1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Đau đầu vì con ghen tị pdf

4 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 100,61 KB

Nội dung

Đau đầu con ghen tị Từ ngày có em trai, bé Bông – 5 tuổi – con gái lớn của chị Ngọc Hoa (Biên Hòa, Đồng Nai) rất hay ghen tị, so đo. Có lần, chị Hoa phát hoảng khi vô tình nghe thấy Bông nói với em “chị rất ghét em, chị muốn đổi em cho mấy người bán ve chai!”. Chưa hết, cô bé thường giận dỗi nói với mẹ “Sao lúc nào mẹ cũng yêu thương em hơn con vậy!”, hoặc “Con ghét em bé lắm, em còn bé mà áo quần còn nhiều hơn cả con”. Mỗi khi thấy vậy, chị Hoa thường mắng con gái: “con không biết xấu hổ khi ghen tị với em à? Contị nạnh với em là hư hỏng, không ai thèm chơi với con nữa!”. Tuy nhiên, cách dọa nạt này dường như vô tác dụng, bởi bé Bông không những không thay đổi cách suy nghĩ, mà còn tỏ vẻ chống đối, không nghe lời cha mẹ và im lặng. “Tôi cảm thấy lắng vô cùng. Làm sao để bé Bông không còn ghen tị và trở lại thương yêu em bé? Phải chăng tôi đã không công bằng đối với con gái?”, chị băn khoăn hỏi nhà tâm lý. Trường hợp cháu Long, 10 tuổi ở Quận 1, TPHCM cũng có biểu hiện ghen tị tương tự. Vào ngày thứ 7 chị Thanh, mẹ cháu, đưa Long về quê nội chơi, có chuẩn bị một số phần quà bánh kẹo để chia cho các cháu ở quê. Chị nghĩ Long đã có đầy đủ, ăn thừa mứa bánh kẹo quanh năm nên không cần quà nữa. Tuy nhiên, khi thấy mọi đứa trẻ đều có quà mà mình thì không, cậu bé lăn ra làm mình làm mẩy, hờn dỗi mẹ cho rằng ba mẹ không thương con, mà thương các bạn ở quê hơn. Mọi lời giải thích của chị Thanh lúc này đều không có tác dụng. Sau cùng chị phải lại mua quà nhiều gấp đôi số quà đã chia cho các bạn thì Long mới chịu. Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ đang là trung tâm của cả gia đình, “tự nhiên” bị đẩy ra rìa khi có em bé xuất hiện thì các em sẽ có cảm giác hẫng hụt như bị bỏ rơi. Các em chưa đủ hiểu biết để nhận ra tình máu mủ với em bé, nên bao nhiêu cảm xúc tiêu cực đều hướng vào em nhỏ. Bị cha mẹ mắng mỏ, chê trách những trẻ này chỉ biết dồn nén những nỗi ấm ức của mình vào lòng. Khi cha mẹ khiến cho trẻ cảm thấy tội lỗi ghen tỵ với người khác, nhất là với em bé, chúng sẽ che giấu cảm xúc thật của mình, không dám bộc lộ ra, và sống khép mình hơn với mọi người. Đây là một trong những lý do dẫn đến trẻ bị mất cân bằng tâm lý và rối loạn hành vi ở thể nhẹ. Ngoài ra, sự chiều chuộng quá mức của gia đình, cha mẹ không biết giúp đỡ con trẻ hòa nhập trong mối quan hệ với mọi người xung quanh, luôn bao che hoặc khép kín trong khuôn khổ gia đình thì những đứa trẻ cũng hình thành tính ích kỷ, cá nhân, hẹp hỏi, không biết sự chia sẻ, quan tâm đến những người khác. Để hạn chế tính ghen tị của trẻ, cha mẹ phải gần gũi, chia sẻ với con, và thực hiện các biện pháp sau: - Tâm sự nhẹ nhàng với trẻ, cho bé biết rằng cha mẹ rất hiểu cảm giác ghen tị với người khác – đó là cảm giác khi thấy mình chưa bằng người ta hoặc chưa hiểu đúng về bản thân – và rằng đôi khi chính cha mẹ cũng có cảm giác ấy. Ban đầu bé sẽ thấy gần gũi bạn sự “thú nhận” này. Nhưng phải nhớ nói thêm với bé rằng chưa bao giờ bạn để cảm giác đó tồn tại lâu, điều đó sẽ làm mình luôn thấy buồn phiền, lo lắng. Cảm giác ghen tị của bé sẽ nguôi ngoai, bé rất sợ phải sống trong buồn chán. - Khuyến khích bé nói ra sự ghen tị của mình. Bày tỏ cảm xúc tiêu cực giúp trẻ thấy nhẹ nhõm hơn. Cha mẹ không nên bảo trẻ che giấu sự ghen tị. Nếu phớt lờ tính ghen tị của trẻ, cha mẹ không thể giúp bé từ bỏ được tính xấu này. Hãy giúp bé thổ lộ, thông qua các hoạt động, sự ghen tị dần dần sẽ mất đi. - Hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến bé ghen tị. Cha mẹ hãy giúp trẻ giải toả những nỗi bức xúc trong lòng, giải thích cho bé hiểu sao không nên hành động như thế. Khi rơi vào tâm trạng này, trẻ rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể kiểm soát cảm xúc của mình. - Đối xử công bằng nhưng không phải là như nhau với tất cả các con. Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng cách tốt nhất để tránh sự ghen tị giữa các con là phải đối xử như nhau giữa các bé. Nhưng thực tế cách xử lý này là sai lầm và không hiệu qủa, bởi điều đó cũng có nghĩa là, sẽ có một đứa hoặc cả hai không nhận được thứ mà chúng thích hoặc cần. Cách đối xử “cá mè một lứa” cho thấy cha mẹ không quan tâm đến đời sống tâm lý của mỗi bé, không xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của các con. thế, không những không khắc phục được tính ghen tị của trẻ mà còn không phát triển được cá tính của mỗi bé. - Ngay từ những năm đầu đời hãy dạy con cách chia sẻ với mọi người xung quanh, hãy từ những bài học trong gia đình và nhà trường để giúp trẻ biết cách thể hiện thể hiện lòng vị tha với các thành viên trong gia đình cũng như với người xung quanh. Cha mẹ phải khéo léo giúp trẻ nhận ra rằng luôn có sự khác biệt giữa mỗi cá nhân, mỗi người có một thế mạnh khác nhau, ở điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nên sẽ nhận được sự đối xử khác nhau từ mọi người. Vì thế, phải biết kiểm soát hành vi của mình, không để tính đố kị phá vỡ cuộc sống. Ngoài ra, sự không quan tâm đúng mức, tránh né hoặc thoả mãn tính ghen tị của con trẻ đều làm cho chúng không biết cách kiểm soát cảm xúc dẫn đến lệch lạc trong quá trình phát triển cá tính. . Đau đầu vì con ghen tị Từ ngày có em trai, bé Bông – 5 tuổi – con gái lớn của chị Ngọc Hoa (Biên Hòa, Đồng Nai) rất hay ghen tị, so đo. Có. ghen tị. Nếu phớt lờ tính ghen tị của trẻ, cha mẹ không thể giúp bé từ bỏ được tính xấu này. Hãy giúp bé thổ lộ, thông qua các hoạt động, sự ghen tị

Ngày đăng: 26/01/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w