5 cáchchốngrủirovớicôngviệcmới
Bắt đầu một côngviệcmới đem đến cơ hội mới nhưng cũng mang đầy
thử thách và rủi ro. Bạn nghĩ rằng cứ nhắm mắt, tích tiền đầy thẻ tín dụng
sau đó làm một bước đột phá lớn? Thực ra bạn có thể thay đổi sự nghiệp
thành công theo những cách sau:
1. Lập kế hoạch và làm rõ những gì chưa rõ…
Loại nghề nghiệp nào mà bạn đang mong muốn? Hãy khám phá và tìm ra
càng nhiều lựa chọn càng tốt. Theo Marci Taub, đồng tác giả của cuốn “Work
Smart”( tạm dịch: Khôn khéo trong công việc) cho biết: Rất quan trọng để phân
biệt rõ bạn cần một côngviệcmới hoàn toàn, sự nhảy việc hay là sự thay đổi trong
ngành trước khi bạn quyết định.
Kế hoạch của bạn càng chi tiết thì bạn càng ít bị nguy hiểm, tìm hiểu càng
nhiều càng tốt về côngviệc mong đợi của bạn. Bao gồm: số giờ làm của côngviệc
đó, đào tạo chuyên nghiệp bất kì, khả năng thăng tiến trong công việc. Một lí do
khác để vạch kế hoạch trước đó là: nguy cơ côngviệc thất bại càng cao thì bạn
càng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có được thành công.
2. Tham khảo những người mới thay đổi việc
Nếu bạn đang làm một côngviệc tốt với những người đồng nghiệp tốt
bụng. Những người này khó có thể đưa cho bạn lời khuyên để thay đổi côngviệc
được. Còn với những người không ưa bạn thì họ lại muốn “thúc đẩy” bạn đi nơi
khác. Thật khó xử phải không?
Trái lại nếu bạn nói chuyện với những người đã thay đổi nghề nghiệp thì
điều đó mang lại rất nhiều ý nghĩa. Họ sẽ có những thông tin bổ ích rất có lợi và
tạo động lực cho bạn. Hãy tìm hiểu sự lo lắng của họ là gì và họ giải quyết nó như
thế nào. Họ làm nên điều gì khác biệt? Họ bình luận thế nào về tình hình của bạn.
Hãy nói chuyện với nhiều người bạn sẽ có một tầm nhìn rộng về việc bạn quyết
định trong côngviệc mới.
3. Học hỏi những người đã thay đổi nghề nghiệp lâu rồi.
Hãy nâng cao sự nhiệt tình và lạc quan cho mình bằng những kinh nghiệm
khôn ngoan và sâu sắc của những người đi trước. Khi bạn nói chuyện với những
người đã thay đổi thành công trong nghề nghiệp của họ, bạn sẽ nhận ra cái gì phải
làm và làm gì khi đã hết hào hứng. Họ có thích những gì họ đã làm hay không?
Những trở ngại nào khiến họ ngạc nhiên và họ đã phản ứng ra sao? Dựa vào sự cố
gắng và vị trí của họ hiện tại thì họ thành công như thế nào? Tiếp tục hỏi nhưng
người khác nhau cho đến khi bạn nhận thấy mô hình của quá trình nào tốt nhất để
áp dụng cho mình.
4. Khám phá tâm hồn - “ngăn ngừa” những lỗi lầm tương tự trong
công việc mới.
Không nên chỉ sử dụng trí tuệ, hãy sử dụng cả trực giác của mình. Tìm
kiếm nội tâm nghĩa là suy ngẫm về tình trạng của mình về những điều mà tâm hồn
đang lo lắng.
Bao gồm: - Chất lượng cuộc sống
- Ý nghĩa về những việc mà bạn làm
- Dành thời gian cho cái bạn quan tâm
- Hiểu rằng cuộc sống của bạn có mục đích cao hơn cả sống.
Tùy thuộc vào cá nhân bạn cần thấy có nên nhảy việc hay không. Nếu bạn
có xu hướng bị bắt ép hay buộc phải kết thúc trong những tình trạng “ghê gớm và
khủng khiếp” thì cần xem xét lại công việc. Mình cần thay đổi mình trong cách
làm việc để tạo hiệu quả hay thay đổi việc làm. Sửa chữa sai lầm hay rèn luyện kĩ
năng trong côngviệc có thể giúp bạn hiểu tốt hơn tại sao bạn lại muốn thay đổi và
có thể giúp bạn không quyết định sai.
Nếu bạn quá lo lắng về những quyết định dù to hay là nhỏ hoặc bạn thích
suy nghĩ kỹ càng cho đến khi cơ hội không còn thì bạn cần suy nghĩ lại. Phải biết
nắm bắt cơ hội cho mình.
Trong thực tế, biết về bản thân mình, biết mình là ai, khả năng như thế nào
thì bạn sẽ tránh được nhiều rủiro hơn.
5. Đặt nghề nghiệp trong một hoàn cảnh lớn hơn
Nếu bạn xác định loại công việc, mức lương, hay những khía cạnh khác của
công việc thì thay đổi này giống như là thay đổi “nhận dạng” của bạn. Tuy nhiên
nếu bạn xác định côngviệc dựa vào vị trí, bạn sẽ có bước đi mới trong con đường
mà bạn đã đi.
Làm thế nào để nhảy việc đỡ rủi ro? Có rất nhiều cách và trên đây chỉ là
một trong số ít lời khuyên giúp bạn vững tâm bắt đầu cuộc hành trình mới của bạn.
Hãy để cho chuyến đi đó giúp bạn hiểu về bạn hơn và để sự lựa chọn nghề nghiệp
làm thay đổi cuộc sống của bạn.
. 5 cách chống rủi ro với công việc mới
Bắt đầu một công việc mới đem đến cơ hội mới nhưng cũng mang đầy
thử thách và rủi ro. Bạn nghĩ rằng. Khôn khéo trong công việc) cho biết: Rất quan trọng để phân
biệt rõ bạn cần một công việc mới hoàn toàn, sự nhảy việc hay là sự thay đổi trong
ngành