PR-VịTríKhôngThểThiếuTrongKinhDoanhHiệnĐại
Trong các công ty nước ngoài hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên
PR rất rộng, không chỉ đơn thuần là tổ chức các sự kiện đặc biệt, xử lý
khủng hoảng (kể cả khủng hoảng tiềm ẩn), quan hệ với giới
truyền thông
đại chúng, với các cơ quan hữu trách mà còn phụ trách các hoạt động tài
trợ, từ thiện, đối nội Một số hoạt động PR rất thành công có thể kể đến
như “Tiger Cup”, “Quỹ từ thiện Chung một tấm lòng”, “Cleverlearn Super
Stars”,…
Trong hầu hết các sự kiện có tính quan trọng nổi bật, người ta đều thấy sự
tham gia của PR- có thể chỉ như một thành viên trong dàn nhạc nhưng
cũng có thể là nhạc trưởng. Dù ở vịtrí nào thì hoạt động của họ cũng có
một vai trò đặc biệt. Họ thường được ví như một chiếc cầu nối giữa
công
ty
với đối tác bên ngoài, người canh giữ uy tín của công ty, tạo cho doanh
nghiệp một hình ảnh lành mạnh với những cam kết làm ăn lâu dài. Một
chuyên gia PR giỏi và “biết việc” sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty.
PR - Cầu nối giữa công ty với khách hàng
PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp
Marketing.
Trong bối cảnh
thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú,
người tiêu dùng khoa khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi
doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra một phong cách, một hình ảnh, một ấn
tượng, một uy tín riêng để
sản phẩm dễ đi sâu vào nhận thức của khách
hàng. Và PR chính là cầu nối công ty truyền tải các thông điệp này đến
khách hàng.
Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương
tiện trung gian chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây
cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận như tổ chức các sự kiện đặc
biệt như họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng Đối với
những doanh nghiệp đang tìm cách thâm nhập thị trường mới hoặc cung
cấp những sản phẩm bị cấm
quảng cáo, thì hoạt động PRtrong lĩnh vực
này là khôngthể thiếu.
PR – Người trực tiếp xử lý khủng hoảng
Một trong những nhiệm vụ chính của bộ phận PR là xử lý các tình huống
khủng hoảng. PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và
bão táp, tiếp tục nhận được sự ủng hộ, bênh vực và hỗ trợ từ phía cộng
đồng trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh
thương
hiệu
.
Để làm được điều này, đòi hỏi PR phải có quan hệ mật thiết và thiện chí
hợp tác với giới truyền thông. Nếu không,
báo chí sẽ tha hồ “lục lọi” thông
tin ở những kênh không chính thức để đáp ứng nhu cầu tin tức của độc
giả. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm bởi đây là những
thông tin khó kiểm
chứng và thường bất lợi cho hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, khủng
hoảng nào cũng luôn kèm theo rất nhiều cơ hội phát triển, đòi hỏi các PR
phải cố gắng phát hiện và không được bỏ qua.
Người canh giữ uy tín của công ty
Uy tín - hình ảnh là thứ "tài sản" vô giá, góp phần rất lớn trong việc quyết
định cho sự sống còn của mỗi công ty. Chính vì vậy, hoạt động PR còn
được nhiều công ty đánh giá như một công cụ hiệu quả để xây dựng hình
ảnh với chi phí thấp.
Về một khía cạnh nào đó, hoạt động đối nội và đối ngoại ở doanh nghiệp
chính là hoạt động PR. Tuy nhiên, nó mang tính tự phát, không chuyên,
không được đầu tư một cách thoả đáng nên hiệu quả còn hạn chế. Trong
sự cố "nghẽn mạch" của một công ty thông tin di động của Việt Nam thời
gian qua, do công tác PRkhông tốt đã dẫn tới sự không nhất quán trong
thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Cộng với thái độ thiếu
tích cực trước những thiệt hại của khách hàng đã khiến uy tín của công ty
bị sụt giảm nặng nề. Trong môi trường cạnh tranh, điều này cũng đồng
nghĩa với những thiệt hại lớn về
kinh tế.
. PR - Vị Trí Không Thể Thiếu Trong Kinh Doanh Hiện Đại
Trong các công ty nước ngoài hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên
PR rất rộng, không.
PR - Cầu nối giữa công ty với khách hàng
PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp
Marketing.
Trong bối cảnh
thị trường hiện