Làmsaođộngviênngườichủdoanhnghiệp?Động viên, khuyến khích, xây dựng động lực làm việc là chủ đề được đề cập
đến nhiều trong các tàiliệu về quản trị nguồn nhân lực, cả lý thuyết và thực
hành. Bài viết trên SAGA với nội dung này cũng rất phong phú. Khi nhắc tới
động viên và động lực làm việc, gần như ngay lập tức, hình ảnh "nhân vật chính"
hiện lên là tập thể người lao động.
Các lý thuyết và bài viết phổ biến kết thúc bằng đề xuất hay khuyến nghị với
người quản lý và/hoặc ngườichủdoanh nghiệp các giải pháp hiệu quả nhất để
xây dựng động lực làm việc tích cực với đội ngũ nhân viên. Tính công bằng nổi
bật trong các giải pháp: công bằng thông tin, công bằng trách nhiệm, công bằng
công việc, công bằng quyền lợi Trên hành trình tìm kiếm sự công bằng, dường
như tồn tại một sự không công bằng. Rất hiếm thấy, trên SAGA thì chưa thấy,
bài viết hay ý kiến bàn tới việc động viên, phát triển động lực làm việc của những
người chủdoanh nghiệp.
Với khu vực kinh tế tư nhân, thành phần năng động và đang tăng tưởng mạnh
mẽ trong nền kinh tế Việt Nam, không khó nhận ra một mô hình đồng nhất:
người chủ sở hữu trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp. Với một doanh
nghiệp mới ra đời, cảnh một hay nhiều ông chủ cùng lúc là giám đốc điều hành,
nhân viên marketing, nhân viên giao nhận, nhân viên bán hàng, tiếp tân trực điện
thoại, bảo vệ, tài xế không hề hiếm. Rõ ràng, lực lượng lao động của doanh
nghiệp không thể bỏ qua loại nhân viên đặc biệt này. SAGA cổ vũ tinh thần khởi
nghiệp lại càng không nên quên.
Tạo động lực làm việc cho những người sáng lập doanh nghiệp có thể không
thật cần thiết. Nhưng dù có quyết tâm và máu kinh doanh tới đâu, chủ sở hữu
một doanh nghiệp trước tiên là một cá nhân, có cảm xúc và tâm trạng như bao
người khác. Quyết định khởi nghiệp kinh doanh không phải câu thần chú tạo ra
một cỗ máy làm việc.
Người chịu nhiều áp lực nhất?
Khi chia sẻ ý định biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, người trình bày
thường nhận được sự cổ vũ và khích lệ, kiểu như "mình ủng hộ bạn", "sẽ thành
công, mình tin bạn", "sẵn sàng chia sẻ", "cần một tay cứ gọi", "khó khăn đấy,
nhưng còn có bạn bè" Những lời nói chân thành làm tăng rất nhiều quyết tâm
khai sinh một cơ sở kinh doanh.
Mong muốn chứng kiến một doanh nghiệp mới ra đời dường như của tất cả
mọi người. Tới lúc đã ngồi trong một văn phòng bề bộn giấy tờ, sổ sách, trong
căn buồng chật hẹp, bế tắc với thực tế kinh doanh không giống như dự tính ban
đầu, các khoản chi phí ào đến, vốn đầu tư cạn dần, doanh thu chưa thấy ở đâu,
cầu cứu sự giúp đỡ rất khó khăn. Không phải vì bạn bè hay người thân đã
quay lưng. Rào cản đầu tiên chính là bản thân người khởi sự kinh doanh. Tìm
kiếm sự giúp đỡ phải chăng là thừa nhận sự bất lực, thừa nhận thất bại? Đây
không phải lý do cản trở. Người chấp nhận kinh doanh
có suy nghĩ cởi mở, và sẽ ít tư duy theo hướng này. Có
điều, doanh nghiệp là của mình, vậy thì khó khăn là của
mình, đâu thể bắt người khác phải chịu khó khăn của
mình. Nghĩ vậy có phần tiêu cực, nhưng rất có thể lại là
phổ biến.
Áp lực đầu tiên với ngườichủdoanh nghiệp là tồn tại
của doanh nghiệp. Bước khởi đầu phấn khích mau
chóng qua đi. Sau "tuần trăng mật", lượng vốn khởi
nghiệp có thể hao đi đáng kể với chi phí văn phòng,
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay lô hàng đầu tiên.
Các khoản doanh thu đầu tiên, phần nhiều có được nhờ
may mắn và các mối quan hệ sẵn có, bỗng trở nên bé nhỏ và mong manh. Vậy
là phải lao ra thị trường, mở rộng quan hệ, tìm kiếm khách hàng Nỗ lực bán
hàng và tìm kiếm nguồn thu lấy đi phần lớn quỹ thời gian và sức lực của người
đứng đầu doanh nghiệp.
Khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn, các khoản chi phí quan hệ hay marketing
trở thành bình thường. Nhưng khi toàn bộ tiền gửi ngân hàng chỉ đủ để thanh
toán lương cán bộ, tiền thuê nhà, và các chi phí thiết yếu khác thì một bữa ăn
với đối tác, hay thậm chí, xuất hiện tại một quán café đã là vấn đề cần tính toán
và cân nhắc. Vừa tiếp chuyện đối tác vừa nhẩm tính số tiền phải thanh toán
không phải tình huống hiếm xảy ra. Cố gắng tự nhiên nhất, vui vẻ nhất, còn trong
lòng thì rất lo lắng, tình huống tồi nhất cũng được lường tới: gửi lại nhà hàng
chứng minh thư hay giấy đăng ký xe máy vì quên tiền ở nhà.
Xin đừng hiểu rằng đó là sự giả tạo hay đóng kịch. Buộc phải như vậy. Hãy thử
hình dung điều gì xảy ra khi người giám đốc, cũng là chủdoanh nghiệp, vừa trao
tiền lương cho các cán bộ của mình vừa nói "Các bạn thân mến, những đồng
tiền cuối cùng mà tôi có thể huy động được đã được trao cho các bạn. Tôi sẽ
làm tất cả những gì có thể để ngày này tháng sau vẫn có đủ tiền lương cho các
bạn." Vẻ bề ngoài tự tin của người đứng mũi chịu sào là cơ sở cho niềm tin của
đội ngũ. Ai dám gắn bó với ông chủ luôn lo lắng và than vãn? Ai dám mơ ước
công việc đang làm sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp khi người đứng đầu còn đang
cơ cực?
Áp lực hoàn thành công việc. Nỗ lực được đền đáp. Doanh nghiệp ký kết
được hợp đồng. Khoản thu nhỏ thôi, hoà hoặc lãi chút đỉnh, nhưng đó là khách
hàng mới. Quan trọng hơn, đó là khách hàng doanh nghiệp tự tìm kiếm được
bằng sản phẩm và năng lực của mình. Phải làm thật tốt, phải dồn toàn lực cho
hợp đồng đầu tiên. Đúng thế! Có điều nguồn thu đó chưa đủ đảm bảo, cần có
tiếp các hợp đồng và khách hàng mới. Vậy là cần tiếp tục dồn sức lực cho việc
khai thác thị trường.
Doanh nghiệp mới khó lòng có đội ngũ nhân sự hùng hậu. Công việc cũng mới
mẻ, người thạo việc nhất chính là người khởi xướng ra ý tưởng kinh doanh. Vậy
là sau những buổi gặp gỡ với khách hàng, là thời gian cho hướng dẫn, trao đổi
kinh nghiệm làm việc. Việc học hỏi đâu thể nhanh. Hoàn thành các sản phẩm
đầu tiên là công việc mà người quản lý phải trực tiếp thực hiện.
Không chỉ có việc chuyên môn, còn công việc điều hành nữa. Cô marketing cần
trao đổi về kế hoạch giới thiệu sản phẩm-Rất quan trọng, thị trường mà, phải
cùng nhau suy nghĩ. Anh kế toán cần thống nhất lộ trình thanh toán với nhà cung
cấp- Lại phải lo tiền rồi, nhưng quá quan trọng, phải bàn kỹ. Quản đốc phân
xưởng thông báo có hai công nhân xin nghỉ việc- Con người là tài sản, cần tìm
hiểu cụ thể lý do và có giải pháp. Và còn muôn vàn thứ khác. Ước gì một ngày
đừng chỉ có hai mươi tư giờ!
Làm ngày, làm đêm,
"ăn tranh thủ-ngủ khẩn
trương" sao mà đúng
lạ thường.Đội ngũ
cũng chia sẻ, nhưng
làm sao yêu cầu đồng
nghiệp làm việc thêm
giờ, làm việc cả vào
ngày nghỉ khi biết chắc
chưa thể nhanh chóng
mang lại cho họ khoản
thu nhập lớn hơn, điều kiện làm việc tốt hơn. Đừng nói tới chuyện chia sẻ cổ
phần. Đó có thể là sức ép trách nhiệm với đội ngũ. Tạisao đội ngũ phải cùng
chia sẻ rủi ro trong khi họ còn biết bao cơ hội khác? Nhưng công việc vẫn phải
hoàn thành, đốc thúc và giám sát là công việc và bổn phận của người điều hành.
Cân bằng giữa yêu cầu thời hạn và chất lượng công việc với đòi hòi làm việc từ
đội ngũ là việc rất khó. Nó trở nên vô cùng khó khi người điều hành lại sở hữu
doanh nghiệp. Cảm giác chủ-tớ, hay nặng nề hơn là "bị bóc lột" rất dễ hình
thành.
Trong một lần làm việc tại một cơ sở sản xuất nhựa, đang lúc
trình bày về kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất thì trời đổ
mưa. "Các bạn chờ mình một lát," ông chủ công ty nói nhanh
và ào ra sân. Chưa nghe thấy tiếng anh gọi công nhân nhưng
tay anh đã kịp ôm cuộn vải bạt. Vừa gọi mọi người ra giúp
đỡ, anh vừa thoăn thoắt che phủ cho khối nhựa bán thành
phẩm đang chất ngoài sân. Đây không phải là hình ảnh một
chủ xưởng sản xuất nhỏ, mới khởi nghiệp. Đó là một doanh
nhân hơn 30 năm kinh nghiệm, với gia tài đáng mơ ước.
Áp lực cuộc sống.
Gương doanh nhân thành
đạt dễ tìm trên báo, truyền
hình, internet. Ít thấy câu
chuyện về thất bại kinh
doanh, đôi lúc có xuất hiện,
rồi lại là khởi đầu của một
thành công. Điều này cũng
dễ hiểu. Lý do thứ nhất là
vì số thất bại nhiều quá. Lý
do thứ hai là vì chưa kịp để
được biết đến thì đã biến mất. Bởi vậy, hình ảnh chủdoanh nghiệp dễ dàng
"Nhiều lúc thấy ổng làm việc mà tội, không hiểu ổng làm
vì cái gì." vừa đưa chúng tôi đi tham quan khu xưởng
đang mở rộng, anh phụ trách thi công vừa tâm sự. "12
giờ khuya, ổng ở công trường giám sát chuẩn bị đổ
móng, còn quát tôi về nghỉ. Tới 3h khuya, sốt ruột, tôi
trở ra công trường, thấy ổng vẫn ở đó. Tới sáng, khi đổ
móng xong ổng mới đi nghỉ. Được một lát, lại thấy ổng ở
công trường." Ông Tổng Giám đốc, vào thời điểm đó, đã
là một "đại gia" công nghiệp.
gắn với giàu có, sang trọng, và tiêu tiền không được tiếc. Nếu đã kịp giàu có,
kịp có nhiều tiền có bị coi như vậy cũng không sao, nhưng chưa kịp thành công
mà đã phải sống cuộc sống của người khác như vậy thì không thể làm nổi.
Công việc kinh doanh cũng tước đi niềm vui cá nhân của ngườichủdoanh
nghiệp. Tụ tập ăn nhậu với bạn bè trở nên xa xỉ. Đơn giản bởi nếu không cố giải
quyết đống công việc văn phòng, cố làm việc thêm với đối tác, cố chuẩn bị thêm
một ít tàiliệu cho buổi làm việc ngày hôm sau, cố thì lúc nghĩ tới việc đến gặp
bè bạn cũng là lúc mọi người tàn cuộc vui. Những sự kiện trong gia đình, đám
cưới, đám giỗ, tiệc sinh nhật cũng thường xuyên bị bỏ lỡ. Kết quả là "giờ là
ông chủ, bà chủ, còn cần biết đến ai."
Người điều hành doanh
nghiệp đã có gia đình càng
chịu áp lực lớn hơn. Gia
đình không chỉ cần nguồn
thu nhập ổn định mà còn
cần thời gian, sự quan tâm
và săn sóc. Các bậc mày
râu thì quá quen thuộc với
giận dỗi, rồi chuyển sang
bực bội, nguy hiểm hơn là
mát như JetCool của các quí phu nhân mỗi lần lỡ hẹn với gia đình hay tối mịt
mới về đến nhà (đó là chưa kể những lần lỡ gắp nhầm đồ uống có cồn).
Những điều này xem ra còn không sánh bằng với áp lực của các nữ quản lý.
Dẫu có nói gì thì chăm sóc gia đình, công việc nội trợ vẫn là thiên chức và là
niềm hạnh phúc của phái nữ. Tới đây, xin bày tỏ sự cảm phục với các Madam
những người vừa làm tốt việc của mình, vừa lo lắng vẹn toàn cho mái ấm gia
đình, vừa chịu đựng các ông chồng "ham việc".
Có dịp may được ăn tiệc với một doanh nhân thành đạt
và rất giàu có. Tới món lẩu, mọi người đều ngạc nhiên
và thú vị khi thấy anh giải thích cho cô phục vụ rằng "Ăn
lẩu, ăn bằng mì tôm mới ngon. Mì phải là loại Miliket,
hai tôm, bao giấy, vị đậm, giá chỉ có 1.100đ." Những ai
biết anh đều rõ anh không phải người keo kiệt, hay quá
chặt chẽ trong chi tiêu. Anh làm nên sự nghiệp từ hai
bàn tay, quyết tâm, và nỗ lực.
Áp lực thành công. Khởi nghiệp kinh doanh để trở nên thật giàu có. Không hẳn
vậy. Thành công mới chính là thứ mà những người chứa đựng tinh thần doanh
nhân theo đuổi. Vật chất chỉ là thước đo dễ nhận thấy và dễ dùng. Điều này lý
giải tạisao khi đã rất giàu có, người kinh doanh thành đạt vẫn không chịu nghỉ
ngơi. Nghỉ ngơi thực sự có lẽ chỉ là chuyển từ công việc này sang một công việc
khác, từ lĩnh vực kinh doanh quen thuộc sang một lĩnh vực kinh doanh mới.
Phần nào, đó là khát khao chinh phục.
Thành công không dễ dàng đến một sớm một chiều. Cần cả một hành trình dài,
nhiều khó khăn, đầy thách thức, vô số đòi hỏi hy sinh, sự kiên trì, và sức chiến
đấu bền bỉ. Thành công càng đến sau, lại càng phải lớn. Một phép tính đơn giản.
Nếu chỉ làm việc bình thường và đều đặn sau thì 10 năm bạn sẽ sở hữu ngôi
nhà 100m2 và một xe hơi Altis. Như vậy, nếu phải làm việc cật lực (giả như là
gấp đôi) bạn sẽ muốn được hưởng thụ những thứ tương tự sau 5 năm hoặc ít
hơn. Nếu tới năm thứ 6 bạn vẫn chưa đạt được điều này thì mục tiêu của bạn
trong năm thứ bảy hay thứ tám sẽ là một biệt thự 200m2 và một chiếc Lexus.
Là sếp hay là ông chủ chỉ có nghĩa con người đó phải chịu nhiều áp lực hơn.
Các bạn có thể tự làm phép so sánh với cương vị của một nhân viên. Và bởi
cũng là con người, cũng có lúc kẻ đứng
mũi chịu sào thấy mệt mỏi, chán nản, thất
vọng, hay buồn bã Và như vậy, họ cũng
cần được động viên. Có điều gì không
đúng ở đây? Doanh nghiệp của ai, người
đó phải lo chứ. Tự làm tự hưởng, làm cho
chính mình sao phải động viên? Xin ghi
lại câu quen thuộc này "Một người lo
bằng kho người làm."
Nguồn độngviên ở đâu?
Phần này rất mong được cộng đồng
SAGA cùng chia sẻ, trao đổi và thảo luận.
Dưới đây liệt kê một số nguồn để các vị
quản lý, các chủdoanh nghiệp có thể tìm
kiếm sự động viên.
Gia đình. Nghĩ rằng không có gia đình sẽ dễ dàng tập trung hơn cho công việc
và hoạt động kinh doanh sẽ là một lầm lẫn. Gia đình không bao giờ là trở ngại
với thành công của cá nhân. Mái ấm gia đình là chốn bình yên giúp tìm lại trạng
thái cân bằng, thư giãn, tái tạo năng lực làm việc và sức sáng tạo. Nỗ lực làm
việc hết mình để mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho gia đình là động lực của
đa số cá nhân. Không gì giúp tìm lại cảm giác sảng khoái và sự hưng phấn với
công việc hơn những phút ở bên các thành viên của gia đình: chia sẽ với người
bạn đời tri kỷ, nhìn ngắm và hoà mình với niềm vui của trẻ thơ.
Đồng nghiệp. Ai là người rõ nhất khó khăn trong công việc? Đồng nghiệp và
cộng sự. Còn gì tuyệt vời hơn được làm việc cùng đội ngũ gắn bó, chia sẻ, quan
tâm, và chăm sóc lẫn nhau? Điều đáng sợ nhất là phải đương đầu với khó khăn
và thách thức lớn lao, với đối thủ khổng lồ hay chỉ giản dị là thấy đơn độc, ngay
trong chính doanh nghiệp mình tạo dựng?
Cộng đồng. Được cộng đồng ghi nhận đóng góp, thành quả kinh doanh, nỗ lực
làm việc là một nhu cầu cần được thoả mãn không với riêng doanh nhân mà với
bất kỳ cá nhân nào. Không ai tách mình khỏi cộng đồng. Các doanh nhân suy
nghĩ gì khi một ngày trong năm được chọn là ngày của doanh nhân? Doanh
nghiệp hỉ hả ra sao khi được người tiêu dùng bình chọn chất lượng cao cho sản
phẩm của mình?
Thành công. Thành công là đích hướng tới. Nhưng không cần đợi đến lúc nắm
được thành công mới tìm thấy sự động viên. Từng bước tiến, dù ngắn hay dài,
cũng đều mang lại sự phấn khích, tiếp thêm sức lực để đi tiếp chặng
đường. Thomas Friedman, trong cuốn "The Lexus and the Olive tree" có viết, đại
ý "Kinh doanh là một cuộc thi chạy 100m không dừng. Ngay khi về tới đích,
người vận độngviên (doanh nhân) lại bắt đầu chặng đua mới." Là một cuộc đua
không nghỉ, nhưng có từng đích đến 100m. Hạnh phúc khi giành chiến thắng với
từng 100m lớn hơn, hay chỉ có hạnh phúc với chiến thắng chung cuộc?
Chính bản thân. Liệu có đáng buồn không khi phải tìm nguồn độngviên từ
chính mình? Cảm nhận được sự tiến bộ trong công việc, năng lực được cải
thiện, quan hệ được mở rộng của chính mình đâu phải là niềm vui nhỏ.
Bài hợp tác của www.saga.vn với Báo điện tử Khuyến học & Dân trí
. Làm sao động viên người chủ doanh nghiệp?
Động viên, khuyến khích, xây dựng động lực làm việc là chủ đề được đề cập
đến nhiều trong các tài liệu.
cần được động viên. Có điều gì không
đúng ở đây? Doanh nghiệp của ai, người
đó phải lo chứ. Tự làm tự hưởng, làm cho
chính mình sao phải động viên? Xin