Để cómộtmột BackGround
chuẩn trongbứcảnh
– Chi tiết thừa ngẫu nhiên: bạn có thể ít để ý tới điều này,
nhưng trên thực tế nó lại khá phổ biến. Khi chụp chân dung, đôi khi do
không chú ý, bạn đểmột số chi tiết từ background xuất hiện trên ảnh, và
tình cờ lại trôngcó vẻ gắn vào đầu của chủ thể, trông như những cái sừng
chẳng hạn (bạn có thể quan sát trường hợp của bức hình bên đểdễ hình
dung hơn). Có thể nếu may mắn bạn sẽ vô tình có được 1 shot hình ngộ
nghĩnh, nhưng nhìn chung khi xảy ra tình huống này, hầu hết shot ảnh của
bạn đều coi như hỏng.
– - Các đường kẻ thừa: trường hợp này xảy ra khi chủ thế của
bạn mang các chi tiết có sọc kẻ, đồng thời từ background cũng có những
đường thẳng khác khá rõ, khiến cho 2 loại “sọc” này không “hòa hợp” được
với nhau, làm tấm hình trở nên rối mắt.
– Và sau đây là 9 mẹo nhỏ giúp bạn giải quyết Background lỗi:
– 1. Kiểm tra Background trước khi chụp
– Điều tưởng chừng rất đơn giản này lại bị không ít tay máy bỏ
quên hoặc coi nhẹ trước khi tiến hành chụp. Hãy nhớ, luôn luôn phải kiểm
tra background trước khi chụp. Chú ý tới những khoảng có màu sắc không
phù hợp với ý đồ chụp của bạn, những vùng màu sáng thừa có thể làm phân
tán sự chú ý của người xem, các đường thẳng gây rối mắt, những nhân vật
không liên quan… và có sự điều chỉnh hợp lý không bao giờ là một bước
thừa.
2. Di chuyển chủ thể
Thêm một lưu ý khá đơn giản nữa, nhưng cũng lại là mộttrong những điều
đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi chụp, đặc biệt là với ảnh chân dung. Đừng ngại việc
thường xuyên yêu cầu mẫu của bạn di chuyển đôi chút, vài bước sang trái, vài
bước sang phải chẳng hạn. Đôi khi những di chuyển nhỏ đó lại giúp bạn tìm ra
một góc chụp hợp lý, loại bỏ những chi tiết thừa khỏi khung hoặc đẩy chúng ra sau
nhân vật chính của bức ảnh.
3. Thay đổi góc chụp.
Nếu các bạn gặp những yếu tố gây nhiễu cho background nhưng lại không
thể di chuyển được chủ thể, thì bạn có thể đơn giản là tìm cho mình một góc chụp
mới. Thay đổi hướng chụp, hạ thấp góc chụp để bầu trời được xuất hiện nhiều
hơn, hay thậm chí là tìm một góc chụp cao và lạ để lấy hoàn toàn mặt đất làm
background, tùy vào sức sang tạo của bạn.
4. Điều chỉnh khẩu độ để xóa phông
Một trong những cách hữu dụng nhất để loại bỏ sự ảnh hưởng của các chi
tiết gây nhiễu trongbackground là tận dụng sức mạnh lens của bạn và các hiểu
biết về DOF để “xóa phông”. Kĩ thuật này, hiểu đơn giản, là khiến background bị
nhòe (blur) thành một vùng màu và khó có thể phân biệt được các chi tiết trong đó
nữa.
Cách đơn giản nhất để làm được điều này là chụp với khẩu độ lớn (thông số
càng nhỏ nghĩa là khẩu độ càng lớn). Khẩu độ càng lớn, độ nhòe của phông sẽ
càng cao.
Cách nhanh nhất để thử thủ thuật này là chuyển máy sang chế độ chụp ưu
tiên khẩu độ và chụp một loạt shots ở các khẩu độ khác nhau. Bắt đầu với f/20 và
giảm dần cho tới f/4, bạn sẽ quan sát được mức độ nhòe tăng dần của background.
5. Sử dụng tiêu cự để xóa phông.
Một cách hiệu quả khác để xóa phông và tăng chiều sâu cho ảnh là sử dụng
lens có tiêu cự lớn, nhờ đó có DOF nông hơn. Bên cạnh đó, sử dụng lens tiêu cự
lớn cũng làm tăng không gian cho chủ thể trong khung hình của bạn.
6.Đặt chủ thể trước một khoảng không gian mở
Đặt đối tượng của bạn cách xa nhưng vật thể khác đồng thời cũng giúp
DOF phát huy tác dụng, khiến nhưng chi tiết không quan trọng bị làm nhòe và tạo
chiều sâu cho bức ảnh. Chẳng hạn, nếu phải lựa chọn giữa việc chụp chủ thể đứng
ngay trước mộtbức tường gạch, hay đứng giữa một cánh đồng rộng lớn, hiển
nhiên lựa chọn thứ hai sẽ hiểu quả hơn nhiều. Không gian mở của một cánh đồng
sẽ khiến shot hình có phông nhòe hơn và sâu hơn, đơn giản vì bức tường sẽ chỉ
cách chủ thể vài cm và vẫn nằm trong vùng ảnh nét, trong khi một cánh đồng sẽ dễ
dàng vươn xa khỏi giới hạn đó.
7. Làm đầy khung
Tiến gần hơn tới đối tượng hoặc tận dụng chức năng zoom để làm đầy
khung hình của bạn bằng chủ thể, hạn chế khoảng trống cho các chi tiết thừa. Thật
đơn giản nhưng lại cực kì hiệu quả!
8. Tự tạo background riêng cho bạn
Đôi khi bạn không thể tìm được mộtbackground đúng ý đồ cho shots chụp.
Và việc tự tạo mộtbackground cho mình sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc.
Ban không cần thiết phải tốn kém để dựng hẳn một studio chuyên nghiệp. Tự tạo
background có thể chỉ đơn giản là mua vài miếng vài cũng các phụ kiện nhiều màu
sắc và sắp xếp chúng một cách có dụng ý, hoặc đem theo những tấm card nhiều
màu sắc và biến mộtbức tường đơn điệu trở nên thật cá tính,… Có rất nhiều để tạo
nên một phông hình thật độc đáo từ những đồ vật đơn giản, và bạn chính là người
sáng tạo ra chúng.
Việc sắp xếp đồ đạc lại đôi chút để tạo một bối cảnh phù hợp với khung
hình khi chụp trong nhà cũng không tiêu tốn của bạn nhiều công sức, nhưng đôi
khi lại đem tới những hiệu quả đáng kinh ngạc. Đừng ngại thử!
9. Hậu kì
Một bước không thể thiếu, dù bạn là một chuyên gia về các phần mềm
chỉnh sửa ảnh, hay chỉ có thể sử dụng những chức năng cơ bản của chúng. Với sức
mạnh của công nghệ, bạn có vô số cách xử lý background còn chưa ưng ý của
mình: xóa các chi tiết thừa, làm nhòe phông, chỉnh sửa màu sắc và làm nổi bật chủ
thể, biến ảnh thành đen trắng để tạo ấn tượng mạnh hơn…
Chúc các bạn có thể tận dụng tốt những mẹo nhỏ này và luôn có được
Background ưng ý khi tác nghiệp!
. Để có một một BackGround
chuẩn trong bức ảnh
– Chi tiết thừa ngẫu nhiên: bạn có thể ít để ý tới điều này,
nhưng trên.
4. Điều chỉnh khẩu độ để xóa phông
Một trong những cách hữu dụng nhất để loại bỏ sự ảnh hưởng của các chi
tiết gây nhiễu trong background là tận dụng