
Giai đoạn 1:
Hát dạo
Bấy lâu thức nhắp mơ màng
Bên rèm tiếng gió, đầu giường bóng trăng
Bấy lâu nghe hết tiếng nàng
Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
Nghe tin anh cũng vội mừng
Vậy nên chẳng quản suối rừng anh sang
Bấy lâu anh mức chi nhà
Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu
Đồn rằng cá uốn thân vây
Đồn em hay hát, hát hay anh tìm
Chốn này vui vẻ, tưng bừng
Hạc nghe tiếng phượng xa chừng tới nơi
Đêm khuya trời tạnh sương im
tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần.
Dừng xa, khoan kéo, ơi phường!
Hình như có khách viễn phương tới nhà
Đi qua nghe tiếng em reo,
Nghe xa em kéo, muốn đeo em về.
Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu
Đi ngang thấy búp hoa đa`o
Muốn vào mà bẻ, sợ bờ rào lắm gai
Đồn đây là chốn Đao` Nguyên
Trăng thanh gió mát, cắm thuyền dạo chơi
Lạ lùng anh mới tới đây,
Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng
Đến đây
vàng cũng như son
Ai ai thời cũng như con một nhà
Hát mừng, hát chào
Khi nháy mắt, khi nhện sa
Khi chuột rích trong nhà
Khi khách kêu ngoài ngõ
Tay em đưa go đủng đỉnh
Tay em chìa khoá động đào
Bước năm lần cửa, ra chào bạn quen
Mừng rằng bạn đến chơi nhà
Cam lòng thục nữ gọi là trao tay
Hát hỏi
Em có chồng rồi, em nói rằng chưa
Tội riêng em đó, nỏ lừa được anh
Em chưa có chồng, em mới đến đây
Chồng rồi chiếu trải, màn vây ở nhà
Giai đoạn 2:
Hát đố và hát đối
Anh về chẻ lạt bó tro
Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng.
Em về đục núi lòn qua,
Vắt cổ chày ra nước, thì ta làm chồng
Trai thanh xuân ngồi hàng thuốc bắc,
Gái đông sàng cảm bệnh lầu tây
Hai ta tình nặng nghĩa dày,
Đối ra đáp được, lúc này tính sao?
- Đến đây hỏi khác tương phùng
Chim chi một cánh bay cùng nước non?
-Tương phùng nhắn với tương tri,
Lá buồm một cánh bay đi khắp trời
- Lá gì không nhánh, không ngành?
Lá gì chỉ có tay mình trao tay?
- Lá thư không nhánh, không ngành,
Lá thư chỉ có tay mình trao tay.
- Nghe tin anh hoc có tài
Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng?
- Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra
Đù mẹ con hát, tổ cha thằng bày!
- Người Kim Mã cưỡi co ngựa
vàng
Đất Phù Long rồng nổi, thì chàng đối chi?
- Người Thanh Thuỷ gặp khách nước trong
Hoành sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa?
Nghe anh bôn tẩu bấy lâu
Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh?
- Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu
Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi
Cầu danh, cầu lợi, cầu tài
Cầu cho đây đó làm hai giao hoà
Nhớ em nhất nhật một ngày
Đêm tơ tưởng dạ, làng rày nhớ trông
- Chờ em nửa tháng ni rồi
Ôm đờn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng
- Nghe tin anh giỏi, anh tài
Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
- Thiên thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra
. MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH
1. Hát giặm
Tiếng giặm có nghĩa là ghép vào, điền vào, đan vào một chỗ
thiếu xuất hiện ở Nghệ Tĩnh cách. tháng chạp
6. Hát ví Nghệ Tĩnh
Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông
và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường