Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua ba giai đoạn. Đó là một vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Người, vì để trở thành một hệ thống hoàn chỉnh, tư tưởng Hồ Chí Minh phải trải qua quá trình hình thành và phát triển. Do vậy, việc nêu rõ, đúng và chính xác sự phân chia các thời kỳ lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta “nắm được những nội dung tư tưởng cơ bản của Người trong từng thời kỳ, phản ánh khách quan hiện thực lịch sử và tài năng, trí tuệ của Hồ Chí Minh”.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- -TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1890 ĐẾN NĂM 1930
Hà Nội, 2021 MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4
6 Kết cấu đề tài 5
NỘI DUNG 7
Chương 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1930 7
1.1 Hệ thống khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 7
1.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1930.18 Chương 2: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay – Liên hệ bản thân 21
2.1 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh 21
2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 24
2.3 Liên hệ bản thân 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh… là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và
Trang 3dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giànhthắng lợi” Từ đó, việc kiên trì, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc số một của Đảng Nhưvậy, nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn được đặt ra với một yêucầu bức thiết, nhằm làm cho tư tưởng của Người thực sự trở thành nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc ta.
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua ba giaiđoạn Đó là một vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng củaNgười, vì để trở thành một hệ thống hoàn chỉnh, tư tưởng Hồ Chí Minh phải trảiqua quá trình hình thành và phát triển Do vậy, việc nêu rõ, đúng và chính xác sựphân chia các thời kỳ lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta “nắm đượcnhững nội dung tư tưởng cơ bản của Người trong từng thời kỳ, phản ánh kháchquan hiện thực lịch sử và tài năng, trí tuệ của Hồ Chí Minh” Cuộc cách mạngtháng Tám là kết quả của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và càng chứngminh đường lối cứu nước của Bác hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luậtkhách quan Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dânđến cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩaMác –Lê nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoadân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng giai cấp và giải phóng con người Vì
vậy, em đã chọn nghiên cứu với đề tài: “Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1930” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận
của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có mục đích phân tích, luận giải một cách khoa học quátrình Hồ Chí Minh hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, chí hướng cứu nước
và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin; quá trình hình thành cơ bản tư tưởng về cáchmạng Việt Nam (1890-1930) và những đặc điểm của sự hình thành tư tưởng HồChí Minh trong giai đoạn này
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 4- Nghiên cứu làm rõ khái niệm cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu rõnguồn gốc hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh và những đặc điểm cơ bản của tưtưởng Hồ Chí Minh.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm
1890 đến năm 1930
- Chỉ rõ những quan điểm đúng đắn trong việc duy trì, phát huy những giá trị
tư tưởng Hồ Chí Minh
- Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiệnnay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh từ năm 1890 đến năm 1930
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề nội dung đề cập đến quá trìnhhình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1930
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênnin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Đề tài nghiên cứu sử dụng phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin
và đặc biệt sử dụng phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương phápchuyên ngành và liên ngành khác
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu góp phần đấu tranh với những quan điểm sai trái, xuyêntạc về sự ra đời và nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh Những nội dung trìnhbày trong tiểu luận sẽ giúp mọi người có được cách nhìn tổng quát nhất về sự hìnhthành tư tưởng Hồ Chí Minh từ 1890 đến 1930 Thấy rõ giá trị to lớn của tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là với tiến trình đổimới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Do vậy, việc nghiên cứu,học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động lý luận và thực tiễn làrất quan trọng Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh là nắm vững vấn đề căn bản liên
Trang 5quan tới sự đúng đắn trong xây dựng đường lối, phương pháp, trong xây dựng lựclượng cách mạng…và trong tổ chức thực hiện để hoàn thành thắng lợi các nhiệm
vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong hiện tại và tươnglai
6 Kết cấu đề tài
Đề tài ngoài những phần như mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các tàiliệu tham khảo thì bên cạnh đó, nội dung của tiểu luận sẽ được chia theo kết cấunội dung như sau
Chương 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
và quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm1930
1.1 Hệ thống khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở quá trình hìnhthành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.2 Nguồn gốc khách quan
1.1.3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
1.1.4 Nguồn gốc lý luận
1.1.4.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
1.1.4.2 Tinh hoa văn hoá nhân loại
1.1.4.3 Chủ nghĩa Mác – Lênin
1.1.5 Nguồn gốc thực tiễn
1.1.5.1 Thực tiễn Việt Nam
1.1.5.2 Thực tiễn thế giới
1.1.6 Đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.6.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh có quá trình phát triển lâu dài
1.1.6.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chính trị
1.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890đến năm 1930
1.2.1 Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm con đường cứu nướcmới từ 1890 đến ngày 5-6-1911
Trang 61.2.2 Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo conđường cách mạng vô sản từ ngày 6-6-1911 đến ngày 30-12-1920
1.2.3 Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
từ ngày 31-12-1920 đến ngày 3-2-1930
Chương 2: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhtrong giai đoạn hiện nay – Liên hệ bản thân
2.1 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1.1 Đối với cách mạng Việt Nam
2.1.2 Đối với sự phát triển của nhân loại
2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
2.3 Liên hệ bản thân
Trang 71.1.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được các nhà khoa học đưa ra nhiều địnhnghĩa khác nhau, từ vấn đề cụ thể đến hệ thống hoàn chỉnh Đảng cộng sản ViệtNam qua các kỳ đại hội đã dần dần hoàn thiện nhận thức về khái niệm tư tưởng HồChí Minh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( 6/1991) đã đánh dấu một cột mốcquan trọng trong nhận thúc của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh Tại Đại hội này,Đảng đã khảng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động Văn kiện Đại hội đã nhận định:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đãtrở thành một tài sản tinh thần của Đảng và của dân tộc”
Mác-Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đề tài khoa học cấpNhà nước KX - 02 nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó Đại tướng VõNguyễn Giáp đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận về con đườngcách mạng Việt Nam, từ cách mạng giả phóng dân tộc quá độ lên chủ nghĩa xãhội”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) xác định khá toàndiện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng HồChí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng vàphát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kếthừa phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
Trang 8phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoànkết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân Xây dựng nhà nước thật sự của dân,
do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; vềphát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân; về đạo dức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; vềchăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về dây dựng Đảng trong sạchvững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thậttrung thành của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranhcảu nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”
Trong định nghĩa này, Đảng ta đã bước đầu làm rõ được:
- Bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Nguồn gốc tư tưởng - lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh;
Như vậy, dựa trên định hướng cơ bản định nghĩa của đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng HồChí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bảncách mạng Việt Nam Đó là tư tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vớinội dung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Bởi vậy,
về bản chất, tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chính trị thuộc hệ tư tưởng Lênin, là sự thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo quan điểm phương pháp luậnmácxít vào điều kiện cụ thể Việt Nam”
Mác-Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, từng bước hoàn thiện và phát triểndưới tác động của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và nhân loạitrong thời đại Người sống và hoạt động
1.1.2 Nguồn gốc khách quan
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nơi ấy chứa đựngnhững nét đẹp của một gia đình Việt Nam truyền thống đồng thời có nét đặc trưngcủa một gia đình trí thức, gia giáo Mỗi thành viên trong gia đình là một tấm gương
Trang 9sáng có ảnh hưởng sâu sắc tới nhân cách và suy nghĩ của Hồ Chí Minh Nghệ Tĩnh– quê hương Hồ Chí Minh là mảnh đất có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp nhưtruyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, cần cù, anh dũng kiên cường, hiếu học…
Đó cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ViệtNam Ngay ở mảnh đất Kim Liên cũng đã xuất hiện biết bao những tấm gương anhhùng chống Pháp trong đó có cả chị và anh cả của Nguyễn Tất Thành cũng đềutham gia hoạt động trong phong trào yêu nước, chống Pháp
Từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã bị thựcdân Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Dưới ách thốngtrị của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam không có tự do, đã không ngừng nổi dậychống lại chúng, song các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong biển máu.Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, khiến cho xã hội Việt Nam biến đổi
về nhiều mặt, phân hóa giai cấp sâu sắc Sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới đã tạo
ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước giải phóng dân tộc vào đầu thế
kỷ XX Cũng vào thời điểm đó, do chịu ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở NhậtBản, Trung Quốc, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dânchủ tư sản như phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt NamQuang Phục hội Nhưng những phong trào ấy cũng chỉ rộ lên được 1 thời gianngắn rồi lần lượt bị dập tắt Sau thất bại của phong trào Cần Vương, Văn Thân, đấtnước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối Phong trào cứu nước của nhândân ta muốn giành thắng lợi phải đi theo 1 con đường mới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình thế giới cũng có những biếnchuyển to lớn Trên thế giới xuất hiện mâu thuẫn mới của thời đại Mâu thuẫn giữacác dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thùchung của các dân tộc thuộc địa Chủ nghĩa Mác ra đời và thắng lợi của Cáchmạng tháng 10 Nga đã mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người Chính cuộccách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á”, “mở ra trc mắt họthời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Quốc tế Cộng sảnđược thành lập (3/1919) để chỉ đạo phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản toànthế giới Từ đó, phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây
Trang 10và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan hệmật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đếquốc Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỷ XXdiễn ra sôi nổi ở nhiều nước, song cuối cùng các phong trào cũng lần lượt thất bại,
bế tắc Trong bối cảnh lịch sử chung của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh và tưtưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại
1.1.3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
Trong quá trình tìm đg cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vậnđộng xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh
cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo thực tiễn và được kiểmnghiệm trong thực tiễn Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận
Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng, khoa học
Có được điều đó trước hết là nhờ vào tài năng, trí tuệ siêu việt của Hồ ChíMinh Tài năng đó được biểu hiện trước hết ở trí thông minh sắc sảo, ở tư duy độclập, tự chủ, sáng tạo cùng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việcnhân xét, đánh giá các sự vật hiện tượng xung quanh
Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại Để trởthành nhà lý luận tiên phong, có khả năng đi trước phong trào, giải quyết trướcnhững vấn đề về đường lối chiến lược, sách lược…mà phong trào đang vướng mắcnhằm thúc đẩy phong trào tiến lên, đòi hỏi nhà lý luận phải có tầm nhìn chiến lược,bao quát thời đại
Tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh là kết quả của sự nắm vững và vậndụng sáng tạo lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thờitrên cơ sở vốn văn hóa Đông – Tây sâu sắc, vốn tri thức lịch sử và thực tiễn rộnglớn, Người đã kiên trì học tập, từng bước vươn lên đỉnh cao của trí tuệ thời đại để
có được tầm nhìn xa, trông rộng, bao quát thời đại Những quan điểm của Ngườiluôn đúng đắn, cách mạng, khoa học
Bản lĩnh kiên định, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, luôn tin vào dân,khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi Từ đó thấy được khả năng cảm hóa đối với mọingười, được cả dân tộc và bạn bè quốc tế tin yêu, kính trọng
Trang 11Khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn củamột nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, sẵnsàng chịu đựng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân
Đây chính những tài năng, phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc
Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dântộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình Tư tưởng Hồ Chí Minh là cộinguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoavăn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua hoạt động trítuệ và thực tiễn của Người
1.1.4 Nguồn gốc lý luận
1.1.4.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Việt Nam là dân tộc có nền văn hóa lâu đời, được hình thành và phát triểnqua hàng ngàn năm lịch sử, có bản sắc riêng, trở thành nguồn nuôi dưỡng tinhthần, nguồn sống mãnh liệt giúp cho dân tộc chiến thắng âm mưu đồng hóa củamọi kẻ thù xâm lược
Hồ Chí Minh được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trước hết từ những giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở các giá trị căn bản sau:
Thứ nhất, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất trong đấu tranh dựngnước và giữ nước của dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cường để dựng nước vàgiữ nước qua hàng ngàn năm của dân tộc ta Dân tộc và nhà nước ở Việt Nam hìnhthành sớm và không phải chỉ duy nhất từ sự phân hoá giai cấp sâu sắc mà chủ yếu
là do yêu cầu sản xuất trước môi trường thiên nhiên nghiệt ngã và nhu cầu củacuộc đấu tranh chống ngoại xâm mà tổ chức lại thành dân tộc, nhà nước Trải quahàng ngàn năm, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị tinh thần cao nhất của dântộc ta, nhưng có đặc điểm sâu sắc là mang trong mình một giá trị kép: yêu nước –thương yêu con người, thương yêu con người – yêu nước Giá trị kép đó gắn bóbiện chứng với nhau Vì thế, vấn đề dân tộc bao giờ cũng gắn liền với vấn đề conngười trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở Việt Nam
Trang 12Yêu nước gắn liền với ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và chủ quyền quốcgia đã trở thành ý chí bất khuất, tự lực, tự cường, tạo nên bản lĩnh của dân tộc ViệtNam trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Yêu nước là một truyền thống cơ bản, sâu sắc, nổi bật của con người ViệtNam, được thể hiện qua nhiều thế hệ từ xưa đến nay, là dòng chủ lưu chảy xuyênsuốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị vănhóa, tinh thần Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồngnàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùngmạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũbán nước và lũ cướp nước”
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu truyền thống yêu nước củadân tộc Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành ra đi tìmđường cứu nước, cứu dân Đó chính là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành độngcủa Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng Người đã viết: “Lúc đầu,chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theoLeenin, tin theo Quốc tế thứ ba”
Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tươngái
Đồng thời, trong quá trình dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết và ý thứcdân chủ cũng xuất hiện, được nuôi dưỡng và trở thành những giá trị truyền thốngtốt đẹp của dân tộc Tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ tốt đẹp đó làm cho mốiquan hệ “Cá nhân - Gia đình – Làng - Nước” ngày càng trở nên bền chặt và nươngtựa nhau để sinh tồn và phát triển Con người cá nhân có mối quan hệ bền chặttrong gia đình và từ liên kết gia đình đến làng, liên kết làng đến nước Nước bị xâmchiếm thì dựa vào làng để khôi phục nước Lấy dân làm gốc, dựa vào dân để cứunước, nên khi Tổ quốc được giải phóng thì nhà nước khoan thư sức dân Các mốiquan hệ đó dựa trên nền tảng kinh tế, đó là văn hóa, chính trị và đặc biệt là đượcthể chế hóa trong các chính sách của nhà nước, trong hương ước và các hình thức
tổ chức làng, xã Việt Nam
Trang 13Truyền thống này được hình thành xuất phát từ hoàn cảnh và nhu cầu đấutranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm của dân tộc Người Việt Namsống gắn bó, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa, tốiđèn có nhau Truyền thống này là cơ sở hình thành nên nhân cách, tư tưởng nhânvăn, đạo đức, đoàn kết Hồ Chí Minh.
Thứ ba, truyền thống lạc quan, yêu đời
Trong cuộc sống người Việt Nam luôn gặp muôn vàn khó khăn, gian khổnguy hiểm nhưng vẫn động viên nhau “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” Tinhthần lạc quan đó là cơ sở hình thành niềm tin và sức mạnh của bản thân mình, tinvào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa, dù trước mắt còn nhiều gian truân, khổ
ải, phải chịu đựng, vượt qua Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạcquan đó
Thứ tư, truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất
và chiến đấu Dân tộc Việt Nam hình thành và phát tiển trong điều kiện hoàn cảnh
tự nhiên và xã hội không ít những khó khăn, khắc nghiệt ngay từ buổi đầu dựngnước và giữ nước Để tồn tại và phát triển, người Việt Nam từ thế hệ này đến thế
hệ khác đã phải lao động cần cù, phải chiến đấu anh dũng kiên cường và trí thôngminh sáng tạo Đó là truyền thống tốt đẹp góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dântộc Việt Nam Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó
1.1.4.2 Tinh hoa văn hoá nhân loại
Cùng với tinh hoa văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu có chọn lọc,
kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại đó là văn hoá phương Đông,phương Tây để làm giàu trí tuệ, hình thành tư tưởng, nhân cách của mình
- Văn hóa phương Đông:
Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đã có ảnh hưởng lớn tới Hồ ChíMinh
Về Nho giáo, ngay từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã có vốn tri thức về Hán họckhá phong phú Vì vậy, Người biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất trong tưtưởng Nho giáo Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo, giúpđời, là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu
Trang 14thân dưỡng tính, đề cao văn hoá, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học Ở Nhogiáo, Hồ Chí Minh cũng thấy được mặt hạn chế của nó như yếu tố duy tâm, lạchậu, phản động: tư tưởng đẳng cấp, coi thường phụ nữ để loại bỏ và khắc phục.
Về Phật giáo, mặc dù còn nhiều yếu tố duy tâm, huyền bí song Phật giáo cónhiều mặt tích cực ảnh hưởng sâu sắc tới hình thành nhân cách, tư tưởng Hồ ChíMinh Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thểthương thân, là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện, làtinh thần bình đẳng, dân chủ, chất phát, chống phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động,chống lười biếng, là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân,với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc
Tư tưởng Lão giáo với thuyết "vô vi" đã ảnh hưởng tới hình thành nhân cách
Hồ Chí Minh, đó là sống luôn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, cỏ cây, sôngnúi đó là nét đẹp ở Hồ Chí Minh, một con người bình dị và thanh cao
Đến khi trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tìm hiểu về chủnghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó "những điều thích hợp vớiđiều kiện nước ta"
Là người mácxít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác nhữngyếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ sự nghiệp cáchmạng của nước ta Người đã dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạngchân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước đểlại”
- Văn hóa phương Tây:
Ba mươi năm sống, lao động và học tập ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã chịuảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng của phương Tây.Ngay từ khi còn học ở Trường Tiểu học Đông Ba, rồi vào học Trường Quốc họcHuế, Nguyễn Tất Thành đã làm quen với văn hoá Pháp, những tư tưởng tiến bộ củacách mạng Pháp về “Tự do, bình đẳng, bác ái” đã ảnh hưởng mạnh đến Người và
là một trong những yếu tố tác động tới hướng đi tìm đường cứu nước của Người
Những năm sống ở Pháp, ở Mỹ, Anh, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để tìmhiểu, nghiên cứu và trực tiếp trải nghiệm qua các hoạt động chính trị, văn hoá – xã