Liên hệ bản thân

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1890 ĐẾN NĂM 1930 TIỂU LUẬN 9Đ (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Liên hệ bản thân

Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, vì vậy việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho bản thân nắm vững được những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Từ đó tạo niềm tin cho người học và sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong điều kiện hiện nay khi mà các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.

Thông qua học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng cho sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho bản thân rèn luyện mình về tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục sinh viên biết sống có đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái xấu, cái ác, từ đó

giúp cho bản thân nâng cao lòng tự hào về Hồ Chí Minh, về Đảng, về Tổ quốc Việt Nam.

Thông qua việc học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng của chú nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tích cự chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.

Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên cần vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, cần tu dưỡng rèn luyện bản thân để trở thành con người có ích cho xã hội, góp phần thiết thực vào hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng theo con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng đã lựa chọn.

KẾT LUẬN

Trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi quan điểm của Người đồng thời cũng mang ý nghĩa chỉ dẫn về phương pháp. Phương pháp Hồ Chí Minh không chỉ là cách thức, biện pháp, cách làm, bước đi trong giải quyết các vấn đề chiến lược, sách lược hoặc để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng cụ thể ở mỗi thời đại mà còn hướng tới nâng cao nhận thức tư tưởng, rèn luyện và bồi dưỡng toàn diện để hoàn thiện con người và phát triển xã hội. Hồ Chí Minh đã phát động các phong trào dân chủ để thực hiện các mục tiêu cách mạng và xây dựng xã hội dân chủ mới trên cơ sở giác ngộ và nâng cao tri thức của nhân dân. Người đã lấy văn hóa soi đường cho quốc dân đi tới mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho con người Việt Nam.

Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đáp ứng trước sự vận động của tình hình và được biểu hiện một cách giản dị dễ hiểu, thấm sâu vào quần chúng. Với mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và con người được thiết kế trên cơ sở những giá trị văn hoá và yêu cầu chung của dân tộc và nhân loại, phù hợp với sự tiến hóa tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1977), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con

đường cách mạng Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh”.

5. Trần Lê Hồng Thắm (2010), “Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1890 ĐẾN NĂM 1930 TIỂU LUẬN 9Đ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w